Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu 10 xét nghiệm sức khỏe cần thiết cho mọi phụ nữ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.66 KB, 14 trang )

10 xét nghiệm sức khỏe cần thiết
cho mọi phụ nữ

Không kể bạn ở độ tuổi nào, kiểm tra sức khỏe tổng
quát đúng thời điểm là một trong những điều quan
trọng nhất cần thực hiện đối với sức khỏe phụ nữ. Nên
làm xét nghiệm kiểm tra tất cả những bệnh lý như ung
thư, tiểu đường và một số các bệnh khác trước khi bạn
thấy những triệu chứng của bệnh thể hiện ra bên ngoài
cơ thể, và vì phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Mời bạn nhấp chuột vào đây để xem bài bằng hình
ảnh

Loại bệnh nào cần được kiểm tra? Điều đó phụ thuộc vào
độ tuổi của bạn và lịch sử bệnh lý của những người thân
trong dòng họ. Sau đây là một số gợi ý cho bạn.

Trước tiên, bạn nên thảo luận thật kỹ càng về những loại
xét nghiệm mà bạn sẽ làm với bác sĩ. Một số những xét
nghiệm kiểm tra như PAP (chẩn đoán ung thư cổ tử cung)
hay kiểm tra vùng ngực cần được kiểm tra mỗi năm một
lần. Những xét nghiệm kiểm tra tổng quát thường trở nên
căn bản hơn đối với sức khỏe của mỗi người. Không phải
lúc nào kiểm tra sức khỏe cũng nhằm mục đích tìm ra bệnh
tật, nhưng những cuộc kiểm tra này quan trọng vì nếu biết
bệnh sớm thì bạn sẽ có cơ hội thay đổi tình thế và chữa
được bệnh tật.

1. Kiểm tra ung thư vú

Phát hiện ung thư vú sớm là cơ hội sống sót duy nhất của


các bệnh nhân. Đó là một cơ hội hiếm hoi khi bệnh ung thư
được phát hiện và được chữa trị bởi thuốc và phẫu thuật.
Ung thư vú nếu phát hiện trễ sẽ di căn sang các tế bào máu
và một số cơ quan, nội tạng khác như phổi và thậm chí có
thể lên não. Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 20 – 30 thì bạn
nên thực hiện kiểm tra ung thư tuyến vú mỗi 3 năm một lần
tại các bệnh viện chuyên khoa.

Nếu bạn 40 tuổi hoặc hơn nữa, bạn nên chụp X-quang để
kiểm tra ung thư tuyến vú mỗi năm một lần. Tia X có thể
cho thấy hình ảnh những khối u trong ngực của bạn 3 năm
trước khi bạn có thể cảm nhận được chúng. Nhưng những
kiểu chụp X-quang thông thường không đủ chính xác để
xác định được những tế bào ung thư vú, vì thế bạn nên
chụp X-quang tại phòng khám chuyên khoa ung thư.


2. Ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là một phần của tử cung, cổ tử cung nối giữa
âm đạo và tử cung. Vi khuẩn HPV là nguyên nhân gây ra
ung thư cổ tử cung. Kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện
sớm loại vi rút này và khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Xét
nghiệm kiểm tra này cũng có thể tìm thấy những tế bào bất
thường khác có thể gây ung thư trên bề mặt cổ tử cung và
chúng ta có thể loại bỏ chúng trước khi chúng gây bệnh.

Hiện nay, đã có văcxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Văcxin Gardasil hiện nay đã được sử dụng cho các em gái
và phụ nữ ở độ tuổi từ 9 – 26. Loại văcxin này ngăn ngừa

được 4 tuýp HPV, loại vi rút có tỷ lệ gây bệnh ung thư cổ
tử cung cao nhất. Loại văcxin thứ hai là Cervarix, được Ủy
bạn dược phẩm Hoa Kỳ cho lưu hành đại trà vào tháng 10
năm 2009, được sử dụng cho các trẻ em gái và phụ nữ từ 10
– 25 tuổi. Cervarix ngăn ngừa được 2 tuýp HPV.

