Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại việt nam NCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.42 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
MÃ SỐ: S2020.691.55
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam
- Mã số: S2020.691.55
- Sinh viên thực hiện:
- Lớp:

Kinh tế đầu tư K

- Năm thứ: 4

Khoa: Kinh tế & Kế toán

Số năm đào tạo: 4

- Giảng viên hướng dẫn:
2. Mục tiêu đề tài:


Phân tích thực trạng q trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam và nghiên
cứu các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đưa ra các giải pháp,
chính sách giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được hiệu quả hơn, đóng góp
tốt hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đã áp dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau và lựa chọn phương
pháp phù hợp để lượng hóa tác động của các biến vĩ mơ lên q trình chuyển dịch cơ cấu.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về một số mơ hình lý thuyết cho chuyển dịch cơ cấu,
cùng với đó là việc đánh giá một số kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ở trong và
ngoài nước. Đề tài cũng đã phân tích thực trạng của q trình chuyển dịch cơ cấu lao
động ở Việt Nam kể từ sau thời kỳ Đổi mới và đưa ra các kết quả về mặt định lượng tác
động của các yếu tố khác nhau đến q trình chuyển dịch cơ cấu.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý những bằng chứng thực nghiệm cho sự ảnh
hưởng của một số yếu tố lên quá trình chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam. Đề tài cũng có thể
là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Kinh tế đầu tư.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Tên bài viết: Q trình chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam
Tạp chí: Kinh tế và Dự báo


Ngày tháng 04 năm 2021
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

- Nhóm sinh viên đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu tài liệu liên quan để hỗ trợ
cho nghiên cứu đề tài, qua đó đưa ra những nhận xét của mình về vấn đề nghiên cứu và
làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.
- Thơng qua các mơ hình kinh tế lượng với các phương pháp ước lượng phù hợp,
nhóm tác giả đã cung cấp những kết quả thực nghiệm được đánh giá là đáng tin cậy.
- Nghiên cứu đã chỉ ra tác động của một số yếu tố vĩ mô đến sự chuyển dịch cơ cấu
lao động trong đó có sự so sánh và làm rõ giữa sự dịch chuyển sang hai khu vực công
nghiệp và dịch vụ.

Trưởng khoa
(ký, họ và tên)

Ngày tháng 04 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(ký, họ và tên)


MỤC LỤC


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích tiếng Anh

Giải thích tiếng Việt


CCLĐ

Cơ cấu lao động

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CDCCLĐ

Chuyển dịch cơ cấu lao động

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm hàng hóa dịch vụ
Tổng sản phẩm quốc nội bình
quân đầu người

GDPBQ

MLI


General Statistics Office of
Vietnam
Modified Lilien index

NAV

Norm of Absolute Values

Chỉ số giá trị tuyệt đối

NNP

Net National Product

Tổng sản phẩm ròng quốc gia

GSO

NSLĐ

Tổng cục thống kê
Chỉ số Lilien chỉnh sửa

Năng suất lao động


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các biến sử dụng trong mơ hình định lượng

Bảng 3.1 Chỉ số dịch chuyển cơ cấu lao động và GDP
Bảng 3.2 Tỷ trọng GDP giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Bảng 3.3 Tỷ trọng lao động giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Bảng 3.4 Mức độ CDCCLĐ giữa các quốc gia trong khu vực
Bảng 3.5. Tỷ trọng lao động các ngành/nhóm ngành thuộc khu vực dịch vụ
Bảng 4.1. Bảng thống kê mơ tả các biến trong mơ hình
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả ước lượng các mơ hình với biến phụ thuộc LDPNN
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình với biến phụ thuộc LDCN
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả ước lượng các mơ hình với biến phụ thuộc LDDV
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình với FGLS
Bảng 4.7. Kết quả ước tính cho mỗi khu vực....................................................................61
Phụ lục 4.1. Kết quả kiểm định đa cộng tuyếnviii


7

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Đường năng suất biên của lao động khu vực nơng nghiệp
Hình 1.2 Đường cong tổng sản phẩm theo lao động
Hình 1.3 Sơ đồ 5 giai đoạn phát triển của Rostow
Hình 2.1. Quy trình ước lượng
Hình 3.1 Tỷ trọng GDP giữa các khu vực giai đoạn 1986-2020
Hình 3.2 Tỷ trọng lao động giữa các khu vực giai đoạn 1986-2020
Hình 3.3 Mức độ dịch chuyển cơ cấu theo các chỉ số
Hình 3.4 Tỷ trọng lao động các nhóm ngành thuộc khu vực cơng nghiệp
Hình 3.5 Biến động chỉ số đo lường CDCCLĐ của khu vực công nghiệp và dịch vụ
Hình 4.1. Biến động năng suất lao động của các khu vực (giá so sánh 2010)



8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) - việc phân bổ lại hoạt động kinh tế từ các hoạt
động có năng suất thấp sang các hoạt động và các khu vực có năng suất cao hơn - là
cốt lõi của phát triển kinh tế. Kể từ khi cơng trình tiên phong của Chenery, Kuznets và
Lewis, ngày càng có nhiều tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển của sản lượng và lao
động. Sự dịch chuyển diễn ra theo chiều hướng đầu tiên từ nông nghiệp sang khu vực
sản xuất, tiếp theo là từ khu vực sản xuất tới dịch vụ ở giai đoạn phát triển sau này.
Trong đó, một số lượng lớn các tài liệu đã cố gắng để giải thích cho một loạt các yếu
tố thực nghiệm mơ tả q trình CDCC, nhấn mạnh sự thay đổi giữa các ngành về sản
lượng và lao động trên khắp các quốc gia và theo thời gian.
Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang
làm việc trong nền kinh tế, vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động
(CCLĐ) xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh
tế - xã hội của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. CCLĐ phải phù hợp về mặt số
lượng lẫn chất lượng lao động, ngoài ra CCLĐ được coi là tiền đề để phát triển các
ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ)
có thể được coi là tiền đề cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) bởi khi
cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển.
Ngược lại, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiêu cực sẽ làm giảm tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người lao động cùng hàng loạt vấn đề
khác xảy ra.
Một vấn đề quan trọng trong các nghiên cứu liên quan đến CDCCLĐ đó là các
yếu tố chính thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu là gì? Như đã được lưu ý bởi Herrendorf và
cộng sự (2013), câu trả lời cho câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, hiểu được
vai trò của mỗi yếu tố này là điều cần thiết để đảm bảo đáp ứng các chính sách thích
hợp hỗ trợ cho quá trình CDCC. Các nghiên cứu về CDCCLĐ tại Việt Nam chủ yếu

phân tích yếu tố ngành, mà trong xu thế cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại hố (HĐH)
hiện nay yếu tố khu vực và yếu tố thành phần kinh tế cũng có vai trị quan trọng tác
động đến CDCCLĐ. Việt Nam là một nước đang phát triển và đang hội nhập sâu rộng
với nền kinh tế thế giới, chính vì thế đã kéo theo sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ hiện
đại trong lao động cho phù hợp với sự phát triển của thế giới. Sự đổi mới công nghệ sẽ
đi đôi với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương xứng để sử dụng được
những công nghệ đó. Chính vì điều này đã thu hút lao động dư thừa trong ngành nơng
nghiệp và đã có cơng cuộc chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang


9

ngành cơng nghiệp, dịch vụ. Đây cũng là q trình CDCCLĐ từ khu vực nông thôn
sang khu vực thành thị, những người lao động có xu hướng di cư vào khu vực thành
thị vì họ muốn có việc làm với mức thu nhập cao, có nguồn tích luỹ. Việc chuyển dịch
lao động trong nội bộ một ngành hoặc một phân ngành là xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành quan trọng luôn được các tác giả nghiên cứu sâu hơn. Yếu tố thành phần
kinh tế cũng là một phần tác động đến CDCCLĐ, thành phần kinh tế tư nhân tăng lên,
thu hút nhiều lao động ở nhiều trình độ giải quyết được khó khăn lớn nhu cầu việc làm
của nền kinh tế. Mặt khác, thành phần kinh tế nhà nước chuyển biến về chất, làm dư
thừa ra một số lượng lao động dư cũng là áp lực cho thị trường lao động. Thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cũng địi hỏi lao động trình độ cao, với chun mơn
kỹ thuật và trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Các yếu tố kinh tế thay
đổi dẫn đến nhu cầu về lao động cũng thay đổi theo, quá trình CDCCLĐ xảy ra.
Nguồn cung lao động tăng lên không ngừng tạo ra áp lực lớn cho cầu lao động. Vì vậy,
việc phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc tăng cầu lao động, tập trung vào các
yếu tố ngành kinh tế có thể thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm cho
nền kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với công cuộc CNH, HĐH là vấn đề vô cùng
quan trọng của nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp

với tình hình CNH, HĐH, công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.
Đưa ra các phương pháp nghiên cứu hiện đại, có độ tin cậy cao, nhằm phân tích cả ba
yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động: (i) giữa các ngành (nông-lâm-ngư
nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ); (ii) giữa các khu vực (thành thị và nông
thôn); (iii) giữa các thành phần kinh tế (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngồi Nhà nước, khu
vực có vỗn đầu tư nước ngoài).
Do vậy, chủ đề: “Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt
Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn nghiên cứu sâu các
yếu tố tác động đến CDCCLĐ ở khía cạnh giữa các ngành và từ đó đưa ra giải pháp
thích hợp giải quyết mối quan hệ này trong tình hình kinh tế Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là:
- Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đưa ra các giải
pháp, chính sách giúp cho q trình chuyển dịch cơ cấu lao động được hiệu quả hơn,
đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


10

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động và các yếu tố tác
động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.
- Dựa trên các mơ hình kinh tế lượng, ước lượng tác động của các yếu tố đến
mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm
thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ
cấu lao động.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam đặt trong phạm vi 63 tỉnh thành.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
lao động qua các yếu tố tác động trong giai đoạn 1986-2020, các mơ hình định lượng
sẽ sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 2000-2018.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng, bao gồm:
- Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích thống kê.
- Sử dụng mơ hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các yếu tố đến quá
trình CDCC lao động.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu khoa học sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng, với các mơ hình kinh tế lượng được lựa chọn, kiểm định có độ tin cậy
cao để giải quyết một số vấn đề khoa học có ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực
tiễn như sau:
- Hệ thống hóa một số lý thuyết về CDCC và các yếu tố tác động đến quá trình
CDCCLĐ.
- Làm rõ thực trạng về quá trình CDCCLĐ ở Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới.


11


- Cung cấp các bằng chứng về thực nghiệm cho tác động của các yếu tố đến
CDCCLĐ ở Việt Nam.
- Khuyến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCLĐ ở Việt Nam theo
hướng hiện đại.
- Kết quả của đề tài có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý trong
việc điều chỉnh các chính sách cho CDCC. Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo hữu
ích cho sinh viên ngành Kinh tế đầu tư đối với học phần Kinh tế phát triển.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam giai đoạn 1986-2020
Chương 4: Tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động
1.1.1. Một số khái niệm
* Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ lao động được phân chia theo một tiêu thức kinh
tế nào đó (Theo Từ điển tiếng Việt)
Theo C.Mác, "sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"(C.Mác và

Ph.Ăngghen (2002), Toàn Tập, Tập 23).
Cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện tỷ lệ của một bộ phận
lao động nào đó trong tổng số lao động do các bộ phận đó hợp thành. Các nhà thống
kê và các nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội đã thống nhất một số tiêu chí phân loại cơ
cấu lao động, bao gồm cách phân loại: theo ngành kinh tế; theo thành phần kinh tế;
theo vùng kinh tế; theo khu vực nông thôn và thành thị; theo trình độ chun mơn, kỹ
thuật ,…Hoặc theo các tiêu chí phân loại khác phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Đặc trưng của cơ cấu lao động là về mặt số lượng lao động theo những tiêu chí
nhất định. Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo bên
trong của tổng thể lao động, phù hợp với yêu cầu tái sản xuất trong phạm vi ngành,
khu vực, đơn vị kinh tế dựa trên sự phát triển của quan hệ sản xuất. Có thể phân loại
cơ cấu lao động theo các tiêu chí: theo cơ cấu cung và cầu về lao động, theo ngành
kinh tế, theo vùng kinh tế, theo khu vực nông thơn – thành thị, theo độ tuổi, theo trình
độ, theo thành phần kinh tế,…
* Chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình tạo ra một cơ cấu lao động mới, biểu
hiện ra mối quan hệ tương quan mới giữa các bộ phận của nguồn lao động được sử
dụng vào sản xuất kinh doanh, là sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình tái sản
xuất.
Theo C. Mác “Sự phân công lao động trong cơng trường thủ cơng địi hỏi phải
có một sự phân cơng lao động đã phát triển đến một trình độ nào đó trong xã hội. Trái
lại, bằng cách tác động ngược trở lại, sự phân công lao động trong công trường thủ


13

công lại phát triển và nhân sự phân công lao động trong xã hội lên”(C.Mác và
Ph.Ăngghen (2002), Toàn Tập, Tập 23, n.d.)
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong
tổng thể lao động theo một khoảng thời gian nào đó. Chuyển dịch cơ cấu lao động là

q trình phân bổ, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm
mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để phát triển và tăng
trưởng kinh tế. Còn là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động về
lao động của các ngành diễn ra trong một không gian, thời gian và theo xu hướng nhất
định.
* Xu hướng chuyển dịch lao động
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
sự chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam. Bao gồm chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực, chuyển dịch cơ cấu lao động
giữa các thành phần kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất
lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong khoảng thời gian, không gian
khác nhau và theo một xu hướng nhất định. Nền kinh tế gồm có nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực kinh tế khác nhau và gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Các nhà
nghiên cứu chia ngành kinh tế thành 3 nhóm ngành lớn:


Nhóm I: Nơng – lâm – ngư nghiệp



Nhóm II: Cơng nghiệp – xây dựng



Nhóm III: Dịch vụ

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế luôn biến đổi không ngừng theo quy mô, tỷ
trọng lao động trong các ngành kinh tế. Chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch CCLĐ từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp sang

ngành công nghiệp – dịch vụ. Đây cũng là giải pháp giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình
tăng chất lượng nguồn lao động thông qua đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa thành thị và nơng thơn là lao động di cư có
thể là di cư nông thôn ra thành thị, thành thị về nơng thơn. Thị trường lao động nơng
thơn có xu hướng bị già hóa do lao động di chuyển (đặc biệt là lao động trẻ, lao động
nữ) từ khu vực nông thơn ra đơ thị; cơ cấu lao động có sự chuyển động rất chậm; kết
quả có sự tụt hậu đáng kể về thu nhập so với lao động khu vực thành thị và các dịch vụ


14

phục vụ sản xuất và đời sống con người. Các nhà nghiên cứu thường phân chia các
vùng nông thôn và thành thị dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội. Hiện Việt
Nam đang xảy ra mối tương quan giữa nông thôn – thành thị, nông thôn đang gánh
chịu các hệ lụy về sự giãn cách số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng việc
làm và thu nhập so với cả nước và khu vực thành thị. Các chính sách về thị trường lao
động khơng hỗ trợ sự di chuyển lao động giữa nông thôn - đô thị, nên đa số lao động
nông thôn di cư ra đơ thị cịn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế tiếp cận. Có thể hiểu đơn
giản nơng thơn là các làng quê, các thị trấn. Thành thị là các thị xã và các thành phố
lớn, có nhiều vùng cơng nghiệp tập trung.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế chia thành 3 khu vực: có
kinh tế nhà nước, kinh tế ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu
lao động nước ta hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực
có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Phát triển kinh tế là sự thay đổi cả về chất và về lượng của một nền kinh tế theo
xu hướng tích cực. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu
ngành kinh tế. Trong mỗi ngành cần phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt

được kết quả tốt nhất. Ngược lại, trong mỗi ngành phân bố và sử dụng nguồn lực
không hợp lý thì nền kinh tế sẽ đi xuống. Mà trong cơ cấu ngành kinh tế, yếu tố lao
động là một nguồn lực rất quan trọng, chính vì vậy phân bổ và sử dụng hiệu quả yếu tố
lao động cũng là một giải pháp tốt để giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.

1.1.2. Một số mơ hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu
1.1.2.1. Mơ hình hai khu vực của Arthur Lewis
Năm 1954, trong một bài báo có tựa đề “Phát triển kinh tế với nguồn cung lao
động không giới hạn” (Economic Development with Unlimited Supplies of Labour),
Arthur Lewis đã mô tả một cơ chế thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mơ hình Lewis hai
khu vực tập trung vào sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp
(Todaro và Smith, 2009). Mơ hình này trở thành lý thuyết chung về q trình phát triển
ở các nước đang phát triển với lao động thặng dư trong những năm 1960 và đầu những
năm 1970. Arthur Lewis mô tả sự phát triển kinh tế là kết quả của sự thay đổi cơ cấu
trong hai khu vực chính của nền kinh tế đang phát triển. Khu vực nông nghiệp truyền
thống, được đặc trưng bởi lực lượng lao động dồi dào, khơng có kỹ năng, những người
mà năng suất lao động cận biên (MPL) gần bằng 0 và khu vực hiện đại được đặc trưng
bởi mức lương cao hơn, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và năng suất biên của lao động
dương.


15

Khu vực nơng nghiệp
Giả định chính mà mơ hình hai khu vực đưa ra là sự tồn tại của nguồn cung lao
động không giới hạn với mức tiền công tối thiểu hay mức tiền công đủ sống cho người
lao động trong khu vực nông nghiệp. Đối với nhiều nước đang phát triển, giả định này
có thể rất gần với thực tế. Ví dụ, một quốc gia như Ấn Độ với dân số đông so với vốn
và tài nguyên thiên nhiên hạn chế, có nguồn lao động dồi dào với năng suất lao động
cận biên gần bằng 0 (Lewis, 1954).

Khu vực nông nghiệp, chủ yếu bao gồm các trang trại nhỏ thuộc sở hữu gia đình,
hoạt động cho mục đích phi thương mại. Ngồi ra, các thành viên gia đình là những
người lao động chính và trực tiếp tham gia trong quá trình sản xuất. Điều này ngụ ý
rằng cả lao động cần thiết để sản xuất lương thực và tiền công nhận được từ các sản
phẩm nông nghiệp được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong gia đình (Hendricks và
Kulkarni, 2008). Điều này dẫn đến năng suất cận biên rất thấp bởi vì mỗi đơn vị lao
động bổ sung khơng làm tăng năng suất của trang trại, dó đó làm giảm tiền cơng xuống
mức chỉ đủ để trang trải nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ví dụ, nếu có 10 người làm
việc trong lĩnh vực này để sản xuất 600 đơn vị thực phẩm, nhưng chỉ có 6 người trong
số họ thực sự cần thiết để sản xuất nó, 4 lao động bổ sung sẽ khơng tăng sản lượng và
do đó sẽ có sản phẩm cận biên bằng 0. Ngoài ra, bốn lao động bổ sung sẽ giảm mức
tiền cơng xuống mức chỉ đủ sinh hoạt phí (Hendricks và Kulkarni, 2008). Theo Lewis,
nếu 4 lao động làm thêm được chuyển đến làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, năng
suất cận biên của những cá nhân đó sẽ dương dẫn đến mức tiền công cao hơn mức để
trang trải nhu cầu thiết yếu. Năng suất cận biên dương sẽ giúp tăng tổng sản phẩm
quốc nội của quốc gia dẫn đến phát triển kinh tế (Hendricks và Kulkarni, 2008). Khu
vực truyền thống được minh họa trong Hình 1.1 dưới đây.
MPL
Đường cong MPL

0

N1

N2

Lao động có việc làm
Hình 1.1 Đường năng suất biên của lao động khu vực nơng nghiệp
Trong Hình 1.1, trục y biểu thị năng suất biên của lao động trong khu vực nông
nghiệp, trục x đại diện cho lao động có việc làm. Khu vực này được coi là có nguồn

cung lao động khơng giới hạn. MPL trong lĩnh vực này gần bằng khơng. Nói cách


Lao động có việc làm

Tổng
sản
phẩm
(TP)

