Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khói bếp - Sát thủ thầm lặng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.47 KB, 4 trang )

Khói bếp - Sát thủ thầm lặng

Người tiếp xúc lâu ngày với khói bếp do đốt củi,
rơm rạ, than đá có thể bị các bệnh hô hấp, ung
thư phổi, mù mắt. Trên thế giới, ô nhiễm do khói
bếp là vấn đề sức khoẻ chỉ xếp sau suy dinh
dưỡng, AIDS, hút thuốc lá và ô nhiễm nước.
Nhiều chất độc trong khói bếp

Theo các chuyên gia hô hấp, vấn đề khá nghiêm trọng vì
trong thực tế tỷ lệ người dân sử dụng nhiên liệu rắn (củi,
rơm rạ, than đá, phân động vật) còn rất phổ biến, không chỉ
ở thôn quê mà ngay cả ở những thành phố lớn. Vào năm
2002, ước tính có gần 2/3 trường hợp tử vong ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương có liên quan đến việc sử dụng
nhiên liệu rắn để nấu nướng.

Một số nghiên cứu cho thấy việc hít thở khói bếp làm tác
động đến hệ miễn dịch. Cụ thể, những hydrocarbon thơm
đa vòng – đặc biệt là benzo [a] pyrene, hiện diện số lượng
lớn trong khói bếp - gây ức chế hệ miễn dịch và làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng. Benzo [a] pyrene, bản chất là chất
sinh ung thư, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và
những dạng ung thư khác. Nhưng nó còn chứa nhiều chất
khác có thể làm giảm sự vận chuyển khí oxy trong máu.
Tiếp xúc với khói bếp quá nhiều còn gây tổn thương tinh
thể mắt.

Tuần qua, từ Hà Nội, phóng viên Margie Mason đã thực
hiện một phóng sự cho hãng Thông tấn AP (bài viết này
được dẫn lại ở nhiều tờ báo nước ngoài khác như The


Guardian, Washington Post… ) ghi nhận thực trạng ô
nhiễm không khí trong nhà, điều mà ít người nói đến. Theo
tác giả, tình trạng ô nhiễm này đã giết chết khoảng một
triệu rưỡi người mỗi năm trên khắp thế giới. Margie ghi
nhận một trường hợp cụ thể, đó là ông Lương Văn Inh, 70
tuổi, sống trong một ngôi nhà sàn ở Điện Biên Phủ. Ông
Inh cho biết đã bị suyễn từ nhỏ và tuy đã bỏ hút thuốc lá 25
năm nay nhưng bệnh của ông ngày càng nặng chỉ vì ông cứ
phải hít thở khói bếp.

Khói bếp làm tăng nguy cơ nhiễm lao

Khói bếp và bệnh lao là vấn đề khá mới mẻ. Trong chuyến
tìm hiểu về các dịch bệnh mới phát sinh và trỗi dậy ở châu
Á – Thái Bình Dương vừa qua, theo Vinod Mishra, thành
viên chương trình nghiên cứu của East-West Center
(EWC), khói bếp làm tăng nguy cơ nhiễm lao vì nó làm
giảm sự đề kháng với nhiễm trùng ban đầu và thúc đẩy vi
khuẩn lao tiềm tàng trong người “thức dậy” gây bệnh. Một
nghiên cứu của EWC ở Ấn Độ, quốc gia có một nửa số
người trưởng thành nhiễm lao và 500.000 người tử vong
hàng năm vì bệnh này, cho thấy người nào sử dụng nhiên
liệu rắn để nấu nướng sẽ dễ mắc bệnh lao gấp 2,6 lần so với
người sử dụng nhiên liệu sạch.

Người ta cũng ước tính một nửa số người lớn mắc bệnh lao
ở Ấn Độ có liên quan đến khói bếp. Tại nước ta, vai trò của
khói bếp trên bệnh lao chưa được biết nhiều, ngay cả những
bác sĩ chuyên chữa bệnh này. Nhưng theo bác sĩ Đỗ Thị
Tường Oanh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, khói bếp là tác

nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không
hút thuốc lá.

×