Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lão hóa da và biện pháp phòng ngừa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.93 KB, 5 trang )

Lão hóa da và biện pháp phòng ngừa
Thực tế, da là phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Vì vậy, da
cũng là nơi chịu tác động đầu tiên của các yếu tố bên ngoài như: gió, bụi, ánh
nắng mặt trời, tia X, tia phóng xạ... các yếu tố này kích thích cơ thể sản sinh ra
các chất độc hại làm cho da bị sạm, khô, teo và dần xuất hiện các nếp nhăn và các
đốm nâu đen.
Nguyên nhân và dấu hiệu lão hóa da
Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu cho biết, có đến 90% nguyên nhân của lão
hóa da là do ánh nắng mặt trời và chỉ có 10% là do di truyền. Về cơ bản, lão hóa da
được hình thành từ 2 nhóm nguyên nhân sau:
Nhóm nguyên nhân nội sinh (lão hóa da nội sinh): là hiện tượng da già đi theo
thời gian. Càng lớn tuổi các sợi collagen sẽ mất dần, các sợi đàn hồi (elastin) thượng bì
bị teo mỏng đi, quá trình sản sinh tế bào bị giảm xuống. Da trở nên mỏng, mất tính đàn
hồi, chùng nhão và nếp nhăn sâu xuất hiện.

Nhóm nguyên nhân ngoại sinh (lão hóa da ngoại sinh): do tác động của những
yếu tố bên ngoài như: ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường, hóa chất, khói thuốc...
Da là phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường và chịu tác động đầu tiên của các
yếu tố bên ngoài: gió, bụi, ánh nắng mặt trời, tia X, tia phóng xạ... Dưới những tác
nhân này, các sợi collagen và elastin bị thoái hóa, bề dày của da thay đổi, tế bào hắc tố
ở thượng bì giảm, xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ. Da có màu vàng sậm, nhiều nếp
nhăn nhỏ, đồng thời những vùng da phơi bày ra ngoài ánh nắng như: mặt, vùng ngoài
cánh tay, bàn tay sẽ có sự tăng giảm sắc tố. Đây là những dấu hiệu cho biết làn da
đang “xuống cấp”. Sự xuống cấp này báo hiệu tình trạng lão hóa sắp sửa tấn công vào
làn da. Tuy nhiên, những thay đổi trên da trong quá trình lão hóa rất đa dạng và ở mỗi
độ tuổi khác nhau sẽ có những dấu hiệu lão hóa đặc trưng. Không chỉ là sự rối loạn sắc
tố da điển hình như sự xuất hiện của những bướu lành trên da (nốt ruồi son, đồi mồi,
những đốm nâu, đen hay xám, sần sùi, bong vảy…), mà còn là những biểu hiện rõ
ràng, cụ thể ở từng độ tuổi.
Độ tuổi lão hóa da và biện pháp phòng ngừa
Giai đoạn và độ tuổi lão hóa thường không giống nhau với mỗi người. Làn da


có thể có nguy cơ bị lão hóa bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc hợp lý. Ở một số
người, đặc biệt, những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng và da không được bảo vệ,
làn da có thể bắt đầu lão hóa ngay từ năm 20 tuổi trở đi, nhưng những dấu hiệu này
chưa bộc lộ rõ rệt và thường khó nhận biết.
Tuy nhiên theo thống kê, hiện nay tình trạng lão hóa da thường xuất hiện nhiều
nhất ở độ tuổi 30 - 35. Nguyên nhân tình trạng lão hóa da ở phụ nữ lứa tuổi này là do
sự mất cân bằng của một số hormone, khiến khả năng tự phục hồi của cơ thể bị suy
yếu, lượng tế bào mỡ dưới da cũng như các sợi đàn hồi giảm đi làm làn da trở nên
mỏng, khô, các cơ dần dần bị nhão, chảy xệ. Các tế bào da ở người trưởng thành ngày
càng kém phân chia, nên da dễ bị khô, dễ bị bầm, tụ máu, các chức năng của da cũng
giảm sút rõ rệt. Đây là thời điểm sức đề kháng của da bị giảm sút đáng kể nên dễ bị tác
động từ những thay đổi bên trong cơ thể và những ảnh hưởng từ môi trường nhất.
Ở độ tuổi 30: da giảm độ căng mịn, lỗ chân lông to ra và thậm chí xuất hiện vài
nếp nhăn.
Ở độ tuổi 40: những nếp nhăn đã hình thành từ tuổi 30 sẽ hằn sâu hơn, lộ rõ và
nhiều nếp nhăn trên trán. Dấu “chân chim” nơi khóe mắt cũng bắt đầu xuất hiện, da
xỉn, ít sức sống.
Ở độ tuổi 50, 60: nếp nhăn sẽ chằng chịt nhiều hơn, da khô và thô ráp hơn.
Để khắc phục và hạn chế tình trạng lão hóa da
Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời: tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh
nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số
chống nắng SPF từ 15 trở lên khi ra đường vào ban ngày, đội mũ rộng vành, đeo khẩu
trang, găng tay…
Nuôi dưỡng da: thường xuyên dưỡng ẩm, bổ sung dưỡng chất cho da bằng các
loại kem chống lão hóa vào ban đêm có thành phần chiết xuất từ trái cây, mía đường…
Ngoài ra, có thể uống các loại thuốc như: vitamin A, E, C... để bổ sung chất và cải
thiện làn da từ bên trong.
Tập thể dục thể thao, massage da mặt và cơ thể: giúp tinh thần thoải mái để có
làn da hồng hào và săn chắc.
Cung cấp oxy nguyên chất cho da: cung cấp đủ lượng oxy nguyên chất và dinh

dưỡng cho da sẽ tăng cường khả năng đề kháng của da, trước các tác động tiêu cực của
môi trường và cả những thay đổi bất lợi về nội tiết bên trong cơ thể.
Ngoài ra, còn có một phương pháp can thiệp mang lại hiệu quả tức thời cho làn
da như: căng da mặt, chích botox, đốt laser... Tuy nhiên, những phương pháp này khá
tốn kém và dễ để lại những biến chứng như: sẹo, cơ mặt không biểu cảm, kích ứng da.

Để giữ gìn làn da luôn khỏe mạnh
Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia.
Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước trở lên.
Luyện tập thể thao đều đặn giúp máu lưu thông tốt,
hạn chế sự xuất hiện các nếp nhăn.
Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ sẽ khiến làn da mệt mỏi, kém
tươi sáng, xuất hiện quầng thâm và nếp nhăn.
Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, ngăn ngừa tình trạng
stress vì lo lắng và căng thẳng cũng là lý do khiến làn da lão
hóa nhanh chóng.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ít đạm, ít béo
để tận dụng các vitamin tuyệt vời có trong các loại rau xanh
giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Ngoài ra, rau xanh còn
cung cấp acid folic cần thiết cho sự tạo tế bào máu trong cơ
thể, giúp cho da dẻ hồng hào, tươi tắn.
Sữa chua, hải sản cũng là những loại thực phẩm lý
tưởng giàu canxi và vitamin, rất tốt cho da và cơ thể.


×