Không phải tất cả các ca ung thư cổ tử cung đều có nguyên
nhân từ vi rút HPV và tất cả các loại vi rút HPV đều có thể
gây ung thư cổ tử cung nên không phải văcxin có thể ngăn
ngừa được tất cả các loại ung tư cổ tử cung. Vì vậy, cho dù
văcxin đã làm giảm đáng kể số lượng phụ nữ bị ung thư cổ
tử cung, kiểm tra Pap để phát hiện vi rút vẫn là rất quan
trọng đối với sức khỏe của phụ nữ.

3. Loãng xương và gãy xương

Loãng xương là một trong những nguyên nhân làm cho
xương yếu đi và dễ gãy. Đó là nguyên nhân làm cho xương
phụ nữ nhanh lão hóa sau thời kỳ mãn kinh. Dấu hiệu đầu
tiên là xương thường đau nhức và gãy khi chỉ có va chạm
nhẹ hoặc khi cơ thể vận động. Tổ chức Phòng chống loãng
xương quốc gia Hoa kỳ cho biết, hoàn toàn có thể ngăn
ngừa và điều trị loãng xương, căn bệnh đã đe dọa hơn 1
nữa những người trên 50 tuổi.

Kiểm tra bằng tia X-quang kép (DXA) có thể đo lường
được tỷ trọng các chất vô cơ trong xương và phát hiện ra
bệnh loãng xương trước khi bệnh nhân có thể nhận thấy
qua những biểu hiện trên xương khớp. Điều này cũng giúp
cho các bác sĩ có thể dự đoán trước nguy cơ về xương khớp

của một bệnh nhân trong tương lai. Các xét nghiệm kiểm
tra loãng xương được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ ở độ
tuổi trung niên trở lên.

4. Ung thư da

Loại ung thư da nguy hiểm nhất là biến đổi sắc tố. Đây là
một loại ung thư ác tính ảnh hưởng đến các tế bào sản sinh
ra sắc tố da. Một số người có thể đã mang sẵn trong người
loại gen di truyền có nguy cơ ung thư ác tính cao. Bệnh ung
thư da sẽ có nhiều cơ hội phát triển nếu bạn phơi nắng quá
lâu và da chịu nhiều tác động của ánh mặt trời. Những biện
pháp ngăn ngừa ung thư da từ sớm mang lại hiệu quả rất
cao. Những tế bào ung thư ác tính mới phát triển bị phát
hiện ra dưới kính hiển vi sẽ dễ dàng điều trị hơn những tế
bào đã phát triển sâu vào trong da. Những tế bào ung thư da
cơ bản có hình vảy thường không phải là loại ung thư da ác
tính.

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ và Học viện Da liễu khuyến cáo
nên kiểm tra da thường xuyên khi có bất cứ thay đổi nào
sắc tố trên bề mặt da, da có thể biến đổi trở nên mỏng hơn,
thay đổi màu sắc hoặc các mụn ruồi trên da có thể thay đổi
nhanh về kích cỡ. Kiểm tra xét nghiệm da tại bác sĩ chuyên
khoa da liễu hoặc những phòng khám chuyên khoa rất cần
thiết trong việc tầm soát ung thư.

5. Cao huyết áp

Nguy cơ bị cao huyết của bạn ngày càng gia tăng theo tuổi

tác. Nó cũng phụ thuộc vào cân nặng và những thói quen
sinh hoạt của bạn trong cuộc sống. Cao huyết áp có thể có
những biến chứng rất nguy hiểm mà không có bất kỳ một
triệu chứng nào báo trước, kể cả triệu chứng phình động
mạch cũng không xuất hiện sớm. Nhưng cao huyết áp có
thể điều trị được. Khi ngăn ngừa được bệnh cao huyết áp,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể ngăn ngừa
được bệnh tim, chứng đột quỵ, và suy thận. Nếu phát hiện
ra sớm bệnh cao huyết áp và điều trị nó thì bạn sẽ có lợi rất
nhiều cho sức khỏe của bạn về sau.


