Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt một số bài ở chương trình hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.57 MB, 43 trang )

VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN VÀO HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC TẬP TỐT MỘT SỐ BÀI Ở
CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọ đề tài
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành
phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hóa học kết
hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên
khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hóa
học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các
ngành sinh học, y học và vật lí. Hóa học đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống,
sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hóa học
được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học,
nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Như chúng ta đã biết trong chương trình GDPT 2018 thì chương trình mơn Hố
học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính tốn; chú trọng trang bị
các khái niệm cơng cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh
có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hóa học vào việc
tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng
được yêu cầu của cuộc sống.
Về kiến thức thực tiễn thì trong quá trình dạy học có thể chúng ta đã đưa vào bài dạy,
nhưng để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ kiến thức này thì có lẽ chưa nhiều. Đặc
biệt đối với trường THPT miền núi như chúng tôi, xu thế học sinh theo học chủ yếu là
ban KHXH. Việc dạy học mơn Hóa học rất vất vả vì phần lớn học sinh khơng lựa
chọn khối thi có mơn hóa, do đó các em khơng chú trọng tìm hiểu hay có hứng thú với
mơn học. Mặt khác, một số giáo viên lên lớp còn mang nặng kiến thức, chưa đổi mới
phương pháp dạy học, chưa quan tâm đến hoạt động khởi động nên chưa thu hút được
học sinh vào hoạt động học.Vậy nên tôi nghĩ để hoạt động dạy học có hiệu quả thì
phải tạo được sự hứng thú trong học tập cho các em ngay từ đầu tiết học. Xuất phát từ
những lý do đó nên tơi chọn và nghiên cứu đề tài:
"Vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học


sinh học tập tốt một số bài ở chương trình Hóa học Trung học phổ thơng"

2. Mục đích nghiên cứu
- Qua phương pháp này học sinh cảm thấy rất hứng thú và thích học tập mơn hóa
học.
- Biết vận dụng kiến thức hóa học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống.
- Hình thành cho học sinh phát huy tích cực chủ động, sáng tạo.
- Hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải
1


tính hợp lý và hài hịa, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích
học mơn Hóa học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trước hết đề tài sẽ áp dụng học sinh trường THPT Con Cuông - Nghệ An, những
học sinh theo học ban KHTN mà chưa say mê; những học sinh theo học ban
KHXH mà còn chán nản.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận cặp.
5. Tính mới của đề tài
- SKKN "Vận dụng kiến thức thực tiễn vào Hoạt động khởi động tạo hứng thú
cho học sinh học tập tốt một số bài ở chương trình Hóa Học THPT" góp phần
đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, tiếp cận chương trình GDPT mới.
- Học sinh được học tập theo hướng “trải nghiệm sáng tạo”, “ học đi đơi với hành”,
vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận

Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì chương trình mơn Hóa học đề cao
tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính tốn; chú trọng trang bị các khái
niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ
năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hóa học vào việc tìm hiểu
và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu
cầu của cuộc sống. Vậy để vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động
thì phải hiểu được:
- Khởi động là gì?
- Vai trò của hoạt động khởi động?
1.1. Khởi động là gì?
Khởi động: theo từ điển tiếng Việt, khởi động được hiểu là “thực hiện những động
tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt
động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện
một công việc cụ thể nào đó.
1.2. Vai trị của hoạt động khởi động?
Hoạt động khởi động đóng vai trị quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi
2


đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ
chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh
vào giờ học. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo
lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt
động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.

Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối
với bậc THPT. Trong đó bao gồm các hoạt động của Thầy và hoạt động của Trị
một cách nhịp nhàng để hình thành được kiến thức – kỹ năng và các năng lực cần
thiết. Trước thực trạng đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục, người giáo
viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương

pháp tổ chức hoạt động để kích thích sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm
hiểu kiến thức của các em học sinh. Sự đổi mới đó không phải chỉ thể hiện trong
đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài học mà còn thể
hiện qua hoạt động khởi động để các em có được điểm xuất phát tốt nhất trước khi
tìm hiểu kiến thức mới.
2. Cơ sở thực tiễn
Việc dạy học ở một trường THPT thuộc một huyện nghèo miền núi như chúng
tơi rất vất vả, đặc biệt là bộ mơn Hóa học, các em rất khơng hứng thú để học, cịn
chán nản và chưa xác định được học để làm gì.
Vì vậy trong SKKN này, tơi đề xuất tiến trình dạy học về hoạt động đầu tiên
trong 5 hoạt động của giáo án theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Cụ thể là vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động bằng các hình thức
như hình ảnh thực tế, trị chơi, thuyết trình, các câu tục ngữ ca dao… vào một số
bài có liên quan đến kiến thức thực tiễn như: Este - chất béo; Amin - AminoaxitPeptit; Ăn mịn kim loại; Nước cứng; Phân bón hóa học;.....để tạo hứng thú cho
học sinh học tập tốt hơn.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thực trạng dạy học mơn hóa học tại trường THPT Con Cng.
Về phía giáo viên: Trước những định hướng đổi mới về dạy học phát huy tính tích cực
và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Con Cng nói chung và
giáo viên bộ mơn Hóa học nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên
sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi cịn qua loa,
hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn cịn theo hình thức cũ: nặng về lý
thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lơi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên
còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến
thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Hoạt động dạy học thực sự thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tị mị tìm hiểu
của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết học để tạo nên hứng thú
3



học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá
nhân tôi (ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học
thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết
kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo
lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khơ
khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh;
ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội
dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
Về phía học sinh: Trong những năm gần đây, hầu hết các em học sinh miền núi chúng
tôi thường chọn xét tuyển tổ hợp các môn KHXH để học và thi THPT Quốc Gia;
chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học tổ hợp các môn KHTN (trong đó có mơn
Hóa học) khơng nhiều. Cụ thể học sinh chọn theo học ban KHTN năm học 2020
- 2021: Khối 12 - 51/401; Khối 11 - 42/419; Khối 10 – 49/444. Tâm lý các em coi
đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Hóa học cả trên lớp cũng như ở
nhà. Mặt khác, ở chương trình THCS các em khơng được học nhiều về Hóa học
nên hổng kiến thức, lên bậc THPT các em chán và bỏ bê luôn.

3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động Khởi động trong giờ học mơn Hóa học ở
trường THPT Con Cng
3.2.1. Khảo sát GVBM
+ Mục đích của khảo sát:
- Khảo sát việc tổ chức hoạt động khởi động của giáo viên trong quá trình dạy học.
- Đánh giá mức độ, khả năng tổ chức hoạt động khởi động của giáo viên thơng qua
các tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học ở THPT.
+ Đối tượng khảo sát:
Tiến hành thăm dò ý kiến của 06 giáo viên Hóa Học trường THPT Con Cng (04
GV) và Trường THPT Mường Quạ (02 GV), tỉnh Nghệ An trong năm học
2020 - 2021 vào 26 tháng 8 năm 2020.

