Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kinh nghiệm luyện thi ielts 8 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 15 trang )

Chia sẻ kinh nghiệm học ôn và thi IELTS
Với kinh nghiệm thi IELTS ba lần và một kết quả không tệ, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các
bạn đang và sẽ học thi IELTS. Toàn bộ những điều chia sẻ dưới đây là đúc rút của tôi sau một thời gian tìm
hiểu, luyện tập và ba lần thi thật và những điều này đã giúp ích tôi rất nhiều trong kỳ thi cũng như việc sử
dụng tiếng Anh nói chung. Dù vậy, tôi không đảm bảo đây là một công thức hoàn hảo cho tất cả mọi người.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn và hi vọng sẽ được các bạn đón nhận và cùng thảo luận về những vướng mắc,
những điều rút ra của bạn trong quá trình học ôn và thi IELTS. Tôi vừa nhận được kết quả thi lần ba cuối
tuần vừa rồi và nó làm tôi rất hài lòng. Nhưng tôi nghĩ kết quả này sẽ còn ý nghĩa hơn nếu những kinh
nghiệm của mình được chia sẻ rộng rãi để giúp mọi người đạt được kết quả như mong muốn và nếu cao
hơn của tôi thì đó là điều khích lệ tôi rất nhiều.  (FYI, tôi thi IELTS lần đầu tháng 6 năm 2006 được 6.5,
lần hai tháng 5 năm 2008 được 8.0 và lần ba tháng 2 năm 2010 được 8.5)
1. Trước tiên, bạn phải hiểu mình đang/sắp đương đầu với cái gì?
Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải làm khi có kế hoạch thi IELTS là tìm hiểu về
kỳ thi này. Hiện nay các loại sách báo, các trang web và diễn đàn có đầy đủ thông tin về
những vấn đề cơ bản: thi những kỹ năng gì, thời gian bao lâu, mỗi kỹ năng gồm có mấy
phần, thi hết bao nhiêu tiền, có thể thi được vào lúc nào… Tuy nhiên tôi muốn lưu ý bạn
những điểm rất quan trọng sau đây:
• Kỳ thi này đánh giá kỹ năng ứng dụng tiếng Anh của các bạn trong một số
hoàn cảnh nhất định (hỏi thông tin, thảo luận nhóm tại trường, nghe một bài
giảng trên lớp, mô tả một biểu đồ/ qui trình hay trình bày phân tích một vấn
đề, trong bài thi viết…). Vì kỳ thi kiểm tra kỹ năng nên bạn phải có (1) một
kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh và (2) kỹ năng sử dụng những kiến
thức đó vào một hoàn cảnh thực tế nhất định. Chính vì vậy, để thi được tốt,
bạn phải rèn luyện cả hai mặt: kiến thức và kỹ năng. Nếu bạn không hài
lòng với điểm số của mình, hãy kiểm tra xem đó là do kiến thức của mình
còn có nhiều lỗ hổng cần bổ sung, hay do kỹ năng nghe/ nói/ đọc/ viết của
bạn chưa được tốt.
• Tiêu chuẩn để đánh giá khả năng của bạn sẽ là tiêu chuẩn của tiếng Anh,
chứ không phải tiếng Việt, vì vậy có một điều rất đơn giản nhưng bạn phải
chú ý: bạn phải sử dụng tiếng Anh theo cách của người Anh (hay Úc, Mỹ đại
loại là những nước sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ…), có nghĩa là bạn phải


viết và nói theo văn phong của tiếng Anh chứ không phải bạn dịch một bài
văn tương ứng bằng tiếng Việt sang tiếng Anh. Bạn phải nhớ: trong quá
trình luyện thi hãy tập cách suy nghĩ theo tư duy của người ra đề, đó là cách
bạn sẽ chiến thắng. Vậy thì người ra đề suy nghĩ như thế nào? Hãy tập trung
vào hai vấn đề: câu hỏi yêu cầu nội dung gì? Và bạn phải trả lời như thế
nào?
2. Để ôn IELTS cần chuẩn bị những gì?
Tùy vào điều kiện thời gian, tài chính, và mục tiêu của bạn là bao nhiêu điểm mà bạn mua
rất nhiều hoặc rất ít tài liệu, ôn thi ở một trung tâm hay tự học tại nhà, ôn thi ngày 2 tiếng
hay 5 tiếng/ ngày. Nên nhớ, dù học kiểu gì thì bạn vẫn phải trau dồi hai thứ: kiến thức và
kỹ năng. Theo kinh nghiệm của tôi, những thứ cần thiết là (thứ tự ngẫu nhiên):
- Một quyển từ điển Anh – Anh (để tư duy theo kiểu Anh tốt nhất là bắt đầu với một
q từ điển toàn tiếng Anh và do một nhà xuất bản nước ngoài in ra. Đây k phải là
lúc bạn ưu tiên dùng hàng Việt Nam ).
- Một vài quyển sách tốt, tùy theo điều kiện kinh tế và thời gian mà bạn chọn mua
bao nhiêu quyển. Tôi sẽ phân tích kỹ hơn những sách nào là cần thiết và tốt để ôn
thi IELTS
- Báo tiếng Anh, càng nhiều càng tốt. Đọc báo giúp bạn mở rộng thêm vốn từ cho
các bài viết, tăng cường khả năng tư duy, phản xạ bằng tiếng Anh của bạn và vì
thế rất cần thiết nếu bạn muốn đạt điểm đọc và viết tốt. Một số báo nên đọc là:
Vietnamnews, New Scientist, Times, The Guardian, BBC news online, … the
Economist (báo này khó nhưng mà đọc rất thú vị). Đây là một số báo (trừ
Vietnamnews là chỉ có dạng offline) bạn vẫn có thể tham khảo trên mạng nhiều mà
không phải trả phí, nhiều báo khác rất chất nhưng tiếc là những nội dung hay đều
bị hạn chế.
- Tập nghe các kênh tin tức nước ngoài như BBC, ABC News, CNN, Discovery,
National Geographic…
- Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Nếu bạn muốn được điểm cao, đừng tiếc công
sức bỏ ra ôn luyện.
Một điều rất thú vị, thế nào là một quyển sách tốt? Thông thường tôi thấy có mấy loại

sách phổ biến trên thị trường. Thứ nhất là sách có các bài Test bắt chước như format thi
của IELTS mà bạn có thể luyện tập theo điều kiện tương đương như thi thật. Những bài
thi này có thể dễ hơn, khó hơn hoặc tương đương với thi thật. Điều đấy không quan trọng
lắm, bạn nên nhớ những quyển sách này chỉ giúp bạn làm quen với kỳ thi và hiểu hơn về
những gì mình sẽ gặp phải thôi. Ngoài ra nó cũng giúp bạn nhận ra các lỗi chủ yếu của
mình là ở đâu để khắc phục. Nếu bạn làm mãi những quyển này sẽ thấy điểm của mình
đến một ngưỡng nào đó rồi không thấy cải thiện nữa, đơn giản là vì để nâng cao điểm,
bạn cần kỹ năng làm bài, phản xạ ngôn ngữ tốt và sự tập trung chứ không phải là việc
bạn hiểu rõ về bài thi.
Loại thứ hai là sách dạy các kỹ năng tiếp cận với mỗi loại câu hỏi và từng kỹ năng cụ thể,
phải làm thế nào khi gặp phải từ mới, phải gạch chân từ khóa như thế nào, phải đọc theo
những hướng như thế nào… Đây là những loại sách giúp bạn rèn luyện kỹ năng và vì vậy
sẽ đạt điểm cao hơn. Thường thì cách sách này sẽ dạy bạn cách làm bài đồng thời cho
bạn vài mẹo nhỏ để giúp bạn không bị mất điểm, hoặc nâng cao điểm lên… Tuy nhiên,
một quyển sách tốt còn cho bạn nhiều thứ hơn như thế: những chủ đề. Bạn hãy chọn
một quyển chia thành từng chủ điểm lớn và trong mỗi chủ điểm có các phần nhỏ về các
kỹ năng nghe/ nói/ đọc/ viết. Một điểm thú vị và hay ho là những chủ điểm đấy cũng sẽ là
những chủ đề bạn sẽ gặp phải trong khi thi viết và dựa vào đó bạn có thể (1) tự định
hướng để tìm đọc các tài liệu, báo chí; (2) xây dựng một nhóm các từ vựng/ mẫu câu/
kiến thức bản thân cho mỗi chủ đề, và (3) tập viết bài theo các chủ đề để nâng cao kỹ
năng viết, bạn sẽ vận dụng những từ vựng mẫu câu và kiến thức đã học để viết, và nhớ là
phải viết theo kiểu Anh đấy!
Loại sách thứ ba nên có là sách ngữ pháp cơ bản để giúp bạn ôn lại những vấn đề cơ bản
nhất của tiếng Anh, từ cách dùng quán từ, giới từ, danh từ, tính từ, động từ, cách sử
dụng các thời, thì, cách…
Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất, nếu muốn ôn IELTS, bạn cần phải xác định thật
quyết tâm, chăm chỉ và nghiêm túc. Về việc học ở trung tâm tốt hơn hay tự ôn ở nhà,
thì tôi khẳng định: không cần phải đi học ở trung tâm. Với sự đầy đủ và sẵn có của sách
vở hiện nay, bạn hoàn toàn có thể học ôn tại nhà với kết quả tốt, thậm chí là vừa đi học/
đi làm vừa ôn IELTS cũng không thành vấn đề. Nếu bạn nghĩ rằng đi đến trung tâm như

