Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.04 KB, 9 trang )



LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ

I-ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ở tiểu học, từ lớp Bốn, học sinh bắt đầu làm quen và thực hiện một bài văn
hoàn chỉnh với đầy đủ cả 3 phần ( Mở bài – Thân bài – Kết bài ). Một bài văn, dù
cho có hay đến đâu nhưng nếu phần Mở bài không hấp dẫn, không lôi cuốn sẽ dẫn
đến sự mất tập trung ở người đọc. Vả lại, đây là một phân môn khó, nếu không khéo
sẽ làm cho học sinh mất hứng thú và sợ khi học phân môn này. Do vậy, đối với tôi,
phần mở bài có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt. Vì một mở bài gọn
gàng, hấp dẫn sẽ gây được cảm tình ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung
tốt.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. GIỚI THIỆU :
- Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần
đầu bài), là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc ấn tượng
ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
Đối với bài văn miêu tả, ngoài cách mở bài trực tiếp, sách giáo khoa
lớp Bốn còn giới thiệu thêm cho học sinh cách mở bài gián tiếp. Tuy nhiên, phần
giới thiệu mở bài (nhất là gián tiếp) ở sách giáo khoa còn mang tính chung chung.
Mà học sinh chúng ta, mới chuyển từ lớp Ba lên, còn rất bé, chưa hình dung được
hết thế nào là mở bài gián tiếp chỉ với một dẫn chứng trong sách giáo khoa (ở phần
văn kể chuyện). Chúng ta cần phải giới thiệu thêm cho các em nhiều hướng, nhiều
cách cụ thể để các em có thể dần tiếp cận, phân tích, cảm nhận và trình bày được
những cách mở bài khác nhau. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu, hướng dẫn thêm
cho học sinh một số cách mở bài gián tiếp cụ thể như sau :


Mở bài gián tiếp : Không giới thiệu ngay vào vật định tả mà gợi mở


vào đề bằng cách đưa ra :
1. Một âm thanh
2. Một câu nói ( câu cảm, câu kể hoặc câu hỏi )
3. Một sự so sánh, lựa chọn.
4. Mẩu đối thoại
5. Một đoạn thơ
6. Một câu hát
7. Một câu đố
8. Một liên tưởng
9. Một mẩu chuyện
10. Một lý do đưa đến bài viết ….
………………
* Lưu ý : Đối với cách viết này, nếu viết khéo, mở bài sẽ rất sinh động,
gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Nhưng nếu viết không khéo, mở
bài sẽ lan man, vòng vèo, làm phân tán sự chú ý của người đọc.
2. VÍ DU : Em hãy tả một món đồ chơi mà em thích nhất .
* Cách 1 : Gợi mở vào đề bằng một âm thanh.
“King…coong ! King…coong! ”.
Tiếng động làm cho tôi đang ngồi học bài giật mình nhìn sang. À, thì ra là
nhóc Tuấn đang nghịch con lật đật - món đồ chơi tôi thích nhất mà chị Hà đã tặng
tôi hôm sinh nhật vừa qua.


* Cách 2 : Gợi mở vào đề bằng một câu nói.
“Ôi ! Đẹp quá!”
Tôi reo lên khi trông thấy con robốt được trưng trong tủ kính ở cửa hàng bán
quà lưu niệm. Biết tôi thích con rôbốt này, mẹ nói sẽ mua cho tôi vào dịp sinh nhật
sắp tới với điều kiện tôi phải giữ gìn nó thật cẩn thận.
* Cách 3 : Gợi mở vào đề bằng một sự so sánh, lựa chọn .
Nhà em, mỗi người đều có một sở thích riêng. Ba em yêu bóng đá, mẹ thích

nấu ăn, anh trai thì mê vi tính, còn em thì thích chơi búp bê. Như bao bạn gái khác,
em cũng có một con búp bê rất đẹp.
* Cách 4 : Gợi mở vào đề bằng mẩu đối thoại.
- Bố ơi, bố mang gì về đấy hả bố ?
- À, đây là quà sinh nhật bố tặng cho con gái cưng của bố đấy, con mở ra
xem đi !
Tôi háo hức mở lớp giấy gói quà. Hiện ra trước mắt tôi là một con búp bê tóc
vàng tuyệt đẹp, thứ đồ chơi mà tôi hằng ao ước.
* Cách 5 : Gợi mở vào đề bằng một đoạn thơ .
Con vỏi con voi
Có cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Đó chính là con voi rôbot bằng nhựa màu xám nhạt - món đồ chơi tôi
thích nhất trong hàng loạt đồ chơi mà tôi đã nhận được trong dịp sinh nhật vừa qua.
* Cách 6 : Gợi mở vào đề bằng một câu hát .