+ Kết quả khảo sát: Bảng 1
TT
Nội dung khảo sát

Số GV khảo

Tỉ lệ %

sát
1

2

Thực hiện hoạt động khởi động

06

100



05

83,33

Khơng

01

16,67


Nguồn gốc tiến hành hoạt động khởi động

06

100
4


Từ nội dung bài học

2

33,3

Từ tính chất có trong bài học

2

33,3

Từ nội dung liên quan đến tên bài học

1

16,7

Từ nguồn khác

1


16,7

6

100

Tạo hứng thú cho học sinh

3

50

Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh

1

16,7

Tạo tình huống có vấn đề để vào bài

2

33,3

6

100

Kiểm tra bài cũ


2

33,3

Dẫn dắt

2

33,3

Tổ chức thành các hoạt động

1

16,7

Hình thức khác

1

16,7

6

100

Giáo viên

4


66,7

Học sinh

0

0

Giáo viên và học sinh

2

33,3

6

100

Mức độ cao

0

0

Mức độ trung bình

4

66,7


Mức độ thấp

2

33,3

6

100

Hiệu quả cao

0

0

Hiệu quả trung bình

4

66,7

Hiệu quả thấp

2

33,3

3 Mục tiêu của hoạt động khởi động


4 Hình thức tổ chức các hoạt động khởi động

5 Người thực hiện Hoạt động khởi động

6 Mức độ thu hút HS vào hoạt động khởi
động

7 Hiệu quả của hoạt động khởi động

5


Nhận xét: Qua kết quả khảo sát giáo viên bộ mơn Hóa học Trường THPT Con Cng
và Trường THPT Mường Quạ cho thấy hầu hết GV đều có tổ chức hoạt động khởi
động trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới; hình thức thường là giáo viên
dẫn dắt trực tiếp vào bài; kiểm tra bài cũ; học sinh lắng nghe, không tham gia trực tiếp
vào hoạt động khởi động. Như vậy với hình thức dẫn nhập vào bài mà học sinh thụ
động hoàn toàn chờ giáo viên định hướng thì chưa thể hiện rõ sự đổi mới; thơng qua
đánh giá của giáo viên thì với hình thức khởi động hiện nay, lượng học sinh tích cực
lắng nghe giáo viên định hướng cũng khơng nhiều. Hay nói cách khác, với hình thức
khởi động như trên thì người thầy đang là trung tâm, thầy khởi động còn trò là người
nghe và quan sát, chưa thực sự được khởi động trước khi tiến hành công việc là khai
thác kiến thức mới. Nên ngay khi vào bài đã chưa có được sự lôi cuốn, hấp dẫn thu
hút học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, dẫn đến khả năng học sinh học thụ động,
khơng tích cực trong việc tìm hiểu và nắm kiến thức mới.
Nguyên nhân: Một số giáo viên chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương
pháp và kỹ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học. Tâm lý giáo
viên cịn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành nhiều thời gian cho
hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủ thời gian dành cho việc

khai thác kiến thức mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một
số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết
kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động.

3.2.2. Khảo sát HS
+ Số học sinh được khảo sát: 820 em ở khối 11, 12 của trường THPT Con Cuông
năm học 2020 – 2021.
+ Hình thức khảo sát: Dùng phiếu điều tra
+ Kết quả khảo sát: Bảng 2
TT
Nội dung khảo sát

Số HS được

Tỉ lệ %

khảo sát
1

2

Em có u thích mơn Hóa học khơng?

820

100



138


16,83

Khơng

682

83,17

Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi

820

100

Thường xun

151

18,42

Rất ít

435

53,01

Khơng

234


28,57

đến lớp khơng?

6


3

Em có quan tâm đến khởi động tiết học

820

100

Rất quan tâm

138

16,83

Thỉnh thoảng

631

76,95

Khơng bao giờ


51

6,22

Hoạt động khởi động có giúp em định

820

100

Định hướng tốt

129

15,73

Chưa rõ ràng

630

76,83

Không

61

7,44

Khi hoạt động khởi động đặt ra, em có chủ


820

100

Thường xun

138

16,83

Rất ít

631

76,95

Khơng

51

6,22

Nếu hoạt động khởi động tạo cho em sự

820

100




472

57,56

Khơng

348

42,44

Nếu hoạt động khởi động tạo cho em sự

820

100



513

62,56

Khơng

307

37,44

khơng?


4

hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu
khơng?

5

động tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn
đề không?

6

hứng thú, em có muốn tìm hiểu bài học để
giải quyết vấn đề khơng?

7

hứng thú, em có u thích và ham học mơn
Hóa học không?

Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy nhiều học sinh có nhu cầu có được tiết học sinh
động, hấp dẫn để kích thích tư duy của các em chủ động khám phá kiến thức mới.
Tuy nhiên số lượng học sinh u thích bộ mơn Hóa học cịn ít, các em lại ít có sự
chuẩn bị bài trước ở nhà. Một mặt do các em theo học ban KHTN còn ít, mặt khác
7


giáo viên thực hiện truyền thụ một chiều như vậy dễ gây nhàm chán và chưa đáp
ứng được nhu cầu tìm tịi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết tính
tích cực, chủ động cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập bộ môn. Chính

vì vậy giáo viên cần quan tâm đến hoạt động khởi động, đa dạng hóa hoạt động
khởi động nhiều hơn trong q trình dạy học.
Ngun nhân: Nhiều học sinh có tâm lý học lệch, thiên về môn KHXH nên ở các
mơn KHTN cịn lại chưa có sự đầu tư, chưa quan tâm, chuẩn bị bài chưa chu đáo,
dẫn đến tiết học còn thụ động. Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong
cùng một buổi học nên khả năng tập trung tư duy, tích cực và sáng tạo dành cho
mơn Hóa học cịn ít. Tâm lý sợ khơng có nội dung để về nhà học nên nhiều học
sinh trong giờ học chưa thực sự tích cực và chủ động dành thời gian tìm hiểu, khai
thác kiến thức mà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học.
4. Giải pháp
4.1. Xây dựng nội dung thực tiễn có liên quan đến các bài học.
+ Giáo viên bám sát vào mục tiêu bài học để sưu tầm, chọn lọc nội dung thực tiễn
sát với bài học áp dụng. Nội dung càng gần với thực tiễn thì sẽ càng tạo được hứng
thú học tập của học sinh.
+ Thiết lập hệ thống hình ảnh thực tế; trị chơi; câu hỏi; các câu tục ngữ ca dao cần
nghiên cứu.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát; suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên phân tích từ kiến thức thực tiễn đó tạo tình huống để vào bài mới.
4.2. Thiết kế nội dung câu hỏi, hình ảnh thực tế từ nội dung thực tiễn phù hợp
với mỗi bài học trong chương trình hố học THPT và đưa vào Hoạt động khởi
động.
4.2.1. Áp dụng đề tài vào một số bài cụ thể
* Bài “Phân bón hóa học” lớp 11
Liên hệ thực tế qua bài dạy “Phân bón hóa học” của lớp 11
Bài “Phân bón hố học” được trình bày trong chương trình sách giáo khoa Hố học
lớp 11(chương trình cơ bản) cịn ít đề cập phần kiến thức thực tiễn. Căn cứ vào
mục đích của đổi mới cách dạy và học mơn Hố học trong chương trình phổ thơng
cũng như liên hệ với thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những
kiến thức thực tiễn để học sinh vận dụng vào đời sống, bảo vệ sức khoẻ bản thân,
gia đình và bảo vệ môi trường sống khi các em trưởng thành. Muốn vậy học sinh

