Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TIỂU LUẬN NGOẠI GIAO VĂN HÓA TÌM HIỂU NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG THỜI HIỆN ĐẠI - MANGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 51 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
--------------------------*--------------------------

TIỂU LUẬN
NGOẠI GIAO VĂN HĨA
TÌM HIỂU NGOẠI GIAO VĂN HĨA NHẬT BẢN QUA NÉT
VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG THỜI HIỆN ĐẠI - MANGA

Giáo viên hướng dẫn :

Th.S Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Anh

:

Lớp

:

TT44C

MSSV

:

TT44C – 072 – 1721


Năm học: 2017 - 2018


Mục lục
Lý do chọn đề tài .............................................................................................................3
I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ MANGA: ......................................6
1. Nhật Bản - Chặng đường xây dựng lại hình ảnh một nền văn hóa: .........................6
2. Khái niệm: ................................................................................................................7
3. Đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản: .....................................................................9

II. Phân tích hệ giá trị thể hiện thơng qua nhân tố văn hóa/ sự kiện: .........................11
1. Tính cộng đồng, tinh thần dân tộc - Thông qua cách xây dựng cốt truyện: ..........11
2. Tinh thần Samurai - Tinh thần võ sĩ đạo - Thơng qua hình ảnh nhân vật: ............12
a) Ngay thẳng & Dũng cảm: ................................................................................13
b) Nhân từ:............................................................................................................14
c) Kiểm soát mình: ...............................................................................................15
d) Chân thực: ........................................................................................................15
e) Trung thành: .....................................................................................................15
f)

Danh dự: ...........................................................................................................16

3. Tôn giáo - Thông qua khung cảnh và chủ đề tâm linh:..........................................16
a) Thần đạo:..........................................................................................................16
b) Phật giáo:..........................................................................................................17
4. Hướng nội - kín kẽ: ................................................................................................17
5. Hướng tới tương lai - hiếu kỳ: ...............................................................................19
6. Tơn trọng thứ bậc: ..................................................................................................19

7. Ĩc thẩm mỹ và tính tỉ mỉ: ......................................................................................20
III. Thực tiễn làm ngoại giao văn hóa thơng qua Manga: .............................................22
1. Các cơng cụ văn hóa đại chúng được sử dụng: ......................................................22
a) Ẩm thực: ..........................................................................................................22
b) Trang phục và Lễ hội: ......................................................................................24
c) Thể thao: ..........................................................................................................25
d) Điện ảnh: ..........................................................................................................26
e) Âm nhạc: ..........................................................................................................27
f)

Các nhân tố đặc biệt: ........................................................................................27

g) Các yếu tố khác: ...............................................................................................28
2. Các công cụ truyền thông đại chúng được sử dụng: ..............................................30
a) Truyền thơng đại chúng nói chung: .................................................................30

1


b) Tạp chí Weekly Shonen Jump - Điển hình cho truyền thông qua phương tiện
in ấn: .......................................................................................................................30
c) Chiến dịch truyền thông “Cool Japan”: ...........................................................31
d) Truyền thông mạng xã hội: ..............................................................................33
3. Các cơng cụ khác để quảng bá hình ảnh manga: ...................................................33
a) Du học ngành Manga: ......................................................................................33
b) Sự kiện giao lưu văn hóa: ................................................................................34
Olympic Tokyo 2020: ......................................................................................35
IV. Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam:..................................................................37
1. Bài học cho ngành truyện tranh tại Việt Nam – “Chuyển hướng sang tư duy và
cách thức sản xuất truyện tranh thay đổi linh hoạt để phù hợp với đa dạng đối tượng

người đọc”: .................................................................................................................37
2. Bài học mang tầm vĩ mơ cho Ngoại giao văn hóa Việt Nam - Ứng dụng tư duy về
“Cơng nghiệp văn hóa” vào Truyền thơng và Văn hóa đại chúng: ...........................43
Áp dụng với Việt Nam, ...........................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
1. Tài liệu giấy: ..........................................................................................................47
2. Tài liệu Online........................................................................................................47
Phương thức thuyết trình: ..............................................................................................50

2


Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, ngoại giao văn hóa là một cơng cụ then chốt trong quan hệ
quốc tế; bởi trong sự phát triển của thông tin đại chúng, trong môi trường của 1 “thế giới
phẳng”, bất kể một quốc gia có “sức mạnh cứng” (quân sự,...) lớn đến đâu, cũng phải dè
chừng sự phản ứng từ dư luận đông đảo khắp thế giới, và khi nhớ lại những bài học cách
mạng trong suốt lịch sử. Đã qua rồi cái thời cầm súng đi cai trị nước khác. Do đó, hiện
nay, “Sức mạnh mềm” tỏ ra là một biện pháp hữu ích hơn trong việc gây dựng vị thế
cũng như sức ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới, bởi không thương
vong vẫn tạo ra sức ảnh hưởng lớn, lại còn được lòng dư luận. Trong mối quan hệ song
phương, ngoại giao văn hóa cũng đóng một vai trị quan trọng trong q trình tác động
đến tình cảm, nhận thức của quần chúng, tạo nên một mối liên kết vơ hình để từ đó đạt
được những lợi ích "hữu hình". Nhận thức được điều này, các quốc gia trên thế giới đều
chú trọng vào thực hiện công tác cơ bản của “sức mạnh mềm”, đó là “ngoại giao văn
hóa” như một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Xét đến tình hình Việt Nam,
dù chúng ta đang làm rất tốt cơng tác ngoại giao văn hóa, nhưng nó chưa gọi là thành
cơng và vẫn cịn rất nhiều bài học kinh nghiệm mà ta cần tiếp thu từ những quốc gia có
thể coi là thành công nhất. Và trong tiểu luận này, tôi xin lựa chọn Nhật Bản làm chủ đề
để phân tích.