“Tạm biệt búp bê thân yêu, tạm biệt gấu Misa nhé ! Tạm biệt thỏ trắng
xinh xinh, mai em vào lớp Một rồi…”
Tôi rất thích bài hát này vì nó làm tôi nhớ đến Misa, chú gấu bông dễ
thương mà bố đã tặng khi tôi vào lớp Một.
* Cách 7 : Gợi mở vào đề bằng một câu đố .
………………

3. CÁCH TIẾN HÀNH :
Ở tiết Tập làm văn “LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT” , ta cĩ thể tiến hành như sau :
 Họat động 1 : Ta sẽ cho học sinh tham gia trị chơi “Ơ chữ kì diệu”
hoặc “Hái quả” để thực hiện những yêu cầu nhằm làm tiền đề cho họat động sau

và cũng nhằm tạo hứng khởi cho tiết học với một số hỏi như sau :
- Giải câu đố .(Vd : “Không phải bị – Khơng phải tru – Uống
nước ao sâu – Lên cày ruộng cạn” ? Hoặc : “Nhỏ như cái kẹo – Dẻo như
bánh giầy - Ở đâu mực dây – Có em là sạch.”)…v v
- Hát 1 đọan trong đó có nhắc đến 1 món đồ chơi ?
- Hy bắt chước tiếng của 3 món đồ chơi phát ra tiếng động mà
em biết ?
…….
 Họat động 2 : Thảo luận, nhận xt .
- Pht phiếu bi tập v yu cầu hs (thảo luận nhĩm 4) nhận biết sự
giống v khc nhau của 2 mở bi sau :


a. Vào ngày sinh nhật lần thứ 9, chị Hà đ tặng cho em một cy bt
my rất đẹp
b. “Reng Reng…!”
Tiếng chuông đồng hồ báo thức rung lên inh ỏi. Tôi giật mình tỉnh
dậy. Ồ, đ 6 giờ rồi ư ? Hôm nay, tôi phải đến trường sớm hơn mọi ngày để
cịn khoe với nhỏ Thư cây bút mày mà chị Mai đ tặng cho tơi hơm chủ nhật
vừa qua.
- HS nêu sự giống nhau : đều giới thiệu đồ vật định tả .
- Khc nhau : Cch a : Giới thiệu trực tiếp – Cch b : Giới thiệu gin
tiếp (v giải thích tại sao biết).
 Họat động 3 : Mở rộng :
o Gợi ý học sinh tìm thm 1 số cch mở bi gin tiếp (dựa vo trị chơi
ở Họat động 1). Gợi mở vào đề bằng cách đưa ra:
- Một m thanh .
- Một câu đố
- Một cu ht.
- Mẩu đối thọai

- …
(HS nu thiếu, GV sẽ bổ sung thm vi cch)
 Họat động 4 Thực hnh :
Đề : Hy viết mở bi gin tiếp để tả một món đồ chơi (hoặc dụng cụ học tập)
mà em thích nhất.


- HS suy nghĩ trong 1’ để chọn 1 cách mở bài trong các cách đ
nu .
- HS thực hành viết cá nhân. (GV quan sát và giúp đỡ học sinh
yếu)
- Trao đổi, chia sẻ trong nhĩm v bình chọn bạn cĩ cch viết mở bi
hay nhất.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp và cho biết đ chọn cch no .
- Các nhóm nhận xét. GV đánh giá và tuyên dương.
 Họat động 5 : Củng cố, dặn dị :
- HS nu lại cc cch mở bi gin tiếp vừa học.
- HS được nhĩm chọn bi viết hay sẽ viết lại mở bi của mình vo
giấy khổ lớn v dn ở gĩc Tiếng Việt trong lớp để các bạn tham khảo trong giờ
ra chơi
Ta cĩ thể trình by bảng như sau :







a)
Vào sinh nh


t l

n th

9,
chị Mai đã tặng cho em cây
bút máy rất đẹp.
b) “Reng! Reng! ”

