Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên, quy hoạch đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HĨA HỆ THỔNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH
PHÚ YÊN, QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
GVHD: VŨ HẢI YẾN
SVTH: ĐÀO QUỲNH MY
MSSV:15150024

SKL 0 0 6 0 5 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA HỆ THỔNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH
PHÚ YÊN, QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030


NGÀNH HỌC
MÃ NGÀNH

: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
: 15150
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH : Đào Quỳnh My
MSSV : 15150024
TPHCM, 07/2019


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp do chính tác giả thực hiện. Những
số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Tác giả xin chịu trách
nhiệm trước Hội đồng phản biện và pháp luật về các kết quả nghiên cứu của đề tài
này.

.

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên thực hiện


Đào Quỳnh My

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang i


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, tại trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ
Chí Minh em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn đầy trách nhiệm và tâm huyết của
quý Thầy Cô, Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Chất lượng cao, ban cán sự lớp và các
bạn cùng học…đã tạo điều kiện cho em hồn thành tốt khóa học và có thêm nhiều
kiến thức bở ích. Em xin được trân trọng và cám ơn những tình cảm, sự giúp đỡ của
quý Thầy Cô, của Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, công nhân viên các Phòng, Khoa,
Trung tâm của trường.
Chân thành cảm ơn đến Cô Th.S.Vũ Hải Yến – giáo viên hướng dẫn đã hướng
dẫn rất tận tình giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình làm đề tài tốt
nghiệp. Em cảm ơn Cô trong hơn 3 tháng qua đã tận tình chỉ dạy em, ủng hộ, góp ý,
giúp đỡ em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ và cho
em những tài liệu, số liệu quan trọng, đáng tin cậy.
Cảm ơn đến bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em,
luôn ủng hộ và cho em những lời khun có ích trong q trình học tại trường và làm
đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực hết mình của bản thân,
nhưng đề tài chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q Thầy Cô

tận tình chỉ bảo.
Em xin chân thành biết ơn và cảm ơn sâu sắc!
Tp.HCM, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

Đào Quỳnh My
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang ii


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... x
MỞ ĐẦU... ................................................................................................................ 1
1.

Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

2.

Mục tiêu đề tài ........................................................................................ 2


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2

4.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3

5.1.

Phương pháp luận .................................................................................. 3

5.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................... 3

6.

Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 4

6.1.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 4

6.2.


Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4

Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ................................................... 5
1.1.

Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 5

1.1.1.

Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới ........................................................... 5

1.1.2.

Địa hình, địa chất, thủy văn .................................................................. 6

1.1.3.

Khí hậu, thời tiết .................................................................................... 8

1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội...................................................................... 11

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang iii



Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ......................................... 14
2.1.

Khái niệm chất thải rắn....................................................................... 14

2.1.1.

Định nghĩa ............................................................................................ 14

2.1.2.

Nguồn gốc phát sinh CTR ................................................................... 14

2.1.3.

Phân loại CTR ...................................................................................... 17

2.1.4.

Thành phần chất thải rắn đơ thị......................................................... 18

2.2.

Tính chất của CTR .............................................................................. 20

2.2.1.


Tính chất vật lý .................................................................................... 20

2.2.2.

Tính chất hóa học................................................................................. 25

2.2.3.

Tính chất sinh học của CTR ............................................................... 28

2.2.4.

Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của CTR ........................... 31

2.3.

Tốc độ phát sinh chất thải rắn ............................................................ 36

2.3.1.

Đo thể tích và khối lượng .................................................................... 36

2.3.2.

Phương pháp đếm tải .......................................................................... 37

2.3.3.

Phương pháp cân bằng vật chất ......................................................... 37


2.3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn ................. 37

2.4.

Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn gây ra .................................... 39

2.4.1.

Ảnh hưởng tới môi trường đất ........................................................... 39

2.4.2.

Ảnh hưởng đến môi trường nước ....................................................... 41

2.4.3.

Ảnh hưởng đến môi trường khơng khí .............................................. 42

2.4.4.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người ............................................. 43

2.5.

Các biện pháp quản lý CTR SH ......................................................... 43

2.5.1.


Các biện pháp kỹ thuật ....................................................................... 43

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH ......................... 58

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang iv


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

3.1.

