Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.79 KB, 5 trang )
Sữa chua với sức khỏe trẻ em
Sữa chua hay còn gọi là yaourt thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa hoàn
nguyên, được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột
(lactobacillus Bulgaricus, streptocoocus thermophilus) chúng chuyển đường
sữa thành lactic, tạ ra độ chua của một lọai thực phẩm hấp dẫn.
Sữa chua với sức khỏe trẻ em
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng
và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên
có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ
nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ
dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người
lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
Trong thành phần sữa chua, các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất
béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong
hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng
đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu
canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa
khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường
(15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại
sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt
và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…
Khi nào nên cho trẻ dùng sữa chua
Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm
bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một
trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa