Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay CUỘC THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐ DÀNH CHO học SINH TRUNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS PHÚ LỘC
Địa chỉ: Trường THCS Phú Lộc- xã Phú Lộc-Tân Châu- An Giang
Điện Thoại: 0945297943
Email:
Tên tình huống: CÁCH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG KHI BỊ NGÃ GÃY XƯƠNG CẲNG TAY
Tình huống thuộc lĩnh vực: Sinh học
Môn chính: Sinh học
Các môn liên quan: Hóa học, Vật lí,Toán, Ngữ văn, GDCD, Địa lí, Tin học, Công
nghệ,Thể dục
Thông tin thí sinh:
Họ tên: Trần Thị Thùy Trang
Ngày sinh: 28/6/2003

lớp: 8C

Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngày sinh: 12/6/2003

lớp: 8A

Họ tên: Võ Thị ngọc Duy
Ngày sinh:

30/4/2003

lớp: 8A.


1. Tên tình huống: Cách xử lí tình huống khi bị ngã gãy xương cẳng tay. Tình huống
như sau: Trong giờ giải lao, một nhóm HS lớp 7 đùa giỡn không mai trượt chân ngã


xuống và gãy tay. Trước đó vài phút một nhóm HS lớp 7 đang còn hí hửng đùa giỡn thì
bây giờ cả bọn sợ hốt hoảng không biết phải làm gì khi thấy bạn mặt tím tái vì đau rên
rỉ và khóc. Rất may cùng lúc ấy mình đang có mặt ở đó nên đã chạy lại giúp một nhóm
HS lớp 7 và mình đã xử lí tình huống rất bình tĩnh nhanh nhẹn giống như các cô y tá.
Các bạn biết mình đã xử lí như thế nào không?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
a. Kiến thức:
- Nhằm giúp chúng em ứng xử và xử lí tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học để xử lí, giải thích các sự việc xảy ra với
bản thân và mọi người xung quanh. Qua đó giúp chúng ta thấy được lợi ích của việc
ứng dụng các môn học vào đời sống thực tế.
- Giúp học sinh biết cách sơ cứu khi bị gãy xương cẳng tay.
- Học sinh biết cách dùng hoá chất để khử trùng vết thương.
- Biết ước lượng khoảng cách để dùng nẹp cho hợp lí.
- Biết vận dụng và sử dụng những gì sẵn có xung quanh để sơ cứu nhanh chóng và
kịp thời.
- Nhận biết và tánh được những tình huống, những trò chơi nguy hiểm dẫn đến gãy
xương
b. Kĩ năng:
- Giúp học sinh có khả năng giải quyết vấn đề, tư duy hành động quyết đoán.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ ở các mức độ từ
đơn giản đến phức tạp.
c. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác, phối hợp để xử lí tình huống, chia sẻ kinh nghiệm.
- Kĩ năng tìm kiếm, quan sát để vận dụng vào tình huống thực tại.