Huyết áp được biểu hiện bằng 2 chữ số. Chữ số trước là
biểu hiện áp suất máu lên thành động mạch khi tim co bóp.
Chữ số sau biểu hiện áp suất giữa hai nhịp đập. Huyết áp
bình thường của một người trưởng thành thường xấp xỉ
120/80. Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 140/90 hay cao hơn
thì bạn nên để ý tới bệnh cao huyết áp. Chỉ số huyết áp nằm
giữa 120/80 và 140/90 thì bạn cũng có nguy cơ tăng huyết
áp. Bao lâu nên kiểm tra huyết áp một lần tùy thuộc vào chỉ
số huyết áp và những nguy cơ sức khỏe khác của bạn. Có
thể bạn sẽ phải kiểm tra hằng ngày để kiểm soát áp suất
máu nếu bạn đã bị tăng huyết áp.

6. Hàm lượng cholesterol trong máu

Một chỉ số LDL cholesterol cao sẽ làm gia tăng nguy cơ
mắc bệnh tim và bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động
mạch có nghĩa là động mạch của bạn bị xơ cứng và ngày
càng hẹp lại, điều này là nguyên nhân động mạch bị tắt

nghẽn. Bệnh này có thể xuất hiện trong một thời gian dài,
có khi đến nhiều năm mà không có bất kỳ một triệu chứng
nào biểu hiện trên cơ thể. Qua thời gian nó ảnh hưởng đến
sự hoạt động của tim và động mạch. Những nguyên nhân
khác của xơ vữa động mạch là cao huyết áp, tiểu đường và
nghiện thuốc lá. Thay đổi thói quen sinh hoạt và uống
thuốc đều đặn có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh
thuộc về hệ tuần hoàn.

Các bác sĩ có thể kiểm tra nhanh chỉ số cholesterol trong
máu bằng cách xét nghiệm máu. Kiểm tra máu có thể cho
biết tất cả các chỉ số cholesterol, lượng mỡ trong máu. Điều
chỉnh và kiểm soát những chỉ số này qua cách sinh hoạt và
chế độ dinh dưỡng hằng ngày là một điều rất căn bản. Nếu
bạn trên 20 tuổi, bạn nên kiểm tra lượng cholesterol trong
máu mỗi 5 năm một lần.

7. Tiểu đường tuýp 2
Một phần ba dân số Hoa Kỳ
mắc bệnh tiểu đường loại 2
trong nhiều năm mà không biết
cho đến khi những triệu chứng
được biểu hiện ra bên ngoài.
Tiểu đường là nguyên nhân gây
ra tử vong cao thứ 6 tại Hoa
Kỳ, tiểu đường có thể dẫn tới
vô số các bệnh khác như tim,
xơ vữa động mạch, suy thận,
mù lòa vì hư tổn những mạch
máu trong võng mạc và dây

thần kinh bị tổn thương.
Nhưng, đặc biệt khi phát hiện
được bệnh tiểu đường sớm, có thể kiểm soát bệnh này bằng
cách ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.

Kiểm tra lượng đường gluco trong máu rất nhanh, thường

Kiểm tra lượng đường
trong máu rất dễ dàng và
nhanh chóng
kiểm tra này sẽ phát hiện được bệnh tiểu đường và cả giai
đoạn bệnh chưa phát triển. Kiểm tra đường trong máu sau 8
tiếng bạn không ăn, thường vào buổi sáng sớm sẽ cho kết
quả chính xác. Kết quả từ 100 – 125 là kết quả bình
thường, kết quả trên 126 là một dấu hiệu của bệnh tiểu
đường. Nếu bạn có một sức khỏe tốt và trọng lượng bình
thường, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu 3 năm
một lần từ tuổi 45. Nếu bạn thấy mình có nhiều nguy cơ,
như bạn đã bị béo phì, sụt cân nhanh, cao huyết áp thì bạn
nên kiểm tra sớm và thường xuyên hơn.