Cần biết rằng, chỉ trong vịng hơn một thế kỷ, Nhật Bản đã vùng lên từ sự mất ổn
định và bị chia rẽ sau chiến tranh để cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, lột bỏ cái
hình ảnh của một qn đồn phát xít tàn bạo thời chiến tranh, đóng lại dấu ấn văn hóa
của mình như một quốc gia hịa bình, hiếu khách đến nhận thức của người dân trên khắp
thế giới. Điểm mấu chốt nằm ở chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, họ khơng
chỉ đơn thuần dựa dẫm vào nền tảng văn hóa sẵn có, mà cịn biết cách dựa trên đó và
sáng tạo ra những trào lưu mới để thơng qua đó, đưa tinh hoa truyền thống bản địa tới
công chúng quốc tế. Nổi bật trong số đó chính là truyện tranh hay được biết đến rộng
rãi với cái tên Manga. Loại hình này là một làn gió lạ thổi vào các định kiến sâu cũ về
ngoại giao văn hóa trước đây, mở ra một trang sách mới cho hoạt động ngoại giao văn

3


hóa trong đời sống quan hệ quốc tế, đem về cho Nhật Bản hàng trăm các lợi ích thiết
thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch,...
Nền công nghiệp truyện tranh của Nhật phải thừa nhận là cực kỳ phát triển và được
chú trọng bởi chính phủ Nhật Bản (09/04/2009, thủ tướng Taro Aso coi Manga như một
công cụ mạnh mẽ để lan tỏa văn hóa Nhật Bản, và cho biết kế hoạch kêu gọi 500,000
lao động cho ngành nào nhằm tăng nguồn thu nhập của quốc gia lên 3 thậm chí là 4
lần1). Tầm ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đã lan rộng ra toàn thế giới và thu hút
được sự chú ý của công chúng quốc tế. Theo GS. Sakae Kato (Đại học Daito Bunka,
Nhật Bản) cho biết: “Tại các nước như Việt Nam, Malaysia hay Thái Lan… truyện tranh
Nhật Bản đã thực sự thấm vào đời sống của người dân bản địa. Nhắc đến Manga là
người ta nhớ ngay đến Nhật Bản, đến chú mèo máy Doraemon. Tác phẩm Doraemon
được tiếp nhận áp đảo tại các nước Đông Nam Á. Ý tưởng về chiếc túi thần kỳ có thể
biến tất cả thành hiện thực rất phù hợp với ước mơ của người dân ở những đất nước vừa
mới có được cuộc sống ổn định trong sự phát triển kinh tế chung của châu Á trong thập
niên 80.”2 Ở Việt Nam, truyện tranh thiếu nhi Doraemon đã là sách bán chạy nhất của
Nhà xuất bản Kim Đồng. Tiếp theo thành công của Doremon, “Thủy thủ mặt trăng”,

“Nữ hoàng Ai Cập” vv… liên tiếp gây dấu ấn trong lịng cơng chúng và mở đầu cho
phong trào đọc truyện tranh trở lại.
Hiện nay, mặc dù xã hội đã có những nhận thức khái quát được tầm ảnh hưởng của
manga với công chúng, nhất là giới trẻ, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về đề tài này là
chưa lớn, khóa luận “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh tại Việt Năm từ
năm 2016-2017”, Luận văn của tác giả Hạ Thị Lan Phi“Ảnh hưởng của manga Nhật
Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” (2017), “Sự du nhập và ảnh hưởng
của Manga ở Việt Nam hiện nay” (2007). Thậm chí, hiếm có đề tài tại Việt Nam rút ra
được bài học thực tiễn về công tác ngoại giao hiện nay mà chỉ dừng lại ở đánh giá ảnh
hưởng của Manga đến công chúng.

1
2

Theo AFP News, Japan Today
Theo VOV World, (VOV 5) đăng tải bởi tác giả Yến Lê - 28 Tháng Ba 2012 | 15:24:44

4


Do đó những lí do trên, tơi quyết định lựa chọn đề tài “Manga - truyện tranh Nhật
Bản” cho bài tiểu luận ứng dụng ngoại giao văn hóa lần này. Và cụ thể, nội dung sẽ xoay
quanh 3 yếu tố chính:
(1) Manga và vẻ đẹp, hệ giá trị của con người Nhật Bản;
(2) Cách thức Nhật Bản biến một loại hình nghệ thuật nhỏ bé trở thành một nét
văn hóa mới, mang đậm dấu ấn Nhật Bản và lan tỏa nó ra khắp thế;
(3) Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong cơng tác Ngoại giao văn hóa;

5



I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ
MANGA:

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những nội dung chính, chúng ta cần có một cái nhìn khái
qt về Nhật Bản, về chính sách của họ với Ngoại giao văn hóa và hiểu được khái quát,
Manga là gì? Lịch sử hình thành của nó ra sao?... Để từ đó hiểu được, tại sao nó lại trở
thành một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản.

1. Nhật Bản - Chặng đường xây dựng lại hình ảnh một nền văn hóa:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận và phải chịu những hậu
quả vô cùng nặng nề, trong đó bao gồm hình ảnh của một qn đội phát xít. Họ đã dùng
mọi nỗ lực để hướng đến một đất nước thân thiện, thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế
về người Nhật và nước Nhật. Chính sách đầu tiên trong hoạt động quảng bá văn hóa
Nhật là việc Nhật Bản gia nhập tổ chức UNESCO năm 1951. Củng cố văn hóa truyền
thống trong nước, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh quảng bá nền văn hóa này ra
nước ngồi, trong đó đặc biệt chú trọng đến văn hóa truyền thống như trà đạo (Sadou),
Ikebana (Nghệ thuật cắm hoa). Những tờ rơi, tài liệu quảng cáo về Nhật Bản trong thời
kì này thường in những hình ảnh nổi bật, tượng trưng cho đất nước Nhật Bản như núi
Phú Sĩ, hoa anh đào…nhằm khơi gợi sự thân thiện của Nhật Bản và thu hút sự chú ý của
công chúng về một nước Nhật với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình. Cũng trong
giai đoạn này, Bộ Ngoại giao Nhật thường phát lịch Ikebana cho người dân và các tổ
chức nước ngoài. Mọi nỗ lực trong hoạt động quảng bá văn hóa thời kì này của Nhật
Bản nhằm khẳng định: Nhật Bản là một quốc gia tươi đẹp và xua đi nỗi ám ảnh của con
người về một nước Nhật phát xít trong chiến tranh.
Khơng chỉ vậy, chính sách ngoại giao văn hóa cịn đóng vai trị quan trọng trong khơi
phục hình ảnh của nền kinh tế Nhật trong giai đoạn này, chống lại những cáo buộc làm
rối loạn thị trường, bán phá giá hàng hóa…Cụ thể, họ hướng đến quảng bá văn hóa Nhật

với những nét mới, để chứng minh Nhật Bản như một thành viên tích cực của cộng đồng
thế giới. Nhật Bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng bằng việc xây dựng các văn phòng

