Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Dac diem phat trien tam ly cua hoc sinh trung hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.44 KB, 13 trang )

Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học
Phần 1: Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THCS
I/ Mục tiêu
1/ Giải thích được nguyên nhân của những biến đổi tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS
và THPT
2/ Chỉ ra được các đặc điểm nhận thức của lứa tuổi trung học
3/ Phân tích được đặc điểm đời sống tình cảm của học sinh trung học
4/ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh từ đó làm
chủ hơn đối với các yếu tố ảnh hưởng này.
5/ Giải thích được cơ sở tâm lý của các biện pháp giáo dục , biện pháp tác động đến nhân
cách học sinh theo mục tiêu giáo dục đã đề ra .

II/ Những biến đổi về mặt tâm sinh lý và xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS
Câu hỏi 1: Anh chị hãy nêu những đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi học sinh THCS
1/ Nét chung của độ tuổi
- Tuổi thiêu niên được tính từ 11- 15 . Sự phát triển của các em được gọi bằng các tên
khác nhau như: Thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng , khủng khoảng tuổi
dạy thì , tuổi bất trị ….
- Đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển
đặc thù về mọi mặt : Phát triển thể chất , trí lực , đạo đức , xã hội ….
2/ Những thay đổi trong sự phát triển
- Chiều cao: Sự phát triển chiều cao mạnh mẽ , nam từ 13 - 15 , nữ 11-13 tuổi
- Trọng lượng : Mỗi năm tăng 2- 5 kg
Hệ xương: Những năm đầu hệ xương phát triển mạnh, nhưng không đều .
- Tuyến sinh dục phát triển
- Hoạt động của thần kinh cao cấp có những đặc điểm riêng . Giai đoạn này hưng phấn
mạnh và lan tỏa nhanh nên trẻ rất khó tập trung dẫn đến các em có những hành vi thừa
và dễ xúc động.
3/ Ảnh hưởng của sự thay đổi sinh lý đến tâm lý lứa tuổi THCS
4/ Yếu tố xã hội làm nảy sinh "cảm giác là người lớn " ở học sinh
1




- Gia đình : Vị trí của các em bắt đầu được nâng lên, thiếu niên được gia đình xem như
một thành viên tích cực , được giao những nhiệm vụ cụ thể …
- Nhà trường : Vị trí của các em có nhiều thay đổi thể hiện trong hoạt động học tập ,và vui
chơi.
- Xã hội ; Trẻ bắt đầu được thừa nhận như một thành viên tích cực của xã hội và bản thân
trẻ cũng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội .
5/ Những biểu hiện " cảm xúc là người lớn " ở tuổi thiếu niên.
Giai đoạn này ở trẻ vẫn tồn tại hai đặc tính "tính trẻ con" và "tính người lớn"
- Những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn : Trẻ bận tâm vào việc học, phần lớn
các em khơng có những nghĩa vụ thường xun và nghiêm túc , trẻ không phải quan tâm
lo lắng điều gì, cha mẹ chăm sóc trẻ về mọi mặt.
- Những yếu tố thúc đẩy người lớn : Nguồn thông tin rộng rãi và phong phú , cha mẹ quá
bận rộn nên con tự lập sớm , trẻ thực hiện một số hoạt động xã hội trong nhà trường ..
cùng với sự phát triển gia tốc về thể lực.
* Những mức độ biểu hiện " cảm giác là người lớn " như sau
- Bề ngồi: Đó là vẻ mặt , hành vi cử chỉ, cách ăn mặc, đẩu tóc ….
- Trẻ định hướng đến người lớn như là những người nắm vững kĩ năng, kỹ xảo, như là
một hình tượng : Cha mẹ, thầy cô giáo…
- Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách thiếu niên là tính tích cực xã hội mạnh của
bản thân các em nhằm lĩnh hội những chuẩn mực và giá trị nhất định
- Ở trẻ xuất hiện ý tưởng tương lai cuộc sống , phấn đấu có một nghề nghiệp nhất định .
- Mưc độ cao nhất là những nhận thức của trẻ trở thành giá trị của cuộc sống .