một động lực (kiểu bỏ tiền ra thì mới học nghiêm túc), hoặc bạn tin tưởng vào trung tâm
hơn là bản thân mình hoặc muốn không mất công mà vẫn có kiến thức được mang đến
tận miệng thì… tùy bạn thôi. Chính bạn mới là người quyết định phương pháp nào là hiệu
quả với mình. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi tin tưởng chắc chắn rằng muốn có kết
quả tốt mỗi người đều phải học tập nghiêm túc và phải khổ công rèn luyện, việc đấy
không ai có thể làm thay và làm tốt hơn bạn cả.
3. Bạn nên khai thác những tài liệu như thế nào?
Hi vọng đến giờ bạn vẫn còn đủ kiên nhẫn đọc tiếp những dòng này, tôi chưa muốn đi
thẳng vào từng kỹ năng thi IELTS mà muốn kể lại cho các bạn quá trình học tiếng Anh
của tôi trước khi ôn IELTS, mà theo tôi nghĩ sẽ có ích để bạn nâng cao kỹ năng sử dụng
tiếng Anh của mình một cách vững chắc và nhẹ nhàng. Tôi đề nghị bạn hãy đều đặn học
như thế này trong một thời gian:
Nghe: Có một nguyên tắc cơ bản bạn cần nhớ là “Muốn nghe tốt, bạn phải nói chuẩn, và
muốn nói chuẩn, phải tập nghe từ những nguồn chuẩn”. Hãy tạm gọi kênh BBC là kênh
phát âm tiếng Anh chuẩn nhất đi nhé, giành khoảng 20-30 phút nghe thời sự BBC hàng
ngày, bạn nghe chương trình thời sự điểm tin trên thế giới thôi cũng được. Đừng lo lắng
nếu bạn không hiểu gì hết hoặc hiểu rất ít, quan trọng là bạn cố gắng đưa vào trong đầu
mình cách phát âm (chú ý các trọng âm của từ), và nhịp điệu khi nói của người bản ngữ
(trọng âm câu). Khi nào nghe được một từ bạn biết, đọc lại theo người ta, nghe một từ
bạn chưa biết, cũng cố nhẩm lại để bắt chước cách người ta đọc, bạn sẽ dần dần quen với
cách phát âm của tiếng Anh bằng cách đơn giản như vậy. (Lưu ý là cố gắng nghe lúc bạn
tỉnh táo minh mẫn nhé vì tôi phát hiện ra nghe BBC lúc mệt là cách nhanh nhất đưa bạn
vào giấc ngủ!)
Đương nhiên là xem mãi mà không hiểu thì cũng bực mình, bạn có hai cách: thứ nhất là
xem lại chương trình thời sự VTV1, bao giờ VN mình cũng đưa lại những tin tức quốc tế,
tuy nhiên không bao giờ đưa hết. Thứ hai là bạn chịu khó giành thời gian đọc một số báo
chí phổ thông như Vietnamnews hay đọc luôn BBCnews online, ghi lại các từ mới. Ghi lại
rồi, bạn sẽ thấy mấy ngày sau lại nghe lại những từ đấy, lâu rồi thành quen, dần dần bạn
sẽ hiểu đến 80-90% những tin tức đưa ra.
Khi thấy mình tiến bộ rồi, bạn có thể nghe các kênh khác như Discovery hay National

Geographic, trên đó có nhiều chương trình về khoa học và các vùng đất thú vị mà xem
mãi không chán. Tuy nhiên bạn sẽ thấy là vẫn có những lúc mình chẳng hiểu gì hết cả,
đừng quá lo lắng, không hiểu lúc ngay lúc đấy, bạn có thể hiểu ra vào một lúc khác, mà
thông thường là luôn luôn có những thứ mà ta chưa hiểu, và có thể sẽ hiểu ra vào một lúc
nào đó trong tương lai, hoặc không bao giờ !
Nói: Nói là kỹ năng rất khó luyện tập một mình, bạn không thể nhìn vào gương nói liên
tục với bản thân mình mà không thấy chán được. Bạn cũng cần phải có sự tự tin và “quen
mồm”, mà điều này thì không thể dễ có được ngày một ngày hai. Một điều tôi khuyên bạn
là không nên nóng vội với kỹ năng này, khi bạn đã chăm chỉ học nghe, đọc, viết, bạn sẽ
thấy tiếng Anh đã nằm trong đầu bạn rồi và đưa nó ra miệng thôi. 
Tuy vậy, vẫn có một lưu ý. Những người gặp khó khăn với giao tiếp trong tiếng Anh thì rất
cần một quyển giao tiếp đơn giản. Tôi có hai ví dụ, thứ nhất là quyển Streamline, mà hồi
trước bố tôi và rất nhiều người thế hệ trước đã học. Theo tôi nhớ thì quyển đó có rất
nhiều bài, và mỗi bài có phần mở đầu là một/ nhiều đoạn hội thoại ngắn thuộc đủ các tình
huống. Giao tiếp, nói một cách đơn giản là một thói quen mang nhiều nét đặc trưng về
văn hóa, lịch sử, địa lí… Vì thế, giống như khi đang đi trên đường của Anh thì bạn phải
tuân thủ luật giao thông ở đó, chứ không thể lí luận “tôi sống từ bé ở Việt Nam quen đi xe
bên phải, sang đây tôi chỉ đi bên phải thôi”, cách tốt nhất là bạn học thuộc lòng các cách
nói của họ và tập nói đúng như vậy. Quyển thứ hai tôi thấy cũng rất phổ biến là những
quyển đại loại như “Tình huống giao tiếp Anh Việt”, bạn nghĩ quyển này giống như sách
giành cho người đi du lịch chỉ bập bẹ được vài chữ phải không? Thực ra nó rất có ích vì
quyển sách cung cấp nhiều tình huống khác nhau và bạn sẽ biết người Anh có những cách
nói như thế nào với từng trường hợp cụ thể như vậy.
Sau đó khi học thuộc các câu giao tiếp đơn giản, các bạn cố gắng áp dụng trong những
trường hợp cụ thể. Lý tưởng nhất là bạn tập nói với người bản ngữ, ví dụ như tham gia
một đợt tình nguyện với các bạn nước ngoài chẳng hạn (tôi từng tham gia với tổ chức
Volunteer for Peace Viet Nam. Họ tổ chức nhưng work camp khoảng 2 tuần có cả sv Việt
Nam và nước ngoài trong một hoạt động như kiểu làm vườn, nhổ cỏ, trồng cây, quét dọn,
thăm quan… khá vui và nhiều cơ hội giao tiếp). Ngoài ra có thể tận dụng các cơ hội ở lớp
học, nơi làm việc… để giao tiếp cũng rất tốt.