6


và trung tâm văn hóa Nhật Bản ở các nước. Ví dụ như thành lập Hiệp hội tiếng Nhật cho
người nước ngoài năm 1962, ký kết thỏa thuận trao đổi văn hóa với Nam Tư (1969) và
Trung Quốc (1979), đẩy mạnh quảng bá thêm những nét văn hóa truyền thống là Kabuki
và Noh. Vào năm 1972, Quỹ Giao lưu văn hóa quốc tế Nhật Bản được thành lập với
nguồn vốn 20 tỷ yên, sau tăng lên 50 tỷ yên.3
Với sự phát triển hưng thịnh của nền kinh tế, trong những giai đoạn sau năm 1980,
Nhật Bản tiếp tục khẳng định quảng bá văn hóa là một trong 3 trụ cột chính trong chính
sách ngoại giao của Nhật Bản. Trong thời kì này, Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu
trong việc đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hịa bình, giúp phát triển khái niệm “Hợp
tác văn hóa” bao gồm các hoạt động như hỗ trợ quản lý nghệ thuật, hỗ trợ các quốc gia
khác phát triển nghệ thuật biểu diễn sân khấu, hỗ trợ các thiết bị sân khấu như âm thanh,
ánh sáng… Nhật Bản cũng tạo một quỹ đặc biệt trong UNESCO trong những năm 1990
với mục đích bảo tồn các di sản văn hóa cho những nước đang phát triển.
Những điều trên đây là để nhìn thấy được rằng, ngoại giao văn hóa là một phần quan
trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản; và được họ cực kỳ chăm chút đầu tư và
phát triển trong suốt hơn một thế kỷ cho đến hiện nay. Điều này cũng chứng minh được
họ là một trong những quốc gia hàng đầu về ngoại giao văn hóa với kinh nghiệm cực kỳ
dày dặn. Đây chính là nền tảng quan trọng để họ có thể chỉ trong vịng vài thập kỷ biến
“Manga” thành một dấu hiệu đặc trưng, nổi bật của đất nước, thành 1 trong những “kim
chỉ nam” cho bạn bè khắp thế giới biết và tìm đến nước Nhật “hịa bình, tươi đẹp”.

2. Khái niệm:
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu, Magma thực sự là gì? Tại sao nó lại đặc biệt đến vậy?
Manga có nghĩa là “tranh chuyển động” (漫画 - mạn họa), hình ảnh trong trang truyện

tranh như thật sự đang diễn ra theo tuyến tính thời gian. Manga có ý nghĩa chỉ truyện
tranh và tranh biếm họa nói chung. Khơng giống như mọi người hay nghĩ rằng Manga
là một sản phẩm mới toanh hoàn tồn của thế kỷ 21, thực sự nó đã trải qua một quá trình
3

Theo vanhoa.gov.vn . Link:
/>
7


hình thành và phát triển lâu dài. Truyện Manga xuất hiện từ rất sớm. Ở nhật, người dân
sớm hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh. Dù nó chỉ đơn giản là những mẫu
truyện tranh ngắn về mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên giá trị giải trí của
nó là điều khơng ai có thể phủ nhận. Khơng những thế văn hóa Manga cịn giữ một vị
trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
Trong thời gian chiến tranh, ngồi mục đích giải trí thì Manga cũng được sử dụng với
mục đích tun truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong
thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát
triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.
Bước vào thế kỷ 20, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Một
trong số đó, những dải truyện ngắn cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên
manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Sau khi chiến tranh
kết thúc, đã có người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa
Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hồn tồn mới. Đó là họa sĩ Osamu Tezuka,
đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công
nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật bản hiện đại.
Đến nay, đọc manga (truyện tranh, tiểu thuyết hình họa) là một phần quan trọng trong
đời sống hằng ngày của hàng triệu người Nhật. Lượng đọc sách báo và xem truyền hình
của Nhật thuộc top đầu thế giới, và ngành cơng nghiệp giải trí đại chúng (masu komi)
của đất nước này cũng có sự nở rộ tới mức đã tạo nên một môi trường đầy tràn những

câu chuyện. Nhà văn người Mỹ Susan Sontag cũng gọi Nhật là “một thế giới hình ảnh”
(image world) bởi rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng ở đất nước này tham
gia vào việc sản xuất và tiêu thụ hình ảnh, đến mức chúng “đạt được quyền năng phi
thường trong việc định hướng nhu cầu [của người xem] về thực tại, nói đúng hơn, kích
thích một niềm ham muốn khác thay thế cho những trải nghiệm trực tiếp”. Những hình
ảnh hoạt họa chốn phần lớn màn hình và lấp đầy những ơ sách truyện. Có hàng ngàn
bộ manga trở thành cơn sốt ở Nhật. Lượng fan cuồng (hay còn gọi là “otaku”), theo
thống kê năm 2007, đã lên tới 2,4 triệu người ở Nhật và trung bình các otaku chi tới 2,5
nghìn USD/năm cho các sản phẩm này. Thực tế này dễ dàng được chứng thực nếu chúng

8


ta đặt chân tới Mandarake, một trung tâm mua sắm manga lớn ở Shibuya thuộc Tokyo,
chứng kiến hàng chục ngàn kiện manga sắc màu rực rỡ được đóng gói trong các cửa
hàng và giá sách. Hoặc, chỉ cần gõ “manga” trên cơng cụ tìm kiếm Google, sẽ có thể
tìm được hơn 200 triệu ấn bản của cả truyện tranh.

3. Đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản:
Về cách thể hiện. Đặc trưng rõ nét nhất của truyện tranh Nhật Bản so với các thể loại
truyện tranh khác là trong nét vẽ và cách thể hiện. Nếu như truyện tranh comic của
phương Tây thể hiện nhân vật với các đường nét cứng rắn, khỏe khoắn và các nội dung
mang tính hành động thì truyện tranh Nhật lại chú trọng thể hiện hình thái nhân vật
thông qua các thể loại sắc độ cảm xúc. nhân vật trong manga Nhật Bản thường hiện ra
mới đôi mắt to chiếm 2/3 khuôn mặt, miệng nhỏ. Đây là một điểm rất đặc trưng trong
phong cách hội họa manga. Cách biểu đạt nhân vật này xuất phát từ ý thức và nhu cầu
của độc giả Nhật, vốn ưu chuộng hình tượng kawaii
Về các tuyến nhân vật, tùy vào thể loại truyện mà chúng ta sẽ có các tuyến nhân vật
khác nhau, thay đổi để phù hợp với cách tác giả xây dựng tình huống. Ví dụ như thể loại
hành động thì mơ típ quen thuộc vẫn là nhân vật anh hùng và phản diện, hay thể loại

tình cảm thì sẽ có nam và nữ,... Nhìn qua thì điều này cũng giống như các thể loại nghệ
thuật khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của manga nằm trong cách xây dựng tính cách nhân vật.
Mangaka phải học rất chuyên sâu và được đào tạo kỹ lưỡng về việc thể hiện các sắc thái
cảm xúc, tình cảm của nhân vật thơng qua các nét vẽ, để từ đó nói lên suy nghĩ, quan
niệm, phản ứng của nhân vật trước sự vật, sự kiện... Đây chính là điểm thu hút khán giả
đến với manga: tính chân thực. Về sau các nét vẽ trong manga đã có biến đổi, tuân thủ
các quy tắc về tỷ lệ giải phẫu cơ bản hơn. nhưng mỗi họa sĩ vẫn giữ đặc điểm của riêng
mình. Phong cách thể hiện trong truyện tranh Nhật đã được phát triển tới 1 sự thành
công nhất định. "Tuy riêng mà chung" là điều đáng nói ở các mangaka, khơng cịn đi
theo lối mịn và đã có sự thay đổi, những vẫn giữ được chất riêng của truyện tranh Nhật,
gây ấn tượng cho người đọc và không thể nhầm sang các quốc gia khác