8. HIV

HIV là vi rút gây ra bệnh AIDS. Vi rút này nằm trong máu
và tiềm ẩn trong người, và không có một triệu chứng nào
báo sớm. Bệnh này lây lan từ người này qua người khác khi
những người này quan hệ tình dụng qua âm đạo, hậu môn,
miệng, những tiếp xúc trực tiếp vùng mắt và những tiếp
xúc ở vùng da bị thương. Cho đến nay, vẫn chưa xác định
được một loại thuốc có thể ngăn ngừa được bệnh này.

Nhưng, về mặt lý thuyết, phát hiện sớm và điều trị bằng
những thuốc chống HIV có thể giúp cơ chế phòng vệ của
người bệnh đương đầu với vi rút.

Kiểm tra HIV đã được thực hiện miễn phí trong nhiều năm.
Cách duy nhất để phát hiện vi rút HIV trong cơ thể là trải
qua một số các xét nghiệm máu. Kiểm tra đầu tiên được gọi
là Elisa hay EIA. Đây là xét nghiệm giúp xác định kháng
thể HIV trong máu. Xét nghiệm này không chắc chắn để
xác định được cơ thể âm tính hay dương tính với HIV.
Kiểm tra kế tiếp giúp xác định chính xác kết quả cuối cùng.

2 tháng sau khi bị lây nhiễm, hầu hết những cá thể bị nhiễm
HIV có thể cho ra kết quả xét nghiệm là “dương tính”.
Nhưng có khoảng 5% vẫn cho ra kết quả âm tính sau 6
tháng. Sử dụng những biện pháp tình dục an toàn như bao
cao su, không tiếp xúc răng miệng là điều cần thiết để tránh
lây nhiễm. Những thai phụ nhiễm HIV cần thông báo với
bác sĩ để tránh nguy cơ lây bệnh cho thai nhi khi sinh nở.

9. Ung thư đường ruột

Ung thư đường ruột là loại ung thứ 2 gây nên tử vong trên
tất cả mọi người, và chiếm tỷ lệ thứ 3 sau ung thư vú và
ung thư phổi ở phụ nữ. Phần lớn ung thư ruột kết phát triển
từ khối u nhỏ bên trong bề mặt ruột. Sau khi tế bào ung thư
phát triển nó có thể xâm lấn hay di căn sang những cơ quan
khác. Phương pháp để loại trừ ung thư ruột là cắt bỏ tất cả
những khối u nhỏ trong ruột trước khi chúng chuyển thành
những tế bào ung thư.


Sinh thiết đường ruột là kiểm tra thường dùng để phát hiện
những yếu tố gây ung thư ruột. Bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong
ruột bằng nội soi và camera quan sát. Những khối u sẽ
được lấy ra để kiểm tra. Bạn nên kiểm tra đường ruột trong
cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ bắt đầu từ tuổi 50.

10. Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một căn bệnh có thể dẫn đến mù lòa vì
những dây thần kinh mắt bị hư tổn. Bệnh tăng nhãn áp
thường không có một biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi quá
trễ và tầm nhìn đã bị hạn chế. Cách tốt nhất là phát hiện
sớm bệnh tăng nhãn áp và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.

Bao lâu bạn kiểm tra sức khỏe của mắt một lần bao gồm cả
đo mắt và kiểm tra nhãn áp phụ thuộc vào tuổi tác của bạn.
Những người từ 60 tuổi trở lên, trong gia đình đã từng có
người bị tăng nhãn áp, đã có bệnh lý làm tổn thương mắt và
bị rối loạn quá trình trao đổi chất là những người có nhiều
nguy cơ bị tăng nhãn áp. Nên kiểm tra mắt 3 năm một lần
đối với những người dưới 40 tuổi, từ 55 – 64 tuổi kiểm tra
2 năm một lần, và mỗi 12 tháng một lần với những người
trên 65 tuổi.

×