Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, VẬN DỤNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CHI BỘ CƠ QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.51 KB, 15 trang )

MBT
H
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN BÀI THU HOẠCH:
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH, VẬN DỤNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CHI
BỘ CƠ QUAN

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG

2

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN



2

2.1.1. Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
2.1.2. Vai trị, vị trí của đạo đức cách mạng

2

4

2.1.3 Những phẩm chất đạo đức cơ bản 5
2.1.4. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

6

2.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TẠI CHI BỘ CƠ QUAN

7

2.2.1. Thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên học tập và làm
theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh 7
2.2.2. Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ,
đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh 8
2.3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TẠI CHI BỘ CƠ QUAN
9
PHẦN III: KẾT LUẬN

12



3
Phần I: MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta,
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng đầy nhiệt huyết, gian khổ, hết lịng vì nước, vì dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân ta một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao
cả. 91 năm qua, tư tưởng của người luôn luôn soi đường, chỉ lối cho cách mạng
Việt Nam, cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Vì vậy, Đảng cộng
sản Việt Nam đã khẳng định cùng với Chủ nghĩa Mác -Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng Việt Nam.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, luật pháp ngày càng đầy đủ hơn, chặt chẽ,
nhưng điều tiết mọi hành vi thì đâu chỉ có luật pháp. Hồ Chí Minh bao giờ cũng
chú ý cả “đức trị” và “pháp trị”, xử lý mọi cơng việc phải vừa có lý, vừa có tình,
ngay cả trong việc căn dặn hậu thế giải quyết sự bất đồng trong phong trào cộng
sản và cơng nhân quốc tế, khơi phục tình đồn kết giữa các đảng cộng sản anh em,
Bác cũng nhắc tới điều đó. Để thực hiện tốt luật pháp hay để làm tốt bất kỳ việc gì
đi chăng nữa thì trước hết vẫn cần cái đức.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức đặc biệt là cán bộ,
đảng viên đều có ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế cơ quan. Trong lao
động, học tập và rèn luyện cần tích lũy kinh nghiệm, tiết kiệm chi phí, ln gương
mẫu nêu gương trong thực hiện nhiệm vụ, liêm khiết trong thực thi cơng vụ.
Bên cạnh đó, cũng cịn một số ít cán bộ, đảng viên cịn ngại học tập, tránh
việc khó, chọn việc dễ, ý thức tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm còn hạn chế.
Để làm rõ thêm nội dung, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vận dụng phân tích thực trạng tại
Chi bộ cơ quan” làm bài thu hoạch hết môn.



4
Phần II: NỘI DUNG
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN
2.1.1. Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
* Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt chú trọng tới đạo đức cách mạng. Người
quan tâm một cách nhất quán, xuyên suốt từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến tận
cuối đời. Bắt đầu sự nghiệp cách mạng, việc Người làm trước tiên là giáo dục lý
tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, thanh niên,
quần chúng nhân dân.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp những giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại; truyền thống với hiện đại; phương
Đơng và phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hình thành bắt nguồn từ nguồn gốc:
Thứ nhất, bắt nguồn từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước hết là
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, lấy đạo đức truyền thống và lấy chủ nghĩa yêu nuớc
làm đầu. Từ tinh thần yêu nước sẽ lan tỏa, nảy sinh các đức tính khác như thương
người, tương thân, tương ái; cần cù, anh hùng, lạc quan sáng tạo vì nghĩa.
Thứ hai, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, truyền thống và hiện đại: Trong
văn hoá phương Đơng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kế thừa và phát triển
những nhân tố tích cực của Nho giáo. Trong các tác phẩm bài viết, bài nói của
mình, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến khái niệm phạm trù, mệnh đề của Nho
giáo. Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của người khơng phải là những giáo
điều trong “tam cương”, “ngủ thường”, đạo “tu thân”… của các nhà hiền triết
phương Đơng được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng. Song trong khi vận dụng
những yếu tố tích cực của Nho giáo, người cũng đồng thời phê phán, loại bỏ
những yếu tố tiêu cực của học thuyết đó. Tư tưởng đạo đức của Bác thống nhất
giữa nhận thức với hành động, nói đi đơi với làm, lý luận với thực tiễn, đạo đức
với cuộc sống.