9


Về nội dung, manga Nhật có một khối lượng đồ sộ về nội dung và thể loại. Thông
qua những câu chuyện được truyền tải, chúng ta có thể hình dung thấy một thế giới riêng
của người họa sĩ, mang đầy phong cách, ý thức của người họa sĩ sáng tác truyện. Ngoài
ra, trong manga, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những nét đặc trưng của văn hóa nhật
bản. VD: Cuộc sống học đường. Có lẽ số lượng mơ tả trường học ở Nhật là một con số
khổng lồ, và những bộ truyện này đã góp một vài trị khơng nhỏ lơi kéo cơng chúng đến
với văn hóa Nhật Bản
Do đối tượng chính của manga là trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên, nên việc xây
dựng một thế giới trường học với bộ đồng phục và giờ học là cách tiếp cận dễ dàng đến
với độc giả. Tuy nội dung khác nhau nhưng phần lớn những bộ truyện học đường được
thể hiện theo lối trong sáng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác gần gũi và thấy được những nét
mới của nền văn hóa nhật.
Về trình bày. Người Nhật đọc từ phải sang trái nên Manga được vẽ và xuất bản
theo cách của Nhật. Tuy nhiên, khi dịch sang thứ tiếng khác nhau thì được xuất bản để

có thể đọc từ trái qua phải. Sau đó, nhiều tác giả khơng chấp nhận và yêu cầu giữ nguyên
hình thức đọc từ phải sang trái trong phiên bản nước ngồi.Và vì để tơn trọng tác giả,
một số nước đã chuyển sang in ấn theo nguyên bản. ách in này giờ đây đã phổ biến ở
Bắc Mỹ. Việt Nam hiện nay cũng đang được áp dụng theo hình thức này.

10


II. Phân tích hệ giá trị thể hiện thơng qua nhân tố
văn hóa/ sự kiện:
1. Tính cộng đồng, tinh thần dân tộc4 - Thông qua cách xây dựng cốt
truyện:
Chúng ta đều hiểu rõ một điều rằng, điều kiện thiên nhiên của Nhật Bản vô cùng khắc
nghiệt với rất nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực
kiên cường và trên hết là tinh thần đoàn kết chống lại thiên tai của người Nhật. Điều này
ăn sâu vào máu họ trong suốt hàng thế kỷ, và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống văn hóa
của họ. Và manga khơng phải là ngoại lệ.
Nội dung trong truyện tranh Nhật Bản luôn đề cao môi quan hệ của con người trong
cuộc sống: đó tình bạn, tình đồng đội, tình cảm gia đình - nói tóm lại là sự đoàn kết. Sự
thể hiện tinh thần dân tộc trong Manga là một nhiệm vụ, một bài học giáo dục cũng như
là nơi để thể hiện sự tự hào. Nội dung Manga không xây dựng những con người siêu
đẳng như Superman, Batman, Spiderman… mà thường tập trung xây dựng câu chuyện
quay xoay quanh một nhóm cộng động, nơi mà khơng chỉ nhân vật chính đóng vai trị
quan trọng mà sự phát triển của những nhân tố xung quanh đều cực kỳ cần thiết, góp
phần thúc đẩy mạch truyện cũng như sự phát triển của nhân vật trung tâm (nhiều khi vai
trị các nhân vật thậm chí khơng cịn q rõ ràng đến mức khó mà phân biệt được đâu
mới là nhân vật chính và đâu là nhân vật phụ). Và cũng hiếm khi nào có truyện một
mình nhân vật chính, tự mình chiến thắng kẻ thủ ác hay vượt qua khó khăn một mình
mà đâu đó đều có sự giúp đỡ của những người xung quanh. Chúng ta có thể thấy điều
đó ở chính những bộ truyện cực kỳ nổi tiếng: “Songoku - Bảy viên ngọc rồng” với quả

cầu “kênh khi” tập hợp sức mạnh của mọi người khắp nơi trên thế giới; hay chúng ta
thấy trong Doraemon dài truyện, những nhân vật chị chiến thức khi liên kết lại với
nhau;...

Tham khảo bài viết “Tìm hiểu về Manga - Nét đặc trưng của Nhật Bản” trên website của Trung tâm
tiếng Nhật SOFL, đăng tải: 30/04/2018. Link: />4

11


Ngồi ra, có một chi tiết tương đối thú vị là trong sự phát triển của manga Nhật Bản.
Trước hết, manga có hẳn một thể loại riêng để nói về thảm họa thiên nhiên: thực và phi
thực; vốn lúc đầu chỉ nhằm đề cao sự hợp tác và đoàn kết của người Nhật vượt qua mọi
khó khăn; nhưng càng về sau, sự phát triển đó càng tạo nên sự khác biệt so với các tác
phẩm của phương Tây theo mơ-típ một vị anh hùng từ phương Tây đứng lên cứu thế
giới. Giờ, manga cũng vẫn đề cao sự hợp tác của nhiều tuyến nhân vật, nhưng điểm đặc
biệt là không phải lúc nào chỉ có người Nhật là trung tâm cứu rỗi thế giới, mà là sự góp
sức tư đa dạng chủng tộc, đa dạng tôn giáo, đa dạng các quốc gia,... Điều này chính là
một trong những thứ thể hiện tư tưởng tiến bộ và mang theo thông điệp đồn kết, hịa
bình giữa các quốc gia trên tồn thế giới. Ví dụ điển hình là tác phẩm khoa học viễn
tưởng gần đây mang tên “Terra Formars” viết bởi Yuu Sasuga and Michio Fukuda, khi
trái đất đối diện thảm họa diệt vong từ sao hỏa và những con người khắp nơi trên thế
giới tập hợp lại để cùng giải cứu Trái Đất.

