Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu Trắc nghiệm cơ học khách quan P3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.66 KB, 20 trang )



BÀI 13
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN



Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng
của vật
C2 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền
vào chỗ trống trong câu sau : Khi kéo vật
lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng
lực ………………………… trọng lượng
của vật.
- lớn hơn
- nhỏ hơn
- ít nhất bằng
C3 : Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo này.
C4 : Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống các câu sau :
a) Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc
………………………… hơn. (nhanh / dễ dàng).
b) Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là
……………………………… (palăng / máy cơ đơn giản).
C5. Nếu khối lượng của ống bê
tông là 200kg và lực kéo của
mỗi người trong hình 13.2 là
400N thì những người này có
kéo được ống bêtông lên hay
không ? Vì sao ?
C6. Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.



43

HƯỚNG DẪN
C2 : (tr.42) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
- Kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực ít nhất
bằng trọng lượng của vật.
C3 : (tr.43) Những khó khăn trong cách kéo này :
-Trọng lượng của vật quá lớn.
-Vò trí đứng kéo không thuận lợi: phải đứng phía trên vật mới kéo vật
lên được.
C4 : (tr.43) Dùng từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống:
a) Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ
dàng hơn.
b) Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy là máy cơ đơn giản.
C5 : (tr.43) (Xem hình 13.2) Nếu khối lượng của ống bê tông là m = 200kg,
trọng lượng của nó là : P = 10 x m = 10 x 200 = 2000N
Tổng lực kéo của 4 người là : F = 4 x 400 = 1600N
Ta thấy F < P, vậy những người đó không thể kéo được ống bê tông
lên.
C6 : (tr.43) Những ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống :
- Người công nhân dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng hoá lên xe
tải.
- Một người dùng xà beng để nâng một vật nặng…
- Dùng ròng rọc để kéo thùng nước từ dưới giếng lên.


Bài tập TỰ GIẢI
1. Chọn các câu đúng :
Để nâng một bao xi-măng từ 50kg từ dưới lên, ta cần dùng một lực :

44

A- Lớn hơn 500N.
B- Tối thiểu là 500N.
C- Lớn hơn 50N.
D- Bằng 50N.
2. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau
đây ?
a) Đưa thùng hàng lên ôtô tải.
b) Đưa hàng hoá lên cao.
c) Kéo thùng nước từ giếng lên.

BÀI 14
MẶT PHẲNG NGHIÊNG


Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : - Đo trọng lượng của vật P = F
1
và ghi kết quả vào bảng 14.1
- Đo lực kéo vật F
2
trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác
nhau :
+ Lần 1 : Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như
hình 14.2. Cầm lực kế kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng
nghiêng. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng.
+ Lần 2 : Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.
45


+ Lần 3 : Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.
C2 : Trong thí nghiệm ở hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt
phẳng nghiêng bằng cách nào ?
C3 : Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
C4 : Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn ?
C5. Ở hình 14.3 chú Bình đã dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy
nặng 2000N từ mặt đất lên xe ô tô. Nếu sử dụng một tấm ván dài
hơn thì chú Bình nên dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây :
a) F = 2000N ; c) F < 500N
b) F > 500N ; d) F = 500N
Hãy giải thích câu trả lời của em.

HƯỚNG DẪN
C2 : (tr.45) Trong thí nghiệm ở hình 14.2 SGK, để làm giảm độ nghiêng của
măët phẳng nghiêng có thể dùng tấm ván dài hơn hoặc dùng vật kê
thấp hơn.
- Kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực ít nhất
bằng trọng lượng của vật.
C3 : (tr.45) Nêu hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng :
- Thí dụ 1
: Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng để bốc xếp hàng
hóa lên xe.
- Thí dụ 2
: Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa những thùng gỗ có
trọng lượng lớn từ trên cao xuống đất.
46

C4 : (tr.45) Lên dốc thoai thoải dễ hơn dốc đứng vì : Dốc thoai thoải có độ

nghiêng ít hơn nên lực cần thiết để đi lên nhỏ hơ nhiều so với trọng
lượng của người.
C5 : (tr.45) Chọn c) F < 500N, vì tấm ván càng dài thì độ nghiêng của mặt
phẳng nghiêng càng giảm, lực cần thiết để đưa vật nặng lên cao
càng nhỏ.



