Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu Trắc nghiệm cơ học khách quan P2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.94 KB, 20 trang )


C6 : Quan sát hình 6.4. Đoán xem : sợi dây sẽ chuyển động như thế nào,
nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh
ngang nhau ?
C7 : Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai độ tác dụng vào
sợi dây.
C8 : Dùng các từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các
câu sau :
a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai
lực (1) ………… Sợi dây chòu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ
(2) ………………….
b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây,
có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi
dây có phương dọc theo sợi dây và có (3) ……………. hướng về
bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4)
…………… nhưng ngược (5) ………………………………
C9 : Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :
a) Gió tác dụng vào buồm một …………
- phương
- chiều
- cân bằng
- đứng yên
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một
………
C10: Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.


HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.21) Xe lăn nối với lò xo lá tròn : (xem hình 6.1 SGK).
- Khi ta đẩy xe lăn để nó ép vào lò xo lá tròn thì lò xo sẽ tác dụng lên


xe lăn một lực đẩy. Khi đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò
xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bò méo đi.
23

C2 : (tr.21) Xe lăn nối với một lò xo : (xem hình 6.2 SGK).
- Khi ta dùng tay kéo xe lăn để lò xo dãn ra thì lò xo sẽ tác dụng lên xe
lăn một lực kéo. Khi đó, tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò
xo một lực kéo làm cho lò xo bò dãn dài ra.
C3 : (tr.21) Xem hình 6.3 SGK.
- Đưa một cực của một nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt thì
nam châm sẽ hút quả nặng về phía nam châm. Ta nói nam châm đã
tác dụng lên quả nặng một lực hút.
C4 : (tr.22) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) lực đẩy (2) lực ép
b) (3) lực kéo (4) lực kéo
c) (5) lực hút
C5 : (tr.22) Phương của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng là
phương nằm ngang, chiều của lực đó là chiều từ trái sang phải.
C6 : (tr.22) Quan sát hình 6.4 và dự đoán :
- Sợi dây sẽ chuyển động sang trái nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn.
- Sợi dây sẽ chuyển động sang phải nếu đội kéo co bên trái yếu hơn.
- Sợi dây sẽ không chuyển động nếu hai đội kéo co mạnh ngang
nhau.
C7 : (tr.22) Phương của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây là phương
nằm ngang dọc theo sợi dây.
- Chiều của đội bên trái tác dụng vào sợi dây hướng sang trái.
- Chiều của đội bên phải tác dụng vào sợi dây hướng sang phải.
C8 : (tr.23) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) cân bằng; (2) đứng yên
b) (3) chiều

c) (4) phương; (5) chiều
C9 : (tr.23) Xem hình 6.5 SGK. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :
a) Gió tác dụng vào thuyền buồm một lực đẩy.
24

b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo hoặc lực đẩy nếu đầu tàu
đẩy toa tàu đi.
C10 : (tr.23) Ví dụ về hai lực cân bằng nhau : Một học sinh đẩy chiếc tủ từ
phải sang trái, học sinh khác đẩy từ trái sang phải. Nếu hai lực cân
bằng nhau thì tủ vẫn đứng yên.


Bài tập TỰ GIẢI
1. Trường hợp nào sau đây, hai lực được gọi là cân bằng ?
A- Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng
lên hai vật khác nhau.
B- Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên
cùng một vật.
C- Hai lực khác phương, không mạnh như nhau tác dụng lên cùng
một vật.
D- Hai lực hoàn toàn như nhau tác dụng lên cùng một vật.
E- Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên
cùng một vật.

2. Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu
trả lời đúng.
A- Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác
dụng lên tay A là hai lực cân bằng.
B- Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực
cân bằng.

C- Lực mà hai đầu của dây
tác dụng lên hai tay của hai em học
sinh là hai lực cân bằng.
25

D- Các câu A, B, C đều đúng.