Thành phần và khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố ........... 58

3.1.1.

Nguồn gốc phát sinh ............................................................................ 58

3.1.2.

Khối lượng và thành phần rác thải .................................................... 58

3.2.

Hệ thống quản lý hành chính .............................................................. 61

3.2.1.


Đơn vị quản lý ...................................................................................... 61

3.2.2.

Cơ cấu tổ chức và nhân lực ................................................................. 61

3.3.

Hiện trạng hệ thống thu gom .............................................................. 62

3.3.1.

Lao động và phương tiện..................................................................... 62

3.3.2.

Tổ chức thu gom .................................................................................. 63

3.4.

Hiện trạng hệ thống vận chuyển, trung chuyển. ............................... 66

3.4.1.

Lao động và phương tiện..................................................................... 66

3.4.2.

Hệ thống vận chuyển ........................................................................... 67


3.4.3.

Hệ thống trung chuyển ........................................................................ 67

3.4.4.

Hình thức hoạt động ............................................................................ 69

3.5.

Hiện trạng xử lý rác tại thành phố Tuy Hòa ..................................... 69

3.6.

Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của thị xã ....... 71

3.6.1.

Công tác thu gom ................................................................................. 71

3.6.2.

Công tác vận chuyển ............................................................................ 72

3.6.3.

Công tác xử lý rác tại bãi rác thôn Thọ Vức – xã Hòa Kiến – TP. Tuy
Hòa ........................................................................................................ 73


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ............ 74
4.1.

Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn cho thành phố ........... 74

4.1.1.

Biện pháp giáo dục ý thức cho người dân.......................................... 74

4.1.2.

Biện pháp .............................................................................................. 74

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang v


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

4.1.3.

Tính số xe cần để vận chuyển hết CTR cho thành phố .................... 86

4.1.4.

Phương án thực hiện phân loại CTR tại nguồn ................................ 88


4.2.

Biện pháp xử lý CTR bằng phương pháp đốt ................................... 93

4.3.1.

Tính tốn sự cháy dầu DO .................................................................. 94

4.3.2.

Tính tốn sự cháy của rác ................................................................... 97

4.3.3.

Xác định nhiệt độ thực tế và tính cân bằng nhiệt của lò ................ 101

4.3.

Biện pháp xây dựng nhà máy phân bón hữu cơ ............................. 105

4.3.2.

Phân tích xác định cơng suất của nhà máy phân bón hữu cơ ........ 105

4.3.3.

Địa điểm xây dựng nhà máy phân bón ............................................ 105

4.3.4.


Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ ........................ 105

4.3.4.1.

Các yêu cầu chung của bãi ủ rác ...................................................... 105

4.3.5.

Xác định quy mô cho một bể ủ rác ................................................... 108

4.3.6.

Công nghệ ........................................................................................... 109

4.3.7.

Tính tốn các khu cần thiết............................................................... 111

4.4.

Biện pháp kinh tế ............................................................................... 120

4.4.1.

Tính phí thu gom CTR ...................................................................... 120

4.4.2.

Xây dựng mức phí phù hợp .............................................................. 121


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang vi


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hành chính Thành phố Tuy Hịa .....................................6
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn ........................46
Hình 2.2: Sơ đồ xử lý rác theo cơng nghệ Hydromex..............................................49
Hình 2.3: Quy trình ủ sinh học .................................................................................53
Hình 3.1: Biểu đồ biến thiên khối lượng CTRSH thu gom....................................629
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Môi trường đơ thị Phú n....................62
Hình 3.3: Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH ................................................643
Hình 3.4: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại các hộ gia đình.........................................64
Hình 3.5: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại trường học................................................65
Hình 3.6: Hiện trạng lưu trữ rác tại các nơi cơng cộng ............................................65
Hình 3.7: Hiện trạng lưu trữ rác tại chợ ...................................................................66
Hình 3.8 : Bãi rác thơn Thọ Vức ..............................................................................70
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cơng nghệ của lị đốt .......................................................92
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất compost kết hợp thởi khí cưỡng bức
và thởi khí tự động ..................................................................................................109

