Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

dia 8tuan 30tiet 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.19 KB, 3 trang )

Tuần 30
Tiết 41

Ngày soạn:19/03/2018
Ngày dạy: 22/03/2018

BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU - THỦY VĂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về khí hậu - thủy văn VN
2. Kỹ năng:
- Vẽ biểu đồ lưu lượng chảy và mưa của 2 lưu vực sơng.
- Phân tích và xử lí số liệu về khí hậu - thủy văn.
- Phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa của khí hậu với lượng chảy cúa sơng
3. Thái độ:
- Hs có hứng thú với mơn học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu, bản đồ sơng ngịi VN.
- Bảng số liệu 35.1 sgk
2. Học sinh: sgk, thước kẻ, màu
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
8A1....................................................8A2.............................................
2. Kiểm tra 15 phút:
Đề bài:
Câu 1:Nêu đặc điểm sơng ngịi Bắc bộ và Nam bộ? (6 đ)


Câu 2: Nêu những thuận lợi và khó khăn của sơng ngịi đối với đời sống, sản xuất của nhân dân? (4 đ)
Hướng dẫn đáp án:
Câu 1: Sông ngòi Bắc Bộ: 3 đ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sơng có
dạng nan quạt.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
- Hệ thống sông tiêu biểu: hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình.
Sơng ngòi Nam Bộ: 3đ
- Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hồ do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hịa hơn
vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai.
Câu 2:
- Thuận lợi: SX nông nghiệp, CN, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thơng vận tải, du lịch… (1đ)
- Khó khăn:Chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở ĐBSCL, lũ quét ở miền núi(1đ)
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ


* Phương pháp dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác…
Bước 1: Hs đọc nội dung yêu cầu bài thực hành (3 yêu cầu)
Bước 2: GV hướng dẫn các bước vẽ biểu đồ:
+ Chọn tỉ lệ thích hợp:Lưu ý tới số liệu nhỏ nhất và lớn nhất.
Vẽ hệ trục tọa độ: 2 trục dọc thể hiện 2đại lượng: lượng mưa và lượng chảy.
Trục ngang thể hiện 12 tháng trong năm.
+ Vẽ từng đại lượng qua các tháng: Lượng mưa vẽ biểu đồ cột màu xanh, lượng chảy vẽ biểu đồ đường
màu đỏ.
+ Hoàn thiện biểu đồ: Ghi các chú giải cần thiết, ghi tên biểu đồ.
Bước 3: - Gọi một HS khá hoặc giỏi lên vẽ trên bảng.

- Các HS khác hoàn thiện biểu đồ vào vở
- Gv nhận xét, sửa lỗi sai của học sinh.
a. Vẽ biểu đồ: - Chọn tỉ lệ: Biểu đồ trạm sông Hồng
+ Số liệu lớn nhất về lượng mưa: 335,2mm => 1cm = 50mm => dài 8cm.
+ Số liệu lớn nhất về lượng chảy: 9246m3/s=> 1cm = 1000m3/s => 10cm.
+ 12 tháng => 0,5cm = 1 tháng =>12cm.
- Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã chọn
Hoạt động 2: Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác…
Bước 1:- Tính lượng mưa, lượng chảy TB trong năm của lưu vực sông Hồng.
- Xác định độ dài thời gian mùa mưa, mùa lũ.
Bước 2:- Gv hướng dẫn cách tính. HS tính tốn theo cặp, báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức
Bước 3:- Các tháng mùa lũ và mùa mưa trùng nhau là những tháng nào?
- Những tháng nào của mùa mưa và mùa lũ không trùng nhau?
- Tại sao mùa mưa và mùa lũ lại khơng hồn tồn trùng nhau?
Bước 4:- HS trả lời dựa vào kết quả đã tính tốn, bảng 35.1 và kiến thức đã học.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - GV chuẩn kiến thức
- Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ: Lưu vực sơng Hồng.
- Tính lượng mưa và lượng chảy TB:
+ Lượng mưa
TB = 1834mm/12 = 153mm
+ Lượng chảy
TB = 435900m3/12 = 3632m3
- Độ dài thời gian: + Mùa mưa: Từ tháng 5  tháng 10
+ Mùa lũ: Từ tháng 6  tháng 11.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa của khí hậu với mùa lũ của sông:
+ Các tháng mùa lũ trùng mùa mưa: Từ tháng 6  tháng 10.
+ Mùa lũ đến chậm và kết thúc muộn hơn mùa mưa sau 1 tháng => Tháng đầu và tháng cuối của mùa

lũ không trùng với các tháng đầu và cuối của mùa mưa.
+ Mùa lũ và mùa mưa khơng hồn tồn trùng nhau do: Ngồi mưa cịn có các nhân tố khác tác động
đến mùa lũ của sơng ngịi: Độ che phủ rừng, hệ số thẩm thấu của đất đá, hình dạng mạng lưới SN và
nhất là ảnh hưởng của các hồ chứa nước nhân tạo.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết:
- GV nhận xét tiết thực hành: cho điểm cá nhân và nhóm thực hành
2. Hướng dẫn học tập:


- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài thực hành vào vở.
- Nghiên cứu tiếp bài 36 sgk/126.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×