BÀI 7
TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG
CỦA LỰC


Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Hãy tìm bốn thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển
động.
C2 : Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài.
C3 : Trong thí nghiệm ở bài 6 (H.6.1), đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay
không giữ xe nữa.
C4 : Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả cho xe chạy xuống từ đỉnh một
dốc nghiêng. Hãy tìm cách giữ dây, sao cho xe chỉ chạy đến lưng
chừng dốc thì dừng lại (H.7.1).
C5 : Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi
lăn từ đỉnh dốc xuống sao cho nó va chạm vào thành bên của lò xo
(H.7.2).
C6 : Lấy tay ép hai đầu một lò xo. Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta
tác dụng lên lò xo.
C7 : Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các
câu sau :
26


a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn
tác dụng lên xe lăn đã làm
(1) …………… xe.
- biến dạng
- biến đổi chuyển động của
b) Lực mà tay ta (thông qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy
đã làm (2) ………………………… xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3)
…………………… hòn bi
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm (4) …………………….lò xo.

C8 : Hãy viết đầy đủ câu dưới đây :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1) …………… vật B
hoặc làm (2) …………………… vật B. Hai kết quả này có thể xảy
ra.
C9 : Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển
động của vật.
C10 : Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
C11 : Hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng
thời kết quả nói trên.

HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.24) Nêu bốn thí dụ minh họa những sự biến đổi chuyển động.
Thí dụ 1 : Vật đang chuyển động bò dừng lại.
Quả bóng đang bay, thủ môn dùng tay bắt bóng, quả bóng dừng lại.
Thí dụ 2 : Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
Xe ngựa đang đứng yên, ngựa kéo làm xe chuyển động nhanh dần.
Thí dụ 3
: Vật chuyển động chậm lại.

Xe đang chạy, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần và dừng lại.
27

Thí dụ 4 : Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động
theo hướng khác.
Quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên.
C2 : (tr.24) Người thứ nhất đang giương cung, sợi dây đã biến dạng do
tác dụng lực. Người thứ hai chưa giương cung, chưa có lực tác dụng,
sợi dây cung chưa biến dạng (còn là một đường thẳng).
C3 : (tr.25) (xem hình 6.1 SGK) Đẩy xe lăn để nó ép vào một lò xo lá tròn rồi
đột ngột buông tay, dưới tác dụng của lực đẩy mà lò xo lá tròn tác
dụng lên xe lăn sẽ làm biến đổi chuyển động của xe lăn (xe lăn đang
đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động).
C4 : (tr.25) (xem hình 7.1 SGK) Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả xe cho
chạy từ đỉnh dốc nghiêng. Giữ dây sao cho xe chỉ chạy đến lưng
chừng dốc thì dừng lại. Ta thấy lực mà tay ta (thông qua sợi dây) tác
dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi chuyển động của xe:
xe đang chạy thì chậm dần và đứng yên.
C5 : (tr.25) (Xem hình 7.2 SGK) Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng
chừng dốc. Thả một hòn bi từ đỉnh dốc xuống. Khi hòn bi chạm vào
thành bên của lò xo thì nó dừng lại và sau đó hòn bi nảy ra. Ta thấy
lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi
chuyển động của hòn bi : hòn bi đang chuyển động theo hướng này
bỗng chuyển động theo hướng khác.
C6 : (tr.25) Lấy tay ép hai đầu một lò xo, ta thấy lực mà tay ta ép vào lò xo
đã làm biến dạng lò xo.
C7 : (tr.25) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) biến đổi chuyển động của
b) (2) biến đổi chuyển động của
c) (3) biến đổi chuyển động của

d) (4) biến dạng
C8 : (tr.26) Viết đầy đủ câu :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động
của vật B hoặc làm biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy
ra.
28

