Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM, LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.11 KB, 10 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
K72.A146

TÊN MƠN HỌC:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN BÀI THU HOẠCH:
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM, LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI
TỈNH TÂY NINH

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

PHẦN II: NỘI DUNG



2

2.1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 2
2.1.1. Vị trí của gia đình 2

2.1.2. Các chức năng cơ bản của gia đình

2

2.2. NHỮNG TIÊU CHÍ, YẾU TỐ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3

2.2.1. Các tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 3
2.2.2. Những yếu tố tác động và đặt ra đối với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
2.3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

5

2.3.1. Quan điểm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 5
2.3.2. Giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

6

2.4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TẠI TỈNH TÂY NINH 6
2.4.1. Thực trạng xây dựng gia đình tại tỉnh Tây Ninh

6


2.4.2. Giải pháp xây dựng gia đình ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới
PHẦN III: KẾT LUẬN

11

8

4


3
Phần I: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con
người. Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến
đổi của xã hội.
Q trình cơng nghiệp hóa, hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước ta những thành tựu rất
quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Về lĩnh vực gia đình, kết quả của cơng cuộc đổi mới
đã giúp hàng triệu hộ gia đình thốt nghèo; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận gia đình Việt
Nam được nâng cao nhưng đồng thời cũng nảy sinh những thách thức đối với hạnh phúc và sự bền
vững của gia đình Việt Nam, trong đó có vấn đề về lối sống và giáo dục gia đình.
Tiếp cận từ cơ sở lý luận giáo dục, có thể hiểu rằng giáo dục gia đình là tồn bộ những tác động
của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp người trẻ trong
mối quan hệ với các mơi trường giáo dục khác ngồi gia đình. Đây chính là chức năng giáo dục xã hội
hóa của gia đình.
Giáo dục gia đình có đặc điểm riêng là gắn liền với q trình chăm sóc, ni dưỡng; giáo dục
bằng tình yêu thương ruột thịt bởi những mối quan hệ thân thiết giữa vợ chồng, cha mẹ, ông bà, anh
chị em; trong đó, giáo dục đạo đức, lối sống, cư xử có phép tắc, trên kính dưới nhường, hòa thuận anh
em là điều cốt lõi của mọi gia đình khơng phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, dù ở nơng thơn hay thành thị.
Có thể khẳng định, cùng với việc trao truyền kỹ năng sống, kỹ năng lao động sản xuất, giáo dục đạo đức
là nội dung quan trọng nhất của giáo dục gia đình truyền thống và đặc biệt là giáo dục gia đình trong

thời kỳ cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trải qua nhiều năm tháng, kết quả của giáo dục gia đình đã hình thành nên gia phong. Gia
phong là nếp nhà trong sự hội tụ của các giá trị văn hóa, các chuẩn mực giá trị của đạo đức nếp sống
dân tộc Việt Nam được sàng lọc qua thời gian và tồn tại lâu dài trong một gia đình, một dân tộc - bộ
phận hợp thành văn hóa Việt Nam.
Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tiếp nhận từ hệ giá trị văn hóa dân tộc đã được lưu giữ
trong đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi con người Việt Nam từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt
xuôi tay. Với chức năng giáo dục, xã hội hóa, gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời tác
động đến con người một cách trực tiếp và toàn diện nhất.
Để làm rõ và cụ thể các nội dung về xây dựng gia đình ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh
Tây Ninh nói riêng, học viên chọn đề tài: “Phương hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình
Việt Nam, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Tây Ninh” để làm bài thu hoạch hết mơn.

Phần II: NỘI DUNG
2.1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
Theo Luật Hơn nhân và Gia đình (số 52/2014/QH13 ngày 19-6- 2014) của Việt Nam đưa ra khái
niệm: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”. Các mối quan hệ của gia
đình gồm: quan hệ hôn nhân, gồm mối quan hệ giữa vợ và chồng nhằm đảm bảo nhu cầu sinh lý, tình
cảm để duy trì nịi giống; quan hệ huyết thống là quan hệ cùng dòng máu giữa các thành viên trong gia