d. Thái độ: Nhóm Học Sinh Lớp 8 THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã
xương tay.
- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè khi gặp tai nạn.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Suy nghĩ đưa ra tình huống và định hướng đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Tìm hiểu, nhớ lại nội dung bài học và xem lại nội dung các kiến thức của các liên
môn liên quan có thể áp dụng và giải quyết được trong tình huống mà em đã đưa ra.
- Những kiến thức về các môn học mà các em được học khi ngồi trên ghế nhà trường
tuy rất khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau trong thực tế. Vì
vậy mà ông bà ta đã có câu “Học đi đôi với hành”. Sau khi các em học lý thuyết có thể
vận dụng ngay vào thực tế sẽ giúp khắc sâu kiến thức, đồng thời lại biết vận dụng các
kiến thức giữa các môn học với nhau để giải quyết những tình huống xảy ra trong đời
sống hàng ngày
- Học sinh biết áp dụng kiến thức các môn học được học trong trường để giải quyết
tình huống trên như:
+ Môn Toán: Ước lượng kích thước nẹp hơp lí.
+ Môn Hóa học: Biết cách sử dụng hóa chất để khử trùng vết thương.
+ Môn vật lý: Khi đưa bạn đến cơ sở y tế phải đặt nằm im, bất động cần chạy xe chậm
tránh ổ gà…chống sốc hạn chế làm nặng thêm chỗ xương gãy.
+ Môn Thể dục: Cách rèn luyện để cho xương phát triển cân đối và không bị cong
vẹo.
+ Môn Giáo dục công dân: Bài học về tình bạn, tình người, tinh thần tập thể, họan nạn
cùng chia sẻ, biết nhận lỗi trước những việc làm sai trái….
+ Môn Sinh học: Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương cẳng tay.
+ Kỹ năng sống: Sử dụng những gì sẵn có xung quanh để sơ cứu kịp thời, chú ý khi
vui chơi tránh những trò nguy hiểm có thể gây tai nạn gãy xương.
+ Môn Ngữ Văn: Ca ngợi tình cảm bạn bè cùng trường, cùng lớp, tình cảm giữa con
người với nhau, lòng nhân ái bao dung.
+ Giáo dục an toàn giao thông khi tham gia giao thông tránh tai nạn làm gãy xương.


+ Môn Địa Lý: Cần chú ý cẩn thận địa hình xung quanh nơi ở bằng phẳng không
được có nhiều đá sỏi…

+ Môn Công nghệ: Lưu ý khi nhà có cầu thang và cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp gọn
gàng để tránh tai nạn gãy xương cho người già và trẻ em.
+ Môn Tin học: Cách tìm hiểu thông tin về xương qua mạng Intrenet.
Qua các môn học trên sẽ giúp chúng ta thấy được sự liên quan giữa việc học lý thuyết
và thực tế có mối liên quan nhiều mặt với nhau. Từ đó, các bạn sẽ có hứng thú học tập
tốt hơn và chú tâm học đều ở tất cả các môn không còn sự phân biệt môn chính và môn
phụ nữa.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Trong cuộc sống chúng ta hay vận dụng những kinh nghiệm của cha ông đã dặn để
giải quyết những tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày. Nhưng thực tế thì
những kinh nghiệm đó được giải thích bằng những kiến thức khoa học một cách chính
xác. Cho nên chúng ta có thể sử dụng kiến thức các môn học vào xử lí các tình huống,
giải thích các hiện tượng, sự việc trong thực tế. Mỗi một môn học đều giúp chúng ta lí
giải Nhóm Học Sinh Lớp 8 THCS Phú Lộc cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương
tay được những câu hỏi được đặt ra về một lĩnh vực nhất định nào đó. Với tình huống
có liên quan tới “Gãy xương cẳng tay” chúng ta có thể vận dụng kiến thức thực tế để xử
lí tình huống một cách có cơ sở khoa học, y học và đảm bảo vệ sinh. Qua đó chúng ta sẽ
thấy vai trò quan trọng của việc tiếp thu kiến ở tất cả các môn học. Từ đó sẽ giúp chúng
ta cố gắng học tập tốt hơn, rèn luyện thể chất và trí tuệ của bản thân hơn nữa để dáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước là thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động
linh họat, năng động sáng tạo, có kĩ năng sống để có thể dễ dàng giải quyết những tình
huống và là cơ sở để các em có thể tự bảo vệ chính cơ thể các em khỏi các tai nạn đáng
tiếc có thể xảy ra.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Em sẽ vận dụng các kiến thức đã học và tìm hiểu qua sách báo để giải thích một số
vấn đề liên quan tới “Gãy xương cẳng tay”, cách bảo vệ bộ xương giúp xương phát triển
cân đối, những điều cần tránh sau khi bị gãy xương, những thực phẩm tốt cho xương và