phải thích học, ham học, nắm được kiến thức thì mới biết cách vận dụng.
Thực tế cuộc sống thì việc sử dụng phân bón hóa học khơng đúng hàm lượng, mục
đích đã gây ra những búc xúc, lo ngại của cộng đồng với sức khỏe con người và
môi trường sống.
8


Vậy để đạt được mục đích đó, ở bài này tơi xin thiết kế hoạt động khởi động bằng
các hình ảnh thực tế và một số câu hỏi tạo tình huống đề vào bài.
Tiết 19. BÀI 12. PHÂN BÓN HÓA HỌC
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Trình bày được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
Trọng tâm
- Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức
hợp, tác dụng với cây trồng và cách điều chế các loại phân này.
2. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, hình ảnh nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an tồn, hiệu quả một số phân bón hố học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
3. Thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, lịng u thích mơn Hóa học và phương pháp học tập có
hiệu quả.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua mơn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực tính tốn hóa học.

5. Tích hợp bảo vệ môi trường .
+ Giúp học sinh biết được phân bón hóa học và vấn đề ơ nhiễm mơi trường nước,
bạc màu đất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Có ý thức sử dụng hợp lý, an tồn phân bón hóa học, giảm ơ nhiễm mơi trường
nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận cặp.
9


2. Thiết bị:
- Máy chiếu.
- Máy ảnh.

- Máy vi tính.
- Các hình ảnh, câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tiễn.
Hoạt động 1 ( 10 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào hoạt động học.
Khơi dậy nguồn đam mê học mơn hóa học của học sinh.
Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
Tổ chức hoạt động:
GV chiếu 1 số hình ảnh cây trồng được bón phân đầy đủ và thiếu phân bón.
HS nhìn vào hình ảnh so sánh từng cặp một, nhận xét: Tại sao có sự khác nhau
giữa hai ruộng lúa, luống rau khoai lang, ruộng ngơ?
Vậy nhìn vào những hình ảnh đó ta thấy: phân bón nó ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển và năng suất cây trồng. Ngoài ra trong đời sống các em thấy
người ta có thể bón tro, tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt; Có thể
trộn phân đạm và vơi để bón cho cây khơng? Tại sao trời rét đậm khơng nên

bón phân đạm? Để giải quyết được những vấn đề đó, chúng ta cùng nhau
nghiêu cứu bài “Phân bón hóa học”.

10


Sản phẩm học sinh cần đạt: Nhận xét so sánh được các hình ảnh để thấy: cây
trồng được bón phân đầy đủ thì sẽ xanh, tốt, cho năng suất cao. Ngược lại, nếu
thiếu dinh dưỡng cây phát triển kém, cằn và năng suất rất thấp.
Hình thức đánh giá: học sinh chủ động lắng nghe quan sát và hứng thú với
kiến thức mới.
Hoạt động 2: (15 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trình bày được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp và phức hợp,
vi lượng.
11


Hoạt động của GV
Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của HS
* Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi - Các thành viên trong nhóm thảo luận và hồn
nhóm nghiên cứu một nội dung
sau

thành các phiếu học tập

* Báo cáo kết quả học tập

- Nhóm 1: Nghiên cứu về phân - Nhóm 1: Nghiên cứu về phân đạm
đạm
Đạm
Đạm
Đạm ure
Đạm Đạm Đạm
amoni
nitrat
amoni nitrat ure
Thành NH4+
NO3(NH2)2CO
Thành
phần
phần
Điều NH3 +
Muối
CO2 +
Điều
chế
H+
cacbonat NH3
chế
+ HNO3
Sử
Sử
dụng
dụng
- Nhóm 2: Nghiên cứu và

tìm hiểu phân lân
Supe

Phân

photphat

lân
nung
chảy

Đơn
Thành
phần
PP sản

kép

- Nhóm 2: Nghiên cứu và tìm hiểu phân lân
Thành phần chính là Ca(H2PO4)2
Supe photphat
đơn

