Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Một số cây thuốc có độc cần cảnh giác pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.08 KB, 6 trang )

Một số cây thuốc có độc cần cảnh giác
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, các loài thảo mộc vô cùng phong
phú, nhất là các loại cây ăn quả, cây làm thuốc. Nhiều sách báo chỉ nói về tác
dụng tốt, còn mặt độc hại của cây thì ít được đề cập tới. Chúng tôi xin giới thiệu
với bạn đọc về một số cây thảo dược có chứa độc chất và cách xử trí nếu không
may bị ngộ độc.
Cây mã tiền
Mã tiền còn gọi là hoàng nàn, có tên khoa học là Strychnos nux vonica L.
Là một cây nhỡ lá mọc đối, phiến lá bầu dục. Hoa nhỏ màu hồng. Cây mọc hoang
ở nhiều tỉnh miền núi. Thành phần hóa học chủ yếu là chất strycnin chiếm 43 -
45%. Mã tiền dùng cả trong Đông và Tây y làm thuốc kích thích thần kinh trung
ương. Cây còn được dùng để chữa ghẻ và các bệnh ngoài da. Người ta ngâm hạt
mã tiền với rượu để xoa bóp chỗ đau. Mã tiền rất độc. Có nhiều trường hợp uống
nhầm rượu mã tiền gây ngộ độc.
Khi bị ngộ độc thì ngáp, rối loạn tiêu hóa, nôn. Trường hợp nặng thì tứ chi
co cứng, người bị uốn cong như lên cơn uốn ván, sợ ánh sáng. Mạch nhanh, yếu,
chết vì ngạt thở.
Xử trí: Rửa dạ dày sớm, uống than hoạt, chống ngạt thở, truyền dịch, uống
thuốc an thần. Nếu nặng cần khẩn trương đưa lên tuyến trên.
Cây trúc đào
Còn gọi là đào lê. Tên khoa học là Nerium oleander L.thuộc họ trúc đào
Apocynaceae. Trúc đào hoa đẹp, màu đỏ tươi, hồng, trắng, nên người ta hay trồng
làm cây cảnh. Cây cao 3 - 4m. Lá đơn, mọc vòng, hình mũi mác. Thành phần hóa
học trong lá cây là neriolin. Người ta dùng neriolin để chữa bệnh về tim. Toàn
thân cây trúc đào đều độc. Có người dùng cành cây trúc đào xiên thịt nướng ăn, bị
ngộ độc chết. Người uống nước đựng trong chai có nút bằng cây trúc đào cũng bị
ngộ độc. Trường hợp bò, ngựa ăn phải lá trúc đào tươi cũng bị ngộ độc, người ta
dùng lá để làm bả chuột.
Triệu chứng bị ngộ độc: Sau 5 - 10 phút chất độc vào cơ thể, người mệt lả,
mắt hoa, đầu choáng váng, mặt tái, nôn mửa dữ dội, bụng đau quằn quại. Nặng thì
hôn mê, mạch nhỏ, chậm, huyết áp tụt, thiếu ôxy não, tử vong nhanh. Khi bị ngộ


độc thì tìm cách cho nôn ra, sau cho uống lòng trắng trứng 5 quả hòa trong 200ml
nước. Tiêm atropin, theo dõi nhịp tim. Chuyển bệnh nhân đi cấp cứu ở bệnh viện.
Ta không nên trồng trúc đào gần nguồn nước ăn, vì lá rụng xuống làm nhiễm độc
nguồn nước.
Cây xoan
Xoan có tên khoa học là Melia azedarach. Cây cao vài chục mét, cuống lá
chét ngắn, mép khía răng cưa nông. Hạt xoan khi chín có màu vàng. Xoan mọc
hoang ở nhiều nơi. Lá, thân và quả xoan đều độc. Người ta dùng lá xoan lót vào
chum, vại để trừ sâu mọt hại thóc, đậu, lạc. Bị ngộ độc thường do dùng lá xoan để
tẩy giun, chữa ghẻ hay trẻ em ăn quả xoan chín. Dấu hiệu ngộ độc là đau đầu, đau
bụng quằn quại, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, mệt lả, khó thở, tim đập
nhanh, huyết áp tụt, nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.
Xử trí:Khi bị ngộ độc thì tìm mọi cách gây nôn, rồi cho uống lòng đỏ
trứng, than hoạt, nước đường, truyền dịch và đưa đi bệnh viện cấp cứu. Không nên
tẩy giun, chữa ghẻ bằng lá xoan.
Cây xương rồng
Còn có tên là bá vương tiên. Tên khoa học là Euphorbia antiqorum L. Cây
mọc hoang ở nhiều nơi, người ta trồng làm hàng rào, làm cảnh. Xương rồng có tác
dụng sát khuẩn, chữa viêm răng lợi, chữa các mụn bọc, xơ gan cổ trướng. Mủ
nhựa cây xương rồng rất độc. Chỉ cần một ít nhựa bắn vào mắt đã gây mù. Nhựa
xương rồng dây vào da, niêm mạc sẽ làm phồng da, rát bỏng. Uống phải nhựa
xương rồng sẽ bị ngộ độc, đau bụng dữ dội từng cơn, vã mồ hôi, nôn thốc tháo và
đi ngoài liên tục. Lúc này phải nhanh chóng móc họng gây nôn, uống lòng trắng
trứng, ủ ấm và truyền dịch. Nếu bị phồng rộp da thì dùng nước muối 0,9% rửa
sạch, dùng panthenol xịt kín mặt da.
Cà độc dược
Có tên là mạn đà la. Tên khoa học là Datura metal L. Cà độc dược có chứa
chất hyoxin hay scopolamin và atropin. Cây mọc hoang ở khắp nơi. Cà độc dược
có vị cay, tính ôn, đi vào kinh phế, chữa hen. Lấy lá phơi khô, thái nhỏ cuốn như
điếu thuốc để hút, chữa hen suyễn, ho kéo dài. Nước sắc cà độc dược để ngâm,

