Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hệ cơ và sự vận chuyển lớp Cá xương (Osteichthyes ) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.2 KB, 5 trang )


Hệ cơ và sự vận chuyển lớp
Cá xương (Osteichthyes)


1. Hệ cơ
Vẫn còn tính chất phân đốt, cơ chi kém
phát triển. Cơ thân và cơ đuôi giữ vai trò
chủ yếu khi cá vận động. Các đốt cơ sắp
xếp theo hình chữ chi, các cơ liên quan
đến hoạt động của vây lại nằm trong
thân. Mỗi đốt cơ có đỉnh hình chóp
hướng về phía trước và lồng vào
nhau, sắp xếp lệch nhau là tăng hiệu
quả vận động.


2. Sự vận chuyển
Hình thức vận động chủ yếu của cá là
bơi. Vây đuôi làm nhiệm vụ đẩy cá về
phía trước hay làm yếu tốc độ dòng
nước ngược. Các loài cá bơi giỏi
thường có thân hình thoi, dẹp bên và cử
động uốn thân theo mặt phẳng ngang.
Cá chình vận chuyển như lượn sóng như
rắn, lực đẩy gồm 2 thành phần là lực đảy
để khắc phục sức cản của dòng nước và
lực bên kéo đầu cá lệch đi khỏi hướng.
Do vậy khi bơi, đầu cá chình thường lúc
lắc. Cá hồi bơi nhanh nhưng thân kém
mềm mại, toàn bộ lực đẩy phát sinh từ


lực của vây đuôi.




Tỷ trong của nước thường gần bằng tỷ
trong của cá, nên khi bơi cá tốn ít năng
lượng để khắc phục lực đẩy của nước. Cá
hồi (Salmo) khi bơi 1km cần 0,39 kcalo,
trong khi đó mòng biển bay 1km cần
1,45 kcalo, còn sóc đất chay 1km cần tới
5,43 kcalo. Cá có thể hạn chế sức cản của
dòng nước bằng cách sử dụng tuyến
nhờn trên vỏ da, chất nhờn làm giảm
khoảng 66% lực ma sát. Tốc độ bơi khác
nhau ở các loài: Cá hồi đạt 5m/giây, cá
ngừ đạt 6m/giây, cá chuồn đạt 18m/giây
và cá đao tới 25m/giây.
Quỳnh Hoa

×