Đọc và vốn từ: Theo tôi vốn từ tiếng Anh có thể chia làm hai loại: từ thông dụng và từ
chuyên ngành. Từ thông dụng bạn cần để đọc báo chí hàng ngày, nghe tin tức hàng
ngày, tán chuyện lăng nhăng với mọi người, viết dăm câu ba điều trong một bức thư
thông dụng… Từ chuyên ngành thì bạn hay gặp trong một lĩnh vực hẹp nào đó riêng biệt
hơn mà không phải ai cũng biết và cần phải biết. Học tiếng Anh là để sử dụng được ngôn
ngữ này trong cuộc sống, chứ chắc cũng không có ai định học thuộc lòng cả mấy chục
nghìn từ trong từ điển, thế nên bạn nên mở rộng vốn từ theo hướng thế này:
- Học các từ thông dụng: để còn nghe ngóng được ở đâu vừa xảy ra động đất, bầu cử ở
Iraq có gian lận hay không, hay là biết người dân Hy Lạp tại sao lại biểu tình khi mà quốc
gia đang có nguy cơ vỡ nợ và thủ tướng đang phải chạy vạy xin tiền…
- Học các từ chuyên ngành mà bạn cần thiết: để còn đọc được sách chuyên ngành, viết
được bài luận, thi cử và nói chuyện được với đồng nghiệp…
Ngoài ra tùy vào lĩnh vực mà bạn quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm từ vựng ở các chuyên
ngành khác, nhưng về cơ bản chỉ nên chú trọng đến từ thông dụng và từ chuyên ngành
của bạn thôi.
Học từ chuyên ngành thì tôi không đề cập, đó là chuyện bạn học, rồi bạn sử dụng, bạn
quên rồi nhìn thấy mãi thì cũng nhớ, (sau đó lâu biết đâu lại quên hết là chuyện bình
thường)… tôi muốn bạn chú ý đến việc đọc và tích lũy vốn từ thông dụng qua việc đọc
báo.
Hồi trước báo đầu tiên tôi đọc là Vietnamnews, vì nó khá là đơn giản, gần gũi, và có
những gì tôi cần: đủ các loại tin tức từ dễ đến khó. Đầu tiên, tôi đọc những tin vắn bên lề
báo, cố gắng hiểu, khi nào không hiểu lại sử dụng từ điển, sau đó tôi đọc những mục
trung bình, rồi những bài bình luận dài. Cách đọc của tôi là đọc từng đoạn ngắn một, cố
gắng theo được những tường thuật lại của bài báo, xem có từ nào chưa biết và thử đoán
xem nội dung như thế nào. Thường thì bạn sẽ vẫn đoán ra, vì từng đoạn cũng ngắn thôi
và nội dung thì cũng phải đi từ đơn giản đến phức tạp và vừa sức mình. Ngoài ra thì ngữ
cảnh trên báo cũng khá rõ ràng. Nếu không thể đoán ra và không thể hiểu được thì tra từ
điển.
Sau đó, bạn thử chọn ra một số từ tra trong từ điển và ghi vào sổ tay của mình. Việc cố
gắng học hết tất cả mọi từ là một chuyện không cần thiết, vì (1) bạn không cần biết hết

cũng hiểu được một mức nào đó bài báo, (2) học hết thì mất công lắm và (3) những từ
không thông dụng rồi đằng nào cũng sẽ quên. Tôi chọn những từ nào xuất hiện nhiều lần
(vì có vẻ như nó có ích), tra từ điển và ghi vào sổ. Bạn nên ghi vào sổ cả: từ, phân loại (n,
v, adv, adj), phát âm, các nghĩa thông dụng (một từ có đến 20 nghĩa thì cũng chỉ ghi vài
nghĩa phổ biến thôi), và ví dụ sử dụng. Nhất là trong q từ điển Oxford Advanced tôi thấy
những ví dụ được in đậm đều là những cách dùng thông dụng nên ghi vào hết nếu thấy
mình cũng sẽ có trường hợp sử dụng. Tôi thấy trong việc học từ, bạn phải chú ý không chỉ
phát âm, ý nghĩa của từ mà một phần cũng quan trọng là bạn ghi nhớ một từ trong một
văn cảnh cụ thể. Ngoài ra, tôi cũng hay ghi lại một số câu văn mà mình thấy tâm đắc vì
nó đúng quá, nó có cấu trúc ngữ pháp lạ hay nó có tiềm năng có ích sau này. 
Sau đó tôi đọc các báo phức tạp hơn một chút, ví dụ như The Scientist, The Economist,
Far-East Economic Review… tuy nhiên cách đọc nhìn chung vẫn không thay đổi. Lưu ý là
các bạn có thể đọc một số trong các loại báo trên ở thư viện trường đại học, ở Trung tâm
thông tin Hội đồng Anh, ở Trung tâm thông tin World Bank, Thư viện quốc gia phòng báo
chí… Nếu không có thẻ thư viện hoặc không có thời gian nhiều thì bạn vẫn có thể đọc báo
trên mạng, cũng rất đầy đủ và hữu ích.
Viết: Tôi chỉ có một lời khuyên là bạn nên viết thật nhiều và tốt nhất nên kết hợp với việc
học đọc. Ví dụ, sau khi đọc một bài báo, tôi ghi lại những từ vựng quan trọng, các mẫu
câu, các vấn đề và số liệu sau đó tôi viết lại một bài theo quan điểm của tôi. Đây vừa là
cách bạn học từ mới, vừa là cách bạn luyện tập để đưa các ý tưởng trong đầu mình thành
một bài viết trên giấy. Bạn có thể viết ngắn hoặc dài, đưa vào một hay hai vấn đề, không
quan trọng, cái quan trọng là bạn cố gắng vận dụng những từ và cấu trúc vừa gặp, và rèn
luyện một thói quen viết tiếng Anh. Ngoài ra bạn có thể tập viết về những thứ rất bình
thường trong cuộc sống. Tôi vẫn còn giữ những bài viết hồi trước của mình về nỗi bức xúc
khi trong văn phòng có nhiều “fare-well party” quá, hay là về căn nhà trong mơ của tôi,
hay là về những thắc mắc công việc, những băn khoăn của mình khi vừa học GMAT vừa đi
làm vô cùng mệt mỏi… Theo tôi tập viết là một thói quen tốt nên duy trì (cho dù là tiếng
Việt hay tiếng Anh) vì đó là một cách tập thể dục cho đầu óc của bạn và giữ cho bạn minh
mẫn.
Một khi bạn đã viết ra, bạn đã làm được một việc rất lớn: bạn có ý tưởng ở trong đầu và

bắt bộ não bạn phải suy nghĩ và sản xuất ra được những câu văn bằng tiếng Anh viết ra
giấy. Việc tiếp sau đó sẽ là phải viết cho trơn chu và hoàn chỉnh. Hãy tin tôi là sẽ chẳng
bao giờ có chuyện viết ra mà không mắc một lỗi lầm nào hết. Khi câu văn đã nằm trên
giấy, việc sửa sang, chau truốt là chuyện không khó. Bước quan trọng nhất là bạn tập cho
đầu óc và cơ thể bạn quen với việc: gặp một vấn đề, động não, nghĩ và viết ra. Những
bước tưởng như đơn giản thế thôi cũng nhưng để làm được cũng cần phải có sự tập luyện
và cố gắng rất nhiều.
4. Đọc hiệu quả và viết có định hướng:
Nhiều bạn nghĩ để đọc tốt thì phải biết càng nhiều từ mới càng tốt, vì bạn sẽ hiểu được tất
cả những gì được viết ra. Điều đó không đúng; ví dụ là với những bài đọc trong IELTS, ít
thí sinh nào lại biết hết được từng từ trong bài, chưa nói đến việc hiểu nghĩa của từ đó đặt
trong văn cảnh cụ thể, nhưng mọi người vẫn phải trả lời tất cả các câu hỏi, mà nhiều câu
đề cập đến những khía cạnh rất nhỏ trong bài. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy để đọc
hiệu quả, các bạn hãy hình dung mỗi đoạn văn gồm nhiều câu văn ghép lại giống như
những chiếc móc xích: các câu liên kết với nhau về mặt ngữ nghĩa để cùng nói đến một
chủ đề chung. Mỗi bài văn lại gồm nhiều đoạn có mối quan hệ tương hỗ. Để đọc hiểu quả,
bạn có thể không cần hiểu hết nghĩa của từng từ trong đoạn văn, nhưng nhất thiết, nhớ
là nhất thiết
,
phải nhìn ra sự liên kết và phụ thuộc vào nhau giữa các thành phần trong
đoạn và các đoạn trong bài.
Giống như chiếc móc xích, đoạn văn nào cũng có một câu văn nêu lên chủ đề hoặc ý mở
đầu, sau đó, các câu sau dựa vào một ý nào đó trong câu trước và nối thêm vào những ý
tiếp theo. (Đương nhiên là không nên hiểu máy móc là cứ câu sau là phải bám vào những
câu trước, vì mỗi đoạn văn có một ngữ cảnh khiến cho người ta có thể tự suy luận và hiểu
được giống như có 24hình/ giây là đủ để mắt người đọc được những hình ảnh liên tục).
Ví dụ 1:
“Coronation Street actress Beverley Callard has revealed she has been receiving
treatment for depression. The 52-year-old actress, who plays Rovers landlady Liz
McDonald, was absent from the soap for five months last year after a "serious

breakdown". She was treated at the Priory Clinic at the time and remains an outpatient at
the facility. Callard has now teamed up with mental health charity Mind to raise
awareness of mental health issues. The actress, reported to be "well on the road to
recovery", said: "I feel it is really important to try and help lift the stigma that makes life
so difficult for the one in four people who experience mental health problems."
Nguồn: />Những từ in đậm ở trên đều chỉ một người là cô diễn viên được nói đến ở câu đầu. Tất cả
đoạn này đều nói về tiến trình cô ấy bị bệnh, phải nghỉ đóng phim, giờ đã khỏi và đang có
những hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh mà cô ấy đã phải
đương đầu. Đây là một dạng móc xích cơ bản khi tất cả các câu đều được móc với một
câu. Tiện đây cũng phải nói luôn, một trong những nguyên tắc khi đọc là bạn phải hiểu
một đại từ đưa ra là chỉ ai/ cái gì, không được phép nhầm lẫn.
VD2: Academic reading sample
…Only now are technological advances beginning to offer hope that wind power will come
to be accepted as a reliable and important source of electricity. There have been
significant successes in California, in particular, where wind farms now have a capacity of
1500 megawatts, comparable to a large nuclear or fossil-fuelled power station, and
produce 1.5 per cent of the state's electricity.
Nevertheless, in the U.S., the image of wind power is still distorted by early failures. One
of the most persistent criticisms is that wind power is not a significant energy resource.
Researchers at the Battelle Northwest Laboratory, however, estimate that today wind
turbine technology could supply 20 per cent of the electrical power the country needs. As
a local resource, wind power has even greater potential. Minnesota's energy
commission calculates that a wind farm on one of the state's south western ridges could
supply almost all that state's electricity. North Dakota alone has enough sites suitable for
wind farms to supply more than a third of all electricity consumed in the continental US….
Nguồn: />Những từ tôi tô đậm là những từ giúp bạn nhìn ra mối liên hệ giữa các câu. Giả sử không
biết hết được các từ mới ở đây, bạn cũng có thể hình dung một liên kết về mặt ý nghĩa
giữa các câu và định hướng của đoạn văn như thế nào: Hi vọng từ tiến bộ công nghệ - Ví
dụ: một số thành công tại một bang của Mỹ - Chỉ trích – Tiềm năng phát triển – Ví dụ cụ
thể tiềm năng tại một số nơi… Khi đọc, cố gắng đừng để các chữ trôi tuột qua đầu bạn

cũng đừng cố kiết giữ tất cả lại, bạn nên tập phác họa trong đầu những hình dung như
thế, đó mới là điều phải hướng đến: đọc hiệu quả.
Đến đây, chúng ta lại phải trả lời một vấn đề: Đọc như thế nào hiệu quả hay làm thế nào
để nhìn ra các móc xích giữa các câu văn? Từ các ví dụ trên, bạn cũng có thể thấy luôn
luôn có những liên kết vô hình và hữu hình trong đoạn văn mà mình phải nhìn ra. Tôi
thường gọi đó là những “từ định hướng”, hay “từ chỉ thị” để chỉ các từ giúp mình nhìn ra
liên kết giữa các câu, đó có thể là:
2. Các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để cùng chỉ một sự vật sự việc hay một người.
3. Liên từ, như however, nevertheless, addtionally, and, but, therefore,…. Những từ
này giúp ta nhận biết được mối tương quan giữa các câu. Ví dụ, nếu thấy
“however” xuất hiện, bạn sẽ expect một câu có nội dung tương phản với câu trước.
Nếu câu trước là một ý tích cực, câu sau chắc chắn là một ý tiêu cực và ngược lại.
4. Bổ ngữ về thời gian, địa điểm, để liên kết các sự kiện về mặt thời gian, không gian.
… (còn gì nữa thì các bạn từ tìm hiểu và bổ sung)
Các bạn cần luyện tập để nhìn ra những từ định hướng này và theo sát hướng
phát triển của đoạn văn.
Sau khi đã nói quá kĩ về phần đọc như vậy, tôi nghĩ chắc mình cũng không nên nói quá
nhiều về phần viết nữa vì tôi đã nói ở chương trước rằng nên tập viết từ những gì ta đọc
được. Khi viết một đoạn văn, bạn cũng sẽ phải hình dung mình sẽ phát triển các ý như thế
nào và phải giúp người đọc nhìn ra điều đó bằng cách sử dụng các từ định hướng giống
như cách viết của người Anh và đưa những từ đó vào trong câu văn của mình một cách
nhuần nhuyễn. Một cách hay là bạn có thể tập viết đoạn văn từ một dàn ý có sẵn: tức là
bạn chọn một đoạn văn, bỏ hết đi chỉ giữ lại các liên từ, và thử viết lại một đoạn văn mới
xem sao. Có thể bạn sẽ bắt đầu bằng một dàn ý kiểu như thế này:
“There are several disadvantages of this scheme. Firstly, it is obvious that…. Because….;
as a result, ……This leads to an inconvenient situation of…. and would furthermore
unnecessarily affects …. A second risk would be…. Since…. it would…. Moreover, … . “
Rất nhiều sách dạy chúng ta rằng, đại loại là bài viết của chúng ta phải được tổ chức tốt
(well-organised), trong khi chẳng thấy sách nào đề cập phải tổ chức như thế nào một
đoạn văn cả. Theo tôi, một đoạn văn tốt là đoạn văn mà các câu có sự kết nối và người

đọc nhìn ra được liên kết đó một cách rõ ràng mạch lạc.
5. Kỹ năng đọc hiểu trong thi IELTS
Tôi có những nhận xét thế này với bài đọc của IELTS:
- Bài đọc có thể rất nhiều từ mới, hoặc thuộc một chủ đề khá xa lạ và khó hiểu với
bạn, đó là một điều bình thường mà bạn nên chấp nhận và làm quen. Những người
ra đề phải chọn những chủ đề mang tính học thuật cao, tức là rất nhàm chán, (có
thể) rất cao siêu, nhằng nhịt những từ chuyên ngành phức tạp mà bạn chắc chẳng
bao giờ nhìn thấy, để đảm bảo là các thí sinh ở trong những điều kiện gần như
ngang nhau khi làm bài thi, không ai được lợi hơn ai nhờ những hiểu biết nhất định
cả.
- Hình dung câu hỏi đọc hiểu của IELTS như những chiếc ổ khóa: mỗi ổ khóa chỉ có
thể được mở bởi một chiếc khóa duy nhất và chỉ có chiếc khóa đó mà thôi. Tin tốt
là luôn luôn có một chìa khóa cho mỗi chiếc ổ được dấu một cách khéo léo
trong bài text, còn tin không tốt là có thể bạn sẽ phải tìm kiếm rất vất vả mới ra
được một chiếc chìa khóa giữa nhiều chiếc chìa có vẻ giống nhau. Tuy vậy, tôi vẫn
phải lưu ý bạn một điều là: chỉ sử dụng thông tin từ bài đọc để trả lời câu hỏi,
không được suy luận từ kinh nghiệm bản thân hay là đoán vu vơ. Chìa khóa luôn
luôn nằm trong bài đọc và bạn phải tìm ra chúng.
- Bài đọc không kiểm tra kiến thức của bạn nhiều hay ít về một vấn đề mà kỹ năng
bạn xử lí với những tài liệu mang tính học thuật cao: đọc hiểu quả trong một
khoảng thời gian hạn chế, hiểu được cơ bản những điều được trình bày, phân tích
câu hỏi và biết cách quay lại bài đọc để tìm thông tin cần thiết.
Các bước làm bài đọc:
B1: Đọc các câu hỏi. Tôi khuyên bạn nên đọc các câu hỏi trước vì các câu hỏi sẽ cho bạn
biết nội dung của bài đọc đồng thời cho bạn biết bạn sẽ phải tìm những gì trong bài. Một
ví dụ điển hình là nếu câu hỏi yêu cầu bạn tìm xem những phát biểu dưới đây là do những
tác giả nào đề cập và cho bạn một loạt khoảng 3 – 4 người, bạn biết rằng khi đọc bạn sẽ
phải gạch chân tất cả những tên riêng trong bài để định vị xem thông tin sẽ được tìm ở
đâu. Nếu bạn phải chọn tiêu đề cho các đoạn, bạn có thể đọc qua những tiêu đề cho sẵn
để biết xem bài nói về nội dung gì.

