Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tại sao nói, sau cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.56 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề số 2:
Tại sao nói, sau cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào
tình thế ngàn cân treo sợi tóc? Đảng đã đưa ra nghị quyết gì và thực hiện những
chủ trương đường lối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên?
Ý nghĩa việc nghiên cứu trên với cá nhân em khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống?

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
A. LỜI NĨI ĐẦU.............................................................................................................1
B. NỘI DUNG................................................................................................................... 1
I. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945..............................................1
1. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa.................................................................................................1
2. Tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau Cách mạng tháng Tám..................2
II. Chủ trương đường lối của Đảng đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế hiểm
nghèo, chuẩn bị tiềm lực cho kháng chiến......................................................................4
1. Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói, giải quyết khó khăn tài chính..................................4
2. Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ................................................................................5
3. Tăng cường củng cố và xây dựng chính quyền..........................................................5
4. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.................6
III. Bài học thực tiễn và liên hệ bản thân.......................................................................7
1. Bài học trong đường lối, chính sách của Đảng...........................................................7
2. Liên hệ bản thân.........................................................................................................8


C. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................9


A. LỜI NÓI ĐẦU
Từ trước tới nay, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc,
đặc biệt là của các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của
mỗi dân tộc đều gắn liền với việc giành và giữ vững nền độc lập của mình. Sống trong độc lập
ln là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành
thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích thực dân phong kiến
gần 100 nǎm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - đất nước được độc lập, thống nhất,
nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết cho con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Nhưng thực tế tình hình lại khơng như dự tính của chúng ta. Đất nước vừa giành
độc lập, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm ngay lập
tức đã phải đối phó với nhiều thử thách nghiêm trọng, đặc biệt là giặc ngoại xâm. Các thế lực đế
quốc, phản động quốc tế đã câu kết, bao vây, chống phá quyết liệt, hòng thủ tiêu mọi thành quả
cách mạng, tái dựng ách thống trị đối với đất nước ta. Vận mệnh dân tộc nguy nan như “ngàn
cân treo sợi tóc”.
Để bảo vệ chính quyền trong điều kiện có nhiều kẻ thù cùng một lúc trong thời kì 19451946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có một số đường lối chính sách vơ cùng đúng đắn,
đánh giá từng loại kẻ thù trong từng thời điểm để có thể đưa ra những đối sách thích hợp, loại
dần từng kẻ thù một, cuối cùng tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, tránh không để bị rơi
vào tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Những bài học quý báu trong đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng vẫn cịn mang giá trị đến ngày hôm nay, vẫn luôn được Đảng
vận dụng và phát triển mọi lĩnh vực góp phần xây dựng Việt Nam ngày một giàu mạnh, tươi đẹp
hơn.

B. NỘI DUNG
I. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945
1. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa

1


Vào ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ
Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Vào ngày 12/3/1945, Ban thường vụ
Trung ương ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Trước sự chuyển biến mau lẹ, ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng từ ngày 13 đến
15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào quyết định
phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã huyện thuộc các tỉnh
châu thổ Sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,… Ngày 18/8 nhân dân
Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam đã giành chính quyền ở tỉnh lị. Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh
đạo của Thành ủy Hà Nội hàng chục vạn quần chúng sau khi dự mít tinh đã rầm rộ xuống
đường biểu tình, tuần hành và nhanh chóng tỏa đi các hướng chiếm phủ Khâm Sai, Tịa thị
chính, trại lính, Sở Cảnh Sát và cơng sở của chính quyền bù nhìn. Trước khi thế áp đảo của
quần chúng, hơn 1 vạn quân Nhật ở Hà Nội tê liệt không dám chống cự. Chính quyền về tay
nhân dân. Ngày 23/8/1945 khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8/1945 thắng lợi ở Sài
Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trên cả nước.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp
trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát
xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở
thành người dân của một nước tự do độc lập làm chủ vận mệnh của mình.
2. Tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau Cách mạng tháng Tám
2.1. Về chính trị
Chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa có kinh nghiệm quản lí. Ở một số nơi, chính
quyền chưa nằm trong tay những người cách mạng. Quân đội thường trực đang trong quá trình
xây dựng, chưa được huấn luyện bao nhiêu. Phần lớn cán bộ chỉ huy chưa có hiểu biết về quân
sự và kinh nghiệm chiến đấu. Trang bị vũ khí rất thơ sơ và thiếu thốn, chủ yếu là giáo mác, dao
găm, mã tấu, một ít súng trường, súng máy.