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến

SVTH: Đào Quỳnh My

Trang vii


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối tháng - năm......................................9
Bảng 1.2: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm ........................................9
Bảng 1.3: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm..............................................10
Bảng 1.4: Số ngày khơng có nắng trung bình tháng và năm ....................................11
Bảng 1.5: Một số đặc trưng mưa năm ......................................................................11
Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất ...........................................................................15
Bảng 2.2: Sự phân phối các thành phần trong các khu dân cư đô thị ở các nước có
thu nhập thấp, trung bình và cao ...............................................................................19
Bảng 2.3: Khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong rác từ khu dân cư,
rác vườn, khu thương mại, rác công nghiệp và nông nghiệp ....................................21
Bảng 2.4: Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR khu dân
cư, khu thương mại và CTR cơng nghiệp .................................................................26
Bảng 2.5: Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải hữu cơ
tính theo hàm lượng ligin ..........................................................................................29
Bảng 2.6: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi rác .................................29
Bảng 2.7: Các chất nhận điện tử trong các phản ứng của vi sinh vật .......................34
Bảng 2.8: Phân loại vi sinh vật theo nguồn carbon và nguồn năng lượng ...............35
Bảng 2.9: Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật .............................................35
Bảng 2.10: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan ......................40
Bảng 2.11: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR .....................................................42
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng rác thải trong 6 năm gần đây trên địa bàn TP Tuy

Hòa ............................................................................................................................59
Bảng 3.2: Thống kê khối lượng rác thải năm 2018 trên địa bàn TP Tuy Hòa .........60
Bảng 3.3: Vị trí điểm tập kết rác trên địa bàn Thành phố Tuy Hịa .........................67
Bảng 4.1: Dự đốn dân số thành phố Tuy Hòa đến năm 2030.................................76
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang viii


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Bảng 4.2: Kết quả dự đoán khối lượng CTR được thể hiện .....................................77
Bảng 4.3: Thống kê khối lượng riêng CTR tại thành phố Tuy Hòa .........................77
Bảng 4.4: Số thùng 660l thu gom rác hữu cơ cần đầu tư đến năm 2030 .................79
Bảng 4.5: Số thùng 660l thu gom rác vô vơ cần đầu tư đến năm 2030 ...................83
Bảng 4.6: Thống kê số xe cần qua các năm .............................................................87
Bảng 4.7: Bảng Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của ..................92
chất thải rắn ...............................................................................................................92
Bảng 4.8: Thành phần nhiên liệu dầu DO theo lượng mol ......................................94
Bảng 4.9: Lượng khơng khí cần thiết để đốt 100 kg dầu DO ..................................95
Bảng 4.10: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO ...............96
Bảng 4.11 : Thành phần rác thải sinh hoạt chuyển thành lượng mol .......................97
Bảng 4.12 : Lượng khơng khí cần thiết để đốt 100 kg rác .......................................98
Bảng 4.13: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg rác ......................99
Bảng 4.14: Các công trình yêu cầu cho một bãi ủ ....................................................15
Bảng 4.15: Hao hụt qua các công đoạn ................................................................1513

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến

SVTH: Đào Quỳnh My

Trang ix


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL:

Bãi chôn lấp.

CTR:

Chất thải rắn.

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt.

CTRĐT:

Chất thải rắn đô thị.

QLCTR:

Quản lý chất thải rắn.

MT:


Môi trường.

TN&MT:

Tài nguyên và môi trường.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

CNH:

Cơng nghiệp hóa.

NĐ – CP:

Nghị định – chính phủ.

NQ – CP:

Nghị quyết - chính phủ.

QĐ – UB:

Quyết định- ủy ban.