16

khác, với sự gia tăng lao động từ N1 đến N2, sẽ khơng có ảnh hưởng đến tổng sản
phẩm. Lewis lập luận rằng khơng có lợi ích từ những người lao động dư thừa này
trong lĩnh vực nông nghiệp. Những người lao động dư thừa này không chỉ không hỗ
trợ trong tổng sản lượng, mà họ cịn đang làm giảm mức lương trong lĩnh vực nơng
nghiệp. Do đó, nếu số chênh lệch lao động giữa N2 và N1 có thể được chuyển đến khu
vực cơng nghiệp thì họ sẽ mang lại lợi ích trong tổng sản lượng.
Khu vực công nghiệp
Khu vực công nghiệp là một khu vực mà ở đó một quốc gia sử dụng nguyên liệu
thơ để sản xuất hàng hóa cho tiêu dùngTP1
hoặc sản xuất hơn nữa. Trong khu vực này,
mức lương cao hơn mức sinh hoạt phí tối thiểu, cơng nghệ sản xuất tiên tiến hơn và
năng suất biên của lao động (MPL) là dương. Khi nền kinh tế ở các quốc gia kém phát
triển bắt đầu phát triển, khu vực công nghiệp của họ tiếp nhận một dòng lao động từ
khu vực nơng nghiệp và tạo ra sự gia tăng nhanh chóng trong tổng sản phẩm do năng
suất lao động dương. Năng suất lao động dương gây áp lực cho ngành công nghiệp để
sử dụng nhiều lao động hơn, điều này làm tăng mức tiền cơng trong một nhóm lao
động thành thị mà ở đó lao động đang bị giới hạn. Từ đó sẽ khuyến khích lao động di
chuyển từ khu vực nông nghiệp nông thôn đến khu vực công nghiệp. Việc tăng tổng

sản phẩm do bổ sung lao động sản xuất sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Lewis lập luận
rằng các nhà tư bản công nghiệp tăng tái đầu tư lợi nhuận để cải thiện công nghệ hoặc
để mua tài sản vốn mới (Todaro và Smith, 2009). Với việc tái đầu tư vào kinh doanh,
sản xuất tiếp tục phát triển. Quá trình này cuối cùng sẽ dẫn đến sự cân bằng giữa các
khu vực nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời củng cố đa dạng hóa và GDP của nền
kinh tế (Hendricks và Kulkarni, 2008). Hình 1.2 là minh họa cho khu vực cơng nghiệp.

Hình 1.2 Đường cong tổng sản phẩm theo lao động


17

Trong Hình 1.2, trục y đại diện cho tổng sản phẩm (TP) và trục x đại diện cho lao
động có việc làm. Đường cong tổng sản phẩm tăng dần với mức độ tăng có xu hướng
giảm đồng nghĩa với việc giảm sản phẩm cận biên của lao động. Sản phẩm cận biên
của lao động (MPL) dương ở N2 và N3 - khu vực công nghiệp thu hút lao động từ khu
vực nông thôn với mức tiền công cao hơn, di cư bắt đầu và khi lao động có việc làm
tăng từ N2 lên N3 trong Hình 1.2, tổng sản phẩm sẽ tăng từ TP1 đến TP3. Tuy nhiên,
tổng sản phẩm sẽ tăng với tốc độ giảm do lợi nhuận biên giảm dần của lao động. Với
tổng sản phẩm tăng lên, nhà tư bản công nghiệp sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn, họ
đầu tư lại để cải thiện công nghệ của khu vực công nghiệp. Về lâu dài khi công nghệ
cải tiến, nó sẽ dịch chuyển đường cong tổng sản phẩm lên phía trên từ TP đến TP1
được hiển thị bằng đường đứt nét trong hình 1.2. Với lao động có việc làm ở mức N3,
nhưng do cơng nghệ cải tiến hơn, tổng sản phẩm tăng từ TP3 lên TP4. Tổng sản phẩm
tiếp tục tăng với công nghệ tốt hơn và phát triển kinh tế tiếp tục.
Chìa khóa cho sự phát triển kinh tế sau khi chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp phụ thuộc vào cách thức thặng dư được tạo ra bởi vốn sản
xuất được sử dụng. Một trong những giả định chính mà Lewis đưa ra trong khu vực
công nghiệp là lợi nhuận được tái đầu tư. Nếu giả định này là đúng, khu vực công
nghiệp sẽ mở rộng khi dung lượng vốn tăng. Việc tăng dung lượng vốn dẫn đến sự gia

tăng trong tổng sản lượng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Sự mở rộng này khuyến khích di
cư nhiều hơn từ khu vực nông nghiệp và kết quả là năng suất lao động cao hơn. Sự
hình thành vốn tiếp tục cho đến khi thặng dư lao động biến mất (Lewis, 1954). Cuối
cùng, thặng dư lao động nông thôn được hấp thụ vào khu vực công nghiệp và tăng
trưởng kinh tế được trải nghiệm với lợi ích cao hơn.
Những chỉ trích về mơ hình Lewis
Lewis dựa trên thành cơng của mơ hình hai ngành trong tăng trưởng của các
nước phương Tây. Nhiều nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, đã trải qua sự tăng
trưởng kinh tế khi chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công
nghiệp. Lao động trong khu vực nông nghiệp di cư đến các khu vực đô thị để làm việc
trong các ngành cơng nghiệp có mức lương cao hơn. Trong khi hiện tượng này hoạt
động hoàn hảo cho nhiều nước phương Tây thì cách thức tương tự khơng được áp
dụng cho nhiều nước đang phát triển. Lý do là nhiều nước đang phát triển không được
trang bị thể chế cho một sự chuyển đổi nhanh chóng. Ngay cả khi di cư nơng thôn thành thị diễn ra và lợi nhuận được tạo ra, hạn chế về chính trị và kinh tế ln ngăn
cản khu vực thành thị thành công.
Lewis giả định rằng lợi nhuận được tạo ra được tái đầu tư trở lại vào khu vực
này. Mơ hình bỏ qua thực tế là các nhà tư bản có thể đầu tư lợi nhuận vào các thiết bị


18

sản xuất hiện đại tiết kiệm lao động hơn là đầu tư trở lại vào tư bản hiện có. Chiến
lược này có thể có lợi cho các nhà tư bản vì nó làm giảm nhu cầu lao động. Ngồi ra,
do tính dễ bị tổn thương
của các tổ chức tài chính địa phương, các nhà tư bản có thể
TP4
quyết định đầu tư tiền của họ vào các nước phát triển Đường
dẫn đến
việc
thốt

cong
tổng
sản vốn.
phẩm Cuối
(TP)
cùng, lợi nhuận có thể được sử dụng trong tiêu dùng hàng loạt cao thay vì đầu tư trở
lại.
Giả định thứ hai mà
TP3Lewis đưaH ra là lao động thặng dư tồn tại ở khu vực nông
thôn trong khi việc làmTP2
đầy đủ được trải nghiệm ở khu vực thành thị. Khu vực nông
thôn ở nhiều nước đang phát triển có xu hướng dư thừa lao động nhưng chỉ theo mùa
TP1
N3
vụ. Trong mùa thu hoạch, phần lớnN2
lao động được tuyển dụng nên hầu như khơng có
dư thừa lao động. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất ít lao động nông thôn dư thừa ở
nhiều nước đang phát triển (Todaro và Smith, 2009).
0