B2: Đọc nhanh bài text khoảng 1 đến 2 lần. Rất nhiều sách sẽ dạy bạn đọc như thế nào
cho nhanh, tôi chỉ xin lưu ý bạn rằng khi đọc, (1) bạn nên dùng bút chì gạch chân tất cả
những từ “định hướng”, tên riêng, các “key word” trong bài; (2) bạn nên chú ý những câu
đầu hoặc câu cuối mỗi đoạn văn, đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng trong bài vì phần đó
thường mang các nội dung quan trọng của cả đoạn/ cả bài; (3) Dừng lo lắng nếu bạn
không hiểu một số từ, bạn có thể đọc lại lần nữa nhưng nếu không hiểu thì cũng cứ kệ nó
đấy.
B3: Đọc lại và trả lời các câu hỏi chung. Câu hỏi chung là câu hỏi về nội dung tổng thể của
cả đoạn hoặc một đoạn. Ví dụ như tìm tiêu đề cho bài đọc/ tiêu đề cho từng đoạn văn…
Để trả lời câu hỏi chung, bạn nên dựa vào các từ định hướng để nhìn ra ý chính của đoạn
văn và chọn phương án trả lời không thừa không thiếu ý.
B4: Tìm thông tin và trả lời câu hỏi riêng. Câu hỏi riêng là câu hỏi bạn cần phải tìm ra
đúng thông tin riêng biệt trong bài đọc để trả lời, ví dụ như điền từ vào chỗ trống, Yes No
Not Given (YNG), tìm xem thông tin cụ thể trong bài đọc do ai đưa ra, vào thời gian nào….
Cách trả lời câu hỏi riêng là bạn phải phân tích chúng như những chiếc ổ khóa và tìm
trong bài đọc chiếc khóa để mở chúng.
Ví dụ với câu hỏi YNG: đây là loại câu hỏi khó nhất trong các loại theo ý kiến của tôi. Để
trả lời, bạn cần nhớ một nguyên tắc thế này: câu Y là câu lặp lại hoàn toàn chính xác
nội dung của một câu trong bài đọc, câu N là câu lặp lại một nội dung bài đọc nhưng lại
thay đổi một/ nhiều nội dung khác, câu NG là câu không có trong bài đọc.
Với dạng câu hỏi này bạn trước hết bạn phải phân tích kỹ nội dung statement được đưa ra
và gạch chân tất cả những nội dung trong câu đó, tóm lại là gạch chân cả câu đó trừ các
quán từ, giới từ, dấu câu. Sau đó, dựa vào những chi tiết của ổ khóa đó, ban phải quay lại
bài đọc để tìm chiếc khóa có những đặc điểm thích hợp. Tốt nhất là bạn rà soát lại bài đọc
từ đầu đến cuối và tìm các từ ngữ lặp lại hoặc là từ đồng nghĩa với những từ được sử
dụng trong statement. Khi bạn tìm được từ tương thích tức là bạn đã tìm được chiếc chìa
khóa để mở ổ khóa rồi đó.
Ví dụ với câu hỏi điền từ vào chỗ trống: Với câu hỏi này, bạn cần phải xác định phạm vi
của bài điền từ là một đoạn, nhiều đoạn hay là cả bài text. Sau đó, bạn cần đọc và gạch
chân những từ ngữ liên quan đến từ bị thiếu, nhất là chú ý những từ đi trước và những từ

đi sau từ bị thiếu đó. Vì đây thông thường là đoạn tổng kết lại đoạn text/ bài text, thứ tự
của bài tổng kết sẽ theo sát thứ tự xuất hiện trong bài text. Theo nguyên tắc như trên,
bạn phân tích ổ khóa rồi tìm chiếc chìa khóa tương thích, lưu ý manh mối quan trọng nhất
là những từ được sử dụng chính xác trong bài text hoặc những từ đồng nghĩa của chúng.
B5: Đọc lại lần nữa, kiểm tra lại và trả lời những câu hỏi còn lại. Nếu bạn còn thời gian
hãy kiểm tra lại đến khi nào thật chắc chắn và không còn nghi ngờ gì nữa thì thôi. Nhớ
nguyên tắc quan trọng nhất của bài đọc hiểu trong IELTS là bài đọc sẽ cho bạn mọi chìa
khóa để mở các câu hỏi.
Để làm bài đọc hiểu IELTS tốt:
- Đọc nhiều và đa dạng, hãy làm quen đầu óc bạn với những bài đọc dài và khó.
Những bài báo về khoa hoc là những bài luyện tập tốt, ví dụ bạn có thể tham khảo
báo New Sciencetist, The Nature hoặc các bài viết về khoa học công nghệ trên
nhiều báo khác. Giữ thói quen đọc tích cực, tức là không vội tra từ điển mà để đầu
óc suy đoán, tưởng tượng và động não một chút.
- Đọc nhanh không phải là yếu tố quyết định để trả lời đúng, theo tôi cái quan trọng
là bạn phân tích đúng câu hỏi và tìm được đúng chìa khóa để trả lời. Tôi không
khuyên bạn luyện đọc thật nhanh vì tôi thấy có một số trường hợp đọc nhanh bạn
sẽ làm mất thông tin quan trọng và vì thế “more haste, no speed”. Những bạn nào
có thói quen đọc lướt cần phải cẩn thận hơn vì khi bạn đọc quá nhanh có thể sẽ bị
nhầm. Tôi nhớ bài thi vừa rồi tôi đã bị nhầm đọc “waves’’ thành “ways” và mất
nhiều thời gian cho một câu hỏi không khó.
- Tuy nhiên, bạn cũng không thể nghiền ngẫm từng từ được, thời gian giới hạn là 20
phút cho mỗi bài đọc mà thôi. Tôi nghĩ mỗi người có thể tự nghiên cứu để điều
chỉnh tốc độ của mình sao cho phù hợp. Nếu bạn nghĩ mình cần phải đọc nhanh
hơn, nhớ bí quyết đọc nhanh là bạn không đọc từng từ một mà đọc từng cụm.
- Khi làm bài tập, đọc kỹ đáp án, dừng chỉ dừng ở việc đếm số câu đúng mà phải
xem kỹ tại sao mình sai nữa, nhiều quyển sách tốt có chú giải rất kỹ những câu
trong bài đọc, và bạn sẽ biết mình nhầm ở chỗ nào. Việc bạn mắc nhiều lỗi không
quan trọng, điều cần thiết là bạn phải hiểu mình sai ở chỗ nào, và lần sau không
mắc lỗi đó nữa. Nhiều khi sách cũng có thể nhầm đấy nhé, vì thế bạn phải kiểm tra

thật kỹ, kiểm tra đến khi nào tâm phục khẩu phục thì thôi.
6. Kỹ năng viết trong IELTS
Học từ mới theo các chủ đề
Nếu bạn muốn viết IELTS tốt, tôi khuyên bạn phải đọc thật nhiều. Trong phần 2 nói về
một quyển IELTS tốt, tôi có nói đến những quyển sách có các chủ đề, tốt nhất bạn nên
đọc theo các chủ đề như vậy, càng nhiều càng tốt, và bạn sẽ thấy là số lượng đề thi của
IELTS dù nhiều thì cũng chỉ ở trong một vài chủ đề thôi. Ví dụ một số chủ đề là:
Education: sports or not, pupil participation, music and outdoor activities, studying
abroad…
Family and children: role division,
Money
Technology: space exploration, the internet,
Media: Role of newspaper, violence in movies, …
Cultural values
Environment: climate change, global warming, pollution…
Traffic: congestion,
Architect: sky scrappers – building upward…,

Dựa vào những chủ đề như vậy, bạn đọc theo đồng thời tự ghi ra cho mình từng
vocabulary bank theo từng chủ đề. Hồi tôi thi lần thứ hai, tôi nhớ ở Trung tâm thông tin
Hội đồng Anh (TTTT) có một tài liệu là Essential do Carelpress xuất bản từng tập dày từ 1
đến hồi của là có khoảng 10 bộ thì phải. Trong mỗi quyển dày như vậy, các bài báo được
chọn lọc theo từng chủ đề và được sắp xếp vào theo thứ tự ABC. Ví dụ như E thì có
Education, Environment… và mỗi quyển như vậy có thể tìm thấy những tranh luận, những
tư tưởng… của cả một thời. Bộ sách đó bị bỏ trong góc trong cùng của TTTT, ít người để
ý đến, nhưng tìm thấy nó đối với tôi lúc đó đúng là như tìm được vàng. Bạn thử tưởng
tượng xem, mỗi ngày tôi dành thời gian đọc về một chủ đề, ví dụ như “Travel”. Sau khi
tham khảo trong sách dạy ôn IELTS để hình dung ra những vấn đề gì mình có thể liên
tưởng trong mục “Travel”, tôi đọc khoảng 2-3 bài trong quyển Essential đó, thậm chí mình
có thể xem những quyển từ xa xưa để coi hồi xưa người ta tranh cãi nhau về vấn đề gì