5
Thứ ba, tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh có nguồn gốc từ Chủ nghĩa Mác- Lê
Nin: Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin”. Luận cương đã giải đáp
trúng những vấn đề mà Bác đang trăn trở, tìm hiểu bấy lâu nay, giúp người thấy
rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Người nói: “Muốn cứu
nước giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ
sản”. Người đã tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác - Lê Nin “cái cần thiết” và “con đường
giải phóng chúng ta” là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá trình hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã cung cấp cho Hồ Chí
Minh thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng khoa học và cách
mạng để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích luỹ kiến thức tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn. Chính Chủ nghĩa Mác -Lê Nin đã giúp người vượt hẳn
lên phía trước so với những người yêu nước đương thời, khắc phục cuộc khủng
hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, vạch ra con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc đúng đắn bằng con đường cách mạng vơ sản. Đạo đức Hồ Chí Minh là
đạo đức cộng sản chủ nghĩa nhưng rất Việt Nam cả về nội dung lẫn hình thức. Đó
là sự kết hợp sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin với truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
* Bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Đạo đức Hồ Chí Minh mang bản chất giai cấp cơng nhân. Đó là đạo đức
mới, đạo đức cách mạng, khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức phong kiến. Đạo
đức mới là đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh
vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người. Đạo
đức đó có sự kết hợp đạo đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.
* Về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Thể hiện sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức. Sự thống nhất đó bắt

nguồn từ bản chất của cách mạng vô sản, là cơ sở của những hành động cách
mạng. Nó thể hiện sâu sắc ở phẩm chất, nhân cách của người cán bộ cách mạng.
Bởi vậy, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức và tạo nên những nhân cách mẫu
mực; tự giác giáo dục và rèn luyện bản thân, kết hợp lòng yêu nước chân chính với


6
tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng,… là những nhiệm vụ thường xuyên của người
cách mạng.
Thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, lý luận và thực tiễn, nói
và làm. Người dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân và chính Người là tấm gương sáng
về nói đi đơi với làm, nói ít làm nhiều, và nhiều khi giáo dục đạo đức chỉ bằng
hành động, việc làm.
Thể hiện sự thống nhất giữa đức với tài, theo Bác, người cán bộ, đảng viên
khơng chỉ cần có cả đức lẫn tài, mà trong đức có tài, trong tài có đức, tài càng cao
đức càng phải lớn. Sự thống nhất giữa đức với tài bắt nguồn từ nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người là sự
nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ, nặng nề, cuộc chiến đấu khổng lồ.
Đạo đức Hồ Chí Minh thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời
thường. Đạo đức đời thường là những hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày,
trong lao động, học tập, công tác; trong ứng xử với mọi người xung quanh, với cấp
trên, cấp dưới, với nhân dân, bè bạn...
Đạo đức Hồ Chí Minh thống nhất giữa đạo đức và pháp luật. Hồ Chí Minh
ln đặt lên hàng đầu việc giáo dục đạo đức, giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy
bảo con người, nhưng khơng loại trừ việc xử phạt. Bởi vì, “nếu nhất luật khơng xử
phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất toàn diện. Người bàn đến việc rèn luyện,
tu dưỡng, xây dựng đạo đức trong mọi môi trường như gia đình, cơng sở, xã hội.
Hồ Chí Minh coi gia đình là tế bào của xã hội, người là gốc của làng nước. Nếu
mọi người đều cố gắng thì nhất định dân tộc sẽ phú cường.

2.1.2. Vai trị, vị trí của đạo đức cách mạng
* Vai trò của đạo đức cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giữ một vai trị hết sức quan trọng.
Nó là động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn và khi cách mạng thắng lợi. Nhờ
có đạo đức mà “thắng khơng kiêu, bại khơng nản”. Nhờ có đạo đức cách mạng
mà những người cách mạng vượt qua được cú sốc “kiêu ngạo cộng sản”. Theo Hồ
Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại, cũng


7
khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình
cũng khơng tiếc. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành cơng vẫn
hịa mình với nhân dân, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hồn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ khơng kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, khơng hủ hóa.
* Vị trí của đạo đức cách mạng
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh khơng chỉ đạt được các mục tiêu về kinh
tế, chính trị, mà cịn phải thấm nhuần sâu sắc các giá trị về xã hội, văn hóa, đạo
đức, nhân văn. Chủ nghĩa xã hội phải là một chế độ công bằng, dân chủ, văn
minh, có quan hệ tốt đẹp giữa con nguời với con người; chính sách xã hội được
quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống lành mạnh. Bởi vì con người xã hội chủ
nghĩa vừa là động lực vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là những con
người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí cơng
vơ tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật; nhạy bén với cái mới và sáng tạo.
2.1.3. Những phẩm chất đạo đức cơ bản
* Trung với nước, hiếu với dân
“Trung với nước, hiếu với dân” là phải quyết tâm, suốt đời, hết lòng, hết sức
phụng sự cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng dân, tin dân, học dân, hỏi
dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân, hịa mình với quần

chúng nhân dân thành một khối; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; quan tâm dân
quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận; làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Cần cịn là kiên trì, bền bỉ, dẻo dai trong mọi cơng việc. Đó là đức tính kiên
tâm, quyết tâm làm bằng được những việc mà mình coi là đúng. Cần cịn là tăng
năng suất lao động, là làm việc có hiệu quả, có kết quả tốt. Không phải cứ làm
hùng hục là siêng năng, tích cực, là Cần.
Kiệm trước hết là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí. Thời của Hồ Chí
Minh sống và hoạt động, đất nước Việt Nam còn quá nghèo, hầu như khắp hàng
chục năm đất nước phải cầm súng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ và giải phóng,
thống nhất Tổ quốc. Đó là những năm tháng gạo châu củi quế, mọi người phải
thắt lưng buộc bụng dồn sức tất cả vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Khi đó,
tiết kiệm là một chủ trương và biện pháp hữu hiệu trong mọi hành xử của con


8
người và tổ chức. Những cái gì liên quan đến cái ăn, nhất là lúa gạo, liên quan đến
tiền là phải dè chừng.
Liêm là không tham lam, là liêm khiết, trong sạch. Hồ Chí Minh dẫn cả Nho
giáo để nói về điều này. Bác bảo rằng, người mà không liêm thì khơng bằng con
vật, do đó, liêm chính là thước đo tính người. Bác lại nói: một dân tộc biết cần,
kiệm, liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc
văn minh, tiến bộ”.
Chính có nghĩa là thẳng thắn, là khơng tà, là việc gì mà tốt thì dù nhỏ cũng cố
làm, việc gì mà xấu thì dù nhỏ cũng cố tránh. Muốn chính thì, như Hồ Chí Minh
viết: “phải có cơng tâm, có cơng đức. Chớ đem của cơng dùng vào việc tư. Chớ
đem người tư làm việc cơng. Việc gì cũng phải cơng bình, chính trực, khơng nên
vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư ốn. Mình có quyền dùng người thì phải dùng
những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức
nọ, chức kia. Chớ vì sự mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải

trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh”.
Chí cơng vơ tư, Đây là một yêu cầu nữa đối với đạo đức của người cách
mạng, nó trái ngược với chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá
nhân như là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt các căn bệnh khác. Nếu cuộc sống bị chủ
nghĩa cá nhân hồnh hành thì đạo đức bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Do
đó, nhiều người bị sa vào tham ơ, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, thích địa
vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc
đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, quan liêu. Những nơi bị chủ nghĩa cá nhân
xâm hại thì xẩy ra mất đồn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách
nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
* Yêu thương con người
Đây là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ của mỗi người đối với
người khác. Thương yêu, quý trọng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh ln
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, biến thành hành động cụ thể,
tức là tình thương yêu con người dành cho con người đang sống thực trên đời này,
bị áp bức, đói nghèo, bệnh tật…
* Tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần quốc tế là một phẩm chất đạo đức bắt nguồn từ bản chất của giai
cấp công nhân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước nhiệt


9
thành, một chiến sĩ quốc tế vĩ đại. Người không chỉ giáo dục tinh thần quốc tế
trong sáng, thủy chung mà còn là hiện thân của tinh thần quốc tế, kết hợp chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
2.1.4. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
* Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Mỗi người phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày, bền bỉ suốt đời, gắn
với thực tiễn cách mạng. Bởi vì, dù cơ chế, bộ máy tốt mà con người cố tình xun

tạc thì khơng cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực, thậm chí thành cơng cụ
của cái ác.
* Nêu gương đạo đức
Bản thân mỗi chúng ta phải nêu gương đạo đức nói thì phải làm, nói đi đơi
với làm, trong công việc những lý luận học được khi áp dụng phải gắn với thực
tiễn, những việc làm thiết thực hiệu quả giúp dân, giúp nước, khơng ngại khó, ngại
khổ.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta làm gương ở nhiều môi trường và cấp độ khác
nhau. Trong mọi biểu hiện làm gương thì người đứng đầu, cán bộ chủ chốt giữ một
vai trò rất quan trọng. Muốn hướng dẫn cấp dưới và nhân dân thì mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước.
* Xây đi đôi với chống
Trong thời chiến, chúng ta thường xuyên phải chống lại ba kẻ địch: bọn đế
quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch
to; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy “đạo đức cách mạng là vơ luận
trong hồn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn
cảnh giác, sằn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, khơng chịu cúi đầu”
Trong thời bình, đất nước ổn định về chính trị, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức
có trách nhiệm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ
chủ yếu và lâu dài, để kiến tạo một nền đạo đức mới ở Việt Nam, xây dựng một xã
hội mới với những con người có đạo đức, lối sống văn minh, hiện đại.


10
2.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO
ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TẠI CHI BỘ CƠ QUAN
2.2.1. Thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên học tập và
làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh
Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, Chi bộ Văn phịng Đồn ĐBQH và
HĐND tỉnh luôn triển khai cho tất cả đảng viên Chi bộ thực hiện Nghị quyết

Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ln qn triệt
thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với
việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong q trình thực hiện, Chi bộ luôn theo dõi,
kiểm tra giám sát để sớm phát hiện đảng viên có biểu hiện suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hố" để có
biện pháp uốn nắng, chấn chỉnh kịp thời.
Hàng tháng các đảng viên tự kiểm điểm bản thân trong việc thực hiện nhiệm
vụ được giao và nội dung đăng ký, cam kết thực hiện nghị quyết, chỉ thị của đảng,
nội dung đăng ký học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chi ủy Chi
bộ nhận xét đánh giá hàng tháng vào sổ rèn luyện của từng đảng viên, trong quá
trình rèn luyện nếu thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm sẽ đưa ra Chi bộ góp ý
chấn chỉnh kịp thời.
Trong sinh hoạt Chi bộ định kỳ, Chi bộ phân công đảng viên kể mẫu chuyện
về Bác, nội dung các mẫu chuyện được chọn lọc gắn với thực tiễn công tác tại cơ
quan, hướng cho đảng viên cách thức làm việc cần mẫn, tiết kiệm thời gian và cơ
sở vật chất, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ nêu gương để quần
chúng noi theo. Qua mỗi mẫu chuyện từng đảng viên trong chi bộ thảo luận và rút
ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, tự xem xét lại phương pháp làm việc, cách
thức ứng xử với mọi người, cách bố trí thời gian, cơng việc hợp lý, cách sử dụng
hiệu quả các trang thiết bị…để công tác tham mưu, phục vụ và điều hành công
việc được tốt hơn.