2. Tinh thần Samurai - Tinh thần võ sĩ đạo5 - Thơng qua hình ảnh nhân
vật:
Tinh thần võ sĩ đạo như một lý tưởng về một lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà
người Nhật luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được
các tính căn:
Thứ nhất, đức tính ngay thẳng: Người dân Nhật Bản có thói quen quyết định cơng

việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải và lương tâm.
Thứ hai, đức dũng cảm: Từ nhỏ người Nhật đã được rèn luyện đức tính này, ln
ln sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ để khơn lớn, xơng pha vào cuộc đời, lúc
gặp nguy nan vẫn luôn sáng suốt, bình tĩnh.
Thứ ba, đức nhân từ: Người Nhật ln ln có tấm lịng rộng lượng, nhân ái, bao
dung, họ ln ln dành tình thương cho gia đình, người thân và nhân loại.

Tham khảo bài viết trên Website Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản AVI. Link:
/>5

12


Thứ tư, biết tự kiểm sốt mình: Người Nhật ln biết tự kiềm chế bản thân mình,
những lúc vui mừng hay giận dỗi, họ không hề tỏ thái độ thái quá. Đối với họ, kiềm chế
bản thân là để làm cho xã hội vui tươi hơn, đời sống có ý vị hơn.
Thứ năm, đức tính chân thực: Người Nhật rất coi trọng sự chân thực, với họ nếu
không chân thực thì tất cả những lễ nghĩa và sự nhân từ chỉ là giả tạo. Họ coi lời nói và
danh dự có trọng lượng hơn cả giá trị của văn tự.
Thứ sáu, đức tính trung thành: Người Nhật khơng bao giờ phản bội chủ sối của
mình, họ ln làm việc một cách trung thành. Nếu như không đồng ý kiến với chủ sối,
họ sẽ tìm mọi cách để chủ sối thấy được sai lầm của mình.
Thứ bảy, trọng danh dự: Đây cũng là một đức tính khá mạnh mẽ, sâu sắc của người
Nhật. Với họ, khi bị người khác nói xấu, trước tiên họ sẽ suy nghĩ xem mình đã làm trịn
bổn phận chưa thay vì quay lại trả thù họ. Họ luôn biết tự cảm thấy hổ thẹn khi làm điều
gì tổn hại đến danh dự của mình.
Nhờ vào các đức tính đó, mà từ một nước nghèo ở Đơng Á, hứng chịu nhiều tổn thất
từ chiến tranh thế giới thứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên
trở thành một trong những nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển hàng đầu thế
giới.

Vậy manga đã thể hiện các đức tính này như thế nào? Đơn giản là thơng qua hình
ảnh của các nhân vật chính, con người điển hình mang trên mình những nét tính
cách như thế này:
a) Ngay thẳng & Dũng cảm:
Đây là đức tính chung của hầu hết “nhân vật chính” trong các bộ Manga: ln đi theo
những gì đúng đắn; ln đương đầu với những khó khăn, thử thách, và mục tiêu là để
trở lại với những điều đúng đắn.
Có 2 mơ-típ phát triển quen thuộc nhân vật chính có thể liệt kê trong manga như sau:

13


Thứ nhất, gặp khó khăn và thử thách và mất hết tất cả, nhưng thay vì từ bỏ, họ sẽ
quyết định rèn luyện lại từ đầu, bền bỉ cho đến một khi hồn thành và vượt qua những
khó khăn đó, và giành lại được những gì đã mất.
Thứ hai, từ số không lần lượt liên tục chinh phục những thử thách và đạt được khả
năng vượt qua, chinh phúc được đích đến cuối cùng.
Dù thế nào thì cả 2 cốt truyện xây dựng nhân vật này đều có một điểm chung nằm ở
việc, từ số 0 chính phục thành cơng đích cuối cùng bằng chính năng lực và sức lực của
mình. Điều này cũng tương tự như việc người Nhật mất hết mọi thứ sau động đất và
sóng thần, sau đó vẫn vùng lên và hiên ngang giành lại mọi thứ mà không suy sụp, không
dùng bất cứ mánh lới gì, đi lên lại từ 2 bàn tay trắng. Đây chính là sự mạnh mẽ, và chính
trực của 1 samurai.
b) Nhân từ:
Trong manga, có 2 biểu hiện đáng chú ý nhất của đức tình này:
Thứ nhất, sự nhân từ đến từ hình ảnh của những nhân vật chính. Ln có hình ảnh
của cái chìa tay ra từ phía nhân vật chính đối với kẻ thủ, biểu tượng như một sự tha thứ,
bàn tay đưa ra để kéo nhân vật phản diện trở lại ánh sáng. Nó khơng chỉ nâng cao tính
cách và phẩm chất của nhân vật chính mà đồng thời còn giúp tác giả truyền tải bài học
về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, biết tha thứ.

Điều thứ hai nằm trong ý nghĩa sâu sắc đằng sau hành động “nhân từ”. Các câu chuyện
không bao giờ xây dựng ra những nhân vật hoàn toàn xấu xa. Họ đều xuất phát điểm là
những con người tốt đẹp, chỉ vì hồn cảnh xơ đẩy và bị va phải với những thứ sai lầm
mới khiến họ bị biến đổi bản chất, và hình thành nên những tư tưởng sai lầm. Đằng sau
họ luôn là những câu chuyện mà độc giả đáng dành thời gian để suy ngẫm “Liệu bản
thân mình trong một hồn cảnh như vậy thì mình có giữ được bản thân trong sạch?”; và
qua đó, đồng cảm với chính những nhân vật xấu xa, bởi cần biết rằng trong họ là những
con người đáng thương đang cần cứu rỗi. Đối với truyện tranh Nhật Bản, con người luôn
được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống: ln có 2 mặt sáng
và tối; cần phải biết vị tha và thơng cảm. Bởi có là anh hùng thì cũng sẽ có lúc hèn nhát,
14


cái cao thượng nhưng bị va chạm với sự thù hận sẽ gắn liền với dã tâm, cái ác cũng có
thể hồn lương nếu ta cho họ một cơ hội,...
c) Kiểm sốt mình:
Chúng ta sẽ thấy điều này qua nội tâm của nhân vật được lột tả rất rõ mỗi khi các
nhân vật phải đối mặt với những cám dỗ của chính bản thân: tham lang, lười biếng, sắc
dụng, phàm ăn,...
d) Chân thực:
Các tác giả manga cũng không né tránh phơi bày tình trạng sinh tồn thảm hại của con
người đương đại, những cạm bẫy mà họ rơi vào cùng nguy cơ máy móc hóa và áp lực
cộng đồng lên mỗi cá nhân. Manga, khi ấy, khơng cịn là sản phẩm của ngành cơng
nghiệp văn hóa tư bản chủ nghĩa, mà cịn phản biện lại chính ngành cơng nghiệp ấy.
Như bộ truyện tranh kinh điển Zeni Geba (Tiền bạc, Điên cuồng) năm 1970 của
Akiyama, kể về nhà tư bản độc tài Futaro, trải qua thời thơ ấu khốn khổ, hắn ta quyết
tâm làm mọi thứ vì tiền. Futaro bị ám ảnh bởi quyền lực của đồng tiền tới mức phát điên.
Tác phẩm của Akiyama là tiếng nói phê phán khơng mấy khó hiểu chứng ám ảnh vật
chất tới mức phủ nhận giá trị nhân văn của một thế hệ trẻ đương thời. Nói cách khác,
đúng là manga được tạo ra để phục vụ cho những nhu cầu giải trí khá dễ dãi, nhưng nó