nữa. Vừa đọc tôi vừa ghi lại các từ mới, cấu trúc và ví dụ thành một tập dán nhãn “travel”.
Bài báo nào hay tôi còn photo về để nghiên cứu thêm nếu không có thời gian nữa.
Bạn nào không có điều kiện đến Hội đồng Anh mà tìm những tài liệu như vậy cũng có thể
định hướng cho các chủ đề viết rồi đọc theo đó trên mạng cũng không thiếu, quan trọng
là bạn phải đọc để tích lũy cho mình vốn từ và vốn kiến thức về chủ đề đó và khả năng
phản xạ của bạn, tức là khi gặp chủ đề gần như vậy bạn sẽ biết mình phải nói những gì và
nói như thế nào.
Học viết theo cấu trúc
Với Task 1 hay Task 2, các bạn thấy là cho dù chủ đề có nhiều đến mấy rốt cuộc người ta
cũng chỉ yêu cầu bạn mô tả một cái gì đó với Task 1, hoặc với Task 2 thì có mấy dạng: (1)
problems and solutions, (2) present the pros and cons, (3) personal reflection. Phần trước
tôi đã nhắc các bạn luyện viết theo những dàn ý rồi, đây chính là lúc thực hành. Bạn cứ
hình dung mỗi đoạn có chủ đề “solution” có thể được lắp vào theo dàn ý như thế này:
An obvious solution for this is to … For example… As a result…. We could therefore…
Furthermore, it also enhance…. and thus…
Sau khi bạn đã học kỹ và nắm vững những dàn ý kiểu như thế này rồi, khi viết, bạn chỉ
cần lắp những nội dung mình nghĩ vào từng dàn ý như thế này, vậy là bạn viết rất nhanh
mà rất well-organised.
Vậy thì học những dàn ý như thế này ở đâu: trong mọi tài liệu dạy viết IELTS người ta đều
đề cập có điều đôi khi không đầy đủ, hoặc không kỹ lưỡng. Bạn cần chú ý đến cách sử
dụng những liên từ và các từ đồng nghĩa chỉ cùng một quan hệ. Ví dụ như nói về quan hệ
nguyên nhân hệ quả ta có một loạt các từ sau: As a result, therefore, thus, result in…,
lead to, provoke… , consequently, … Khi nắm chắc được các từ này rồi, bạn có thể sử
dụng thoải mái trong các câu văn của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các bài
viết mẫu sẽ thấy rất nhiều mẫu câu mình có thể học một lần và dùng trong rất nhiều bài
viết.
Luyện viết hàng ngày
Để viết quen, không có cách nào khác là bạn phải bỏ thời gian ra luyện tập. Mỗi ngày viết
một bài Task 1 một bài Task 2 là đủ, theo đúng như điều kiện thời gian trong phòng thi.
Bạn nên dùng bài viết đó để luyện tập lại tất cả từ mới, những cấu trúc, cách sử dụng các

từ định hướng tổ chức cho bài viết của mình.
Làm xong rồi tốt nhất là nhờ ai đó check giúp xem mình còn lỗi gì phải hoàn chỉnh không,
nếu là người bản ngữ thì tốt nhất. Nếu bạn không có ai thì nhờ bạn bè xem giúp, hoặc
cùng lắm thì cất đi rồi khoảng 2, 3 ngày sau đọc lại, bạn sẽ phát hiện ối điều hay ho mà
lúc đấy bạn không nghĩ ra. Đều đặn viết thế cho đến lúc thi bạn sẽ thấy đến lúc cần viết,
bạn sẽ từ cầm bút mà viết thôi, chẳng phải nghĩ nhiều. Khi viết xong cũng nên kiểm tra
xem mình viết bao nhiêu từ để điều chỉnh cho vừa phải. Task 1 yêu cầu không dưới 150
từ thì viết khoảng 200 từ là được. Còn Task 2 giới hạn là 250 từ thì viết từ 300-320 từ là
phù hợp. Điều này bạn nên vừa viết vừa điều chỉnh.
Một số lưu ý khi làm bài viết:
3. Dành 5 phút đầu phân tích đề. Trong 5 phút đầu bạn nên: (1)đọc kỹ đề và hiểu rõ
câu hỏi mình phải trả lời, chủ đề bài viết và dạng câu hỏi; (2) vạch ra các ý chính
mình sẽ trả lời là gì, (3) gạch ra một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các
keyword trong đề bài để có thể viết mở bài và kết luận mà không trùng lặp từ với
đề bài.
4. Dành 5 phút cuối kiểm tra lại bài viết của mình, các lỗi sai nhỏ có thể làm bạn mất
nhiều điểm. Bạn nên đọc lại từ đầu đến cuối và sửa các lỗi chính tả, các lỗi về thời,
giới từ, quán từ, tránh dùng lặp các từ, sửa lại các lỗi viết khó nhìn.
5. Không viết dài quá, không viết ngắn quá. Ví dụ tôi thấy mở bài và kết luận chỉ
khoảng 3 câu là đủ, mỗi đoạn thân bài chỉ nên có khoảng 5-6 câu, lưu ý đến sự cân
xứng giữa các đoạn, đừng viết một vấn đề nhiều quá mà bỏ qua các phần khác.
7. Kỹ năng nghe và nói
Thi n ghe : Kỹ năng nghe chỉ có một số tình huống nhất định và việc bạn có được điểm
cao hay không phụ thuộc vào việc bạn quen thuộc thế nào với các tình huống cụ thể như
vậy. Điều cần nhớ là để được điểm cao, bạn không cần phải nghe thật xuất sắc, nhưng
bạn phải nghe được đúng những thứ mà người ta “test” bạn. Tôi nghĩ bạn nên chú ý
những yếu tố này khi làm bài thi:
- Nghiên cứu các tình huống thi của IELTS và cố gắng làm quen với chúng: tôi hình dung
tình huống đầu là tình huống hỏi-đáp thông tin (ví dụ: đi du lịch, làm thẻ hội viên, đăng
ký thông tin…), tình huống 2 là tình huống cung cấp thông tin một chiều và có thể kèm

việc điền sơ đồ/ biểu đồ. Trong phần ba, bạn sẽ nghe một tình huống có khoảng 2-3
người về một chủ đề mang tính academic life như thảo luận nhóm chuẩn bị cho một bài
tập, trao đổi giữa sinh viên- thầy giáo… và phần cuối là một bài mô phỏng một buổi lên
lớp thực ở đại học và chỉ có thầy giáo nói mà thôi. Cái chính xác nhất bắt chước lại format
này là những quyển sách luyện thi IELTS, ngoài ra, tùy điều kiện mà bạn có thể tham
khảo các tình huống gần giống như vậy tài liệu trên đài báo, truyền hình. Ý tôi nói nghiên
cứu kỹ tức là khi luyện tập, bạn không được bỏ qua bất kỳ một từ mới nào hoặc một ngữ
cảnh nào mà mà bạn không biết/ không quen thuộc. Khi gặp trong bất kỳ một bài luyện
nào, bạn phải tra hết các từ mới, hiểu hết các tình huống. Trong mỗi phần, từ cần điền có
thể là rất ngắn, được đọc rất nhanh, và chỉ lặp lại một lần, vì vậy nếu không phản xạ tốt
và có vốn từ chắc chắn trong những ngữ cảnh giống như vậy, bạn sẽ rất bối rối.
- Tranh thủ từng giây một để đọc các thông tin về bài nghe. Những câu hỏi cung cấp cho
bạn nhiều thông tin về bài nghe, quan trọng nhất là (1) tình huống, (2) giới hạn từ của
câu trả lời, (3) các chi tiết của bài nghe, thể hiển qua các từ có sẵn. Các bạn nên đọc,
gạch chân dưới các từ quan trọng để theo dõi khi nghe, đồng thời tưởng tượng ra một số
từ đồng nghĩa với những từ trong bài.
- Tập trung, đây là yếu tố quan trọng nhất khi làm bài nghe, vì chỉ sao nhãng một lát
thôi bạn sẽ mất một thông tin quan trọng nào đó. Tôi có một kinh nghiệm là vừa nghe
vừa take note lại các thông tin vì nhận thấy như vậy mình sẽ chủ tâm tập trung hơn và sẽ
lưu giữ được nhiều thông tin hơn về bài nghe. Bài nghe chỉ được nghe một lần và vì thế
nhiều khi mình không thể nhớ được đầy đủ thông tin, khi ấy nhìn lại những gì mình đã
note nhanh lại cũng có thể đoán … đỡ sai hơn.
- Dành thời gian kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp như số ít số nhiều, chia động từ, lỗi chính
tả tránh sai các lỗi không đáng có.
Thi nói: Thi nói là phần thi tôi có ít kinh nghiệm nhất và hay bị điểm thấp nhất, tôi chỉ
mạo muội chia sẻ với bạn vài điểm như thế này:
- Chuẩn bị một vài chủ đề, nhiều sách dạy ôn tập có những gợi ý như kiểu: a memory, a
special item, a person, a day…. Khi có các chủ đề này rồi, cố gắng ngồi brainstorm ra một
số ý tưởng. Bạn không cần phải chuẩn bị những bài nói dài dòng và học thuộc; việc quan
trọng khi làm bài thi nói là giữ mất bình tĩnh và trong một thời gian ngắn có thể nghĩ ra