4
đình; quan hệ ni dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc ni dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
cả về vật chất và tinh thần.
Chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, hình
thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và ni dưỡng, đồng thời, có sự
gắn kết nhất định về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ cho các thành viên
của mình.
2.1.1. Vị trí của gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là đơn vị cấu thành xã hội và là
thiết chế xã hội nhỏ nhất. Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi người. Trong gia đình,
cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ em có điều kiện được bảo vệ an tồn
và chăm sóc khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái
tinh thần sau mỗi ngày làm việc vất vả. Gia đình tái tạo ra con người, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng và
hình thành nhân cách của con người.
2.1.2. Các chức năng cơ bản của gia đình
Thứ nhất, tái sản xuất ra con người, đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này
được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự nhiên của con người, đồng thời, mang ý nghĩa to
lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
Thứ hai, chức năng ni dưỡng và giáo dục đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc ni
dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con người. Bởi vì, những mầm mống ban đầu của nhân cách,
những sở thích, những suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ
trong mơi trường gia đình và theo mỗi cá nhân đi suốt cuộc đời.
Thứ ba, chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình, hoạt động kinh tế là chức năng tự nhiên
của mọi gia đình nhằm tạo ra những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống gia đình, ni dạy và giáo
dục con cái tốt hơn, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu
dùng của gia đình.
Thứ tư, chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm, nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý,
sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý
lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng, mệt mỏi về thể chất và tâm hồn... cần được chia sẻ và giải quyết
trong phạm vi gia đình và giữa những người thân một cách hòa thuận. Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ
và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái... làm cho các
thành viên trong gia đình cảm thấy được bình n, được an tồn, có điều kiện sống khỏe mạnh về vật
chất và tinh thần, đó là những tiền đề cần thiết để củng cố các mối quan hệ của gia đình, bảo vệ gia đình
hạnh phúc, bền vững.
2.2. NHỮNG TIÊU CHÍ, YẾU TỐ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



5
2.2.1. Tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay thực chất là xây dựng gia đình mới trên cơ sở kế thừa, giữ
gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những
giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; làm cho mỗi gia đình trở thành tế bào phát triển
lành mạnh, đủ sức chống lại sự “tấn công” của các tiêu cực xã hội và những tác động xấu của các yếu tố
ngồi gia đình. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra tiêu
chí: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
2.2.2. Những yếu tố tác động và đặt ra đối với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
* Những yếu tố tác động
Tác động của các yếu tố truyền thống: Đó là lối sống trọng tình, trọng đạo lý, là tính cộng đồng
chặt chẽ... Những truyền thống này có những mặt tích cực và là yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng gia
đình, song, nó cũng có nhiều hạn chế và có tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi gia đình và tồn
xã hội, như tính phụ quyền gia trưởng, thiếu dân chủ, quan hệ dòng họ chi phối mạnh...
Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: Trong bối
cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường hiện nay, gia đình Việt Nam cũng có nhiều
biến đổi theo hướng năng động hơn, có nhiều điều kiện phát triển gia đình để thích ứng với những điều
kiện kinh tế - xã hội mới. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế, sức ép của
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.... cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, tác động xấu đến gia đình Việt Nam,
đồng thời, địi hỏi các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu chính sách về gia đình phải tìm cách tháo gỡ,
như: tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới đã trở nên phổ biến; sự mất cân bằng giới tính
đang gia tăng; hơn nhân xun quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc mơ hình gia đình khơng
kết hơn, độc thân, sống thử... buộc chính phủ nhiều nước phải quan tâm tìm cách giải quyết.
Tác động của khoa học và cơng nghệ: Thời đại tồn cầu hóa, khoa học và cơng nghệ hiện đại,
nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tạo ra nhiều cơ hội tốt để tiếp thu tri thức mới
cho các gia đình trong việc thực hiện các chức năng. Đồng thời, việc xây dựng gia đình cũng đạt hiệu quả
cao và thuận lợi hơn khi ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong
công tác tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, thống kê, điều tra, phân tích dữ liệu… để xây dựng chính
sách, pháp luật liên quan đến gia đình. Mặt khác, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng kỹ thuật
cơng nghệ trong việc phát hiện sớm giới tính thai nhi làm tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nếu khơng kiểm sốt tốt vấn đề này,
đây sẽ là một nguy cơ đe dọa sự phát triển ổn định và bền vững về dân số của quốc gia.
* Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Một là, nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của gia đình, xây dựng gia đình cịn hạn chế làm
cho việc thực hiện các chức năng của gia đình đang gặp nhiều khó khăn.
Hai là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi cần
phải nhận diện để xây dựng chiến lược phát triển gia đình phù hợp.


6
Ba là, nhiều thách thức đặt ra đối với vấn đề dân số và gia đình Việt Nam hiện nay.
Bốn là, công tác truyền thông và công tác quản lý gia đình triển khai thực hiện chưa thật hiệu
quả.
Năm là, mâu thuẫn giữa nhu cầu cần bảo lưu, giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của
gia đình với việc tiếp thu những giá trị mới tiến bộ để xây dựng gia đình.
Sáu là, bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn diễn ra phổ biến.
2.3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.1. Quan điểm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giả trị truyền thống tốt đẹp của gia
đình, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại.
Xây dựng gia đình theo các chuẩn mực của gia đình, thực hiện tốt “Chiến lược phát triển gia
đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 về cơng tác
dân số trong tình hình mới.
Xây dựng gia đình trên cơ sở đảm bảo hơn nhân tiến bộ, tự nguyện, bình đẳng giới và phịng
chống bạo lực gia đình.
Xây dựng gia đình phải gắn liền với hình thành và xác lập củng cố mối quan hệ gắn bó với các
cộng đồng, các thiết chế, tổ chức ngồi gia đình.
2.3.2. Giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Cần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về xây dựng gia đình Việt Nam
trong bối cảnh mới hiện nay. Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hình thức về xây dựng gia đình và

phịng chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt; phê phán những
biểu hiện không đúng, không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
Phát huy vai trị của hệ thống chính trị và của các tổ chức hội đối với cơng tác gia đình. Tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp về cơng tác gia đình.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho các gia đình. Chú trọng cơng tác xóa đói giảm nghèo giúp gia đình ổn định và phát triển.
Nâng cao năng lực gia đình trong phát triển kinh tế.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phổ biến hệ thống giá trị của văn hóa gia đình Việt Nam. Giúp
các thành viên trong gia đình vừa có điều kiện cống hiến cho xã hội, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình.
Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung
cấp dịch vụ dân số tồn diện về quy mơ, cơ cấu, chất lượng và phân bổ đồng đều.
2.4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TẠI TỈNH TÂY NINH
2.4.1. Thực trạng xây dựng gia đình tại tỉnh Tây Ninh


7
Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam bộ, có diện tích khoảng 4.041,25 km 2, có 09
đơn vị hành chính gồm: 06 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố trực thuộc tỉnh; 94 xã, phường, thị trấn. Tính
đến tháng 10/2021 tồn tỉnh có 240.359/288.855 “Gia đình văn hóa” đạt tỷ lệ 83,21%, có 518/541 “Ấp,
khu phố văn hóa”, đạt tỷ lệ 95,75%. Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Ninh
ln quan tâm đến cơng tác gia đình, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, cơng tác giáo dục, chăm
sóc ni dưỡng con cái; chăm sóc giúp đỡ người già; Cơng tác gia đình và cơng tác phịng, chống bạo lực
gia đình ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức
chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong hoạt động chỉ đạo triển khai. Tuy có những kết quả tốt nhưng
vẫn cịn một số tồn tại hạn chế sau:
- Kết quả thực hiện một số mục tiêu, chỉ tiêu còn thấp, chưa đồng đều. Việc thu thập, tổng hợp,
lượng hóa một số chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn. Việc chọn điểm để triển khai thực hiện thí điểm về Bộ
tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh một số nơi chưa phù hợp.
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đồn thể cịn chưa thực sự quan tâm
đến cơng tác gia đình cũng như việc tổ chức qn triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chiến lược gia

đình 2020, Nghị quyết số 81, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP cũng như các văn bản về cơng tác gia đình.
Việc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược còn lúng túng, chưa đề ra

được biện pháp cụ thể,

chưa thật sự coi trọng cơng tác gia đình, cịn cho đó là việc riêng của ngành văn
hóa; kinh phí cấp cho cơng tác gia đình cịn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép với
các chương trình, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xã hội. Công tác kiểm tra,
giám sát của tỉnh, huyện tới cơ sở chưa thường xuyên, liên tục.
-

Hoạt động của Ban Chỉ đạo cơng tác gia đình trong thực hiện chiến lược gia đình 2020 chưa

tích cực. Cơng tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ. Nhiều
hoạt động còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu. Cơng tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chưa
thường xuyên, chủ yếu là phối hợp tổ chức hoạt động tuyên truyền.
- Nguồn lực đầu tư cho cơng tác gia đình cịn hạn chế, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công
tác gia đình chưa cao; chế độ bồi dưỡng cho lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên chưa được xác
lập, kinh phí đầu tư cơng tác gia đình chưa đáp ứng nhu cầu triển khai nhiệm vụ.
- Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về gia đình còn hạn chế, thiếu tài liệu tập
huấn, tài liệu truyền thông và đội ngũ báo cáo viên. Dẫn đến nhiều gia đình chưa nhận thức hết tầm
quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên
trong gia đình; hiểu biết pháp luật ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Một bộ phận
Nhân dân chưa tiếp cận và nắm bắt được các chủ trương, chính sách về cơng tác gia đình, phịng chống
bạo lực gia đình; chưa nhận thức được vai trị của gia đình trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cũng như phát triển xã hội.