khơng phải là khơng có ý nghĩa với những người muốn kiếm tìm sự cứu thốt khỏi đời
sống tẻ nhạt hằng ngày. Thay vì chỉ đưa tới những lối thoát tưởng tượng để trốn tránh
tạm thời khỏi thế giới thực, manga còn là sự phản ánh đầy tinh thần phê phán về chính
trị, đạo đức và trạng huống sinh tồn.
e) Trung thành:
Điều này có lẽ sẽ thấy rõ nhất ở các manga cổ trang nói về lịch sử của Nhật Bản thời
phong kiến. Nhân vật chính sẽ là những tướng lĩnh tài giỏi và hết sức trung thành với
lãnh chúa của mình.
Trung thành ở trong manga khơng chỉ dừng lại đối với những người sếp, người chủ
của mình mà con là giữa bạn bè với nhau (và nó cũng thể hiện đại loại như sự đồn kết,
cộng đồng lúc đầu vậy).
15


f) Danh dự:
Điều này sẽ thể hiện rất rõ ở những manga có tính hành động và phiêu lưu. Có một
mơ típ quen thuộc của những thể loại truyện này là nhân vật chính trên hành trình của
mình sẽ gặp phải một nhân vật đặc biệt, khó khăn và đang có vấn đề gì đó. Sau đó nhân
vật chính sẽ hứa một điều gì đó và dù sau đó có gặp khó khăn đến thế nào, cũng vẫn sẽ
thực hiện xong lời hứa đó, vì danh dự của chính bản thân mình.

3. Tơn giáo6 - Thơng qua khung cảnh và chủ đề tâm linh:
Những tơn giáo chính của Nhật Bản bao gồm “Thần đạo” (Shinto) và Phật giáo. Họ
cho rằng Thần đạo thì chăm lo cho cuộc sống ở kiếp này cịn Phật giáo thì sẽ theo họ
đến với kiếp sau. Có thể nói, tơn giáo là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống của
người Nhật. Tuy nhiên, cũng giống như cách người Việt đối với Phật giáo, người Nhật
không thực sự theo một tôn giáo nào cả, mặc cho việc họ vẫn tuân theo những lễ nghi,
quy tắc của Thần Đạo và vẫn đi thăm những ngôi chùa của Phật Giáo
a) Thần đạo:
Theo nghĩa đen nó là con đường của thần thánh, nó khơng có một ngun tắc rõ ràng

cũng như danh tính xác định của các vị thần. Nó chỉ đơn giản là hiện diện trong tâm trí
người Nhật từ thuở sơ khai rằng có thần linh nào đó ẩn náu trong vạn vật, cả sinh vật
sống lẫn các vật vơ tri vơ giác, thậm chí cả trong những hịn đó, gió, tiếng vọng, họ gọi
chúng là kami, nhưng khác với thần của phương Tây hay tôn giáo khác ở chỗ, kami thì
khơng có thân thể.
Đền thờ: Đây có lẽ là yếu tố được hiện lên rất nhiều trong các chương truyện của
Nhật Bản, ngôi đền cổ kính làm bằng gỗ, với những thầy vu sư thương thực hiện nghĩ
lễ thanh tẩy với bộ quần áo đặc biệt và một cây gậy dài có buộc dải giấy. Chính xác, đó
là các ngơi đền được người dân lập ra để bày tỏ lòng biết ơn với các kami, cầu mong sự
phù hộ của họ

6

Tham khảo sách “Đối thoại với các nền văn hóa - Nhật Bản”, NXB Trẻ, Biên dịch: Trịnh Huy Hóa

16


b) Phật giáo:
Phật giáo du nhập vào Nhật từ năm 552 và mang đến những triết lý về cuộc sống (tính
luân hồi, kiếp sau, sự vị tha...) cho người dân ở đây, bù đắp lại những điểm còn thiếu
của Thần đạo.
Triết lý của phật giáo còn ảnh hưởng tới quan điểm, phong cách ẩm thực của người
Nhật (ăn uống thanh đạm,...). Nhưng chắc chắn nó khơng thể thay thế được thần đạo.

Hình ảnh của 2 nền tơn giáo này thể hiện “thực tế” trên manga chủ yếu qua hình ảnh
và kiến trúc của những ngôi đền và chùa; bên cạnh những lễ như cầu siêu, cầu may, cầu
bình an,...; hình ảnh của đức Phật... Bên cạnh đó, nó cịn được thể hiện rất nhiều qua
những hình ảnh mang đậm giá trị siêu thực, tâm linh. Khơng chỉ manga mà cịn nhiều
thể loại nghệ thuật khác (anime, phim truyện,...) ở Nhật cũng khai thác đặc điểm này.

Bạn đã bao giờ nghe đến yokai (tengu, kappa,...)? Hay nghe đến sự tích xuyên không
gian - thời gian?... Tất cả đều bắt nguồn từ chính 2 tơn giáo này. Và những hình ảnh này
đã khơng ít lần được sử dụng làm ý tưởng cho các nhân vật trong các chương truyện.
Lấy ví dụ như câu chuyện về “cáo chín đuổi” được lồng ghép vào tác phẩm nổi tiếng
của tác giả Kishimoto Masashi, “Naruto”, như đại diện cho một mối tai họa.Hay hình
ảnh Phật tổ được lồng ghép vào tác phẩm “One Piece”, Oda eiichiro, như một hình tượng
biểu trưng cho cơng lý tối cao.