III/ Sự phát triển đời sống tình cảm của học sinh THCS
1/ Hình thành kiểu quan hệ qua lại mới ở học sinh THCS
a/ Nhu cầu giao tiếp như những "người lớn"
b/ "Đạo đức vâng lời" và "đạo đức bình đẳng"
- Với người lớn, trẻ ở vị trí khơng bình đẳng với trẻ ở vị trí này là "đạo đức vâng lời"

- Với bạn bè , trẻ ở vị trí bình đẳng và thực hiện "đạo đức bình đẳng".
2/ Hoạt động giao lưu tâm tình bè bạn
a/ Giao tiếp của thiếu niên với bạn bè cùng tuổi .
b/ Đặc điểm quan hệ giữa em trai và em gái
2


- Tuổi thiếu niên đã xuất hiện những rung cảm mới về nhau, xuất hiện sự quan tâm chăm
sóc đến nhau , những rung cảm này có thể tồn tại lâu dài và các em thường tìm cách che
dấu nó .
- Đầu cấp học các em nam có xu hướng tràn lan và biểu hiện dưới hình thức trêu trọc ,
gây sự với bạn nữ . Đến giữa và cuối cấp xuất hiện sự ngượng ngùng , dè dặt , ngại va
chạm trực tiếp .
- Độ tuổi 12 -13 học sinh nữ thường quan tâm đến chuyện ai thích ai.
3/ Đặc điểm tình cảm của học sinh THCS
- Tình cảm của thiếu niên sâu sắc và phức tạp. Thiếu niên dễ xúc động , biểu hiện tình
cảm một cách dễ dàng và tình cảm dễ chuyển hóa .
- Tình cảm bạn bè , tình đồng đội phát triển mạnh.
- Xuất hiện tình bạn khác giới với những sắc thái mới lạ đó là rung cảm đầu đời và sự
quan tâm đến nhau.

Câu 2: Anh chị hãy nêu những biểu hiện đặc trưng khủng khoảng ở độ
tuổi
4/ Những biểu hiện đặc trưng nếu khủng khoảng ở độ tuổi không được giải quyết .
- Bướng bỉnh , không nghe lời
- Trở lên lầm lì , ít nói , xa lánh người lớn
- Thái độ bất cần tạo nên sự "Khác biệt"
- Có những hành vi lệch chuẩn ,gây hấn , vi phạm pháp luật…
- Bế tắc … và có thể dẫn đến tự tử …


IV/ Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS
1/ Sự phát triển cảm giác , tri giác
- Tuổi THCS, tri giác có chủ định phát triển hơn, khối lượng tri giác tăng lên nhiều . các
em có khả năng phân tích , tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác .
- Bên cạnh đó tri giác khơng chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lơi cuốn bởi ấn
tượng bên ngồi , dễ bị hấp dẫn bởi cái mới , cái lạ.
* Đồ dùng dạy học phù hợp là yếu tố quan trọng để phát triển cảm giác và tri giác
cho học sinh
2/ Sự phát triển của trí nhớ
3


- Trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định , năng lực ghi nhớ có chủ định
được tăng lên rõ rệt , cách thức ghi nhớ được cải tiến , hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng
cao.
Giáo viên cần chú ý :
+ Dạy học sinh phương pháp ghi nhớ logic , nghĩa là dạy cho các em biết cách phân
loại , tách các ý , biết dực vào điểm tựa, lập dàn bài để ghi nhớ .
+ cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa
, quy luật .
+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách
diễn đạt của mình .
+ Chỉ cho các em khi kiểm tra sự ghi hớ , phải bằng sự tái hiện mới biết được sự
hiệu quả của sự ghi nhớ.
+ giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả 2 cách ghi nhớ máy móc , và ghi nhớ
ý nghĩa một cách hợp lý .
+ Cần chí cho các em thiết lập các mối liên tưởng nag7f càng phức tạp hơn , gắn tài
liệu cũ với tài liệu mới
3/ Sự phát triển trí nhớ
- Sự chú ý của học sinh THCS diễn ra phức tạp , khả năng chú ý tăng lên rõ rệt. Chú ý