8
- Hiệu quả hoạt động của một số mơ hình về gia đình chưa cao, ít có sự đổi mới để thu hút

người tham gia. Mơ hình hoạt động của Câu lạc bộ gia đình chưa phát triển nhiều tại các ấp, khu phố.
- Tệ nạn xã hội, tình hình bạo lực gia đình vẫn cịn xảy ra khá phức tạp ở một số xã, phường nhất
là các xã biên giới giáp Campuchia. Ngoài một số vụ bạo lực gia đình đã được phát hiện, xử lý, vần cịn
bạo lực diễn ra trong nhiều gia đình nhưng chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời.
2.4.2. Giải pháp xây dựng gia đình ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai
trị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với cơng tác gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Chọn điểm để triển khai thực hiện thí điểm về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia
đình trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
- Đưa cơng tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương
trình, nhiệm vụ cơng tác của từng cơ quan đơn vị, khơng chỉ riêng ngành văn hóa. Đồng thời, xây dựng
các chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những khó khăn về gia đình, có chính sách quan tâm thiết
thực và tồn diện đối với gia đình để góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
và phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của tỉnh về cơng tác gia đình; nâng cao nhân thức cho cán
bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh về cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình; đa dạng
hóa các kênh truyền thơng để phù hợp với từng loại hình gia đình, từng nhóm đối tượng, từng địa bàn
và đối tượng tiếp thu. Triển khai ứng dụng “Tây Ninh Smart” để người dân được tiếp cận thơng tin, tra
cứu, đóng góp ý kiến kịp thời.

- Các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch để triển khai, hướng dẫn kịp thời các văn bản của Trung ương, của tỉnh.
Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp được thành lập, kiện tồn, có sự phân công
cụ thể, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng
tác gia đình. Phát huy vai trị của Ban Chỉ đạo cơng tác gia đình trong tham mưu
cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
gia đình và các chương trình, đề án.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác gia đình.
Thường xun quan tâm cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun

mơn nghiệp vụ cho đội ngũ làm cơng tác gia đình, đặc biệt là cấp cơ sở (ấp, khu
phố, cộng đồng dân cư).


9

- Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình; xây dựng cơ sở dữ liệu chung
của tỉnh về gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng điều tra, dự báo
về gia đình, nhất là nghiên cứu các giá trị truyền thống và những giá trị mới, tiên
tiến của gia đình; nghiên cứu các mơ hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá, áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những
thách thức, khó khăn trong lĩnh vực gia đình.
- Tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của gia đình; thực
hiện các chính sách, chương trình an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
gia đình; tạo điều kiện để gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc, phụng
dưỡng người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Triển khai nhân rộng và duy trì các mơ hình gia đình, câu lạc bộ về gia
đình: Mơ hình gia đình phát triển bền vững, mơ hình phịng, chống bạo lực gia
đình, mơ hình gia đình trẻ, mơ hình gia đình văn hóa, gia đình làm kinh tế giỏi, gia
đình hiếu học…phù hợp với thực tế từng vùng và nhu cầu thực tế
của các nhóm đối tượng.
- Phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh phù
hợp với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra; đẩy mạnh cơng
tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho cơng tác gia đình.
- Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành
tích xuất sắc trong việc chỉ đạo, triển khai, thực hiện cơng tác gia đình.
Phần III: KẾT LUẬN
Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu đặt
ra đối với Đảng, nhà nước ta. Trong đó, cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giúp các thành
viên trong gia đình hiểu được đạo lý, trung hiếu, tiết nghĩa, hòa thuận, thương yêu nhau. Mỗi thành viên

biết hướng thiện, cảm thông và sống vị tha, cư xử đúng mực, có lối sống lành mạnh; giáo dục nề nếp gia
phong, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình, con cháu
hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ơng, bà, cha, mẹ; ơng bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy
bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội.
Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, hướng tới giáo dục các thành viên trong gia đình, đặc
biệt là tới thế hệ con cháu những điều hay, lẽ phải, luân thường, đạo lý trong quan hệ gia đình, hàng
xóm, láng giềng như: trong cuộc sống hàng ngày, ai nấy đều hiếu đễ với cha mẹ, chú bác, anh chị, tình


10
nhà gắn bó; đối với xóm làng phải hịa thuận, cư xử đúng mực, đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ
lẫn nhau, nhất là những lúc gia đình gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống cịn giúp cho các thành viên gia đình gìn giữ được
thuần phong, mỹ tục của gia đình, của cộng đồng, xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hội nhập quốc
tế, nhằm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh theo tinh thần của Chỉ thị số 49CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa, cơng nghiệp
hóa đất nước.
---------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dừng cho hệ

đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.

2.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về công tác dân số trong tình hình mới trong


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phịng
Trung ương Đảng, H.2017, tr. 169-186.

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc

gia Sự thật, H.2021, t.I.

4.

Luật Hơn nhân và Gia đình, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.

5.

Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008.

6.

Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ

về Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

7.

Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04-02- 2020 của Thủ tướng Chỉnh phủ về

Đẩy mạnh cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình.


8.

Ban Chấp, hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24-6-2021

của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình
mới.
---------------------------------



×