TP:

Thành phố


UBND:

Ủy ban nhân dân.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang x


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, cũng
như sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hố, xã hội của mỗi quốc gia và tồn nhân
loại. Những năm gần đây, tốc độ đơ thị hố và cơng nghiệp hố phát triển mạnh kéo
theo nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không
ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường mà chúng ta sẽ phải
đối mặt như khí thải, nước thải, chất thải rắn (CTR).
Ý thức của con người về bảo vệ môi trường đến nay vẫn còn hạn chế. Hầu như
tất cả các loại chất thải đều được đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua công
đoạn xử lý. Nước thải ô nhiễm được đổ thẳng ra sông, hồ cùng với việc sử dụng hóa
chất bảo vệ thực vật, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản
nên đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm một cách nặng nề. Ơ nhiễm mơi trường
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, hệ sinh thái như: gia tăng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất làm băng tan, bão, lũ lụt, …Vì vậy việc
bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của một khu

vực, một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
Một trong những tác nhân gây ơ nhiễm, suy thối môi trường nghiêm trọng là
CTR phát sinh từ sinh hoạt của con người. Hầu như toàn bộ lượng chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) của người dân đều được vận chuyển về bãi chơn lấp (BCL). Để có thể
quản lý và xử lý được số lượng rác thải phát sinh thì trước tiên chúng ta cần biết được
nguyên nhân mới giải quyết được vấn đề. Từ những nguyên nhân cụ thể, chúng ta
mới đề xuất được các giải pháp phù hợp để giải quyết ơ nhiễm từ chất thải rắn. Trong
đó, hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn là việc quan trọng
nhất. Một hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại là việc giảm khối lượng chất thải
rắn chôn lấp tại bãi chôn lấp, tăng cường việc tái sinh, tái chế và tận dụng các giá trị
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 1


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

từ chất thải rắn.
Theo nghị định của thủ tướng chính phủ 03/2005/NĐ - CP, thị xã Tuy Hịa
được chuyển thành thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Ngày 11/03/2013, Thủ
tướng chính phủ ban hành Quyết định 437/QĐ – TTg cơng nhận thành phố Tuy Hịa
là đơ thị loại 2 trực thuộc tỉnh Phú Yên. Thành phố Tuy Hịa lên là đơ thị loại 2 sẽ
làm cho tốc độ đơ thị hố của tỉnh nhà được nâng cao, đời sống kinh tế - văn hoá của
người dân được nâng cao. Song bên cạnh đó cũng phát sinh thêm những mặt tiêu cực
khác. Đã là thành phố thì phải ln cần hình ảnh văn minh sạch đẹp do đó việc bảo
vệ môi trường là vấn đề đáng quan tâm ở Tuy Hòa lúc này. Dân số tăng, nhu cầu tiêu
dùng của người dân cũng tăng do đó lượng rác thải phát sinh cũng sẽ tăng nên các
cấp chính quyền cần phải có biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thật tốt để tạo

hình ảnh đẹp cũng như đảm bảo sức khỏe của người dân tại thành phố. Chính vì thế
mà đề tài: “Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt cho
Thành phố Tuy Hòa, quy hoạch đến năm 2030” được thực hiện với mong muốn
tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý CTRSH hiện nay trên địa bàn
thành phố Tuy Hòa, đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp nhất
cho địa phương.
2. Mục tiêu đề tài
“Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
CTR có nhiều loại: CTR y tế, CTRSH, CTR công nghiệp, CTR xây dựng,
nhưng do thời gian, điều kiện có hạn và cịn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung
nghiên cứu chủ yếu là CTRSH bao gồm:


CTR phát sinh từ các hộ gia đình



CTR phát sinh từ các chợ

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 2


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.




CTR phát sinh từ các trung tâm thương mại,



CTR phát sinh từ các cơ quan, trường học.

Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận
chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố. Từ đó đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý
CTRSH trên địa bàn (nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển xử lý)
4. Nội dung nghiên cứu
-

Tởng quan về thành phố Tuy Hịa.

-

Tởng quan về CTR.

-

Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Thành phố Tuy Hòa.

-

Đánh giá hệ thống quản lý CTR.

-


Đề xuất hệ thống quản lý CTR.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về công tác quản
lý rác thải sinh hoạt và các quy trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành
phố từ đó tìm ra các giải pháp quản lý chất thải rắn cho thành phố Tuy Hòa.
Để thực hiện đề tài, cần thu thập các dữ liệu về hệ thống quản lý CTR, điều
kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của thành phố Tuy Hòa. Từ đó xây dựng hiện trạng
QLCTR trên địa bàn thành phố. Dựa trên những ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng
từ đó đề xuất các giải pháp quản lý CTR cho phù hợp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép, tôi đã chọn phương pháp
thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau:
 Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu về quản lý chất thải rắn, điều kiện tự
nhiên, kinh tế – xã hội tại thành phố Tuy Hòa, các phương pháp quản lý chất
thải rắn, xử lý chất thải rắn.
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 3


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

 Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý
sơ bộ CTRSH).
 Đánh giá dựa trên hiện trạng và tiêu chuẩn do nhà nước ban hành.
 Tính tốn thiết kế hệ thống quản lý CTR.