một cái gì đó để nói.
- Tốt nhất là cố gắng tìm một người bạn đề cùng tập nói, nhưng tôi nghĩ bạn vẫn nên tập
nói trước gương để tự điều chỉnh giọng nói, sắc mặt…
- Chú ý phát âm, đặc biệt là trọng âm và số ít số nhiều của từ.
8. Quá trình thi và làm bài thi
Sau ba lần thi IELTS, tôi xin cóp nhặt tất cả những ký ức còn sót lại để kể lại quá trình thi
cho bạn tham khảo:
Ngày thi nói: bạn có thể thi nói trước hoặc sau khi thi ba kỹ năng còn lại, và thi tại các địa
điểm của Idp hoặc Hội đồng Anh. Theo kinh nghiệm của tôi bạn nên đến trước khoảng 1
tiếng rưỡi, nhất là nếu bạn thi muộn sau nhiều người. Thông thường thi mỗi thí sinh sẽ
được ước tính là nói trong khoảng 20phút, và họ sẽ căn cứ vào đó để xếp lịch. Tuy nhiên,
trường hợp phổ biến là mọi người sẽ nói và ra rất nhanh, vì thế, đến sớm thì bạn sẽ có
nhiều cơ hội vào nói luôn, nếu vậy thì cũng xứng đáng đến sớm hơn hẳn để dành thời
gian chuẩn bị và lấy tinh thần. Ngoài ra, cẩn thận nếu có nhiều phòng thi. Lần thi thứ hai
tôi đã lên nhầm phòng, khiến giám khảo và bản thân tôi phải chờ đến 15 phút, nên khi
vào cũng hơi bị lúng túng, quả nhiên kết quả không khá cho lắm.
Để mở đầu, giám khảo sẽ hỏi bạn một số câu hỏi mang tính chất làm quen và tạo không
khí cởi mở. Nên nhớ, giám khảo cũng là những người bình thường thôi, họ có cái đặc thù
nghề nghiệp là hỏi đi hỏi lại nhiều người một số câu hỏi cũ rích (tôi thấy họ để một tập
dày trước mặt và chọn ngẫu nhiên rồi đọc ra), vì thế họ cũng sẽ rất thích nếu bạn hào
hứng, cởi mở và chia sẻ những gì đó thú vị về bản thân bạn, chứ không nhất thiết phải
nói y như những gì sách luyện thi dạy bạn. Bản thân kỹ năng nói cũng là thể hiện sự tự
tin của bạn khi sử dụng ngôn ngữ: việc bạn nghĩ ra điều gì đó để nói, nói ra được, và nói
đúng là bạn thắng rồi. Ngoài ra, đừng ngại hay lo lắng nếu bạn có điểm gì đó bất lợi. Ví
dụ như lần thứ ba thi nói, sức khỏe của tôi không tốt lắm vì đã bị đau họng suốt cả tuần,
nói lào khào lào khào và thỉnh thoảng lại bị ho. May mà thầy giám khảo rất thông cảm và
hỏi tôi tại sao lại ốm thế, sau khi tâm sự rằng tôi vừa đi công tác xa về và khi về Hà Nội,
bị lạnh đột ngột và ốm luôn, chủ đề cuộc nói chuyện chuyển sang khí hậu ở vùng Tây
Nguyên của Việt Nam (nơi tôi ở suốt 3 tháng trời) trước khi về Hà Nội và tôi có thể thấy vị
giám khảo ngạc nhiên thế nào khi tôi chia sẻ rằng ở Tây Nguyên rất nóng, không lạnh như

ở Hà Nội thế này. Sau đó giám khảo còn hỏi tôi về công việc của tôi, lý do tại sao tôi làm
việc đó… và chúng tôi đã nói chuyện khá vui trước khi bắt đầu thi.
Để mở đầu phần thi, giám khảo sẽ bật băng, (giờ tôi thấy người ta dùng máy mp3) và yêu
cầu bạn cho xem ID cho đúng thủ tục. Phần một sẽ là một loạt các câu hỏi ngắn về một
chủ đề quen thuộc. Tôi chỉ đưa ra một lời khuyên cũ là nên cố gắng trả lời câu hỏi và mở
rộng nó ra một chút: trả lời + lí do tại sao, ví dụ cụ thể, giải thích nguyên nhân… Phần
hai, bạn sẽ được phát một chủ đề (kẹp trong một tờ giấy bìa) dưới dạng một câu hỏi và
khoảng 3 câu gợi ý những phần bạn có thể trả lời. Bạn có sẵn giấy trắng và bút chì để
gạch ra một số ý cho câu trả lời. Lời khuyên của tôi là hãy bình tĩnh, chọn cái gì bạn có
thể nói tự tin và trôi chảy, không phải những gì quá ghê gớm hoặc khủng khiếp, hãy phát
huy những kinh nghiệm của bạn thân. Phần ba sẽ là thảo luận về một số câu hỏi liên quan
ít nhiều đến chủ đề mà bạn đã nói ở phần trước và giám khảo sẽ kiểm tra khả năng và
vốn từ của bạn về nhiều chủ đề khác nhau. Quan trọng là bạn phát biểu được ý tưởng của
mình, và thể hiện được rằng bạn, ở một mức nào đó, làm chủ được ngôn ngữ tiếng Anh.
Trong ngày thi ba kỹ năng nghe, đọc, viết, bạn sẽ được yêu cầu đến từ sớm, khoảng 8 giờ
hơn thì phải. Đến nơi, bạn sẽ phải xem bảng để xem số Candidate number của mình thế
nào. Sau đó bạn sẽ phải gửi hết đồ đạc (vì thế không nên mang nhiều), bao gồm cả điện
thoại di dộng. Những thứ được mang vào là bút chì, tẩy, gọt bút chì, chai nước bằng nhựa
trong và đương nhiên là ID của bạn. Sau đó, ban tổ chức sẽ kiểm tra để biết chắc rằng
“bạn chính là bạn”: đề nghị bạn xuất trình ID, xem xét mặt mũi, so với ảnh của bạn đã
nộp khi đăng ký thi, rồi xếp chỗ cho bạn trong một căn phòng khá lớn. Mỗi lần thi có
khoảng 100 thí sinh ở trong một căn phòng rộng, vành rèm kín mít, có thể có điều hòa
nên bạn nào hay lạnh không nên mặc áo ngắn tay, mỗi người ngồi một bàn, tại bàn đã có
sẵn bút chì, tờ giấy ghi thông tin về bạn (và tai nghe nếu bạn thi ở Idp). Việc xếp thí sinh
vào chỗ ngồi mất khá lâu thời gian. Sau đó họ sẽ phổ biến cho bạn về qui trình thi, nội qui
thi, mất khoảng 10 phút. Một điều chắc chắn là dù được gọi đến từ 8 giờ, phải 9 giờ thông
thường bài thi mới bắt đầu.
Để làm bài thi nghe, đầu tiên họ sẽ phát cho bạn một tờ Answer sheet cho cả Listening và
Reading và hướng dẫn bạn cách điền thông tin cá nhân thí sinh. Sau đó, họ sẽ phát một
quyển gọi là Listening booklet trong đó có thông tin và câu hỏi của bài thi nghe. Một điều