chủ định phát triển , mặt khác do các ấn tượng , những rung động mạnh mẽ dẫn đến sự
chú ý không bền vững .
4/ Sự phát triển tư duy
- Tư duy khái quát , độc lập được phát triển mạnh mẽ thông qua việc phán đoán , chứng
minh, lý giải một cách logic chặt chẽ .
- Tư duy trừu tượng dần chiếm ưu thế , phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò quan trọng
trong học tập .
- Tư duy phê phán đã bắt đầu phát triển ở lứa tuổi này.
Giáo viên cần chú ý :
+ Giáo viên cần thiết kế các phương pháp dạy học kích thích tư duy độc lập sáng
tạo ở học sinh
+ Giáo viên cần giảng dạy để tạo được tình huống khiến học sinh phải độc lập tư
duy
4


+ Giáo viên cần phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh
+ Giáo viên cần chỉ dẫn cho các em biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê
phán độc lập
5/ Sự phát triển ngơn ngữ
- Vốn từ của học sinh được mở rộng cùng với việc mở rộng các khái niệm , đặc biệt là
thuật ngữ khoa học.

Phần 2: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông
I/ ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SINH LÝ
1/ Về tâm lý
2/ Giao tiếp trong nhóm bạn
3/ Định hướng nghề nghiệp và khủng khoảng có thể
II/ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LƯU Ý GÌ TRONG TƯ VẤN CHO HỌC SINH


III/ NHU CẦU TÂM LÝ - XÃ HỘI CƠ BẢN

5


NỘI DUNG VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC
1/ Khái niệm về học tập
- Học tập là hoạt động của một người tiếp thu kiến thức , có thể tình cờ hoặc ngẫu nhiên ,
bao gồm việc thu thập thông tin , kỹ năng , thái độ , hiểu biết hay giá trị mới . ( Theo
Roort M Smith)
- Theo TB. Tntenxon: học tập là một loại hình đặc biệt của con người ,nhằm mục đích
nắm vững kiến thức , kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi.
- Học tập có thể định nghĩa như là một q trình ghi nhớ những điều bạn thích .
- KL: Hoạt động học tập có liên quan đến nhận thức, tư duy, luôn được định hướng , thúc
đẩy , điều khiển một cách có ý thức , tự giác , hình thành năng lực mới để hồn thiện nhân
cách của chủ thể học tập tương ứng với từng giai đoạn phát triển .
* Muốn cho hoạt động học, đặc biệt là việc tự học, diễn ra đạt kết quả cao, người ta phải
biết cách học , nghĩa là phải có những tri thức về bản thân hoạt động học , cụ thể là phải
biết kiểu học tập của mình như thế nào để có cách học tập phù hợp
2/ Những điều kiện để học tập có hiệu quả
- Mơi trường học tập
- Khơng gian học
- Thời gian
- Khí hậu, thời tiết
- Ánh sánh và tiếng động
3/ Các kiểu học
* Phân chia theo nhóm tư duy trí tuệ của con người
- Tư duy hình ảnh: Có khả năng nhận biết thơng qua quan sát, nhóm này có thiên hướng
tư duy hình ảnh và cần sáng tạo hình ảnh tưởng tượng trong đầu để lưu giữ thông tin .Phù
hợp với những người: Nhà hàng hải, nhà điêu khắc , nhà mỹ thuật, kiến trúc sư, thiết kế

nội thất , kí sư cơ khí …
- Tư duy ngơn ngữ : Có kĩ năng thính giác phát triển , họ tư duy bằng "Từ" hơn là tư duy
bằng "Hình ảnh". Phù hợp với những người : Nhà thơ , nhà báo, nahf văn, giáo viên, luật
sư, chính trị gia , nhà phiên dịch.
- Tư duy logic- Tốn học: Có tư duy khái qt theo logic và các phần theo thư stuwj, từ
đó tạo ra sự kết nối giữa các thông tin. Phù hợp nhà khoa học, kỹ sư, lập trình máy tính ,
nhà nghiên cứu, nhà toán học.
- Tư duy vận động: Người học theo nhóm này diễn đạt thơng qua cử động. Phù hợp với
đối tượng là vận động viên, giáo viên thể chất , diễn viên múa , diễn viên điện ảnh …
6