4. Hướng nội - kín kẽ7:
Điều này được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ cử chỉ của người Nhật. Theo nhận xét
của cuốn sách “Đối thoại các nền văn hóa - Nhật Bản”, họ là những con người “vô cùng
tinh ý và sử dụng rất nhiều các ngôn ngữ cử chỉ tinh tế. Họ gọi chúng là haragei hay
“cảm giác trong lịng”, lắng nghe những tiếng nói của tiềm thức được thể hiện bằng
những dấu hiệu thoáng qua: một sự co giật nhẹ trên cơ mặt, một cái đưa mắt hay một cử

7

Tham khảo sách “Đối thoại với các nền văn hóa - Nhật Bản”, NXB Trẻ, Biên dịch: Trịnh Huy Hóa

17


chỉ mơ hồ”. Điều này còn được thể hiện qua lễ nghi thường ngày trong cuộc sống, từ
cách họ cúi chào, đổ gập người, số lần cúi người, các khoanh tay đưa cầm, tất cả nhằm
để chỉ sự tôn trọng với một người khác, có thể do địa vị cao hơn, hoặc mình thực sự kính
trọng (dù khơng hay nói ra).
Sự tinh tế này tạo nên sự khác biệt của manga so với những nền truyện tranh khác, ở
chỗ manga ln vượt trội về khả năng phân tích nội tâm nhân vật trong từng tình huống,
từng trạng thái cảm xúc khác nhau. Đó là nhờ cốt truyện được đầu tư suy nghĩ bởi chính
những tác giả, người chịu ảnh hưởng bởi “tính hướng nội” của một nền văn hóa - suy

nghĩ nhiều, tư duy nhiều trong tâm thức; đây là yếu tố quan trọng để các mangaka hình
dung dễ và rõ ràng hơn về cách chuyển biến trong tâm lý của các nhân vật của mình,
khiến chúng thật hơn, sinh động hơn và gần gũi hơn. Ngồi ra, khơng chỉ nằm ở nội
dung, điều này còn thể hiện qua cách tác giả thay đổi, phác ra từng đường nét trên khn
mặt của các nhân vật; vì họ hiểu rõ rằng từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong nét vẽ,
trong cách thể hiện gương mặt, cử chỉ của tay chân, hay dáng người, sẽ tạo ra những sắc
thái khác nhau cho nhân vật, thậm chí cịn làm nổi bật lên tính cách, hình tượng của
nhân vật của mình. Tức giận thì mắt sẽ xếch lên 2 bên, mặt nhăn lại, gân nổi lên; cười
thì hai mắt hơi nhẹo lại, miệng há rộng,...
* Điều đặc biệt là chính tính cách này lại tại ra một đặc điểm rất riêng khác của người
nhật “Vẻ bề ngồi vơ kỷ luật”. Trong hình dung của chúng ta, người Nhật hiện lên là
một dân tộc hết sức kỉ luật, chỉnh chu; nhưng sự thật khơng phải vậy. Vẻ ngồi đó được
hình thành, vẽ ra bởi “tính hướng nội” đã nói ở phần trên, đây là yêu cầu cơ bản trong
công việc của họ thôi; thực chất, họ vẫn có nhiều khi cư xử một cách hoang dại và cẩu
thả. Họ say mèm nơi công cộng, ngủ gục trên đường, quán nhậu; họ vui chơi thả ga tại
các lễ hội; họ cơng khai thích thú với các kiểu sách báo, trị đùa tục tĩu. Khơng cần phải
quá để ý nhưng các bạn cũng sẽ thấy hình ảnh đó hiện lên trong các trang truyện manga,
những hình ảnh nhân vật “dại gái”, những trị đùa đen tối được chèn vào, có lúc tệ nhị
có lúc thì lỗ ra rõ rành rành.
Tuy nhiên, đối với người Nhật, điều này không xấu bởi họ tin vào một triết lý xâu xa
trong cuộc sống: trong cuộc sống, làm việc đã phải đè nén đủ rồi thì lúc hưởng thụ, giải
trí thì sao phải đè nén nữa; điều đó chỉ làm dục vọng nó tăng cao hơn thơi. Hãy chấp
18


nhận và thoải mái để cho những thú vui này xả ra hết ở đúng chỗ; để ta có thể thư giãn,
thoát khỏi đè nén của cuộc đời; và tránh xa những chuyện “sai lầm” do bị đè nén tạo ra.

5. Hướng tới tương lai - hiếu kỳ:
Nếu bạn biết tới Doraemon thì đặc điểm này cũng khơng cịn q xa lạ với các bạn

nữa. Nhắc đến Nhật Bản hiện nay, là chúng ta sẽ nhắc tới một quốc gia với vô vàn những
công nghệ hiện đại phục vụ trong cuộc sống (robot, trí thơng minh nhân tạo, đồ gia dụng,
xe cộ,...) biểu tượng cho một quốc gia đi đầu trong việc phát triển những cơng nghệ mới,
ln tìm tịi, hiếu kỳ để không ngừng phát triển. Điều này được hình thành từ việc họ
phải thường xuyên đương đầu với những thảm họa và thiên nhiên thảm khốc; và vô thức
họ học được cách nhìn lên phía trước suy nghĩ tích cực, và cùng lúc rèn luyện được tính
cách hiếu kỳ - thúc đẩy họ đi tìm kiếm những cơng nghệ mới, những công cụ mới để
giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, ổn định hơn.
Hiện đang rất nhiều các tác phẩm manga viết về thế giới tương lai, nơi mà có những
dụng cụ, máy móc mà chúng ta mới chỉ tưởng tượng (hay thậm chí cịn chưa nghĩ ra),
chính xác phản ảnh tư duy của người Nhật về cách họ ln nhìn về phía trước về phía
một tương lai đầy tươi sáng, với vô vàn những tiện ích và phát minh mới phục vụ cuộc
sống con người,...

6. Tơn trọng thứ bậc:
Ý thức tơn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống người Nhật. Thái độ nhún
mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại
nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh
trong hơn 250 năm dưới thời tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể
hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phịng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ
ngồi gần cửa ra vào thì người có chức vụ càng cao sẽ ngồi càng gần phía trong... Sắc
thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rõ trong ngôn ngữ và đây cũng là cái
được thể hiện trong các đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong manga, đều theo đúng
chuẩn xưng hô, chào hỏi với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay

19


có địa vị cao hơn thì phải dùng kính ngữ (sonkeigo), với những người trong gia đình thì
dùng khiêm nhường ngữ (keijogo).

Kể cả đối với những tác phẩm dịch thuật sang các ngôn ngữ khác cũng đều phải chú
ý, và được kiểm soát thật kỹ đến những chi tiết này để không làm mất đi sai lạch ý nghĩa,
cũng như văn hóa tơn trọng thứ bậc của người Nhật.