Mặt trận dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi, nhưng chưa được củng cố vững
chắc; kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ, lơi kéo... Do đó, vấn đề đồn kết dân tộc,
đồn kết tơn giáo đang là những vấn đề lớn được đặt ra rất bức thiết lúc đó.
2.2. Về kinh tế
2


Sau khi giành độc lập, nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp lạc hâu, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề. Lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa diễn ra liên miên gây nhiều thiệt hại.
Trận lụt lớn hồi tháng 8/1945 làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, khiến 1/3 diện tích canh tác bị hư hại
nặng. Sự thiệt hại do trận lụt này gây ra ước tính khoảng 2.000 triệu đồng, tương đương khoảng
3 triệu tạ gạo (theo giá lúc đó). Ba tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
cũng bị mất mùa trên khoảng một nửa diện tích. Sau lụt là hạn hán kéo dài làm cho 50% diện
tích ruộng đất ở Bắc Bộ không cày cấy được.
Các ngành kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng. Nhiều cơ sở cơng nghiệp chưa đi vào hoạt
động. Hàng vạn công nhân thất nghiệp. Nhiều xí nghiệp cịn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ
sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2.3. Về tài chính
Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Các
khoản thu từ thuế giảm sút. Thuế quan là một nguồn thu chính, chiếm 3/4 ngân sách Đông
Dương, giờ đây sụt hẳn xuống. Một số chính sách thuế mới do Chính phủ ban hành nhằm giảm
nhẹ sự đóng góp của nhân dân (bãi bỏ thuế thân, thuế môn bài, thuế xe tay, xe đạp, miễn thuế
điền thổ cho những vùng bị ngập lụt và giảm 20% trong toàn quốc...) cũng làm cho nguồn thu
ngân sách giảm xuống rất nhiều.
Trong khi nguồn thu quá ít ỏi không thể đáp ứng được nhu cầu chi lớn thì Nhà nước lại
chưa nắm được Ngân hàng Đơng Dương. Bên cạnh đó, khi kéo vào nước ta, quân Tưởng lại
tung ra trên thị trường giấy bạc "Quan kim" và "Quốc tệ" đã mất giá trị, càng làm cho tình hình
tài chính và thương mại thêm phức tạp.
2.4. Về văn hóa – xã hội

Cùng với khó khăn về kinh tế, tài chính, chế độ thực dân - phong kiến để lại một di sản
văn hoá hết sức lạc hậu. Thực dân Pháp chăm lo xây dựng nhà tù hơn là trường học. Vì thế, hơn
90% dân số nước ta mù chữ. Trước năm 1945, cả nước ta chỉ có 737 trường tiểu học với khoảng
623.000 học sinh, 65 trường cao đẳng tiểu học với 16.700 học sinh và chỉ có 3 trường phổ thơng
trung học với 652 học sinh. Bên cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút...
tồn tại rất phổ biến. Bệnh dịch hoành hành ở nhiều nơi...
3


2.5. Về thù trong, giặc ngồi
Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào nước ta. Núp dưới danh
nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, quân Tưởng
nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đơng Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí
Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Bởi vậy, khi vào nước ta, quân Tưởng kéo theo các
tổ chức phản cách mạng như Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc) do Nguyễn Tường Tam, Vũ
Hồng Khanh cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải
Thần cầm đầu. Quân Tưởng buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chế độ
trưng thu lương thực để mỗi tháng phải cung cấp cho chúng 10.000 tấn gạo, trong khi nhân dân
Bắc Bộ đang phải chịu hậu quả nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử đất nước.
Dựa vào quân Tưởng, các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách ra sức chống phá chính quyền
cách mạng. Chúng tiến hành nhiều hoạt động vu cáo, nói xấu Việt Minh, gây ra các vụ giết
người, cướp của, bắt cóc cán bộ, cướp chính quyền ở một số địa phương (Yên Bái, Vĩnh Yên,
Móng Cái...).
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân
Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định thành lập
lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (sau đổi là đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông) đưa
sang Đông Dương. Tướng Lơclec (Leclerc) được cử làm Tổng chỉ huy lực lượng lục quân Pháp
ở Viễn Đông. Đô đốc Đácgiăngliơ (D' Argenlieu) được cử làm Cao uỷ kiêm Tổng Tư lệnh Hải
quân Pháp ở Viễn Đơng. Ngồi ra, trên cả nước cịn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng

II. Chủ trương đường lối của Đảng đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế hiểm
nghèo, chuẩn bị tiềm lực cho kháng chiến
Ngay sau khi trở về thủ đô Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra phương
hướng, biện pháp xây dựng chế độ mới và đối phó các lực lượng ngoại xâm. Chỉ thị "Kháng
chiến kiến quốc" (25/11/1945) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đề ra 4 nhiệm vụ chủ
yếu trước mắt của cách mạng là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ
nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong bốn nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ bao trùm là củng
cố chính quyền dân chủ nhân dân.
4


1. Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói, giải quyết khó khăn tài chính
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp
nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành
tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ
chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phịng, Quỹ Nam Bộ kháng chiến v.v.
Người nói: "Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động
lịng. Vậy tơi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ mười ngày nhịn ăn
một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo".
Để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh sản xuất, chính quyền cách mạng tịch thu
ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo theo nguyên tắc công bằng và
dân chủ; ra thông tư giảm tô 25%; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vơ lí khác.
Một số nhà máy, cơng xưởng, hầm mỏ được khuyến khích đầu tư khôi phục hoạt động
trở lại. Ngân khố quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu năm
1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc được
phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
2. Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ
Chỉ một tuần lễ sau khi tuyên bố nền độc lập của nước nhà, ngày 8/9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ chuyên lo việc chống "giặc dốt"
và Người đứng ra phát động phong trào xố nạn mù chữ trong tồn quốc, tồn dân học chữ

quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt, vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống
văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ. Đến cuối năm
1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Đời sống tinh
thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu
cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
3. Tăng cường củng cố và xây dựng chính quyền
Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số
14 về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội: "Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi
trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước cơng quyền và những
người trí óc khơng bình thường". Đảng và Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tổ chức ngay một
5


cuộc bầu cử tồn quốc theo hình thức phổ thơng đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập
Chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, cả nước tham gia cuộc bầu cử và có hơn 89% số cử tri
đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên, đồng bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới làn đạn
của giặc Pháp, nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần “mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào
quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của các kẻ thù. Bầu cử thành công đã bầu ra
333 đại biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
4.1. Giai đoạn trước 6/3/1946
Đối với quân Tưởng ở miền Bắc, Chủ trương của Đảng là hòa quân với Tưởng để
chống Pháp. Tại phiên họp đầu tiên (2/3/1946), Quốc hội khoá I đồng ý cho bọn tay sai của
Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử. Đồng thời nhân
nhượng một số quyền lợi kinh tế, như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện
giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Quan Kạn, Quốc tệ ở Việt Nam.
Đối với nội phản, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách
mạng: Sắc lệnh ngày 5/9/1945 giải tán Đại Việt quốc gia xã hội đảng và Đại Việt quốc dân
đảng; Sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng.
Thực hiện những biện pháp sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế và vô hiệu hoá

đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu
lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Cũng nhờ đó, chúng ta mới có điều kiện tập trung
lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.
Đối với quân Pháp ở miền Nam, kiên quyết chống bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược. Những biện pháp đối phó trước mắt và chuẩn bị kháng chiến được xúc tiến khẩn trương:
cải tổ Uỷ ban nhân dân lâm thời, thành lập Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ,...Nhân dân Nam Bộ
đã anh dũng chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí có sẵn.
4.2. Giai đoạn sau 6/3/1946
Chủ trương của Đảng trong giai đoạn này là hịa hỗn với Pháp nhằm gạt quân Tưởng
ra khỏi nước ta, tranh thủ thời gian để kháng chiến lâu dài.

6


Trong bối cảnh xảy ra vụ bắn nhau Pháp - Hoa, vào sáng ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đưa ra công thức mới để phá vỡ thế bế tắc, đó là thay từ “độc lập” bằng từ “tự
do” đi kèm với việc “Chính phủ Pháp cơng nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
tự do…”. Trong thời gian và tình thế rất khẩn trương, cuối cùng thì giữa hai bên đã thống nhất
được những điều khoản quan trọng và đi đến ký kết. Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Cộng
hịa Pháp tại Hà Nội là ơng J.Xanhtơny (Jean Sainteny) bản Hiệp định sơ bộ.
Với thiện chí hữu nghị, hịa bình, nhân nhượng và để đảm bảo an toàn cho phái đoàn
đại biểu Việt Nam rời Pháp, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với ông M.Mutê
(Marius Moutet) đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước 14/9 tại Mácxây (Pháp), đồng ý
nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam; hai bên cam kết
đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán....
Việc chủ động ký Hiệp ước Sơ bộ đã tỏ rõ tầm nhìn, tư duy chiến lược sắc bén của
Đảng ta về vận dụng điều kiện thực tiễn khách quan để chuyển hóa tình thế cách mạng. Đó là
địn tiến cơng ngoại giao hết sức chủ động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù, thúc đẩy chúng tự
loại trừ lẫn nhau, tạo thuận lợi để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành
động khiêu khích. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền
độc lập, tự do: “Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không!
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!...”. Chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và
Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm
đóng đồng loạt nổ súng đánh địch.
III. Bài học thực tiễn và liên hệ bản thân
1. Bài học trong đường lối, chính sách của Đảng
Qua Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất khi giải quyết
khó khăn đó là bài học về xây dựng lực lượng lãnh đạo và lực lượng đại đoàn kết dân tộc.
7