 Tính tốn thiết kế lị đốt rác, nhà máy phân bón.
 Trình bày bản vẽ.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
 Tìm hiểu về hệ thống quản lý CTR SH của thành phố Tuy Hòa.
 Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của
thành phố Tuy Hòa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
 Đưa ra các giải pháp phù hợp nhất giúp các nhà quản lý có phương án để quản
lý chất thải rắn cho thành phố Tuy Hòa, quy hoạch đến năm 2030.
Cấu trúc đề tài
Đồ án bao gồm 4 chương:
 Phần mở đầu.
 Chương 1: Tởng quan về thành phố Tuy Hịa.
 Chương 2: Tổng quan về chất thải rắn đô thị và quản lý chất thải rắn.
 Chương 3: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố
Tuy Hòa.
 Chương 4: Đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn.
 Phần kết luận và kiến nghị.
 Tài liệu tham khảo.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 4


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ
TUY HÒA
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới
Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu Sông Ba (tên
khác là sông Đà Rằng) bồi đắp. Có 2 ngọn núi Chóp Chài và núi Nhạn nằm ngay
trung tâm thành phố. Và cầu Đà Rằng cây cầu dài nhất miền Trung nằm trên QL1
nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Nam. Bãi biển Tuy Hòa là một bãi ngang
trải dài, thơ mộng với bãi cát trắng là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố. [7]
Về địa giới hành chính: Thành phố Tuy Hịa nằm ở phía Nam của tỉnh Phú
n, có:


Phía Bắc giáp huyện Tuy An



Phía Nam giáp huyện Đơng Hịa



Phía Tây giáp huyện Phú Hịa



Phía Đơng giáp biển Đơng

Về mặt hành chính, TP Tuy Hịa có diện tích 10.682 ha và có 16 đơn vị
gồm 12 phường (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6,
Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường Phú Đông, Phường Phú Lâm, Phường

Phú Thạnh), và có 4 xã ( Xã An Phú, Xã Bình Kiến, Xã Bình Ngọc, Xã Hòa Kiến).
[7]

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 5


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hành chính Thành phố Tuy Hịa
1.1.2. Địa hình, địa chất, thủy văn
Phú n có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mơng, phía Nam là dãy Đèo
Cả, phía Tây là mạn sườn Đơng của dãy Trường Sơn, và phía Đơng là Biển Đơng.
Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi. Có 3 huyện miền núi là: huyện Sơng
Hinh, huyện Sơn Hịa và huyện Đồng Xn. Có 5 huyện-thành phố có diện tích chủ
yếu là đồng bằng là: thành phố Tuy Hịa, huyện Phú Hịa, huyện Đơng Hịa, huyện
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 6


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Tây Hòa và huyện Tuy An. Riêng thị xã Sơng Cầu có diện tích đồng bằng và núi xấp
xỉ nhau.

Núi cao nhất là núi Chư Ninh (cao 1.636m) thuộc huyện Sơng Hinh.
Ngồi ra, cịn có các hịn núi khác như: hòn Dù (1.470m) và hòn Chúa (1.310m)
thuộc huyện Tây Hòa, núi Chư Treng (1.238m) và núi La Hiên (1.318m) thuộc huyện
Đồng Xuân. Các hòn núi khác chỉ cao khoảng 300-600m. [7]
Một núi không cao nhưng nằm ngay trong nội thị thành phố Tuy
Hịa nhưng rất nởi tiếng đó là núi Nhạn. Núi Nhạn nằm ngay bên cạnh sông Đà Rằng,
có tháp Nhạn cở kính vốn là một tháp Chàm của người Chămpa xưa.
Do nằm ở vị trí có nhiều dãy núi từ dãy Trường Sơn cắt ngang ra biển,
nên Phú Yên có rất nhiều đèo dốc dọc theo Quốc lộ 1A, 1D và Quốc lộ 25.
Một số đèo nổi tiếng:


Đèo Cù Mông: Dài khoảng 9Km, nằm trên dãy Cù Mông, là ranh giới

giữa Phú Yên (thuộc thị xã Sơng Cầu) và Bình Định, có độ cao 245m.