C9 : (tr.26) Nêu ba thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển
động của vật.
- Thí dụ 1 : Viên bi A đứng yên, bi B đang chuyển động đến va chạm
vào bi A. Kết quả bi A đang đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động. Ta nói
bi B đã tác dụng vào bi A một lực làm biến đổi chuyển động của bi A.
-Thí dụ 2
: Một người đi xe đạp, xe đang chạy thì người đó hãm phanh,
xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ta nói lực hãm đã làm biến
đổi chuyển động của xe.
- Thí dụ 3
: Vận động viên tennit dùng vợt đánh vào quả bóng đang
chuyển động về phía mình làm quả bóng bật ra. Ta nói lực tác dụng
đã làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C10 : (tr.26) Nêu ba thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng.
- Thí dụ 1
: Dùng tay nén một lò xo.
- Thí dụ 2
: Dùng tay bóp một quả bong bóng cao su.
- Thí dụ 3 : Dùng tay kéo dãn một sợi dây cao su.

C11 : (tr.26) Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đồng thời
biến đổi chuyển động và biến dạng.

- Thí dụ
: Cầu thủ đá bóng : khi đá lực tác dụng đã làm cho bóng biến
dạng đồng thời làm biến đổi chuyển động của bóng.



Bài tập TỰ GIẢI
1. Những trường hợp nào sau đây được coi là chuyển động của vật
bò biến đổi :
A- Xe đang chạy trên đường, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm
dần.
B- Xe ngựa đang đứng yên, sau đó ngựa kéo làm xe chạy nhanh
dần.
29

C- Xe chạy trên đường trường với vận tốc không đổi .
D- Xe đi qua một khúc quanh với vận tốc không thay đổi.
E- Máy bay đang bay ở chế độ ổn đònh.
G- Quả bóng đập vào bức tường rồi quay trở lại.
2. Hãy tìm thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực :
- Vật bò biến dạng.
- Chuyển động của vật thay đổi.
- Vật vừa bò biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.


BÀI 8
TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC


Bài tập CƠ BẢN (SGK)


C1 : Lò xo có tác dụng vào quả nặng không ? Lực đó có phương và chiều
như thế nào ? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên ?
C2 : Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn ? Lực đó có
phương và chiều như thế nào ?
C3 : Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu
sau :
- lực hút
- Trái Đất
- cân bằng
- biến đổi
- Lò xo bò dãn dài ra đã tác dụng vào
quả nặng một lực kéo lên phía trên.
Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy
30

phải có một lực nữa tác dụng vào quả
nặng hướng xuống để (1) …………
với lực của lò xo. Lực này do (2)
………… tác dụng lên quả nặng.
- Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển
động của nó đã bò (3) …………………. Vậy phải có một (4)
………………… viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5)
…………… tác dụng lên viên phấn.
C4 : Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu
sau :
a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả
nặng đã (1) …………… với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của
trọng lực cũng là phương của (2) …………, tức là phương (3)
……………………

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là
chiều của trọng lực hướng (4) ……………………
- thẳng đứng
- từ trên xuống dưới
- cân bằng
- dây dọi
C5 : Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống
trong câu :
Trọng lực có phương (1)
…………… và có chiều (2)
………………
C6 : Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước.
Mặt nước là mặt nằm ngang.


HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.27) Xem hình 8.1. Lò xo đã tác dụng vào quả nặng một lực : Lực đó
có phương thẳng đứng (dọc theo lò xo) và có chiều từ dưới lên. Quả
nặng vẫn đứng yên vì có hai lực cân bằng tác dụng vào nó, một lực
do lò xo, một do lực hút trái đất.
31

C2 : (tr.27) Cầm một viên phấn trên tay rồi đột nhiên buông tay ra.
- Viên phấn rơi nhanh dần chứng tỏ đã có một lực tác dụng lên viên phấn.
- Lực đó có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống.
C3 : (tr.28) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
- (1) cân bằng (2) Trái Đất
- (3) biến đổi (4) lực hút (5) Trái Đất
C4 : (tr.28) Xem hình 8.2 SGK. Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào
chỗ trống.

a) (1) cân bằng; (2) dây dọi ; (3) thẳng đứng
b) (4) từ trên xuống dưới
C5 : (tr.29) Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống.
C6 : (tr.29) Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu
nước. Mặt nước là mặt nằm ngang. Dùng êke để tìm mối liên hệ giữa
phương thẳng đứng và mặt nằm ngang, ta thấy chúng tạo thành một
góc vuông.