Kép

Thành Ca(H2PO4)2 Ca(H2PO4)2
phần

xuất


PP

Sử

sản
xuất

dụng

Phân lân
nung chảy
12-14% P2O5

và CaSO4
2H2SO4 +
Ca3(PO4)2


4H3PO4+
Ca3(PO4)2



4H3PO4+
Ca3(PO4)2



3Ca(H2PO4)2 3Ca(H2PO4)2


Ca(H2PO4)2
+ CaSO4

Hàm

14-20%

40-50%

12-14%

lượng
P2O5
- Nhóm 3: Nghiên cứu tìm hiểu - Nhóm 3: Nghiên cứu tìm hiểu phân kali
phân kali
12


Phân Kali

Phân Kali
Cung cấp kali dưới dạng ion K+.

Thành phần

Thành

Tác dụng

phần

Tác dụng - Tăng cường tạo ra đường, bột,
xơ, dầu



tăng khả năng chống

rét, chống bệnh và chịu hạn cho
cây.
- Đánh giá theo tỉ lệ % khối
- Nhóm 4: Phân hỗn hợp và
phân phức hợp

lượng K2O
- Nhóm 4: Phân hỗn hợp và phân phức hợp

Phân

Phân

Phân hỗn

Phân phức hợp

hỗn
hợp

phức
hợp


hợp
- Phân hỗn

Amophot:

Thành
phần
Điều

phần

hợp: N,K,P NH4H2PO4 và
(NH4)2HPO4

Điều chế

chế
- Nhóm 5: Nghiên cứu phân vi
lượng
Thành phần
Sử dụng
- quan sát, phát

Thành

hiện kịp thời

- Nhóm 5: Nghiên cứu phân vi lượng
Thành phần - Cung cấp các nguyên tố: Bo,
Mg, Zn, Cu, Mo… ở dạng hợp

chất.
Sử dụng
- Cây trồng chỉ cần 1 lượng

những khó khăn của học sinh và
hỗ trợ cho học sinh, khơng có
học sinh bị bỏ qn.

nhỏ nên các ngun tố trên
đóng vai trị là vitamin cho
thực vật.

- Gọi đại diện nhóm lên
trình bày kết quả
Sản phẩm học sinh cần đạt: Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali,
phân hỗn hợp và phức hợp, vi lượng.
Hình thức đánh giá: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
Hoạt động 3: (7 phút) Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:
13


+ Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Yêu cầu hs quan sát, trả lời câu hỏi

Hoạt động của HS


Câu 1: Thành phần của supephotphat

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

kép gồm

+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

A. Ca(H2PO4)2.

+ Chuẩn bị trả lời câu hỏi

B. Ca(H2PO4)2, CaSO4.
C. CaHPO4, CaSO4.
D. CaHPO4.
Câu 2: Thành phần của phân amophot
gồm
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
C. (NH4)3PO4.và NH4H2PO4.

* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm, kết quả thực
hiện nhiệm vụ, HS khác cùng tham gia
thảo luận.

D. Ca(H2PO4)2và NH4H2PO4.
Câu 3: Loại phân bón hố học có tác
dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả

hoặc củ to là
A. phân đạm. B. phân lân.
C. phân kali. D. phân vi lượng.
Câu 4: Trong các loại phân bón sau:
NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, (NH2)2CO
loại có hàm lượng đạm cao nhất là
A. NH4Cl.
B. NH4NO3.
C. (NH2)2CO.