Vấn đề thứ ba là giả định về một thị trường lao động cạnh tranh ở khu vực hiện
đại, đó là đảm bảo sự tồn tại của tiền lương thực tế ở đô thị không thay đổi cho đến khi
nguồn cung lao động dư thừa ở nông thôn cạn kiệt. Todaro và Smith (2009) chỉ ra một
đặc điểm nổi bật của thị trường lao động đô thị và xác định tiền lương trước những
năm 1980. Phân tích của họ cho thấy rằng ở nhiều nước kém phát triển, tiền lương có
xu hướng tăng đáng kể theo thời gian cả về mặt tuyệt đối và so với thu nhập trung bình
ở nơng thơn. Kết quả này vẫn đúng ngay cả khi có sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của khu
vực hiện đại và năng suất cận biên thấp hoặc bằng 0 trong nông nghiệp (Todaro và
Smith, 2009). Trong các quốc gia kém phát triển, sự tồn tại quyền thương lượng của
liên minh, hệ thống lương của công chức và hoạt động tuyển dụng của các tập đoàn đa

quốc gia có xu hướng phủ nhận các lực lượng cạnh tranh trong thị trường lao động của
khu vực hiện đại.
Mơ hình cũng bỏ qua thực tế rằng đơ thị hóa có thể dẫn đến các vấn đề xã hội mà
sẽ khó có thể tránh khỏi được. Nhiều quốc gia kém phát triển phải đối mặt với vấn đề
khu ổ chuột, tỷ lệ tội phạm cao vì lao động dư thừa q mức trong khu vực thành thị.
Mơ hình Lewis khơng nhìn vào các tác động tiêu cực của đơ thị hóa.
Mơ hình giả định rằng tất cả lợi nhuận được đầu tư vào khu vực hiện đại và
khơng có thay đổi công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Những điều này có thể đúng
trong những năm đầu sản xuất nơng nghiệp nhưng ngày nay nó khơng cịn phù hợp.
Cuộc cách mạng xanh (giữa thế kỷ 20 sau Thế chiến II), với việc sử dụng phân bón
cơng nghiệp và các cơng trình thủy lợi mới đã làm tăng đáng kể sản lượng nông
nghiệp của thế giới. Những biện pháp sản xuất mới này đã dẫn đến năng suất cận biên
dương trong lĩnh vực nông nghiệp.


19

Bất chấp những chỉ trích này, mơ hình hai khu vực của Lewis giải thích nền tảng
của việc di cư hàng loạt đến các khu vực đơ thị có thể được quan sát ở nhiều nước
đang phát triển. Nó chỉ ra các bước làm thế nào tăng trưởng kinh tế có thể đạt được sau
khi chuyển dịch từ nơng thơn sang khu vực thành thị. Mặc dù di cư đến thành thị đã có
những vấn đề xã hội tiêu cực, nhưng điều đó đã giúp phần lớn người dân trong lực
lượng lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp.

1.1.2.2 Mơ hình về các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Walt Rostow
Mơ hình về năm giai đoạn phát triển kinh tế được Rostow đề cập đến trong bài
báo ‘The Stages of Economic Growth’ được xuất bản trên tạp chí The Economic
History Review năm 1959. Sau đó, các giai đoạn phát triển này được hoàn thiện một
cách toàn diện trong một cuốn sách của ông, ‘The Stages of Economic Growth: A nonCommunist Manifesto’, xuất bản lần đầu năm 1960. Năm giai đoạn trong cuốn sách
của Rostow bao gồm: giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn

cất cánh, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn tiêu dùng cao. Theo Rostow, mỗi quốc
gia có thể được phân loại thuộc một trong các giai đoạn phát triển kinh tế này và trong
đó chỉ những quốc gia tiên tiến nhất mới có lịch sử phát triển qua tất cả năm giai đoạn.
Hình 1.3 thể hiện các giai đoạn phát triển theo thời gian.
Mức độ phát triển

Giai đoạn tiêu dùng cao (định hướng người tiêu dùng, hàng hóa lâu bền hưng thịnh, khu vực dịch v

Giai đoạn trưởng thành
(đa dạng hóa, đổi mới sáng tạo, ít phụ thuộc nhập khẩu, đầu tư)

Giai đoạn cất cánh
(cơng nghiệp hóa, tăng đầu tư, tăng trưởng vùng, thay đổi chính trị)
Giai đoạn chuyển tiếp
(chun mơn hóa, thặng dư, cơ sở hạ tầng)
Giai đoạn xã hội truyền thống (sinh kế, hàng đổi hàng, nơng nghiệp)
Thời gian

Hình 1.3 Sơ đồ 5 giai đoạn phát triển của Rostow
Giai đoạn xã hội truyền thống, đây là giai đoạn gắn liền với quốc gia chưa phát
triển mà phần lớn người dân làm nông nghiệp tự cung tự cấp và nhiều khoản đầu tư
được chuyển vào các dịch vụ hoặc hoạt động như quân sự và tôn giáo. Đối với


20

Rostow, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự lạc hậu về cơng nghệ, trong đó có sự bất
lực đối với tiến bộ cơng nghệ có hệ thống, điều này đặt ra giới hạn về mức sản lượng
có thể đạt được trên mỗi đầu người. Do sự kém hiểu biết về khoa học, con người trong
xã hội như vậy thường mơ hồ về thế giới vật chất, họ thường rơi vào tình trạng mê tín