Đèo Cả: Dài khoảng 12Km, nằm trên dãy Đèo Cả, là ranh giới giữa

Phú n (thuộc Huyện Đơng Hồ) và Khánh Hịa, ngay dưới đèo Cả là
cảng Vũng Rô.


Đèo Quán Cau: Ngay dưới chân đèo là đầm Ơ Loan nởi tiếng,

thuộc Huyện Tuy An.
Các con sông ở Phú Yên đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía tây,
dãy Cù Mơng ở phía bắc và dãy núi Đèo Cả ở phía nam, hướng chính là Tây BắcĐơng Nam hoặc Tây-Đơng, có độ dốc lớn.
Sông lớn nhất là sông Ba, ở thượng lưu cịn gọi là Eaba, ở hạ lưu gọi
là sơng Đà Rằng, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon Tum) và đổ ra cửa Đà Diễn

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 7


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

(thành phố Tuy Hịa). Sơng lớn thứ 2 là sơng Kỳ Lộ, cịn gọi là sơng La Hiên ở
thượng nguồn và sông Cái ở hạ lưu, bắt nguồn từ những dãy núi cao 1.000m ở Gia
Lai và Bình Định, đổ ra cửa biển Tiên Châu ở Tuy An. [7]
Phú n có 3 cao ngun: nởi tiếng nhất là Vân Hòa, và 2 cao nguyên khác
là An Xuân và Trà Kê.
Cao nguyên Vân Hòa là một vùng đất đỏ bazan, nằm ở độ cao 400m trên
địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Sơn Hịa. Nơi đây nởi
tiếng với thơm, mít chợ Đồn.
Cao ngun An Xuân thuộc xã An Xuân, huyện Tuy An, nổi tiếng với trà
An Xuân. Và cao nguyên Trà Kê nằm ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hịa.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Tuy Hịa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ấm, chịu ảnh
hưởng của đại dương. Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000mm. Khí hậu của
Thành phố Tuy Hịa chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 8: khí hậu khơ nóng, chịu ảnh hưởng của
chế độ gió Tây Nam, ít có mưa, lượng mưa trong mùa khô từ 300 - 600mm chiếm 20
- 30% lượng mưa cả năm.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thường chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc mang theo mưa, nhiệt độ thấp, mát mẻ, lượng mưa trong mùa khoảng
900 – 1.600mm, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Yếu tố này cộng với sông suối
ngắn dốc nên dễ gây lũ tập trung, lũ qt. [7] Trong đó:

Nhiệt độ trung bình năm là 26.6 ͦ C. Riêng các năm 1994 nhiệt độ trung
bình là 26.9 ͦ C, năm 1995 là 26.7 ͦ C và năm 1996 là 26.3 ͦ C.
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 8


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Nhiệt độ khơng khí tại Thành phố Tuy Hòa được thể hiện từ bảng 1.1
Bảng 1.1: Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối tháng – năm ( Đơn vị : ͦ C)
Tháng

I

TP. Tuy Hòa

II

33.7

III

IV

V

VI


VII VIII

34.3 36.3 39.2 40.5 39.4 39.0

38.6

IX

X

XI

XII Năm

38.5 35.5 34.1 30.4

40.5

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Phú Yên)
Mây và nắng: Lượng mây tổng quan trung bình hàng năm ở Thành Phố
Tuy Hòa khoảng 6 - 7/10, thời kỳ mùa mưa 7 - 8 phần, thời kỳ mùa khô 4 - 7 phần.
Lượng mây phân bố tương đối như sau: vùng núi hay thung lũng nhiều hơn vùng
đồng bằng ven biển, mùa khơ ít hơn mùa mưa. Ở Thành phố Tuy Hòa lượng mây bắt
đầu tăng lên từ tháng V và đạt cực đại vào tháng XI, tháng XII; sau đó giảm dần và
đạt cực tiểu vào tháng III, tháng IV năm sau. Sự biến đởi lượng mây có sự phù hợp
tương đối với sự biến đổi của lượng mưa và độ ẩm không khí hàng năm. [7]
Bảng 1.2: Lượng mây tởng quan trung bình tháng và năm
Tháng
TP. Tuy Hòa