D. (NH4)2SO4.

Câu 5: Các nhận xét sau:
a. Phân đạm amoni khơng nên bón cho
loại đất chua.
b. Độ dinh dưỡng của phân lân được
đánh giá bằng phần trăm khối lượng
photpho.
14


c.Thành phần chính của supephotphat
kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
d. Người ta dùng loại phân bón chứa
nguyên tố kali để tăng cường sức chống
bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
e. Tro thực vật cũng là một loại phân kali
vì có chứa K2CO3.

g. Amophot là một loại phân bón phức

hợp.
Số nhận xét sai là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Sản phẩm học sinh cần đạt:
Vận dụng kiến thức mới để giải quyết bài tập.
Hình thức đánh giá: Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
thơng qua mức độ hồn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập; phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức.
Hoạt động 4: (10 phút) Hoạt động vận dụng
Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi

Hoạt động của HS
* Thực hiện nhiệm vụ học tập

1. Tại sao khơng bón phân đạm cho đất + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
chua?

+ Chuẩn bị lên báo cáo


2. Tại sao khơng bón vơi và đạm amoni
(NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc?
3. Tại sao khi tưới nước giải cho cây
trồng, cây xanh tốt?
4. Tại sao một số ngư dân dùng phân
* Báo cáo kết quả và thảo luận
đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt
được trên biển? Hải sản bảo quản như
vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của
người tiêu dùng?

HS báo cáo sản phẩm, kết quả thực
hiện nhiệm vụ, HS khác cùng tham gia
thảo luận.
15


5. Tại sao phân lân nung chảy phù hợp
với đất chua?
6. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng?
7. Tại sao trời rét đậm khơng nên bón
phân đạm?

- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.

1. Giải thích: Đất chua là đất có độ
+
pH<7 (do dư thừa ion H ), đất chua gây
ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung

cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho
đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa
tính và sinh học. Khi bón phân đạm có
+
chứa ion NH4 ion này sẽ sinh thêm ion
+
+
H theo phương trình NH4 → NH3 +
+
H , làm tăng độ chua của đất.
2. Giải thích: Khi bón phân đạm
amoni NH4+ với vơi (OH-), có phản
ứng giải phóng NH3. NH4+ + OH- →
NH3 + H2O

Nguyên tố N có chức năng là đạm bị
giải phóng ra dưới dạng NH3 nên phân
bón kém hiệu quả.
3. Giải thích: Tưới nước giải chính là
bón đạm cho cây vì trong nước giải có
chứa hàm lượng ure.
4. Giải thích: Khi urê hịa tan trong
nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn,
giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi
khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị
ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu.
Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng
khơng tốt cho con người, vì thế việc ướp
hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài
liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại

hải sản có chứa dư lượng phân urê cao
thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính
với các triệu chứng đau bụng, buồn nơn,
tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có
hàm lượng urê ít nhưng trong một thời
gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường
xun đau đầu khơng rõ ngun nhân,
giảm trí nhớ và mất ngủ.

5. Giải thích: Phân lân nung chảy là
muối trung hoà của cation một bazơ
mạnh và anion gốc axit một axit trung
16


bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có
tác dụng khử chua
Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua)
→ CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2
6. Giải thích: Trong tro có chứa
K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón
phân kali cho cây.
7. Giải thích: Trời rét đậm khơng nên
bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi
tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ,
cây khơng hấp thụ được, có trường hợp
cây cịn bị ngộ độc và chết.
Sản phẩm học sinh cần đạt:
Dựa vào tính chất hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống và ứng
dụng vào cuộc sống.

Hình thức đánh giá:
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS thơng qua mức mức độ
hồn thành u cầu nhiệm vụ học tập; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực

hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức.
Hoạt động 5: (2 phút) Tìm tịi, mở rộng
HS về nhà tìm hiểu các kiến thức thực tiễn trong đời sống về ảnh hưởng của việc
sử dụng phân bón hóa học đến mơi trường, sức khỏe như:
Hiện nay phân đạm là loại phân bón hố học được dùng phổ biến để bón cho
rau xanh, cần có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này ?
* Trả lời: Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo quy trình kĩ thuật. Tránh bón
phân đạm quá mức sẽ gây tồn dư nitơ trong rau. Hàm lượng đạm (NO 3 ) ở mức bình
thường khi hấp thu vào cơ thể con người không gây ngộ độc. Nó chỉ gây hại khi hàm
lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi trong hệ tiêu hóa của con người khi hấp thụ
NO3 , từ NO3 nó chuyển thành NO 2. Mà NO2 là một trong những chất chuyển biến
Hemoglobin (chất vận chuyển Oxi cho máu) chở thành Methahemoglobin (là chất
khơng hoạt động); nếu ở mức độ cao nó dẫn đến triệu chứng suy giảm hô hấp của tế
bào và làm tăng phát triển của các khối u. Đặc biệt trong cơ thể con người, nếu hàm
lượng NO3 cao nó sẽ kết hợp với amin bậc 2, 3 để trở thành Nitroamin là tiền đề gây
ra bệnh ung thư. Vì vậy tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng NO 3 trong sản
phẩm rau tươi sống không vượt quá 300mg/kg rau tươi. Tuy nhiên từng loại rau khác
nhau thì hàm lượng NO3 được phép cũng khác nhau.