Bài tập TỰ GIẢI
1. Chọn câu đúng :
A- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, trọng lượng của vật giảm đi.
B- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, hướng của trọng lượng thay đổi.
C- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, cả hướng và độ lớn của trọng
lượng thay đổi.
D- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, trọng lượng của vật không thay
đổi.
2. Có hai tấm ván, tấm thứ nhất có chiều dài 2m, đầu kê cao 1m. Tấm
thứ hai có chiều dài 4m, đầu kê cao 1,5m. Em hãy cho biết dùng tấm ván
nào để làm mặt phẳng nghiêng thì có lợi về lực hơn.
47


BÀI 15
ĐÒN BẨY


Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Hãy điền các chữ O, O
1
và O

2
vào vò trí thích hợp trên các hình
15.2, 15.3.







C2 : - Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng 15.1.
- Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế
theo 3 trường hợp ghi trong bảng 15.1.
C3 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của câu sau :
Muốn lực nâng vật (1) ………………
trọng lượng của vật thì phải làm cho
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng
của lực nâng (2) ……………… khoảng
cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của
trọng lượng vật.
- lớn hơn
- bằng
- nhỏ hơn
C4 : Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
48

C5. Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F
1
, F
2

lên đòn bẩy
trong hình 15.5.
C6. Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm
giảm lực kéo hơn.


HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.47) Xem hình 15.2 và 15.3. Điền các chữ O, O
1
và O
2
vào vò trí thích
hợp.






C3 : (tr.49) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
- Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
C4 : (tr.49) Thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống :
- Người công nhân dùng xà beng để bẩy một vật nặng.
- Búa nhổ đinh, xe cút kít, kéo cắt giấy …








49








C5 : (tr.49) Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F
1
, F
2
lên đòn
bẩy trong hình 15.5 SGK.
Hình 1:
- Điểm tựa : Chỗ buộc mái chèo vào mạn thuyền.
- Điểm tác dụng của lực F
1
: Chỗ nước tác dụng lên mái chèo.
- Điểm tác dụng của lực F
2
: Chỗ tay cầm mái chèo.
Hình 2:
- Điểm tựa : trục bánh xe cút kít
- Điểm tác dụng của lực F
1

: trọng lượng của thùng đặt tại giữa
thùng.
- Điểm tác dụng của lực F
2
: chỗ tay cầm xe cút kít.
Hình 3:
- Điểm tựa : ốc.
- Điểm tác dụng của lực F
1
: chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
- Điểm tác dụng của lực F
2
: chỗ tay cầm kéo.
Hình 4:
- Điểm tựa : trục quay.
- Điểm tác dụng của lực F
1
: chỗ một bạn ngồi.
- Điểm tác dụng của lực F
2
: chỗ bạn còn lại ngồi.




50












C6: Để giảm lực kéo ở hình 15.1, ta có thể : đưa điểm tựa O đến gần O
1
hơn.


Bài tập TỰ GIẢI
1. Hai người mang hai vật có
khối lượng như nhau. Hỏi
người nào ít dùng sức hơn ?
2. Một người dùng xe cút kít để chuyên chở các vật nặng. Em hãy giải
thích nguyên tắc hoạt động của xe ?






51


BÀI 16
RÒNG RỌC



Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2
C2 : - Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 16.3 và ghi kết
quả đo được vào bảng 16.1.
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố đònh như hình 16.4. Kéo từ từ lực kế.
Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng 16.1.
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình 16.5. Kéo từ từ lực kế.
Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng 16.1.
Bảng 16.1. Kết quả thí nghiệm
Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực
kéo
Cường độ của
lực kéo
Không dùng ròng rọc Từ dưới lên … N
Dùng ròng rọc cố đònh … … N
Dùng ròng rọc động … … N
C3 : Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh :
a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua
ròng rọc cố đònh.
b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua
ròng rọc động.
C4 : Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau :
a) Ròng rọc (1) ………………. có tác dụng làm đổi hướng của lực
kéo so với khi kéo trực tiếp.
52

b) Dùng ròng rọc (2) ………………… thì lực kéo vật lên nhỏ hơn
trọng lượng của vật.
C5 : Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc.

C6 : Dùng ròng rọc có lợi gì ?
C7 : Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn ? Tại sao ?

HƯỚNG DẪN
C5 : (tr.52) Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc.
- Bác thợ nề dùng ròng rọc để đưa vôi vữa lên cao.
- Xe cẩu có hệ thống ròng rọc để đưa các thùng hàng lên cao …
C6 : (tr.52) Dùng ròng rọc có lợi về lực, đổi hướng của lực kéo.
C7 : (tr.52) Sử dụng ròng rọc trong hình 16b) có lợi hơn. Vì vừa đổi được hướng
của lực kéo vừa được lợi về lực.