và phủ nhận rằng con người có thể thay đổi điều kiện sống của mình. Trong suy nghĩ
của họ sẽ khơng thể khai phá để tìm ra cách thay đổi hoặc cải thiện phúc lợi của họ.
Họ tin rằng những thứ như hàng hóa ra đời bởi lực lượng thần thánh hơn là sự can
thiệp của con người hay sự khéo léo. Điều đó khơng có nghĩa là mức sản phẩm của
nền kinh tế của một xã hội như vậy là tĩnh mà được tăng lên do sự canh tác dư thừa
của đất đai để tăng sản phẩm nông nghiệp (Rostow, 1960). Các quốc gia cũng như
nông dân trong xã hội truyền thống nhận thức được các phương pháp thủy lợi khác
nhau và từng bước triển khai để cải thiện mức sản lượng nông nghiệp. Điều này có
nghĩa là trong xã hội truyền thống bao gồm một số đổi mới công nghệ nhưng chỉ tồn
tại trong cơ sở đặc biệt dành cho một mục đích cụ thể (Todaro và Smith, 2003). Ln
ln có một rào cản trong xã hội truyền thống không thể vượt qua hay khắc phục và
điều này là do thiếu kiến thức hoặc hạn chế trong ứng dụng và phát triển không ngừng
của khoa học và công nghệ hiện đại. Rostow (1960) giải thích rằng thương mại cũng
thường được thực hiện bằng hệ thống trao đổi hàng hóa và các hệ thống tiền tệ khơng
được phát triển do đó mức đầu tư là dưới 5% trong xã hội truyền thống. Ngồi ra, cịn
có một thách thức về sự thay đổi của quy mô dân số, chất lượng cuộc sống hay về sự
phát triển kinh tế xã hội do chiến tranh, nạn đói bởi mất mùa, động đất và dịch bệnh,…
Giai đoạn chuyển tiếp, là một giai đoạn trong quá trình chuyển đổi từ xã hội
truyền thống sang giai đoạn cất cánh, nền kinh tế đã trải qua quá trình thay đổi để xây
dựng các điều kiện cho tăng trưởng và cất cánh. Rostow (1960) khẳng định rằng
những thay đổi trong giai đoạn này được đặc trưng bởi sự phát triển ồ ạt của các ngành
công nghiệp khai thác, tăng sử dụng vốn trong nơng nghiệp, sự cần thiết của tài trợ bên
ngồi và tăng trưởng trong tiết kiệm và đầu tư. Nó cũng bao gồm các chiều hướng nhất
định có liên quan đến sự chuyển đổi này từ xã hội truyền thống thông qua các điều
kiện để bước sang thời kỳ cất cánh. Chẳng hạn, có sự chuyển đổi từ nơng nghiệp sang
xã hội công nghiệp hay chế biến chế tạo, thương mại và các hoạt động buôn bán khác
được mở rộng để tiếp cận không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế và
khơng có sự lãng phí tài nguyên, thặng dư đạt được bởi chủ sở hữu đất đai được sử
dụng để phát triển các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và chuẩn bị tự duy trì tăng
trưởng hay phát triển (Hollis và cộng sự, 1986). Đây là giai đoạn nơng nghiệp được

thương mại hóa và cơ giới hóa để mang lại sự tiến bộ và tăng trưởng công nghệ trong
các hoạt động khởi nghiệp. Trọng tâm chính của giai đoạn này là đảm bảo mức đầu tư
trên 5% thu nhập quốc dân tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các


21

hoạt động nơng nghiệp đóng một vai trị quan trọng trong quá trình chuyển đổi hay
phát triển.
Giai đoạn cất cánh, là giai đoạn chuyển đổi mang tính quyết định trong lịch sử
phát triển của mỗi quốc gia mà ở đó nó đi lên con đường tự duy trì tăng trưởng kinh tế.
Rostow (1956) giải thích cất cánh được định nghĩa là khoảng thời gian mà tốc độ đầu
tư tăng cùng với xu thế tăng sản lượng thực tế bình quân đầu người và mức tăng ban
đầu này mang theo những thay đổi căn bản trong kỹ thuật sản xuất và khuynh hướng
các dịng thu nhập kéo dài theo quy mơ đầu tư mới, nhờ vậy mà tiếp tục duy trì xu
hướng tăng sản lượng bình qn đầu người. Do đó, cất cánh được coi là một giai đoạn
có tiến bộ kỹ thuật đáng kể, được thể hiện và được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ
về tốc độ đầu tư, tạo ra động lực cho quá trình tự duy trì tăng trưởng liên tục. Sau khi
quá trình tự duy trì đạt được, tăng trưởng hay tiến bộ kinh tế trở thành một xu hướng
cũng như trạng thái tiêu chuẩn trong các xã hội này bởi vì những yếu tố ảnh hưởng
hoặc hạn chế tăng trưởng đã được loại bỏ. Theo Rostow giai đoạn cất cánh thường kéo
dài từ 20 đến 30 năm.
Để cố gắng đưa ra một định nghĩa chính xác hơn về giai đoạn cất cánh, Rostow
đưa ra ba điều kiện cơ bản:
(1) Gia tăng tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% đến 10% thu nhập quốc dân (hoặc tổng
sản phẩm ròng quốc gia (NNP);
(2) Một số khu vực sản xuất trọng yếu chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao;
(3) Sự tồn tại hoặc nổi lên nhanh chóng của khung khổ chính trị, xã hội và thể
chế, điều đó thúc đẩy sự mở rộng trong khu vực hiện đại và những ảnh hưởng nền kinh
tế bên ngoài tiềm năng của việc cất cánh (Rostow, 1960).

Khi xây dựng điều kiện đầu tiên, Rostow nỗ lực đưa ra bằng chứng định lượng
dựa trên các giả định rằng tỷ lệ vốn - sản lượng cận biên của một nền kinh tế trong giai
đoạn đầu phát triển kinh tế là 3,5: 1 và dân số tăng 1-1,5% mỗi năm. Trên cơ sở đó, để
tỷ lệ sản phẩm quốc dân rịng (NNP) bình quân đầu người được duy trì cần phải tiết
kiệm khoảng 3,5 - 5,25% NNP. Do đó, để NNP bình quân đầu người tăng trưởng với
tốc độ 2%, đầu tư (tiết kiệm) phải tăng lên khoảng từ 10,5 - 12,5% NNP. Theo các giả
định này, Rostow cho rằng “việc chuyển đổi từ tương đối trì trệ sang tăng đáng kể
NNP bình quân đầu người, trong điều kiện dân số đặc thù, đòi hỏi tỷ lệ sản phẩm quốc
gia được đầu tư phải di chuyển từ đâu đó trong vùng lân cận 5% đến 10%” (Rostow,
1960).
Liên quan đến điều kiện thứ hai, một điểm đặc trưng cho giải thích về việc cất
cánh của Rostow là vai trò trung tâm của các ngành mà ông gọi là “các ngành dẫn


22

đầu”, nó cung cấp động lực cho sự mở rộng tồn bộ trong cơng nghiệp chế biến chế
tạo hiện đại. Các ngành dẫn đầu trong mơ hình của Rostow cịn được gọi là “các ngành
tăng trưởng chính”, là những ngành “có khả năng đổi mới hoặc khai thác nguồn lợi
mới hay các nguồn tài nguyên cho đến nay chưa được khai thác” cũng như “mang lại
tốc độ tăng trưởng cao”.
Giai đoạn trưởng thành, giai đoạn cất cánh dẫn đến giai đoạn trưởng thành là
một “khoảng thời gian dài được duy trì liên tục cho dù sự phát triển có dao động, vì
nền kinh tế đang phát triển thường xuyên thúc đẩy mở rộng cơng nghệ hiện đại trên
tồn bộ các hoạt động kinh tế của nó” (Rostow, 1960). Trong giai đoạn này, tăng
trưởng kinh tế được coi là duy trì liên tục trong đó tỷ lệ đầu tư nằm trong khoảng từ
10% đến 20% thu nhập quốc dân và sản lượng bình quân đầu người tăng ổn định với
tốc độ tích cực. Nó được đặc trưng bởi sự lan rộng của công nghệ tiên tiến nhất từ một
“tổ hợp công nghiệp tương đối hẹp” đến các ngành công nghiệp hiện đại khác gắn kết
với việc mở rộng thường xuyên của khu vực chế biến chế tạo. Điều này gắn liền với sự