Bài tập TỰ GIẢI
1. Hãy chỉ rõ tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây :
A- Một thùng hàng treo lơ lửng trên cần cẩu.
B- Vận động viên nhảy từ ván nhảy xuống hồ bơi.
C- Một quả bóng đá được tung thẳng đứng lên cao.

32

2. Tất cả mọi vật trên Trái Đất đều chòu tác dụng của trọng lượng. Nếu
vật đứng yên thì có một lực thứ hai tác dụng lên vật và cân bằng với
trọng lượng. Em hãy chỉ “lực thứ hai” đó trong các trường hợp sau đây :
A- Chiếc bàn nằm yên trên mặt đất.
B- Bóng đèn treo vào sợi dây.
C- Chiếc tàu trên mặt nước.



BÀI 9

LỰC ĐÀN HỒI



Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu
sau :
Khi bò trọng lượng của các quả nặng
kéo thì lò xo bò (1) ………………,
chiều dài của nó (2) …………………
khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của
lò xo trở lại (3) …………………
chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có
hình dạng ban đầu.
- bằng
- tăng lên
- dãn ra
Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi.
Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
C2 : Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng, rồi ghi kết
quả vào các ô thích hợp trong bảng 9.1.
33

C3 : Trong thí nghiệm vẽ ở hình 9.2, khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn
hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào ?
Như vậy, cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của
lực nào ?
C4 : Chọn câu đúng trong các câu dưới đây :
A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
C5 : Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong

các câu sau :
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1) …………………
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi (2) …………………
C6 : Hãy trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài.

HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.31) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
(1) dãn ra; (2) tăng; (3) bằng
C3 : (tr.32) Xem hình 9.2. Khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác
dụng vào nó đã cân bằng với trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên vật.
Như vậy, cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ cân bằng với cường
độ của trọng lực.
C4 : (tr.32) Chọn câu đúng :
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
C5 : (tr.32) Dựa vào bảng 9.1 SGK, tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi.
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi tăng gấp ba.
34

C6 : (tr.32) Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất giống nhau là, khi bò
kéo dãn một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại
bằng chiều dài lúc đầu.



Bài tập TỰ GIẢI
1. Các lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A-Lực hút của Trái Đất lên các vật.
B-Lực hút của Mặt Trời lên Trái Đất.
C-Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.

D-Lực mà cung tác dụng lên mũi tên.
E-Lực cản của nước tác dụng lên tàu đang chuyển động.


2. Trong hai vò trí (1) và
(2) trên hình, ở vò trí nào
cung nào sẽ bắn mũi tên
đi xa hơn. Tại sao ?

3. Em hãy xem thử các
vật sau đây có tính đàn
hồi không ?
- đoạn dây đồng.
- không khí.
- quả bóng căng.

35


BÀI 10
LỰC KẾÂ. PHÉP ĐO LỰC
KHỐI LƯNG VÀ TRỌNG LƯNG



Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau
:
Lực kế có một chiếc (1)
………………… một đầu gắn vào vỏ

lực kế, đầu kia có gắn một cái móc
và một cái (2)
…………………………… kim chỉ thò
chạy trên mặt một (3)
……………………
- kim chỉ thò
- bảng chia độ
- lò xo
C2 : Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.
C3 : Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu
sau :
Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghóa
là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo
lực, kim chỉ thò nằm đúng (1)
………………… cho (2) ……………
tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải
cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò
xo của lực kế nằm dọc theo (3)
- phương
- vạch 0
- lực cần đo
36

……………… của lực cần đo (xem 2
ảnh chụp ở đầu bài).