I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

6.7

5.7

4.3

4.3


5.2

6.0

6.1

7.0

7.5

7.8

7.7

6.6

(Nguồn: Sở tài ngun và mơi trường Phú n)
Số ngày trời ít mây (lượng mây trung bình ngày dưới 2/10 bầu trời) ở Thành
Phố Tuy Hịa tương đối ít, chỉ chiếm 2 - 9,5% số ngày trong năm. Số ngày ít mây ở
vùng núi hay thung lũng thấp hơn so với vùng ven biển. Trung bình hàng năm ở vùng
ven biển có khoảng từ 30 - 40 ngày ít mây, vùng núi hay thung lũng chỉ có trên dưới
10 ngày. Tháng có nhiều ngày trời ít mây nhất ở vùng ven biển khơng quá 10 ngày,
vùng thung lũng không quá 3 ngày. Đặc biệt trong những tháng mùa mưa, ở vùng núi
hay thung lũng hầu như khơng có ngày trời ít mây.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 9


6.2


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Do nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm độ dài ban ngày lớn, lại thêm hằng năm
có cả một thời kì mùa khô trời quang mây kéo dài 5-6 tháng, nên Thành Phố Tuy
Hòa là một trong những Thành phố có thời gian nắng lớn. Tởng số giờ nắng trung
bình hàng năm từ 2300 - 2500 giờ. Trong suốt 6 tháng từ tháng III đến tháng VIII,
số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 230 - 270 giờ, mỗi ngày trung bình có
tới 8 giờ. Tháng IV, tháng V là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình
hàng tháng có từ 250 - 270 giờ. Các tháng ít nắng là những tháng mùa mưa, số giờ
nắng trung bình hàng tháng cũng trong khoảng 100 - 200 giờ, trung bình mỗi ngày 5
- 6 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng XII, trung bình hàng tháng từ 100 – 112 giờ nắng.
Như vậy, sô giờ nắng của tháng ít nắng chỉ sắp xỉ bằng một nửa số giờ nắng của
tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản
giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa ấm.
Bảng 1.3: Tởng số giờ nắng trung bình tháng và nắm ( Đơn vị: giờ)
Tháng
TP. Tuy Hòa

I

II

III

IV


V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

175

199

259

270

268

233

241

201


202

128

127

228

(Nguồn: Sở tài ngun và mơi trường Phú n)
Số ngày khơng có nắng ở Thành phố Tuy Hịa rất ít, trung bình hàng năm
có khoảng 27 – 29 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng X đến tháng XII , mỗi
tháng trung bình có từ 4 – 7 ngày. Những tháng cịn lại có số ngày khơng nắng trung
bình hầu hết dưới 2 ngày.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 10

2531


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Bảng 1.4: Số ngày khơng có nắng trung bình tháng và năm
( Đơn vị: ngày)
Tháng
TP. Tuy Hịa


I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

2.8

1.3

0.6

0.4


0.6

1.9

1.0

1.8

4.3

5.6

6.4

1.9

28.6

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Phú Yên)
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm ở Thành phố Tuy Hịa phân bố
rất khơng đồng đều. Lượng mưa năm trung bình đo đạc được ở nơi nhiều mưa nhất
và ít mưa nhất chênh lệch nhau 579 mm.
Bảng 1.5: Một số đặc trưng mưa năm ( Đơn vị: mm)
Trạm
Tuy Hịa