Đầu tiên là bài học về xây dựng Đảng. Đảng đã nhận lấy vai trị lãnh đạo cách mạng và
ln luôn được tôi rèn qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt. Trước hết, Đảng đã phải xây
dựng vững mạnh về chính trị: Đảng đã xây dựng được cương lĩnh đường lối và các chương
trình hành động đúng đắn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng giai đoạn thời kỳ, không lúc
nào rời xa lý luận Mác Lênin, lý luận chỉ đạo hành động trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc, tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là ngọn lửa bùng cháy dữ dội nhất do Đảng nhóm lên.
Hai là bài học về xây dựng dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Chủ
trương xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất đã được Đảng đề ra ngay từ năm 1930 và các
loại hình mặt trận dân tộc thống nhất đã trải qua thử thách khảo nghiệm của phong trào cách
mạng. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng Tháng 8 Dựa trên trên đường
lối của Đảng với mục tiêu giành độc lập dân tộc vào thiết lập chế độ chính trị mới định hướng
xã hội chủ nghĩa. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng đã đặt trọn
niềm tin vào dân và dân đã đặt trọn niềm tin vào Đảng.

Trong tình huống đặc biệt khi phải đối phó với dịch Covid-19 hiện nay thì những bài
học của cuộc Cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị.
2. Liên hệ bản thân
Đối với cá nhân em, sau khi tìm hiểu về những đường lối, chính sách của Đảng ta đã
thực hiện để đưa đất nước thốt khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” thì em có rút ra cho
mình một số bài học khi mà phải giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc sống như
sau:
Trước tiên, cần phải bình tĩnh để nhìn nhận đúng đắn sự việc. Mất bình tĩnh có thể
làm mình nổi giận vơ cớ, vì vậy cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện, đầy đủ
nhất. Khơng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bản thân sẽ chỉ nhận thấy
sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
Thứ hai, ln chuẩn bị cho bản thân những phương án phòng ngự. Cuộc sống luôn
đầy rẫy những rủi ro và biến cố. Chúng ta ln phải “kích hoạt” chế độ chuẩn bị tốt nhất
trong mọi hồn cảnh. Thay vì ngồi ủ rũ thụ động chờ đợi tình hình chung thay đổi, hãy
thử tìm kiếm thêm cơ hội và biết đâu đó một cơ hội phù hợp khác đang cần đến bạn.
Thứ ba, đó chính là sự linh hoạt. Tưởng tượng bản thân như một cái cây trơi theo thác
nước, thay vì cứ thả mặc theo dòng chảy và liên tục va vào bất cứ chướng ngại vật nào trên
đường đi, chỉ cần bạn uyển chuyển “lách” mình đơi chút, hướng đi của bạn có thể sẽ rất
8


khác. Chỉ cần linh hoạt, nhạy bén trong cách xử lí khó khăn đi một chút thì có thể những vấn
đề đang gặp phải sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng hơn. Cũng giống như việc Đảng
ta đã rất linh hoạt trong việc đưa ra những chỉ thị, chính sách đối phó với giặc ngoại xâm và
nội phản trong từng giai đoạn khác nhau; vận dụng khôn khéo, sáng tạo sách lược “lợi dụng
mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù” và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng non trẻ ở miền
Bắc.
Cuối cùng là phải bắt tay vào hành động. Điều quan trọng là sau khi đối mặt đều phải
tìm một giải pháp, bởi kể cả khi khơng làm gì, đó cũng là một lựa chọn rằng bản thân đã
chọn cách không đưa ra cách xử lý. Mọi vấn đề đều có xu hướng trầm trọng hơn hoặc nhân

rộng hơn khi bị bỏ mặc. Vì vậy, càng nhanh chóng làm gì đó để xoa dịu tình hình, càng dễ
dàng hơn để vượt qua khó khăn.

C. KẾT LUẬN
Trải qua hơn một năm đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân,
những khó khăn ban đầu đã được đẩy lùi. Tiềm lực của Nhà nước cách mạng được tăng cường
một bước, tạo nên thế và lực mới cho toàn dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp trong cả nước. Có được những thắng lợi đó là do tồn dân ta đồn kết chặt chẽ, thực hiện
sự nghiệp vẻ vang "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Đảng ta,
đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với đường lối chính trị vơ cùng sáng suất, vừa cứng rắn về nguyên
tắc, đã đưa nước nhà vượt qua mn vàn khó khăn tưởng như khơng sao vượt qua nổi. Lúc thì
hồ hỗn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hồ hỗn với Pháp
để đuổi cổ qn Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng
cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc
là không thể nào tránh khỏi". Hơn 70 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, với những định hướng, chủ trương đúng đắn, khoa học chúng ta luôn hi vọng sẽ có
một Việt Nam hồn tồn mới trong tương lai gần – một Việt Nam mang tầm vóc quốc tế, sánh
vai với các cường quốc năm châu.

***Hết***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


1. Giáo trình Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Hà Nội, 2018.
2. Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
3. Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

4. Ngồi ra tiểu luận còn tham khảo một số tư liệu trên Internet.

10



×