cách rèn luyện như thế nào để bộ xương chắc khỏe đảm bảo cho học tập, lao động có

hiệu quả…Chúng tôi đang không biết xử trí thế nào vì bạn học sinh lớp 7 xương tay đã
gãy cái tay cong vòng treo lủng lẳng, mặt mũi tím tái vì đau quá và có vẻ như sắp ngất
xỉu đến nơi. Đúng lúc đấy mình có mặt ở đó và chạy lại hỏi han, trong số những đứa
bạn của nhóm có đứa đang có ý định cầm tay gãy của bạn lên để nắn thì anh ấy cản lại
ngay và bảo không được làm như vậy rất nguy hiểm vì chị ấy bảo rằng: Tai nạn làm gãy
xương *Liên môn Sinh học: Biết cách sơ cứu cho người bị gãy xương, biết lau sạch vết
thương để tránh bị nhiễm trùng. Nhóm Học Sinh Lớp 8 Trường THCS Phú Lộc cách xử
lý tình huống khi bị ngã gãy xương tay khi gặp người bị gãy xương không nên nắn chỗ
xương bị gãy vì đầu xương gãy rất sắc và nhọn chúng ta không biết tự ý nắn làm cho
đấu xương chạm vào mạch máu, dây thần kinh làm đứt chúng gây tử vong hoặc rách da.
Gãy xương có 2 trường hợp:
+ Gãy xương kín: Xương bị gãy nhưng đầu xương không đâm ra ngòai nên không có
vết thương ở da, trường hợp này xử lí dễ dàng hơn chỉ cần nắn lại cho xương thẳng,vết
gãy khớp với nhau rồi cố định xương cho không bị xê dịch, sau 1 thời gian màng xương
sẽ sinh ra xương hàn gắn chỗ gãy.
+ Gãy xương hở: Đầu xương gãy đâm thủng ra ngòai da, trường hợp này phải tiến
hành mổ để xếp lại xương ở chỗ gãy cho phù hợp, đồng thời phải điều trị vết thương ở
cơ và da sau đó mới cố định xương Chị ấy bảo khi gặp người bị gãy xương, chúng ta
chỉ nên lau rửa vết thương, sơ cứu và băng bó tạm thời cho nạn nhân rồi đưa đến bệnh
viện thôi và anh ấy nhanh chóng bảo chúng tôi nhẹ nhàng đặt bạn nằm im rồi mở cặp
lấy dụng cụ ra sơ cứu cho bạn,vừa làm chị ấy vừa nói cho chúng tôi hiểu: Khi gặp
người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện ngay các thao tác:
*Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên, trường hợp gãy xương kín ở bên trong, không
thấy xương chọc ra ngoài, điều quan trọng nhất là phải cố định giữ cho tay hoặc chân bị
gãy ở tư thế bất động. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không
nguy hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành.
*Bước 2: Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương: Do bạn của
chúng em té xuống nền đất đỏ đất đá lởm chởm bên cạnh vũng nước nên quanh vết