quan trọng là bạn có quyển booklet đó để nghe và viết linh tinh (take note, trả lời câu hỏi)
trong suốt bài thi nghe, rồi sau khi nghe xong, bạn lại có thêm 10 phút để viết lại câu trả
lời và kiểm tra lại vào answer sheet. Thi đọc thì khác hơn một chút, bạn cũng có quyển
booklet có toàn bộ bài đọc và các câu hỏi, nhưng bạn sẽ phải trả lời trực tiếp vào tờ
answer sheet và vì thế phải chú ý đừng viết hai lần để phí phạm thời gian. Tất cả các q
booklet và các sheet sẽ được thu lại hết.
Thi viết thì bạn cũng sẽ có một booklet và answer sheet riêng và bạn có thể xin thêm giấy
nếu cần. Mỗi bài thi đều tuân thủ thời gian rất ngặt nghèo và những người trông thi sẽ
đảm bảo ai cũng ở trong những điều kiện thời gian làm bài như nhau.
Sau khi họ thu lại hết bài thi, booklet và đếm đủ số bài, bài thi sẽ kết thúc và bạn được tự
do, thông thường vào khoảng 12 giờ.
Tôi có vài lời khuyên thế này với bạn trước ngày thi:
- Trước khi thi, tôi nghĩ bạn nên giành mấy ngày cuối làm một số bài thi thử để làm quen
với điều kiện thi, đồng thời rèn luyện cho bạn thói quen tập trung và thích nghi với điều
kiện làm bài.
- Nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, và có tâm trạng thoải mái. Điều này sẽ giúp bạn tập trung
và làm bài tốt hơn.
- Nếu bạn không chắc chắn về địa điểm thi, nên đến khảo sát trước ngày thi, đừng để
những sai sót như tắc đường, không tìm được chỗ gửi xe, đi ngược chiều, vội vã … làm
ảnh hưởng đến tâm lí của bạn. Đừng như tôi lần đầu đi thi ở KS Quân đội, đã đến trước
cho biết địa điểm rồi mà hôm đấy đến sát giờ thì mới tá hỏa là khu vực thi là tòa nhà
khác, lại phải chạy vội vàng sang, hỏi khắp nơi và cuối cùng là một trong những người
đến muộn nhất trong phòng thi, khiến cho bản thân lo lắng và hồi hộp không cần thiết.
- Ăn uống hợp lý: đủ chất để chuẩn bị cho một cuộc thử thách gay go tốn khá nhiều calo,
nên nhớ là bạn sẽ chẳng có cơ hội ăn gì và phải hạn chế tối đa việc đi vệ sinh từ lúc 9 giờ
đến tận khoảng 12 giờ cơ đấy. (Nếu bạn muốn ra phải có giám khảo tháp tùng và cũng
không được ra vào lúc người ta phổ biến qui chế thi, vào những phút đầu và cuối của mỗi
bài thi).
- Đến đúng giờ, dành thời gian nói chuyện một chút với mọi người cho thoải mái và tuân
thủ hướng dẫn của người trông thi.

9. Lời kết
Trước hết, xin rất cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến dòng này, những kinh nghiệm này
của tôi được rút ra sau ba lần thi IELTS và quá trình ôn luyện chăm chỉ và miệt mài vì thế
nhiều bạn sẽ nghĩ rằng để đạt điểm cao phải học thật “trâu bò”, làm thật nhiều bài tập,
mua thật nhiều sách, còn nếu không có thời gian học thì phải chịu… điểm thấp. Điều đó
không đúng một chút nào, tôi tin rằng việc học là cả một quá trình kiên trì, bền bỉ và khổ
công, còn nếu bạn muốn thi đạt điểm cao, cái quan trọng là bạn hiểu được kỳ thi và có sự
chuẩn bị đúng, đủ và hợp lý. Trong ba lần tôi thi, tôi nhận thấy việc tích lũy kiến thức là
lâu nhất và mệt mỏi nhất, sau đó, khi bạn đã có kiến thức thì nếu ôn tập đúng những kỹ
năng cần thiết, có sự cảm thụ tốt với ngôn ngữ này và có tâm lý vững vàng khi học và khi
thi thì bạn sẽ vượt qua thử thách thôi. Nếu bạn có nhiều thời gian thì rất tốt, nhưng tôi
nghĩ chứng chỉ IELTS cũng không phải là thứ quá quan trọng để bạn bỏ ra quá nhiều thời
gian công sức, thi vèo một cái là xong mà cũng chỉ có hạn trong vòng 2 năm là hết, trong
khi còn có rất nhiều thứ bạn cần phải học và phải rèn luyện. Thời gian luyện của mỗi
người là bao nhiêu thì còn tùy vào lượng kiến thức bạn đã có, điều kiện thời gian, kinh tế,
mục tiêu của từng người… Tuy nhiên, học kiểu gì thì học, bạn vẫn phải tập trung vào hai
thứ: kiến thức tiếng Anh bạn có và kỹ năng sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.
Một điều nữa tôi nhận thấy là IELTS là một chứng chỉ tốt để đánh giá vốn tiếng Anh của
bạn trong môi trường học thuật, tuy nhiên nó không phải là thước đo trình độ tiếng Anh
của mỗi người một cách tuyệt đối. Việc bạn có được điểm cao hay không còn là do kỹ
năng ứng dụng tiếng Anh trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là việc bạn suy nghĩ
theo một cách gần giống với tư duy của người ra đề nhất. Vì vậy, bạn không nên nghĩ
rằng có chứng chỉ IELTS tốt đã là có vốn tiếng Anh ‘siêu phàm’, là không có lỗi lầm gì hết,
là làm cái gì cũng đúng. Tôi thì thấy nếu bạn học IELTS cẩn thận, bạn sẽ có kinh nghiệm
và kỹ năng rất tốt để sử dụng tiếng Anh trong nhiều môi trường khác nhau cũng như tiếp
thu các kiến thức mới, tuy nhiên, bạn vẫn còn rất nhiều điều phải học, nhất là trong
những hoàn cảnh mới.
Ngoài ra, cho dù bạn thi IELTS để đi du học, xin việc, hay thi… chơi cho biết, thời gian mà
chứng chỉ có hiệu lực cũng rất ngắn ngủi, chỉ có hai năm. Vì thế, hãy tận dụng thời gian
đó để làm những điều bạn mong muốn và cố gắng phát huy những gì bạn đã học được từ

IELTS. Tôi hi vọng rằng những thói quen học và sử dụng (nghe, nói, đọc, viết) tiếng Anh
sẽ theo bạn thật lâu vì đó là một quà tặng vô giá của tiếng Anh: sự hiểu biết. Thật khó để
diễn tả, nhưng khi trải qua, bạn sẽ thấy việc có thể tiếp nhận được những thông tin,
những tư tưởng, kiến thức và biết rằng điều gì đang xảy ra “ngoài kia”, thế giới đang đi về
đâu và những vấn đề lớn chúng ta đang phải đối đầu là gì, là một điều có ý nghĩa và sẽ
giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình và cả cuộc sống xung quanh bạn nữa.
Thay cho lời kết, tôi xin chia sẻ với bạn một điều rất quan trọng mà tôi học được từ việc
chuẩn bị thi IELTS, “Nếu bạn muốn làm điều gì, hãy làm điều đó với niềm say mê”. Bạn
đừng nên học IELTS như kiểu lập và hoàn thành kế hoạch hay thực hiện một nghĩa vụ
nào đó với bên thứ ba . Bản thân việc chuẩn bị và thi IELTS cũng là một sự trải nghiệm
thú vị để bạn phát hiện và phát huy các khả năng của mình và tôi thấy những thời gian
đấy rất quí giá đối với sự trưởng thành của bản thân tôi. IELTS không chỉ nó mở ra cho
bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống: công việc, khóa học, học bổng…; kỳ thi này còn giúp
bạn định hướng lại việc tích lũy các kiến thức mang tính thực tiễn cao, và tăng cường khả
năng tư duy và vận dụng ngoại ngữ của bạn ở trường học, nơi làm việc hay ngoài cuộc
sống. Với bản thân tôi, IELTS còn mang đến cho tôi cơ hội chia sẻ này với các bạn và tôi
tin rằng sau khi ôn và thi IELTS, bạn cũng sẽ có nhiều dịp giúp đỡ nhiều bạn khác có cùng
quan tâm đến kỳ thi này. Đây cũng là một điều thú vị mà IELTS đã giúp tôi nhận ra, việc
học không phải dừng ở lúc bạn ôm được một tấm bằng công nhận bạn thế này thế kia, hỉ
hả khoe với người khác rằng bạn đã ở một trình độ cao siêu kinh khủng, đó đơn giản chỉ
là sự khởi đầu mới và hơn hết, bạn sẽ thấy kiến thức chỉ hữu ích và mang lại cho ta niềm
vui khi được sử dụng để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho người khác và cho cuộc
sống.
Chúc bạn ôn thi IELTS tốt, đạt kết quả như ý và cảm thấy hài lòng với những gì mà kỳ thi
mang đến cho bạn. Một lần nữa, cảm ơn vì đã đọc những chia sẻ này của tôi.
Mai Thu Hà

×