Tiếng chuông đồng hồ báo
thức rung lên …….
MT tr

c ti
ế
p

MT gián ti
ế
p

Giới thiệu ngay đồ
vật định tả
Gợi mở vào đề bằng
cách đưa ra :
M

t âm thanh


M

t câu nói

M

t câu
đố

M

t so sánh









4. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ :
* Ưu điểm :
Với cách hướng dẫn chi tiết, cụ thể như trên có những ưu điểm sau :
- Đối với giáo viên : Chúng ta chỉ cần hướng dẫn kĩ cho học sinh
bài đầu tiên. Và khi học sinh đã nắm được tinh thần các cách mở bài, thì ở
những dạng sau, giáo viên chúng ta chỉ cần đưa ra những gợi ý là học sinh đã
có thể làm được ngay.
- Đối với học sinh : Rất hứng thú khi đặt được một mở bài theo
ý mình và có nhiều ý tưởng mới lạ, sáng tạo đến bất ngờ.

- Với cách hướng dẫn này, ngoài dạng tả đồ vật như đã giới
thiệu, học sinh còn có thể vận dụng cho các dạng văn miêu tả khác như :
miêu tả cây cối, tả loài vật (ở lớp 4), và dạng tả người, tả cảnh (ở chương
trình lớp 5).
* Hạn chế :
- Có thể sẽ mất nhiều thời gian cho bài học đầu tiên.
- Cần chú ý nếu không khéo sẽ lan man, dài dòng, không giới thiệu
đúng trọng tâm của đối tượng cần miêu tả.
M

u
đố
i th

ai

M

t câu hát

…………….



III- PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ :
Về phạm vi áp dụng, như đã trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có
thể áp dụng cho chương trình lớp Bốn và lớp Năm.
Viết là quá trình cần phải rèn luyện không chỉ đối với người lớn mà đặc biệt
đối với học sinh, việc rèn viết càng khó khăn hơn. Trong quá trình giảng dạy, tôi
luôn tìm kiếm những phương pháp và mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm

giúp các em hứng thú khi học phân môn tập làm văn, một phân môn đòi hỏi kỉ năng
viết.
Khi thực hiện theo phương pháp này, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất thích
học phân môn tập làm văn. Giờ học Tập làm văn đã trở nên nhẹ nhàng. Những học
sinh yếu kém, ít nhiều cũng biết làm được một bài văn và ngày càng tiến bộ hơn.
Không còn hiện tượng để vở trắng, không còn hiện tượng copy văn mẫu. Và đã có
những bài làm với những mở bài rất dễ thương, rất hấp dẫn.


IV- NHẬN ĐỊNH – KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Việc sử dụng và hướng dẫn cụ thể thêm những cách mở bài trên đã
giúp cho học sinh dễ dàng sáng tạo, diễn đạt ý của mình. Trước đây, chúng ta còn bị
gò ép trong việc dạy theo phân phối chương trình và thời khóa biểu đã được định
sẵn nên việc phân bố bài học đôi khi còn rời rạc, còn hạn chế thời gian. Hiện nay,
với phương thức khoán nội dung chương trình và giảng dạy theo hướng chuyên sâu
đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc hướng dẫn các
em trong học tập. Mà học sinh chúng ta (lớp 4), vừa bắt đầu tập viết một bài văn
hoàn chỉnh, đây là giai đoạn khó khăn, rất cần sự mở đường, hướng dẫn một cách
cụ thể, chi tiết để các em có thể tự tin trong việc học phân môn này.
Qua việc thực hiện đề tài này, tôi mong rằng bản thân mỗi giáo viên
chúng ta khi đánh giá học sinh, chúng ta cần đánh giá trên nền tảng về sự nhận thức,


tư duy của học sinh 9 – 10 tuổi, không nên đặt yêu cầu quá cao khiến cho học sinh
cảm giác chán nản và cuối cùng là học bài mẫu, mất dần sự sáng tạo của các em.
Hãy hướng dẫn các em học Tập làm văn đúng với tên gọi của phân môn này là Tập
cho các em làm văn.
Tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Do vậy, khi đã có thể tự viết được
một mở bài hay, từ đó, sẽ tạo hứng thú cho các em làm tốt phần thân và kết bài. Và
đó cũng là mục tiêu cuối cùng của đề tài này.

Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ cho việc thực hiện phần mở bài theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh để giúp các em có thêm tự tin, tạo hứng
khởi cho việc học phân môn tập làm văn. Trong quá trình viết và thực hiện vẫn còn
nhiều sai sót, mong Quý thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến để việc thực hiện được
thuận lợi và hiệu quả hơn ./.



×