Mưa trung
bình năm
2090


Năm mưa
lớn nhất
3092

Năm xuất
hiện
1993

Năm mưa
nhỏ nhất
1271

Năm xuất
hiện
1982

( Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Phú Yên)
Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Thành phố Tuy Hòa mùa bão và áp thấp nhiệt
đới trùng với mùa mưa ( tháng 9 – 12). Theo số liệu năm cho thấy Thành phố Tuy Hịa
ít bão ( hiếm khi chịu trên 2 cơn bão, có năm khơng có cơn bão nào). Từ năm 1995 đến
nay, Thành phố khơng có cơn bão và áp thấp nhiệt đới nào gây thiệt hại lớn, nhưng lại
có mưa đá ở vùng núi cao.
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Với vị trí địa lý thuận lợi Thành Phố Tuy Hịa đã khơng ngừng phát triển và
đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, Thành Phố Tuy Hịa trở thành
Thành Phố có tiềm năng phát triển kinh tế và là nơi giao dịch tiếp cận khoa học quốc
tế.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến

SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 11


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

Trên địa bàn Thành Phố Tuy Hịa có các thành phần kinh tế bao gồm: doanh
nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH,
doanh nghiệp tư nhân.
Tại Thành Phố Tuy Hịa có 22% lực lượng lao động hoạt động trong ngành
nơng lâm thủy sản với những sản phẩm chính là lúa gạo và rau, sản phẩm chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản và 29% lao động làm việc trong ngành kinh doanh và dịch
vụ. Trong đó phát triển du lịch được coi là tầm quan trọng chiến lược và 20% lao
động hoạt động trong cơng nghiệp và xây dựng. Ngồi ra Thành phố Tuy Hịa cịn
có các cơ sở về thương mại dịch vụ. Các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại
- dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà
cịn góp phần kích thích cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của Thành phố phát
triển. Bên cạnh đó Thành Phố Tuy Hịa cịn có một số cơ sở cơng nghiệp nhỏ chế
biến các sản phẩm nông lâm nghiệp như hạt điều, hải sản đông lạnh, thức ăn gia
súc, chế biến gở để xuất khẩu. Ngồi ra cịn sản xuất bia Sài Gòn và đồ uống nhẹ,
dệt để xuất khẩu, sản xuất xi măng, gạch và thủy tinh và 28% là lực lượng lao động
cán bộ hành chính. Thu nhập bình quân ở Thành phố khoảng 300 USD/người/năm.
Mức tăng GDP trong những năm vừa qua ở Thành Phố Tuy Hòa là 15% và
ở tỉnh Phú Yên là 9 – 10 %. Dự báo mức tăng trưởng dến năm 2005 là 16 – 17%, và
ở tỉnh là 13%. GDP bình quân đầu người năm 2002 là 506 đô la Mỹ cao hơn so với
GDP bình quân đầu người của cả tỉnh là 270 đơ la. Năm 2002 có 6% số hộ gia đình
ở Tuy Hòa được xếp vào loại nghèo. Tỷ lệ này đã giảm xuống từ mức 9.6% so vời
năm 2001.Nguồn thu chính của các hộ nghèo là từ chăn ni, nông nghiệp, buôn bán

nhỏ, lao động không thường xuyên và dịch vụ nhỏ.
Hầu hết tất cả các hộ dân tại Thành Phố Tuy Hòa đều được cấp điện và
77% dân số sử dụng nguồn nước “phù hợp”. Trong đó có 45% người dân có nước
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 12


Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Tuy
Hòa, quy hoạch đến năm 2030.

máy, 43% người dùng nước giếng tương đối tốt, 77% dân số sử dụng nhà vệ sinh hợp
vệ sinh, và 56% có nhà tắm.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Thành Phố Tuy Hịa là 5%. Tại các vùng nơng thơn
khơng có thất nghiệp nhưng tình trạng thiếu việc làm đang là một vấn đề. Sở thương
binh và xã hội ước tính rằng số cơng việc tại vùng nơng thơn chỉ đủ cho 76% lao động
toàn bộ thời gian.
Thành Phố Tuy Hịa đã đóng góp phần một đáng kể vào giá trị sản xuất
của các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng, xuất nhập khẩu của
thành phố. Cụ thể các chỉ số kinh tế chính của Tuy Hòa vào năm 2002 như sau:
GDP (giá trị hiện hành,tỷ đồng VND): 778.5%
 Nông lâm ngư nghiệp: 14%;
 Công nghiệp và xây dựng: 38%;
 Thương mại và dịch vụ: 48%.

GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
SVTH: Đào Quỳnh My

Trang 13



×