Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Loạn nhịp tim và biện pháp chẩn đoán, điều trị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 5 trang )

Loạn nhịp tim và biện pháp
chẩn đoán, điều trị
Tim có thể ví như một chiếc bơm có nhiệm vụ hút và đẩy máu từ tim
tới các cơ quan của cơ thể. Chiếc bơm này được chỉ đạo bởi một trung tâm
tạo nhịp gọi là nút xoang, từ trung tâm này dòng điện được phát ra và dẫn
truyền (theo các đường dẫn truyền) tới các bộ phận của tim (gồm 2 tâm nhĩ
và 2 tâm thất). Tại trung tâm này, mỗi phút (trong trạng thái nghỉ ngơi, ở
người bình thường) phát ra từ 60-70 xung động đều đặn, các xung động này
được dẫn truyền qua hệ thống dẫn truyền và cuối cùng đến các sợi cơ tim,
làm cho tim luôn hoạt động theo sự chỉ đạo này. Khi rối loạn bất kỳ một khâu
nào (rối loạn ở khâu nút xoang hoặc rối loạn ở khâu dẫn truyền, rối loạn ở
phần cơ tim), sẽ dẫn tới bệnh lý rối loạn nhịp tim.
Phân loại rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Có thể sơ bộ chia ra
như sau:
Rối loạn về tạo nhịp: có thể xuất hiện một ổ tạo nhịp ngoài nút xoang, cướp
quyền chỉ huy của nút xoang. Loại loạn nhịp này hay gặp nhất là các loại ngoại
tâm thu. Nếu ngoại tâm thu xuất hiện ở tầng trên của tâm thất thì được gọi là ngoại
tâm thu trên thất, nếu xuất hiện tại tâm thất thì được gọi là ngoại tâm thu thất. Có
thể rối loạn chức năng của chính nút xoang gây nên bệnh lý như suy yếu nút
xoang, tắc nghẽn xoang nhĩ, hay các rối loạn nhịp như rung nhĩ, cuồng nhĩ.
Rối loạn trên đường dẫn truyền các xung động: gây nên các loại tắc nghẽn
(blốc), như blốc nhĩ thất các mức độ khác nhau (độ I, độ II và độ III); blốc nhánh
phải, nhánh trái hoàn toàn hay không hoàn toàn Hay xuất hiện các đường dẫn
truyền phụ bất thường gây nên các hội chứng ví dụ hội chứng tiền kích thích (hay
hội chứng WPW)
Như vậy, rối loạn nhịp tim nói một cách tổng thể là một loại bệnh lý rất
phức tạp, cả về chẩn đoán cũng như cách theo dõi và điều trị. Loạn nhịp có nguy
hiểm hay không tùy thuộc vào từng loại cũng như mức độ loạn nhịp. Nếu bác sĩ
chỉ kết luận là bạn bị loạn nhịp tim không thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng
nhất là phải chẩn đoán xem đó là loạn nhịp tim gì (ví dụ loạn nhịp thất hay trên


thất; hay rối loạn đường dẫn truyền) và mức độ rối loạn nhịp đến đâu, bởi vì có
những loại loạn nhịp rất lành tính, thậm chí người bình thường cũng có thể có (ví
dụ ngoại tâm thu trên thất hay thất rất thưa); nhưng trái lại, có những loại loạn
nhịp lại hết sức nguy hiểm, thậm chí đe dọa ngay lập tức đến tính mạng (ví dụ
ngoại tâm thu thất thành chùm hay nhịp nhanh thất; blốc nhĩ thất cấp II hay cấp III
gây nên các cơn nhịp chậm) thì mới có thể hướng dẫn cách theo dõi và điều trị cụ
thể được (vì điều trị có khi rất đơn giản như ngưng hút thuốc lá, ngưng dùng các
chất kích thích cho đến dùng các loại thuốc chống loạn nhịp hay phải đặt máy
tạo nhịp tim, thậm chí cả máy phá rung tự động).
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể sơ bộ phân loại theo các nhóm
sau:
Các bệnh lý tim mạch: Suy tim, các bệnh van tim, bệnh cơ tim (thiếu máu
cơ tim, bệnh cơ tim nguyên phát); các bệnh lý tim bẩm sinh
Do thuốc và các chất kích thích: Rất nhiều các thuốc điều trị tim mạch hoặc
các thuốc điều trị có thể gây nên biến chứng loạn nhịp tim; đặc biệt chính các
thuốc điều trị loạn nhịp tim lại rất hay gây nên biến chứng loạn nhịp tim (ngoại
tâm thu, tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ - thất ) hoặc các chất kích thích như trà,
cà phê, thuốc lá cũng gây loạn nhịp tim.
Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân tâm lý (do sang chấn tâm lý hay
stress tâm lý). Các bệnh lý khác gây rối loạn nhịp tim như bệnh cường tuyến giáp
trạng, bệnh bạch hầu, thương hàn; rối loạn nước - điện giải, đặc biệt là rối loạn
kali máu (tăng hoặc giảm kali đều có thể gây rối loạn nhịp tim).
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Các biểu hiện của loạn nhịp tim rất khác nhau, tuy nhiên có một số dấu hiệu
chính hay gặp là hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập rất nhanh, rất mạnh;
có khi sờ vào vùng trước tim thấy tim đập thình thịch rất nhanh. Cảm giác tim đập
không đều, tự bắt mạch thấy tim đập không đều, rất nhanh hoặc rất chậm, hoặc
không sờ thấy mạch. Choáng váng, xây xẩm mặt mày hoặc cảm giác muốn ngất
xỉu hay ngất xỉu làm cho người bệnh có thể bị ngã khi đang đi lại hoặc làm việc.

Các dấu hiệu này có thể tái đi, tái lại nhiều lần.
Các biện pháp chẩn đoán
Sau khi khám xét lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bệnh nhân thực hiện
tiếp quy trình chẩn đoán gồm ghi điện tim, làm nghiệm pháp gắng sức và siêu âm
tim.
Ghi điện tim là biện pháp đơn giản nhưng có tính chất quyết định để chẩn
đoán bệnh. Điều quan trọng nhất là phải ghi được điện tim lúc có các biểu hiện
lâm sàng, nghĩa là "bắt" được cơn loạn nhịp. Ghi điện tim liên tục 24 giờ bằng
máy Holter. Sau 24 giờ, các bản điện tim sẽ được phân tích để tìm hiểu nhịp tim
trong 24 giờ liên tục.
Làm nghiệm pháp gắng sức bằng xe đạp lực kế hoặc thảm lăn, nhằm phát
hiện các rối loạn nhịp tim xuất hiện hoặc nặng lên khi gắng sức và các dấu hiệu
của thiếu máu cơ tim.
Siêu âm tim: Phát hiện các bệnh lý tim mạch như các bệnh van tim, bệnh
tim bẩm sinh
Các biện pháp điều trị
Điều trị căn nguyên: Điều chỉnh kali máu nếu có dấu hiệu tăng hoặc giảm
kali; điều trị các bệnh van tim, bệnh thiếu máu cơ tim hoặc các bệnh lý như
cường năng tuyến giáp trạng, thương hàn ; bỏ hoặc thay đổi thuốc.
Thuốc chống loạn nhịp: Tùy loại loạn nhịp mà sử dụng các thuốc điều trị
thích hợp.
Các biện pháp can thiệp: Đặt máy tạo nhịp tim; đặt máy phá rung tự động;
phá các ổ loạn nhịp hoặc đốt các đường dẫn truyền bất thường bằng sóng siêu cao
tần

×