- Tư duy âm nhạc: Người học theo nhóm này tư duy bằng âm thanh. Phù hợp nhà soạn
nhạc, ca sĩ , nhạc sĩ .
- Nhóm tư duy liên cá nhân: Có khả năng liên kết và hiểu người khác, họ rất tinh ý trong
việc nhận ra cách nghĩ và cảm nhận của người khác . Phù hợp đối tượng là nhà cố vấn ,
bán hàng , chính trị gia, doanh nhân.
- Nhóm tư duy nội tâm : Có khả năng tự thể hiện và nhận thức về tình cảm bên trong của
mỗi con người . Phù hợp đối tượng là nhà nghiên cứu , lí luận, nhà triết học.
* Phân chia dựa vào đặc điểm bẩm sinh, điều kiện xã hội và đặc điểm phát triển tâm lý
II/ Bản chất của tự học và quy trình hình thành kỹ năng
1/ Khái niệm tự học:
- Có nhiều khái niệm về tự học( Nhà XB Bách khoa Hà nội - Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn
2/ Tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên
3/ Tự học khơng có sự hướng dẫn của giáo viên
4/ Quy trình về tự học:
- Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tịi , quan sát , mơ tả giải thích , phát hiện
vấn đề , định hướng gải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo ra sản phẩm ban
đầu .
- Giai đoạn 2: Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản , bằng lời nói , tự

trình bày . bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình . Tự thể hiện qua sự
dối thoại, giao tiếp với các ban, thầy cơ giáo, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội .
- Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh : sau khi thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi
với các bạn..người học tự kiểm tra , tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình , tự sửa sai,
tự điều chỉnh sản phẩm khoa học.
Chu trình trên thực chất là con đường : Phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và
tiến hành giải quyết vấn đề học tập .
III/ Một số kỹ năng tự học
1/ Kỹ năng lập kế hoạch:
Kế hoạch học tập được xây dựng theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thời gian
- Đảm bảo luân phiên xen kẽ các dạng tự học, các bộ mơn có t/c khác nhau.
- Đảm bảo xen kẽ giữ tự học và nghỉ ngơi.
- Đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch.
Cần chú ý :
+ ưu tiên cho công việc bức thiết và quan trọng
+ Có phương án thay đổi trình tự thực hiện khi xảy ra tình huống đột xuất
+ Nên có thời gian dự trữ cho kế hoạch
+ Nên sắp xếp thời gian để hồn tất cơng việc cịn dở dang của kế hoạch trước .
2/ Kỹ năng nghe và ghi chép bài trên lớp
Cần thực hiện bốn khâu :
a/ Chuẩn bị nghe giảng : HS tự đọc sơ bộ nội dung bài giảng sắp nghe, xác định nội dung
cần tập trung nghe, nội dung cần ghi chép đầy đủ, nội dung ghi chép tóm tắt.
b/ Q trình nghe giảng :
- HS không nghe thụ động, cần hiểu cách tư duy, lập luận của giáo viên mà định hướng
vào nội dung cần thiết.
c/ Ghi chép khi nghe giảng
Cần chú ý:
7