C4 : Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa Vật lí 6.
So sánh kết quả đo giữa các bạn trong nhóm.
C5 : Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào ? Tại sao phải cầm như
thế ?

C6 : Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu
sau :
a) Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) …N.
b) Một quả cân có khối lượng (2) … g thì có trọng lượng 2N.
c) Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng (3) ……
C7 : Hãy giải thích tại sao trên các “ cân bỏ túi “ bán ở ngoài phố người ta
không chia độ theo đơn vò niutơn mà lại chia độ theo đơn vò kilôgam
? Thực chất các “ cân bỏ túi “ là dụng cụ gì ?
C8 : Hãy thử làm một cái lực kế, và phải nhớ chia độ cho lực kế đó.
C9 : Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu
niutơn ?

HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.34) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
(1) lò xo ; (2) kim chỉ thò; (3) bảng chia độ
C3 : (tr.34) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
(1) vạch 0 ; (2) lực cần đo ; (3) phương
C5 : Khi đo phải cầm sao cho lực kế có phương dọc theo phương của lực
cần đo. Có như vậy, lò xo không cọ xát vào vỏ của lực kế làm kết quả
mất chính xác.
37


C6 : (tr.34) Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống :
(1) 1 ; (2) 200 ; (3) 10N
C7 : (tr.35) Cân bỏ túi bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn
vò niutơn mà chia theo đơn vò kilôgam để tiện việc xác đònh khối lượng
của vật.
Trọng lượng tỷ lệ với khối lượng P = 10m, vì vậy nếu biết trọng
lượng ta suy ra khối lượng của vật. Để thuận tiện, người ta chia

sẵn thang đo khối lượng trên lực kế. Để thuận tiện, một số lực kế
có hai thang đo: thang đo lực và thang đo khối lượng.
Thực chất của các cân bỏ túi là một lực kế.

C9 : (tr.35) Một xe tải có trọng lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng là:
Ta có : m = 3,2 tấn = 3200 kg.
Do đó : P = 10 x m = 10 x 3200 = 32000N.



Bài tập TỰ GIẢI

1. Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn lực hút của Trái Đất 6 lần. Điền vào
các chỗ trống cho phù hợp (20N, 120N, 12kg).
Một vật khi cân trên mặt đất có khối lượng 60kg. Trọng lượng của
vật ở Trái Đất là . . . . . niutơn. Khi mang vật ấy lên Mặt Trăng thì khối
lượng của vật là . . . . . kg, còn trọng lượng của vật là . . . . .
2. Dùng cân Rôbécvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở
vùng xích đạo. Khi đó hai cân cho cùng một kết quả ? Nếu mang cả hai
cân này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ hai cân có còn giống nhau
nữa không ? Cân nào chỉ đúng ?

38




BÀI 11
KHỐI LƯNG RIÊNG -
TRỌNG LƯNG RIÊNG



Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Hãy chọn phương án xác đònh khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn Độ :
A. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn
một.
B. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét
khối ? Biết khối lượng của 1m
3
sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối
lượng của chiếc cột.
Để giúp các em lựa chọn, người ta cho biết số liệu sau : Sau khi đo chu
vi và chiều cao của chiếc cột, người ta đã tính ra được thể tích của
chiếc cột vào khoảng 0,9m
3
. Mặt khác, người ta cũng đã cân và cho
biết 1dm
3
sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg.
Em hãy xác đònh khối lượng của chiếc cột.
C2 : Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là
0,5m
3
.
C3 : Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào các ô của công thức tính
khối lượng theo khối lượng riêng.