thay đổi cấu trúc đang diễn ra “với việc tập trung động lực ở các lĩnh vực chủ lực hiện
đại để thay thế các lĩnh vực chủ lực đã lạc hậu của thời kỳ cất cánh” (Rostow, 1960).
Cùng với đó, ở thời kỳ này nền kinh tế đã khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế
quốc tế và những hàng hóa được nhập khẩu trước đây bắt đầu được sản xuất tại địa
phương, các yêu cầu mới về nhập khẩu được mở rộng (Todaro và Smith, 2003). Dựa
trên bằng chứng lịch sử, Rostow cho rằng giai đoạn trưởng thành, một giai đoạn mà
“xã hội đã áp dụng hiệu quả trình độ cơng nghệ hiện đại vào hầu hết nguồn lực của
mình”, thơng thường mất 60 năm sau khi giai đoạn cất cánh bắt đầu (Rostow, 1960).
Giai đoạn tiêu thụ cao, ở đó các khu vực dẫn đầu chuyển hướng sang các hàng
hóa tiêu dùng lâu bền và dịch vụ xã hội. Nó đánh dấu một giai đoạn phát triển trong đó
mức sống tăng lên với số đơng dân số và hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ được sản xuất
trên quy mô lớn. Preston (1988) khẳng định rằng giai đoạn này gắn liền với mức sản
lượng cao, mức tiêu thụ hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng và gia tăng việc làm trong
các lĩnh vực dịch vụ. Nó được đặc trưng bởi sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người,
thay đổi cơ cấu lực lượng lao động bao gồm cả những người làm việc trong văn phòng
hay nhà máy và gia tăng mong muốn được hưởng lợi từ thành quả tiêu dùng của một
nền kinh tế trưởng thành. Gustav (1964) cho biết thêm, do những thay đổi kinh tế, xã
hội khơng cịn chấp nhận sự mở rộng hơn nữa công nghệ hiện đại như một mục tiêu
quan trọng nhưng tăng cường phân bổ cho các hoạt động xã hội khác. Trong giai đoạn
tiêu dùng cao này, xã hội có thể lựa chọn giữa tập trung vào các vấn đề quân sự và an
ninh, về các vấn đề bình đẳng và phúc lợi hoặc phát triển những thứ xa xỉ cho giới
thượng lưu. Mỗi quốc gia trong bối cảnh này chọn lựa sự cân bằng cho bản thân họ


23

giữa các mục tiêu này. Họ mong muốn phát triển một xã hội bình đẳng và mỗi quốc
gia trong giai đoạn này tìm cách xác định tính độc đáo của mình và các yếu tố ảnh
hưởng đến điều đó là các cấu trúc chính trị, địa lý và văn hóa cũng như các giá trị hiện
diện trong xã hội của quốc gia đó.

Như vậy, theo lý thuyết của Rostow thì đa phần các quốc gia đang phát triển và
đang trong q trình cơng nghiệp hóa là ở trong khoảng giai đoạn chuyển tiếp và cất
cánh. Các quốc gia ở mỗi giai đoạn sẽ đặc trưng bởi một cơ cấu ngành tương ứng, nó
thể hiện bản chất sự phát triển ở giai đoạn đó. Cơ cấu ngành ứng với từng giai đoạn
theo thứ tự là thuần túy nông nghiệp, nông nghiệp – công nghiệp, công nghiệp – nông
nghiệp – dịch vụ, công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, dịch vụ - công nghiệp.
Lý thuyết các giai đoạn tăng trưởng của Rostow cũng gặp phải những chỉ trích,
Gunar Mydral (1967) đã lập luận rằng khơng thể có một chuỗi các sự kiện chắc chắn
được mô tả là các giai đoạn tăng trưởng liên tiếp. Theo ông, tăng trưởng kinh tế là kết
quả của một số chính sách kinh tế nào đó được thông qua chứ không phải là ngược lại.
Tương tự như vậy, Meier lập luận rằng các giai đoạn trong lịch sử tăng trưởng kinh tế
không thể được khái quát hóa từ thực tiễn phát triển của một số quốc gia châu Âu như
Rostow đã làm. Meier nhấn mạnh “cách tiếp cận giai đoạn là sai lệch khi họ xem xét
một quan niệm tuyến tính về lịch sử và ngụ ý rằng tất cả các nền kinh tế có xu hướng
đi qua cùng một chuỗi các giai đoạn. Mặc dù một trình tự cụ thể có thể phù hợp rộng
rãi với thực tế lịch sử của một số nền kinh tế, nhưng khơng có trình tự nào phù hợp với
lịch sử của tất cả các quốc gia. Việc xác nhận rằng mọi nền kinh tế luôn tuân theo cùng
một quá trình phát triển với một quá khứ chung và cùng một tương lai là đánh giá quá
mức các lực lượng phát triển phức tạp, và đưa ra chuỗi các giai đoạn một cách chung
chung khơng chính đáng”.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Nghiên cứu lý thuyết
Con đường phát triển kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền
kinh tế quốc dân. Tăng trưởng kinh tế được đặc trưng bởi các mơ hình thay đổi tỷ
trọng của các ngành khác nhau trong thu nhập quốc gia và lực lượng lao động. Sự
chuyển đổi cơ cấu phổ biến nhất trong lịch sử, cũng như trong sự phát triển kinh tế của
các quốc gia, đã được đề cập đến trong các tác phẩm của Fisher (1939), Clark (1940),
Kuznets (1973), Chenery và Syrquin (1975). Các nghiên cứu mơ tả sự dịch chuyển từ

hình thái nơng nghiệp chiếm tỷ trọng ưu thế sang công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế
đối với cả sản phẩm quốc dân và lực lượng lao động.