11

Đối với các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo Đồn ĐBQH, lãnh đạo HĐND
tỉnh ln gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí như bố trí lịch họp
hợp lý và cần thiết, không dùng xe công để sử dụng vào việc riêng, kinh phí hoạt
động được cơng khai minh bạch, sử dụng đúng mục đích và theo quy định; Trong
công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ luôn công tâm, khách quan, thực hiện
đúng theo quy trình 5 bước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn cần mẫn, xử
lý hết việc, không quản ngại giờ giấc.
2.2.2. Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cán
bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh
tại cơ quan
Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm
nêu gương trong học tập và làm theo Bác, phải làm gương thường xuyên từ việc
nhỏ đến việc lớn, thực hành tiết kiệm, nói đi đơi với làm. Đối với mình, phải
khơng tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm
điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình
như rửa mặt hàng ngày. Đối với mọi người, phải giữ thái độ chân thành, khiêm
tốn, đồn kết, thật thà, khơng dối trá, lừa lọc, ln khoan dung, độ lượng. Đối với
việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng", đặt lợi
ích quốc gia dân tộc, của tập thể và của nhân dân lên trên hết, trước hết. "Cán bộ
và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương "cần kiệm liêm
chính", khơng xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải
chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ơ, lãng phí.
Thứ hai, Lãnh đạo cơ quan là những cán bộ, đảng viên có chức vụ cao, vì thế
phải ln nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm
việc, học tập, sinh hoạt trước cán bộ, đảng viên tại cơ quan. Luôn thể hiện được tư
tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,
dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
Thứ ba, để nêu gương có hiệu quả, mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu
phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và năng lực để mọi người noi
theo. Cần phải xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng những tấm gương điển hình tiên

tiến trong hoạt động thực tiễn tại cơ quan. Luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân


12
chủ, khách quan, công tâm, công khai, chống bè phái. Không ngừng học tập, tu
dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, mẫu mực về nhân cách, lối sống;
trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không tham nhũng, khơng bị chi phối
bởi lợi ích nhóm, khơng để người nhà, người thân lợi dụng vị trí cơng tác để vụ
lợi. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy
sai phải quyết liệt đấu tranh.
Thứ tư, nêu gương của cán bộ, đảng viên về học tập và làm theo Bác phải
thông qua hoạt động thực tiễn, bằng hoạt động thực tiễn để phát hiện, bồi dưỡng
và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Thông qua hoạt động thực tiễn và bằng hoạt
động thực tiễn sẽ xuất hiện, phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến mới,
những việc làm tốt, cách làm hay.
2.3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TẠI CHI BỘ CƠ
QUAN
Để cán bộ, đảng viên làm việc trong cơ quan học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tốt hơn trong thời gian tới, bản thân học
viên đề ra các giải pháp sau:
* Đối với Tổ quốc
Chi bộ thường xuyên giáo dục tư tưởng đảng viên luôn luôn trung thành với
Đảng, với tổ quốc, ln phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Mọi cán bộ, đảng viên tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng
cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên quyết chống lại
những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hịa bình, độc lập dân tộc;
tích cực và sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Có ý thức tổ chức kỹ luật, ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích
chung. Sống có lý tưởng, vì nước, vì dân, vì con người, vì xã hội. Gương mẫu thực

hiện nghĩa vụ cơng dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Tận tâm,
tận lực đóng góp cơng sức, trí tuệ cho cơng tác tham mưu, nghiên cứu, đề xuất,
giúp việc cho Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh.
* Đối với Nhân dân
Học tập Bác bằng hành động thực tiễn: Luôn gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của Nhân dân, hiểu dân, phục vụ Nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp


13
của Nhân dân. Nghiên cứu nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Trong giao tiếp với Nhân dân phải có
thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, cầu thị, tôn trọng, lắng nghe; ngôn ngữ giao
tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng; không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà
cho Nhân dân; cơng tâm, khách quan, tận tình hướng dẫn Nhân dân thực hiện quy
trình, thủ tục theo quy định khi giải quyết cơng việc. Thường xun tun truyền,
giải thích, vận động Nhân dân ở nơi làm việc cũng như nơi cư trú, sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
* Đối với công việc được giao
Cán bộ, đảng viên được giao nhiệm vụ cần nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị, ý
nghĩa cơng việc được giao; nắm vững chuyên môn, thường xuyên cập nhật quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập nâng cao trình độ lý
luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ; đề xuất giải pháp cải tiến, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ cho Đồn ĐBQH, Thường
trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh. Ln thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm
bảo chất lượng, hiệu quả, thời gian theo quy định; báo cáo kịp thời với cấp có
thẩm quyền về những khó khăn, vướng mắc; chịu trách nhiệm về kết quả cơng
việc của mình; khi mắc khuyết điểm, sai lầm phải dũng cảm tự phê bình, dám nhận
khuyết điểm và nghiêm túc, cầu thị trong sửa chữa. Yêu nghề, tự hào, tận tụy với
công việc; chủ động, sáng tạo, tìm tịi đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công

việc; không ngừng cống hiến cơng sức, trí tuệ, vượt qua khó khăn hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
* Đối với đồng nghiệp
Mỗi cán bộ, đảng viên thể hiện tinh thần đồn kết, chân tình, thẳng thắn,
hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ. Luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chân thành, hỗ
trợ, phối hợp với nhau trong công việc và cuộc sống; tôn trọng tập thể, mình vì
mọi người; kiên quyết đấu tranh với các hành vi chia rẽ, bè phái, cục bộ, đố kỵ, tỵ
nạnh, so bì, chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vơ cảm. Thẳng thắn
phê bình, góp ý với thái độ tích cực, cầu tiến để cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa
chữa; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên, cơng chức, nhân viên trong và ngoài
cơ quan (theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII). Phục tùng, chấp hành
nghiêm quyết định của cấp trên và của tổ chức. Cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản


14
lý không được lạm dụng chức vụ để trục lợi; nắm bắt kịp thời tâm lý, phát huy khả
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của nhân viên, người lao động dưới
quyền; thực hành dân chủ, tạo điều kiện học tập, tôn trọng và xây dựng niềm tin
cho cán bộ, đảng viên. Bảo vệ danh dự cán bộ, đảng viên khi bị phản ánh, khiếu
nại, tố cáo không đúng sự thật. Xây dựng gia đình văn hóa, thương u quý trọng
lẫn nhau, biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn
minh nơi công cộng.
* Đối với bản thân
Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật, có ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, nói đi đơi với làm;
thường xuyên tự rèn luyện để có lối sống trung thực, lành mạnh, trong sáng, giản
dị, khiêm tốn, biết yêu thương đồng chí, đồng nghiệp; thường xun thực hiện tự
phê bình và phê bình. Gương mẫu chấp hành nội quy, quy định, kỷ cương, kỷ luật

của cơ quan, đoàn thể, nơi cư trú; thực hiện nghiêm các quy định về những điều
đảng viên khơng được làm và Luật phịng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và các quy định pháp luật có liên quan. Gương mẫu trong sử
dụng tiết kiệm điện, nước, sống thân thiện với môi trường; giữ gìn, bảo vệ cảnh
quan mơi trường xanh, sạch, đẹp. Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người thân
trong gia đình, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các cấp chính quyền
địa phương.
Phần III: KẾT LUẬN
Tóm lại, học tập theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là rất cần thiết
đối với cán bộ, đảng viên tại Chi bộ cơ quan nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công
tác hiện nay.
Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chi bộ đã quan tâm
tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính
trị được giao, nhất là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Ý thức


15
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ có nhiều
chuyển biến tích cực.
Trong thời gian tới, Chi bộ xác định cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tích cực đổi mới nội dung, hình thức học tập
và làm theo phong cách Hồ Chí Minh phù hợp gắn với nội dung công việc tại cơ
quan. Trong đó chú trọng cơng tác nêu gương và thực hành tiết kiệm chống lãng phí
theo tư tưởng, đạo đức phong cách của Bác.
---------------------------


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị.
2. Hồ Chí Minh - Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội,
2011, H.2011, t.5, t.6, t.11, 1.15.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 Chỉ thị của
Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương, những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị quốc gia Sự thật, H.2017.
--------------------



×