- Ghi từng môn học vào vở riêng , không ghi chung giữa lý thuyết và bài tập , không gi ra
giấy nháp..
- Ghi nhanh nhưng không được cẩu thả, dùng chữ viết tắt để ghi cho nhanh.
- Ghi rõ ràng, cần gạch chân những chỗ cần thiết .
d/ Ôn tập sau khi nghe giảng
- HS cần dành thời gian cho ôn tập để nắm vững kiến thức đã học , khái quát tóm tắt nội
dung chủ yếu vào cuối chương.
3/ Kỹ năng đọc sách và tài liệu
HS cần đọc sách có phương pháp sẽ đem hiệu quả cao. Có nhiều dạng đọc sách:
- Đọc quét ngang: Dạng này đọc nhanh để định vị một thông tin chi tiết nào đó.
- Đọc nhanh: Dạng này áp dụng cho đọc cuốn sách có nội dung giải trí , bài báo , để tìm
hứng thú hay tìm 1 ý tưởng chủ đạo ..
- Đọc chậm: Để lĩnh hội thơng tin chính xác và cần thiết.
- Đọc rất chậm : Dạng này để hiểu rõ nội dung hay đọc theo một nộ dung định trước .
4/ Kỹ năng làm bài tập ở nhà:
Kỹ năng này HS cần luyện rèn hằng ngày sau mỗi buổi nghe giảng. Nội dung bài tập từ
dễ đến khó, từ việc làm bài tập áp dụng kieend thức đến bài tập vận dụng , bài tập tổng
hợp..
5/ Kỹ năng tự kiểm tra , đánh giá quá trình tự học
Là q trình học sinh tự kiểm tra, đánh giá chính hoạt động tự học của bản thân, tự kiểm
tra các hoạt động 4 kỹ năng trên .
IV/ Những lời khuyên để có độngc cơ học tập
a/ Hãy nhớ , khoa học đã chứng minh , mỗi người chúng ta là một học viên xuất sắc
b/ Đạt trạng thái sảng khoái để vượt qua nỗi sợ học tập
- Tỗi không hiểu những điều tôi đang học
- Tối không phải là người có thể học mơn này
- Tơi khơng biết cahs để học cái này một cahs hiệu quả
- Tôi không nhớ những điều tôi đang học
- Tôi cảm thấy xấu hổ vì tơi khơng biết một số điều .

- có q nhiều thứ phải học.
c/ Trạng thái học tập sảng khoái, xóa bỏ những điều lầm tưởng về học tập.
d/ Xây dựng tự tin trong học tập
e/ Cải thiện ký năng học, đọc và nhớ .
g/ phát triển óc phân tích và tư duy sáng tạo
h/ Thiết kế môi trương học tập tối ưu.

8


KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
I/ MƠ HÌNH TƯ VẤN 5 GIAI ĐOẠN
- Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh cần tu vấn. Thầy cơ chủ
nhiệm phải tạo được lịng tin , sự thân thiện, và hợp tác của học sinh.
- Giai đoạn 2: Tập hợp thơng tin, xác định vấn đề
+ Tìm hiểu tất cả các mặt của HSCTV như hoàn cảnh sống…
+ Chú ý các sự kiện ảnh hưởng đến HSCTV
+ Khai thác cảm xúc của HSCTV trước các sự kiện đó
+ NTV có thể sụng dung câu chun , ví dụ để hiểu rõ vấn đề hơn
- Giai đoạn 3: Hỗ trợ học sinh xác định được đúng định hướng mục tiêu của cuộc sống .
NTV cần làm mọt số nội dụng:
+ Đặt câu hỏi cho HS trong chuyện này em mong muốn điều gì ? Mọi chuyện diễn ra
như thế nào ?
+ NTV thể hiện sự thông cảm
+ Khơi dậy những cảm xúc tích cực
- Giai đoạn 4: Tìm kiếm sự thay thế
NTV sẽ thảo luận trợ giúp Hs có được biện pháp giải quyết vấn đề , tiến tới mục tiêu của
các em một cách hiệu quả .
+ Gợi mở để HS tự gải quyết vấn đề .

+ Ln khuyến khích, ghi nhận những biện pháp các em nêu ra , sử dụng lời gợi ý để tìm
biện pháp thay thế .
- Giai đoạn 5: Lập kế hoạch thưc hiện
II/ NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN CẦN SỬ DỤNG
1/ Kỹ năng nghe tích cực:
Thể hiện qua các hành vi tích cực , các hành vi như chăm chăm chú lắng nghe không cắt
ngang lời,, giao tiếp bằng mắt thân thiện gần gũi nhân ái , tư thế ngồi , vng góc 900 với
HS , ngồi đối diện tư thế cơ thể hơi đổ về trước không quá gần hoặc q xa. . Về ngơn
ngữ nên nói ít,sử dụng ngơn từ thỏa mái , giọng nói nhẹ nhàng .
về thái độ thể hiện sự tôn trọng như gật đầu , thông cảm …
2/ Kỹ năng đặt câu hỏi:
9