24

Kuznets chứng minh rằng tăng trưởng liên quan đến sự thay đổi trong thành phần
ngành do các yếu tố cung và cầu. Fisher và Clark cho rằng tính co giãn của cầu theo
thu nhập cho sản phẩm nông nghiệp là thấp, với mức tăng thu nhập, nhu cầu về các
sản phẩm giảm tương đối; mặt khác, độ co giãn thu nhập cho khu vực cơng nghiệp cịn
cao và khu vực dịch vụ còn cao hơn. Kết quả là nhu cầu về hàng hóa cơng nghiệp tăng
lên, và sau khi đạt mức thu nhập hợp lý, nhu cầu về dịch vụ tăng mạnh. Do đó, tỷ
trọng của các ngành khác nhau trong sản phẩm quốc dân được xác định bởi sự thay đổi
trong mơ hình nhu cầu cho phù hợp. Về phía cung, nơng nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào
một yếu tố sản xuất cố định, đó là đất đai, điều này phải đối mặt với một giới hạn về
sự tăng trưởng của nó bởi quy luật lợi tức giảm dần. Mặt khác, công nghiệp cung cấp
phạm vi rộng lớn cho việc sử dụng vốn và cơng nghệ, do đó làm tăng năng suất của
nó. Mặc dù sự co thắt cung lao động có thể hạn chế sự mở rộng của ngành cơng nghiệp
nhưng có thể khắc phục nó bằng cách đưa ra các thay đổi về công nghệ. Điều tương tự
cũng áp dụng cho khu vực dịch vụ nơi mà việc ứng dụng cơng nghệ dường như có
phạm vi lớn hơn nhiều. Clark đã đồng ý rằng cầu cuối cùng sẽ ngày càng chuyển sang
dịch vụ, nhưng sự dịch chuyển lực lượng lao động diễn ra do năng suất cao của khu
vực sản xuất và dịch vụ. Kuznets (1973) cũng cho thấy sự co giãn của cầu theo thu
nhập là lý do chính cho sự thay đổi cơ cấu kinh tế, nhưng thừa nhận rằng các yếu tố
khác như, công nghệ và thể chế cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
những thay đổi này.
Về phía cung, vai trị chính của khu vực sản xuất được Kaldor giải thích thơng
qua ba luật nổi tiếng của ơng, nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng công
nghiệp và tăng trưởng GDP, giữa tăng trưởng sản lượng công nghiệp và tăng trưởng
năng suất trong công nghiệp và giữa tốc độ tăng trưởng công nghiệp và tăng trưởng

năng suất trong các lĩnh vực khác. Theo ông, tăng trưởng của dịch vụ đã được tạo ra
bởi cả hai yêu cầu mở rộng khu vực công nghiệp và mức tăng thu nhập.
Khi những thay đổi cơ cấu trong sản lượng quốc gia đi cùng với sự tăng trưởng
kinh tế, một sự thay đổi tương tự cũng được trông đợi trong việc làm. Do đó, với việc
giảm tỷ trọng của sản lượng nơng nghiệp, giảm việc làm nơng nghiệp cũng có thể xảy
ra do chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang cơng nghiệp (giai đoạn chuyển đổi
đầu tiên) và sau đó là dịch vụ (được coi là giai đoạn tiếp theo của sự chuyển đổi).
Giai đoạn đầu của sự chuyển đổi có thể được hiểu theo lý thuyết phổ biến về
nguồn cung lao động không giới hạn do Lewis (1954) đưa ra, trong đó ơng đưa ra ví
dụ về nền kinh tế nhị nguyên được đặc trưng bởi khu vực công nghiệp hiện đại, nơi
sản xuất liên quan đến việc sử dụng vốn và lao động, nông nghiệp chỉ sử dụng lao
động và các công cụ đơn giản và tài nguyên thiên nhiên. Lao động trong khu vực hiện


25

đại được làm việc trong nền tảng tiền lương thường xuyên, trong khi lao động trong
khu vực truyền thống chủ yếu là làm việc cho chính họ. Trong khu vực hiện đại, các
nhà đầu tư tư bản tổ chức sản xuất thu lợi nhuận và tiết kiệm một phần để thực hiện
đầu tư trong tương lai, trong khi đó nhà sản xuất trong ngành truyền thống là theo định
hướng tự cung tự cấp và không tiết kiệm hoặc đầu tư. Đặc biệt, hàng hoá vốn chỉ được
sản xuất trong khu vực hiện đại trong khi các hàng hóa cơ bản như thực phẩm thường
chỉ được sản xuất trong khu vực truyền thống. Ngành truyền thống là nguồn dự trữ lao
động dư thừa theo nghĩa là một phần lực lượng lao động hiện có có thể được chuyển
sang khu vực hiện đại mà không làm giảm sản lượng trong khu vực truyền thống. Điều
này dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế chỉ xảy ra trong khu vực hiện đại do sử dụng tích
lũy vốn, dẫn đến tăng trưởng việc làm. Tăng trưởng việc làm chỉ có thể xảy ra trong
khu vực hiện đại, nơi người lao động được trả lương. Mức lương thực trong khu vực
hiện đại cao hơn đáng kể so với mức thu nhập thực tế trung bình của người lao động
trong các ngành truyền thống. Điều này là khả thi bởi thực tế là sản lượng trên mỗi lao

động cũng cao hơn đáng kể trong khu vực hiện đại so với ở khu vực truyền thống cho
một mức tiền lương nhất định. Trong những trường hợp này, việc chuyển dịch lao
động từ truyền thống sang hiện đại không chỉ làm giảm lao động dư thừa trong nền
kinh tế mà còn làm tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Quá trình
này được tiếp tục đến khi đạt được một điểm mà ở đó khơng cịn dư thừa lao động
trong khu vực truyền thống. Chính ở thời điểm này - gọi là “điểm ngoặt Lewis” - việc
thu hồi lao động từ khu vực tự cung có thể khơng cịn xảy ra mà khơng có sự suy giảm
trong sản xuất nơng nghiệp. Do đó, khu vực hiện đại sẽ phát triển cùng với sự chuyển
đổi của nền kinh tế từ nền kinh tế truyền thống sang một nền cơng nghiệp hóa hơn.
Sau giai đoạn đầu tiên của sự chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang lĩnh
vực công nghiệp hiện đại, giai đoạn chuyển dịch tiếp theo bắt đầu bằng việc tăng tỷ
trọng việc làm trong khu vực dịch vụ. Các nhà kinh tế khác nhau đã đề cập đến những
thay đổi như vậy. Fisher lập luận rằng khu vực dịch vụ là “xa hoa” với độ co giãn thu
nhập cao hơn một, và do đó, ở mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ chi tiêu được hấp thụ ngày
càng tăng, dẫn đến tỷ trọng dịch vụ cao trong sản lượng và lực lượng lao động. Clarke
lập luận rằng nhu cầu về hàng hoá sản xuất bão hoà và với sự suy giảm liên tục trong
cầu của hàng hóa nơng nghiệp, cầu về dịch vụ gia tăng. Các nhà kinh tế học sau đó
như Bamoul (1967) và Fuchs (1968) thấy sự gia tăng tỷ trọng của dịch vụ trong việc
làm chủ yếu do sự khác biệt về năng suất giữa ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, sự
dịch chuyển cầu chỉ đóng vai trị nhỏ bé. Tăng tỷ trọng lao động dịch vụ cũng được
giải thích trong những gì được coi là thay đổi trong “sự phân chia lao động liên
ngành”. Công nghiệp đã tăng cường sử dụng các dịch vụ như đầu vào trung gian và
nhiều q trình và hoạt động có tính chất “dịch vụ” được thực hiện bởi các công ty sản


×