Bài tập TỰ GIẢI

1. Giả sử ta dùng ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng
60kg.
Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trò sau đây :
a) 600N; b)100N; c) 800N
2. Chọn câu đúng :
A-Ròng rọc cố đònh chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B-Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố đònh.
C-Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D-Với hai ròng rọc cố đònh thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
53


BÀI 17

TỔNG KẾT CHƯƠNG I (CƠ HỌC)


I. ÔN TẬP
1. Hãy nêu tên các dụng cụ để đo : a) độ dài ; b) thể tích chất lỏng ; c)
lực ; d) khối lượng.
2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gì ?
3. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật ?
4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật vẫn đứng yên thì hai lực
đó gọi là hai lực gì ?
5. Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là lực gì ?
6. Dùng tay ép hai đầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng
lên tay ta gọi là lực gì ?
7. Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1 kg. Số đó chỉ gì ?
8. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống : 7800 kg/m
3
là …… của
sắt.
9. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
- Đơn vò đo độ dài là …………… kí hiệu là ……
- Đơn vò đo thể tích là ………… kí hiệu là ………
- Đơn vò đo khối lượng là …………… kí hiệu là ………
- Đơn vò đo khối lượng riêng là …… kí hiệu là ………
10. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một
vật.
11. Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích.
54

12. Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học.
13. Hãy nêu tên của máy cơ đơn giản mà người ta dùng trong các công
việc hoặc dụng cụ sau :
- Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà.
- Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.

- Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.
II. VẬN DỤNG
1.Hãy dùng các từ trong 3 ô sau để viết thành 5 câu khác nhau.
Ví dụ : Thanh nam châm tác dụng lực hút lên cái đinh.

- Quả bóng đá
- Quả bóng bàn
- Cái cày
- Ci đinh
- Miếng sắt
- Con trâu
- Người thủ môn bóng đá
- Chiếc kìm nhổ đinh
- Thanh nam châm
- Chiếc vợt bóng bàn

- Lực hút
- Lực đẩy
- Lực kéo




2. Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với
quả bóng ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất :
A. Quả bóng bò biến dạng .
B. Chuyển động của quả bóng bò biến đổi .
C. Quả bóng bò biến dạng , đồng thời chuyển động của nó bò biến đổi .
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
3*.Có 3 hòn bi có kích thước bằng nhau , được đánh số 1,2,3.Hòn bi 1

nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi đó có một hòn bằng sắt, một
hòn bằng nhôm, và một hòn bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt, hòn nào
bằng nhôm và hòn nào bằng chì ? Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách trả
lời A, B,C.

55

Cách Sắt Nhôm Chì
A Hòn bi 1 Hòn bi 2 Hòn bi 3
B Hòn bi 2 Hòn bi 3 Hòn bi 1
C Hòn bi 3 Hòn bi 1 Hòn bi 2

- mét khối
- kilôgam
- niutơn
- kilôgam trên mét khối
- niutơn trên mét khối.
4. Hãy chọn những đơn vò thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống
của các câu sau :
a) Khối lượng riêng của đồng là 8900 . . . .
b) Trọng lượng của một con chó là 70 . . . .
c) Khối lượng của một bao gạo là 50 . . . . . .
d) Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 . . . .
e) Thể tích nước trong một bể nước là 3 . . . .
5. Hãy chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của
các câu sau
a) Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên
nền nhà cao 0.4 m thì phải dùng . . . . . . . .
- ròng rọc cố đònh
- ròng rọc động

- mặt phẳng nghiêng
- đòn bẩy
b) Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo
bao xi măng lên tầng hai thường dùng một . . .
. . . . .
c) Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao
khoảng 10cm để kê hòn gạch xuống dưới thì
phải dùng . . . . . . . .
d) Ở đầu cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một . . . . . . . . Nhờ thế,
người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn
trọng lượng của cổ máy.
6. a)Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo ?
b)Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo ?


III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
56









A. Ô chữ thứ nhất
Theo hàng ngang :
1. Máy cơ đơn giản giúp làm thay đổi độ lớn của lực, (11 ô).
2. Dụng cụ đo thể tích, (10 ô).

3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ, (7 ô).
4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn, (12 ô).
5. Dụng cụ giúp làm thay đổi cả độ lớn và hướng của lực, (15 ô).
6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, (8 ô).
7. Thiết bò gồm cả ròng rọc đọng và ròng rọc cố đònh, (6 ô).
Hãy nêu nội dung của từ hàng dọc trong các ô in đậm.