17


Kể tên các nhà máy sản xuất phân bón mà em biết?

Apatit Lào Cai


Nhà máy hóa chất Lâm Thao

Có thể sát trùng bằng phân bón khơng?
Các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, gây tác hại rất lớn cho cây trồng
trong nơng nghiệp. Để tiêu diệt các loại có hại này, người ta xơng khói đất bằng
các chất độc hóa học. Khả năng mắc bệnh của các cây thực vật giảm xuống, nhưng
khơng sát trùng được hồn tồn.
Gần đây, người ta đã khám phá ra một phương pháp tốt hơn nhiều, bằng cách sử
18


dụng phân đạm thơng thường. Ví dụ: nếu ở trung tâm gây bệnh của khoai tây trước
một số tuần, người ta đưa vào trong đất một lượng urê (1,5kg/m 2), thì trung tâm
gây bệnh bị tiêu diệt hồn tồn.
Viện Bảo vệ thực vật của Nga đã áp dụng thử phương pháp này để bảo vệ cây
bông khỏi các bệnh nguy hiểm nhất - như bệnh héo lá do verticillium.
Những thí nghiệm tưới urê vào đất (3 - 5g/1kg đất) chứng tỏ có thể hồn tồn
hoặc gần như hồn tồn ngăn ngừa được bệnh cho cây bông. Kết quả sát trùng đó
tỏ ra có hiệu quả cho cả những năm sau.
* Bài “Lipit” lớp 12
Tiết 4. BÀI 2. LI PIT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Nêu được :
- Khái niệm và phân loại lipit.
- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính chất chung của este và
phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hóa chất béo
bởi oxi khơng khí.
Trọng tâm

- Khái niệm và cấu tạo chất béo
- Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este)
2. Kĩ năng
- Viết được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hóa học của chất béo.
- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hóa học.
- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
3. Thái độ:
Rèn thái độ học tập bộ mơn, lịng say mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
a) NL chung
- NL tự học:
HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề:
+ Xác định được thành phần, cấu trúc của lipit, chất béo.
19


+ Phân biệt được chất béo lỏng, chất béo rắn.
+ Biết được nguyên nhân gây nên bệnh béo phì, xơ vữa động mạch và một số bệnh
liên quan đến cách sử dụng lipit, chất béo và một số loại vitamin của con người.
+ Tìm hiểu về bệnh béo phì và các bệnh lí khác có nguồn gốc từ việc sử dụng
khơng hợp lí lipit, chất béo;
- NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn:
+ Tác dụng của lipit, chất béo và những ảnh hưởng không mong muốn nếu sử dụng
dư thừa chất béo đến sức khỏe của con người.
+ HS giải thích, xử lí được các tình huống trong thực tế: Do thành phần, cấu tạo
khác nhau của các dạng lipit nên chúng có các chức năng khác nhau đối với sức
khỏe con người.
+ Hiểu và sử dụng các chất béo và các chế phẩm từ chất béo, lipit như mỡ, bơ, sữa,
… đúng liều lượng để đảm bảo sức khỏe con người.

- NL giải quyết vấn đề: HS ý thức được tình huống học tập và giải quyết được các
tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn.
b) Một số các NL khác: NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lí, NL sử dụng cơng nghệ
thông tin và truyền thông, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL sử dụng ngơn ngữ hóa
học, NL tính tốn (tính khối lượng chất béo, lượng glixerol thu được từ phản ứng
thủy phân chất béo).
B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận cặp.
2. Thiết bị:
- Máy chiếu.
- Máy ảnh.

- Máy vi tính.
- Các hình ảnh, câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tiễn.
Hoạt động 1( 10 phút): Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào hoạt động học
tập.
Khơi dậy nguồn đam mê học mơn hóa học của học sinh.
20


Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
Tổ chức hoạt động:
GV chiếu các hình ảnh và câu hỏi liên quan đến thực tiễn
Hình ảnh 1: Người đàn ơng này đang nghĩ gì?
HS tị mị, dự đốn: Ước gì mình được như anh ấy…
Tại sao ơng ta lại ước như vậy?

Có thể do thừa cân…

21


Hình ảnh 2: Hai cơ thiếu nữ có vóc dáng như thế nào? HS phán đốn: mập, thừa
mỡ, béo phì…

Vậy những hình ảnh trên có một đặc
điểm chung là béo, mập…Tại sao?

* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức.