rửa chỗ đau do phong hàn, cước khí. Cà độc dược còn chữa bệnh đau dạ dày, say
xe, say sóng, nôn oẹ. Dùng đắp ngoài chữa ung nhọt, sưng tấy. Toàn bộ cây đều
độc, nhất là lá và hạt. Chất độc là hyoxin và atropin. Khi uống quá liều thì bị ngộ
độc, triệu chứng xuất hiện rất rầm rộ. Chất độc ức chế thần kinh trung ương làm
bệnh nhân choáng váng, vật vã, sốt, môi khô, miệng khát, tim đập nhanh, thở yếu,
đồng tử giãn, liệt tứ chi, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.
Xử trí: Phải khẩn trương vì chất độc mạnh và có nhiều triệu chứng xuất
hiện cùng một lúc. Rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 0,4% hay dung dịch lugol
loãng, uống than hoạt, lasix, an thần, bù nước và điện giải. Bệnh nhân nặng phải
được gửi ngay lên tuyến trên.
Cây lô hội
Còn có tên là lưỡi đỏ, long tu. Tên khoa học là Aloe sp. Là cây thuốc được
dùng trong Đông y và Tây y, vừa để làm cây cảnh. Lá cây màu xanh, có răng cưa
như lưỡi hổ. Hoa có chùm dài, kết thành cụm và có quả. Cây lô hội có tác dụng
kích thích tiêu hóa, thông mật, nhuận tràng; chữa bỏng, các vết thương ngoài da,
rụng tóc, viêm quanh răng, viêm đại tràng, nâng cao miễn dịch cơ thể. Dùng trong
mỹ phẩm làm cho da tươi sáng.
Nếu dùng với liều 0,1 - 0,5g nhựa lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa,
nhưng với liều 8g sẽ gây ngộ độc, làm sung huyết niêm mạc ruột và thận. Triệu
chứng ngộ độc là đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, đi ngoài lỏng, xuất huyết
đường tiêu hóa. Nặng có thể vô niệu, đưa đến tử vong. Phụ nữ có thai sẽ bị sẩy.
Giải độc: Phải khẩn trương loại chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách rửa dạ dày, uống
than hoạt. Chú ý đề phòng trẻ em, người lớn cắn hay ngậm lá cây vào miệng rất
nguy hiểm.
Củ gấu tầu
Còn gọi là ô đầu và phụ tử, ấu tầu. Tên khoa học là Aconitum fortunei
Hemsl. Cây mọc hoang ở vùng núi cao biên giới nước ta. Thành phần hóa học ô
đầu chứa khoảng 0,5% alcaloid toàn phần. Chất độc là aconitin. Nhân dân thường
thái mỏng củ để ngâm rượu, dùng xoa bóp chỗ đau nhức, sai khớp, chỗ đụng dập.
Bị ngộ độc do uống nhầm phải rượu xoa bóp hoặc cố ý uống. Liều độc là 1

- 6mg aconitin. Sau khi uống rượu củ ấu tầu thấy cảm giác kiến bò, lưỡi như to ra,
tê các đầu chi, chóng mặt, giật các đầu chi, nôn, tiêu chảy. Rối loạn nhịp tim, sau
đó rung thất. Có thể hôn mê, suy hô hấp và chết. Xử trí: Rửa dạ dày bằng dung
dịch tanin 0,4%, hoặc nước chè đặc; atropin 1/2mg tiêm tĩnh mạch 10 - 15
phút/lần. Mau chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Tóm lại, trên đây là một số cây vừa dùng làm thuốc vừa là cây có chất độc.
Một điều cần lưu ý là nếu sử dụng sai chỉ định, sai đường dùng, quá liều lượng
quy định thì từ việc dùng làm thuốc sẽ trở thành ngộ độc, tác dụng sẽ ngược lại và
cực kì nguy hiểm đến tính mạng.


×