B. Ô chữ thứ hai
Theo hàng ngang :
1) Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, (8 ô)
2) Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật, (9 ô)
3) Cái gì dùng để đo khối lượng (6 ô)?
4) Lực mà tác dụng lên tay ta khi tay ép lò xo lại, (9 ô)
5) Máy cơ đơn giản có điểm tựa,(6 ô)
6) Dụng cụ mà thợ may thường dùng để lấy số đo cơ thểû khách
hàng, (8 ô).
Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ khái niệm gì ?
57


1
2
3
4
5
6











HƯỚNG DẪN
I. ÔN TẬP

1- Các dụng cụ dùng để đo :
a) độ dài : thước.
b) thể tích chất lỏng : bình chia độ, bình tràn, ca đong, can.
c) lực : lực kế.
d) khối lượng : cân.
2- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia gọi là lực.
3- Lực tác dụng một vật có thể :
a) làm vật bò biến dạng.
b) làm biến đổi chuyển động của vật.
58
59

4- Nếu chỉ có hai lực vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng
yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.
5- Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là trọng lực.
6- Dùng tay ép hai đầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng
lên tay gọi là lực đàn hồi.
7- Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Đó là khối lượng của kem
giặt chứa trong hộp.
8- 7800 kg/m
3

là khối lượng riêng của sắt.
9- Từ thích hợp ở các chỗ trống :
- Đơn vò đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
- Đơn vò đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m
3
.
- Đơn vò đo lực là niu tơn, kí hiệu là N.
-Đơn vò đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
-Đơn vò đo khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là
kg/m
3
.
10- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật :
P = 10 × m.
V
m
D =
11- Công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích :
12- Ba loại máy cơ đơn giản mà em đã được học là: mặt phẳng nghiêng,
ròng rọc, đòn bẩy.
13- Ta cần dùng các máy cơ sau để thực hiện các công việc :


Công việc Máy cơ đơn giản
Kéo một thùng bêtông lên
cao để đổ trần nhà
Ròng rọc cố đònh, ròng rọc động.
Đưa một thùng phuy nặng từ
mặt đường lên sàn xe tải
Mặt phẳng nghiêng.


Cái chắn ôtô tại những điểm
bán vé trên đường cao tốc
Đòn bẩy, ròng rọc.

II. VẬN DỤNG
1- Dùng các từ trong ô để viết thành câu :
- Con trâu tác dụng lực kéo lên chiếc cày.
- Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
- Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
- Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
- Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2- Một học sinh đá vào quả bóng.
Kết quả là quả bóng bò biến dạng,
đồng thời chuyển động của nó bò
thay đổi.

3- Khối lượng riêng của chì là lớn nhất và của nhôm là nhỏ nhất trong số
3 vật liệu trên. Do đó cùng mốt kích thước thì hòn bi chì nặng nhất (số 1),

60

hòn bi nhôm nhẹ nhất (số 3). Hòn bi sắt mang số 2. Vậy B là câu trả lời
đúng.
4- Chọn các đơn vò thích hợp :
a) Khối lượng riêng của đồng là 8900 kilôgam trên mét khối.
b) Trọng lượng của một con chó là 70 niutơn.
c) Khối lượng của một bao gạo là 50 kilôgam.
d) Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niutơn trên mét khối.
e) Thể tích nước trong một bể nước là 3 mét khối.

5- Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào các chỗ trống :
a) Muốn đẩy xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng
mặt phẳng nghiêng.
b) Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên
tầng hai thường dùng một ròng rọc cố đònh.
c) Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng 10cm để kê
hòn gạch xuống dưới thì phải dùng đòn bẩy.
d) Ở đầu cần cẩu của
các xe cẩu, người ta có lắp
một ròng rọc động. Nhờ thế,
người ta có thể nhắc những cỗ
máy rất nặng lên cao bằng lực
nhỏ hơn trọng lượng của cỗ
máy.

6- a) Để cắt kim loại, ta cần dùng một lực lớn. Kéo cắt kim loại có
tay cầm dài hơn lưỡi kéo, vì khi đó lực tác dụng của tay nằm xa điểm tựa
61

( là trục quay) hơn so với lực tác dụng lên vật kim loại cần cắt. Vì vậy lực
tác dụng để cắt kim loại lớn hơn lực tác dụng của người.
b) Để cắt giấy, tóc ta không cần một lực lớn lắm. Kéo cắt giấy,
kéo cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo, vì khi đó lực tác dụng của tay
người nằm gần điểm tựa hơn điểm tác dụng của vật, lực làm cắt giấy nhỏ
hơn lực của tay người.

III- Ô CHỮ
A. Ô chữ thứ nhất :







Nội dung từ hàng dọc : Điểm tựa.
B. Ô chữ thứ hai :





Nội dung từ hàng dọc : Đòn bẩy.

62

×