- Câu hỏi mạch lạc,cụ thể có mục đích, nên đặt câu hỏi khái quát . Có 2 dạng câu hỏi là
câu hỏi mở và câu hỏi đóng , nên sử dụng câu hỏi mở theo thứ bậc hướng vào làm rõ vấn
đề mà câu hỏi khái quát nêu ra.câu hỏi nên tập trung vào thân chủ ( Quá khứ, hiện tại,
tương lai, vấn đề , giải pháp )
- Nên tránh : Hỏi tới tấp, hỏi quá nhiều, sẽ đẩy người cần tư vấn vào thế tự vệ , không giãi
bày quan điểm .
3/ Kỹ năng khuyến khích , khích lệ : cần khích lệ các em, động viên các em
4/ Kỹ năng phản hổi :
- Nhắc lại , diễn đạt lại, tóm tắt lại nội dung
III/ KỸ THUẬT TỔ CHƯC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN CÁ NHÂN
1/ Khái niệm về tư vấn cá nhân
- Khái niệm:
- Trong công tác chủ nhiệm nhà tư vấn là giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng tư vấn
.Người cần tư vấn trong công tác chủ n hiệm có thể là một học sinh có vấn đề khó khăn
cần sự hỗ trợ , giúp đỡ ,tư vấn . Cũng có thể là một cha,mẹ hoặc là một thầy cơ giáo khác
đang găp khó khăn có vấn đề với học sinh lớp chủ nhiệm của mình ,gây ảnh hưởng tiêu

cực đến học sinh hoặc là tác nhân gây ra vấn đề khó khăn ở HS.
- Trong tư vấn cá nhân có 2 mơ hình tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn gián tiếp .
2/ Mục tiêu yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm
- Mục đích của cơng việc tư vấn rất gần với mục tiêu giáo dục học sinh. Đó là hình thành
năng lực tự định hướng , tự lựa chọn và yuwj chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình có khả năng tự giáo dục và khả năng phát triển độc lập xã hội
3/ Quy trình tư vấn cá nhân
3.1/ Thiết lập quan hệ giữa thầy cô chủ nhiệm tư vấn ( NTV) với HSCTV
- Hiểu rõ những gì đang xảy ra, sẽ phải xẩy ra trong cuộc tư vấn và tại sao. Khơng nên
giáu giếm bất kỳ có liên quan đến HSCTV.
- Có quyền gì và sự lựa chọn gì : Khi bắt đầu 1 ca tư vấn nên nói chi tiết tư vấn là gì?
Thơng báo cho nhà tư vấn biết học có quyền chấm dứt quá trình tư vấn bất cứ lúc nào
nếu học thấy khơng cần thiết .
3.2/ Tập hợp thông tin xác định vấn đề.
10


* Những thơng tin cần xác định: Lí do HS cần tư vấn , cần tập trung vào những lo lắng ,
những mối quan hệ hiện tại của HS và vấn đề quan tâm
- Thông tin về các mối quan hệ Hs : Như gia đình , bạn bè , các mối quan hệ trong và
ngồi nhà trường .
- Thơng tin về bản thân Hs như sức khỏe, , tinh thần Hs, thái độ
* Xử lý thông tin:
- Cần phân biệt hiện tượng với bản chất vấn đề trong trao đổi của trẻ . Cần tìm ra nguyên
nhân cốt lõi để giải quyết vì đó mới là vấn đề thực sự của tre r.
- Trong thông tin thu được cần xác định điểm mạnh, điểm yếu của HS, của môi trường ,
gia đình
- Xác định xem nhu cầu của trẻ …
3.3/ Đánh giá vấn đề
Chú ý : NTV thường hay đánh giá vấn đề hộ các em , đưa ra các biện pháp giải quyết cho

các em . Điều đó đi quá giới hạn cho phép. NTV chỉ hỗ trợ để hs nhận thức , đánh giá vấn
đề và suy nghĩ tìm các biện pháp vượt qua .
3.4/ Giúp học sinh xác định mục đích sống
3.5/ Tìm các biện pháp thay thế
3.6/ Lập kế hoạch thực hiện
3.7/ Hoàn thiện hồ sơ tư vấn
Tóm lại: Tư vấn học đường giúp học sinh có định hướng đúng, từ đó các em biết cách
giải quyết vấn đề của bản thân. Tư vấn học đường hỗ trợ học sinh đang có vướng mắc
khó khăn chưa giải quyết được trong tâm lý , tình cảm , những bức xúc của lứa tuổi . Vì
vậy mỗi cán bộ giáo viên trong các nhà trường cần làm tốt công tác tư vân tâm lý học
sinh, giúp học sinh vượt qua những lúc trạng thái tâm lý căng thẳng, ức chế dễ gây ra
những hành vi tiêu cực.