GV có thể đặt thêm một số câu hỏi:

* Báo cáo kết quả và thảo luận

22


1. Trong đời sống hằng ngày các em
thường thấy chất béo có ở đâu?

HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi.

2. Tại sao dầu mỡ ăn để lâu bị ơi thiu?
3. Tại sao trong điều kiện bình
thường, mỡ để lâu bị đơng lại cịn
dầu khơng có hiện tượng này?

4. Sự khác nhau giữa dầu thực vật
và mỡ động vật?
5. Nên sử dụng dầu thực vật hay
mỡ động vật?
Muốn giải quyết được các kiến thức
trên chúng ta nghiên cứu bài “Lipit”

HS đặt ra các thắc mắc, muốn khám phá
kiến thức thì phải tìm hiều bài mới.

Sản phẩm học sinh cần đạt: Nhận xét, rút ra kiến thức thực tế liên quan
đến hóa học về các hình ảnh trực quan.
Hình thức đánh giá: học sinh chủ động lắng nghe quan sát và hứng thú
với kiến thức mới.
GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích,
nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức để vào bài mới.
Hoạt động 2 (15 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu:
− Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hố học (tính chất chung
của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), của chất béo.
− Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất
béo bởi oxi khơng khí.
Tổ chức hoạt động:
GV cho HS thảo luận cặp, hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Lipit là gì? Lipit gồm những loại

HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập


nào?
2. Chất béo là:

b. Tri este của glixerol với axit.

nghiên cứu SGK và kiến thức thực tiễn
thơng qua làm việc thảo luận cặp hồn
thành nội dung các câu hỏi, báo cáo sản
phẩm.
Câu hỏi 1: HS nêu được khái niệm về

c. Tri este của glixerol với axit béo.

lipit.

a. Đi este

23


d. Tri este của etilenglicol với axit
béo.

Câu hỏi 2: HS nêu được khái niệm về
chất béo.

3. Thực tế trong đời sống, các em
thấy dầu, mỡ tồn tại ở trạng thái gì
và khi cho vào nước thì như thế
nào? Chén, bát dính dầu mỡ dùng gì

để làm sạch?

CTCT chung của chất béo:

4. Tại sao ở điều kiện thường dầu
thực vật ở trạng thái lỏng còn mỡ
động vật ở trạng thái rắn?
5. Viết PTHH của phản ứng khi cho:
a. Tristearin tác dụng với dung
dịch H2SO4 và dung dịch NaOH
đun nóng.
b. Triolein cộng H2
GV: Quan sát quá trình thực hiện
nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS
khi cần thiết

1

R COO CH2
2
R COO CH
3

R COO CH2

R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của
axit béo, có thể giống hoặc khác nhau
Các axit béo hay gặp:
C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH:
axit stearic. C17H33COOH hay

CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit
oleic
C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH:
axit panmitic

Axit béo là những axit cacboxylic
đơn chức có mạch cacbon dài, khơng
phân nhánh, có thể no hoặc khơng no.
Thí dụ:
(C17H35COO)3C3H5:
tristearoylglixerol (tristearin)
(C17H33COO)3C3H5:
trioleoylglixerol (triolein)
(C15H31COO)3C3H5:
tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
Câu hỏi 3 và 4: HS nêu được tính chất
vật lý
Ở điều kiện thường: - Là chất lỏng
hoặc chất rắn.
- R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc
hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn.
1

2

3

- R , R , R : Chủ yếu là gốc hiđrocacbon
khơng no thì chất béo là chất lỏng.
- Không tan trong nước nhưng tan nhiều

trong các dung môi hữu cơ không cực:
benzen, clorofom,…

24


- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Câu hỏi 5: HS nêu được tính chất chất
hóa học của chất béo.
HS viết PTHH thuỷ phân este trong môi
trường axit, phản ứng xà phịng hố và
phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng.
a. Phản ứng thủy phân
0

CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O

t

, xt



tristearin
3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3
axitstearic

glixerol

(CH3[CH2]16COO)3C3H5+3NaOH →t


0

tristearin
3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
natri stearat

glixerol

b. Phản ứng xà phịng hố
(CH3[CH2]16COO)3C3H5+3NaOH →t

0

tristearin
3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
natri stearat

glixerol

c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo
lỏng
(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 +
3H2

triolein ( lỏng)
Ni , 175−1900 C




(CH3[CH2]16COO)3C3H5
tristearin (rắn)

Sản phẩm học sinh cần đạt:
HS chốt tồn bộ kiến thức về chất béo.
Hình thức đánh giá:
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS thơng qua mức độ hồn
25


×