- khối lượng riêng : D (kg/m
3
)

- khối lượng : m(kg)
- thể tích : V (m
3
)




=
x
39


C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
d là (1) ……………
trong đó : P là (2) ……………
V là (3) …………
- trọng lượng (N)
- thể tích (m
3
)
- trọng lượng riêng (N/m
3
)

V
P
d =
C5 : Hãy tìm cách xác đònh trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Dụng cụ gồm có :

- Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm
nó. Có một sợi chỉ buộc vào quả cân.
- Một bình chia độ có GHĐ 250cm
3
, miệng rộng để có thể cho lọt
quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100cm
3
nước.
- Một lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.
C6 : Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích
40 dm
3
.
C7 : Mỗi nhóm học sinh hãy hòa 50g muối ăn vào 0,5l nước rồi đo khối
lượng riêng của nước muối đó.

HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.36) Chọn phương án xác đònh khối lượng chiếc cột sắt ở Ấn Độ :
A. Không thể xác đònh theo phương án A vì sẽ phá hủy chiếc cột.
B. Nếu biết được:
- thể tích tính ra m
3
của cột sắt: 0,9m
3
- khối lượng 1m
3
sắt : 1dm
3
sắt có khối lượng là 7,8 kg, nên
1m

3
= 1000dm
3
có khối lượng là 7800kg thì ta có thể tính được khối
lượng cột sắt :
m = 0,9 × 7800 = 7020 kg.
C2 : (tr.37) Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất, ta có khối
lượng riêng của đá là D = 2600 kg/m
3

40

Khối lượng của 0,5m
3
đá : 0,5 x 2600 = 1300kg.
C3 : (tr.37) Tìm chữ trong khung để điền vào các ô của công thức tính khối
lượng theo khối lượng riêng :
m V

(m
3
)

D (kg/m
3
)


=
x



Khối lượng = Thể tích x Khối lượng riêng

C4 : (tr.37) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
(1) trọng lượng riêng (N/m
3
)
(2) trọng lượng (N)
(3) thể tích (m
3
)
C5 : (tr.38) Cách xác đònh trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
- Dùng lực kế xác đònh được trọng lượng P của quả cân.
- Dùng bình chia độ, thả chìm quả cân vào bình, đo được thể tích
của quả cân là V.
- Áp dụng công thức tính trọng lượng riêng : d = P/V.
Ghi chú : có thể sử dụng cách khác như sau :
- Dùng bình chia độ để xác đònh thể tích của quả cân V.
- Tính khối lượng riêng bằng công thức : D = m/V.
- Từ đó tính được trọng lượng riêng bằng công thức :
d = 10 x D
C6 : (tr.39) Khối lượng của chiếc dầm sắt :
m = V x D = 0,04 x 7800 = 312 kg
- Trọng lượng của chiếc dầm sắt :
P = 10 x m = 10 x 312 = 3120N
C7 : Vì khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m
3
nên 0,5l nước = 0,5dm
3


= 0,0005m
3
có khối lượng là 0,5kg.
Khi bỏ 50g = 0,05kg muối vào nước thì khối lượng nước muối là :
41

M = 0,05 + 0,5 = 0,55kg.
Thể tích của 50g muối nhỏ vì vậy ta có thể xem thể tích nước muối vẫn
là 0,0005m
3
.
Vì vậy, khối lượng riêng nước muối là :
D = 0,55kg/0,0005m
3
= 1100kg/m
3
.



Bài tập TỰ GIẢI

1. Chọn câu đúng :
A- Một vật có thể tích nhất đònh và khối lượng nhất đònh thì khối
lượng riêng không thay đổi.
B- Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì
khối lượng riêng tăng.
C- Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì
khối lượng riêng giảm.

D-Nếu tăng khối lượng riêng thì trọng lượng riêng của vật cũng
tăng theo.
2. Khối lượng riêng của xăng là 0,77g/ cm
3
. Tính khối lượng xăng chứa
trong bình có dung tích là 40 l?
3. Một cốc có dung tích 12cl có thể chứa tối đa bao nhiêu thủy ngân?
Khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6 kg/ dm
3
.
4. Một tấm nhựa xốp có diện tích 1m
2
, chiều dày 4cm. Tính khối lượng
tấm nhựa, biết rằng khối lượng riêng là 0,018g/ cm
3
.


42

×