11


GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
VỀ CƠNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÍ – GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
I/ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA GVCN
1/ Chức năng của GVCN
- GVCN có những chức năng cơ bản nào ? Có 2 chức năng chính là nhà Giáo dục và là
nhà Quản lý .
2/ Nhiệm vụ của GNCN
H? GVCN có những nhiệm vụ nào
Điều 31 của điều lệ trường phổ thông cơ sở ( ban hành kèm theo thôn tư số 11/2011/ TTBGDĐT ngày 28/3/2011.
II/ CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÁCH THỨC TRIỂN
KHAI
1/Tìm hiểu phân loại học sinh
*Về nội dung: GVCN phải hiểu rõ đầy đủ chính xác cả về lớp, nhóm và về mỗi cá nhân

học sinh.
- Tình hình gia đình , bố mẹ, hồn cảnh , các đặc điểm về tính cách ,thói quen , hành vi
đạo đức, học lực, hạnh kiểm ,quan hệ bạn bè …..
* Về thời điểm: Nghiên cứu đầu năm và nghiên cứu thường xuyên….
* Các biện pháp : Gặp gỡ, trao đổi ,với giáo viên chủ nhiệm năm trước, với các GV bộ
môn.Nghiên cứu hồ sơ , học bạ , sổ điểm .Trao đổi trị truyện với học sinh để nắm thơng
tin
* Phân loại và theo dõi quản lý học sinh: Phân loại theo học lực, hạnh kiểm , theo tính
cách , theo các mối quan hệ . các trường hợp đặc biệt cần quan tâm .
2/ Lập Kế hoạch công tác chủ nhiệm
H? GVCN thường có những loại kế hoạch nào
- Kế hoạc tổng thể toàn cấp
- Kế hoạch theo năm học
- Kế hoạc công tác Gvcn theo chủ đề( một hoạt động gd cụ thể/ một mặt công tác )
- Kế hoạc công tác GVCN theo tháng/ tuần /
3/ Tổ chưc bộ máy tự quản
3.1/ Bước chuẩn bị:
12


- Thăm dò dư luận hs trong lớp
- Xây dựng thời gian kiện toàn ban cán bộ lớp
- Chuẩn bị các phương tiện
3.2/ Bước tiến hành
3.3 tổ chức thể nghiệm
III/ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1/ Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp
H? GVCN hiện nay đã quá nhiều việc , thêm chức năng tư vấn liệu có thừa khơng?
- Tư vấn tốt sẽ giúp thầy cô chủ nhiệm đạt hiệu quả cao trong giáo dục học sinh. Giáo dục
học sinh ở trình độ cao nhất đó là giáo dục dựa vào sự tự giác và độc lập, nâng cao năng

lực sống của học sinh. Vì vậy tư vấn chính là cách thức đạt đến giáo dục ở trình độ cao.
- Trong cơng tác chủ nhiêm 3 chức năng giáo dục , quản lý , tư vấn có quan hệ mật thiết
với nhau: Tư vấn tốt sẽ hỗ trợ cho quản lý và giáo dục . Quản lý dựa trên sự tự giác của
mỗi thành viên là sự quản lý có hiệu quả nhất .
Giáo dục ở trình độ cao đó là giáo dục dựa trên việc tư vấn thành công và quản lý hiệu
quả.Trong dạy học cũng vậy : dạy học ở trình độ cao nhất là dạy trẻ học cách sử dụng
kiến thức để làm gì? phục vụ ai. Học ở trình độ cao nhất là tự học , học đẻ ngộ ra , để tự
nhận thức . Học hiệu quả không phải là ghi nhớ được những điều thầy cô truyền đạt mà
học từ nhiều nguồn , học qua nhiều cách, học qua trải nghiệm thực tế.

13



×