7. Ĩc thẩm mỹ và tính tỉ mỉ8:
Ĩc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngồi như
việc bài trí nhà cửa mà cịn thể hiện qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng
ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh qua của họ. Sẽ khơng có gì là nếu một người Nhật
đan quạt tre rồi ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần
phải trau chuốt gì khơng, dù khi làm như vậy anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng
nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn; song đối với người dân Nhật Bản, ngồi
mục đích lợi nhuận thì họ cịn muốn đạt được một mục tiêu khác khơng kém phần quan
trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hồn thành mỹ mãn một cơng việc dù là rất nhỏ. Họ
ln tìm kiếm cái đẹp trong cơng việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc
cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, ln tận tâm hết sức,
nhiều khi họ làm việc khơng chỉ vì lợi ích kinh tế cá nhân mà còn là hoạt động thẩm mỹ.
Danh tiếng về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của Nhật bắt nguồn phần lớn từ
tính cách này
Chính điều này góp một phần không nhỏ vào thành công của manga hiện đại, những
khung hình sống động và chân thật. Dù cho cơng nghệ đã hỗ trợ rất nhiều trong công
cuộc sáng tác nhưng phần lớn các khung hình trong truyện đều được các tác giả vẽ một
cách thủ công bằng tay một cách chi tiết từ cúc áo, đến khung cảnh đằng sau, các những
nhân vật phụ siêu nhỏ ở đằng xa,... trước khi đưa vào máy để đồ lại nét vẽ cho dễ dàng.
Thời gian trung bình để tác giả sáng tác hoàn chỉnh 1 chương truyện (chỉ tầm 10-15
trang) cần tới tận một tuần làm việc từ sáng cho đến tới muộn. Dù vất vả như vậy nhưng
đổi lại chính điều này tạo cho độc giả cảm giác được sự chân thành và tâm hồn của

Tham khảo bài viết trên website của Công ty hỗ trợ du học Du học UE, đăng tải: 11/06/2015, tác giả
Diễm Thu. Link: />8


20


người sáng tác. Đây là điều mà hiếm 1 loại hình nghệ thuật thị giác nào có thể so sánh
được

21


III. Thực tiễn làm ngoại giao văn hóa thơng qua
Manga:
1. Các cơng cụ văn hóa đại chúng được sử dụng:
Manga vừa là một nét văn hóa vừa phương diện nghệ thuật, lẫn một phương tiện
truyền thông cho những sản phẩm văn hóa đi kèm. Lồng vào những cuốn manga cịn là
văn hóa truyền thống Nhật Bản, những món ăn đặc trưng, những lễ hội văn hóa đặc
sắc…. Người đọc biết được luật bóng chày – một mơn thể thao u thích của người
Nhật, biết được về cách mặc bộ đồ Kimono, biết lịch sử và cách mà các võ sĩ kiếm đạo
luyện tập, biết được tinh thần bất diệt của một Samurai. Ngồi ra cịn biết đến sức hấp
dẫn của các món ăn Nhật, cách chế biến các món ăn, tinh thần truyền thống của người
dân đất nước phù tang…Manga đã thực sự trở thành một phần quan trọng trong lịch sử
đất nước Phù Tang và. Đọc Manga, chúng ta có thể hiểu về quá khứ, biết về hiện tại và
dự báo được tương lai phát triển của đất nước Nhật Bản.
a) Ẩm thực9:
Như đã trình bày ở các phần trước, Manga sở hữu một lượng nội dung cũng như chủ
đề đáng kinh ngạc; và tất nhiên, khơng có gì lạ khi có hẳn một nhánh Manga nói về ẩm
thực của Nhật bản. Đặc biệt khi dòng chảy của Food Manga (truyện tranh xoay quanh

Tham khảo Used Book Store VN. Đăng tải: 3/9/2016. Link: />9

22



các món ăn) rõ ràng đã góp phần gìn giữ và quảng bá văn hóa Nhật đến các tín đồ ẩm
thực khắp nơi trên thế giới.
Food Manga đầu tiên xuất hiện vào thập niên 80, khi nước Nhật đang trên đà phát
triển kinh tế mạnh mẽ. Một trong
số các tác phẩm hàng đầu thời đó
là Oishinbo, sức sống của nó kéo
dài đến 20 năm và trở thành chất
liệu chính để gây dựng loạt phim
hoạt hình thành cơng sau đó. Các
ấn phẩm food manga đáng chú ý
như: Food Wars (Cuộc chiến ẩm
thực), Cooking Master Boy (Bậc
thầy nấu nướng), Antique Bakery
(Tiệm bánh cổ), Cooking Papa
(Ơng bố đầu bếp)….được u thích khơng chỉ riêng ở Nhật mà cịn ở nhiều nước trong
và ngồi khu vực.
Sức hút của Food Manga đến từ chính nội dung khi mà nó ln sở hữu một kịch bản
thu hút để kể câu chuyện của mình. Thơng thường, có thể đó là một cuộc đua tài về tài
nghệ ẩm thực – nhằm mục đích khơng chỉ giới thiệu liên tiếp rất nhiều món ăn từ độc
đáo khác nhau mà cịn đủ kịch tính để khiến độc giả khơng thể nào rời mắt. Hay đôi khi
là một cốt truyện đậm chất hư cấu. Chẳng hạn như Nobunaga No Chef (Đầu bếp của
Nobunaga) kể về chàng đầu bếp trẻ ở thời hiện đại tỉnh dậy thấy mình đã quay lại quá
khứ và mắc kẹt trong cuộc chiến tranh ở thế kỷ thứ 15. Anh trở thành đầu bếp cho lãnh
chúa khét tiếng Oda Nobunaga để rồi dùng tài năng nấu ăn của mình truyền cảm hứng
cho binh sĩ nơi chiến trận. Thực tế, khi đọc truyện tranh Nhật, dù đề tài khai thác đa

23



dạng nhưng xen kẽ vào đó ta thấy vơ vàn chi tiết về truyền thống, ngôn ngữ, lịch sử…
được lồng ghép khéo léo khiến nó ln thể hiện rất rõ cái hồn Nhật Bản.
Người Nhật rất giỏi trong việc bảo tồn những giá trị thuộc về mình, Và đối với họ,
bất cứ một nét sinh hoạt nào dẫu bình thường đến đâu đều được nâng cấp thành thứ nghệ
thuật tinh túy. Cũng như vậy, Food Manga với những câu chuyện về ẩm thực Nhật Bản
sẽ ln có một sức sống mãnh liệt – thứ tôn vinh và đem Nhật Bản đến gần hơn với phần
còn lại của thế giới.
Qua đây, Nhật Bản khơng chỉ mang ra thế giới những món ăn vốn đã phổ biến khắp nơi
như sushi, sashimi, ramen,... nữa mà cịn mang đến những món ăn khác (dù ngon) nhưng
không nổi tiếng bằng như teriyaki,
okonomiyaki, taiyaki,...

b)

Trang phục và Lễ hội:
Đối với những trang phục truyền

thống như Kimono (quốc phục của người
Nhật Bản, mang đến rất nhiều niềm tự
hào cho người dân xứ sở hoa anh đào)
hay Yukata, (loại trang phục có kiểu dáng giống như kimono nhưng đơn giản hơn,
thường được mặc sau khi tắm vào mùa hè) hay Houmogi (trang phục của người phụ nữ

24


×