thương có rất nhiều đất,nước bẩn, Chị ấy lấy 1 miếng băng y tế rồi đổ ít nước uống
trong chai mang theo ở cặp, anh bảo đây là nước uống nhà anh đã đun sôi anh mang
theo để uống nên không sợ bẩn rồi nhẹ nhàng lau sạch xung quanh vết thương.Quan sát
vết thương thấy trầy xước và chảy máu Chị ấy lại lấy trong cặp chai nước muối sinh lý
rửa qua rồi dùng dung dịch Povidine 5% để bôi lên vết thương đây là một dung dịch Iot
hữu cơ, nó có tính kháng khuẩn tốt (Ở trong bệnh viện dùng nó để rửa vết thương và
dùng nó ở nồng độ cao hơn (Povidine 10%) để sát trùng trước khi mổ).Tôi thấy vậy có
hỏi chị là em thường thấy mọi người sát trùng vết thương bằng Oxy già ,thuốc đỏ hay
cồn mà anh?
Anh ấy bảo: *Liên môn Hóa Học : Biết cách dùng các hóa chất có tác dụng khử trùng
vết thương Nhóm Học Sinh Lớp 8 GÃY XƯƠNG HỞ GÃY XƯƠNG KÍN Trường
THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay tránh bị nhiễm trùng
Lưu ý:
- Dùng Oxy già nếu sử dụng không đúng sẽ gây phỏng cho vết thương, Oxy già
được dùng trong bệnh viện rất hạn chế. Bác sĩ chỉ dùng khi cần thiết như: đưa di vật
trong vết thương ra ngoài (những vết thương có độ sâu, vết đâm làm cho di vật kẹt lại ở
vết thương...), dùng oxy già để cầm máu.
- Ngày nay người ta hạn chế dùng thuốc đỏ để bôi lên vết thương vì nó có một số
nhược điểm như gây khó khăn trong việc theo dõi vết thương. Khi vết thương bị nhiễm
trùng sẽ ửng đỏ, màu thuốc đỏ sẽ làm khó thấy. Thuốc đỏ chỉ tác dụng diệt khuẩn được
một số vi trùng và chỉ tác dụng tại bề mặt, không diệt hết được một số vi trùng và tác
dụng lan tỏa vết thương không bằng khi dùng Povidine.
- Cồn chỉ để dùng rửa y cụ và sát trùng tay của nhân viên ý tế. Dùng để rửa vết
thương sẽ gây sót, đau cho nạn nhân. *Liên môn Kỹ năng sống và Toán học: Biết sử
dụng những gì sẵn có xung quanh để sơ cứu nạn nhân kịp thời, biết ước lượng kích
thước của nẹp cho phù hợp.
*Bước 3: Tiến hành sơ cứu : Dụng cụ phải có nẹp, băng y tế và vải sạch


-Đặt 2 nẹp gỗ (tre) dài 30-40cm, rộng 4-5cm vào 2 bên chỗ xương gãy. (Trong lúc

này phòng y tế đóng cửa chúng em không có nẹp nhưng anh ấy rất nhanh trí chị lấy cây
thước kẻ nhựa cũng có chiều dài 30cm mà chúng em vẫn dùng trong học tập để nẹp).
- Lót vải mềm gấp dày vào 2 chỗ đầu xương. (Những mảnh vải vụn còn lại trong
cặp không đủ để lót phía dưới chị ấy đã lấy khăn quàng gấp dày và lót).
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy ( Chị ấy nối những viếng vải
vụn lại làm dây buộc cố định nẹp).Thấy chị làm vậy tôi hỏi mục đích của việc cố định
xương gãy là gì? Chị bảo để: Giảm đau, phòng sốc, hạn chế sự di lệch của đầu xương bị
gãy (tránh gây tổn thương mạch máu, thần kinh, phần mềm nơi gãy, tránh gãy kín thành
gãy hở).
- Băng bó cố định: Dùng băng y tế cuốn chặt từ trong ra ngoài cổ tay. (Không còn
gì để băng bó tụi em nhanh chóng cởi khăn quàng ra và cùng giúp chị băng cho bạn)
- Làm dây đeo cẳng tay vào cổ. (Đến lúc này thì xung quanh đã hết vải, băng và
khăn quàng tôi bảo thế bây giờ lấy gì làm dây đeo cẳng tay vào cổ cho bạn ấy đây? Chị
nhanh nhẹn tháo ngay dây đeo cặp của mình làm dây đeo cẳng tay bạn vào cổ, tôi rất
ngạc nhiên thấy chị rất sáng tạo biết tận dụng triệt để tất cả những gì có ở đây!) Sau đó
Chị ấy bảo một bạn nhanh chóng chạy ra phòng bảo vệ báo cáo sự việc nhờ bác Bảo vệ
chở bạn đế bệnh viện và gọi điện về cho gia đình bạn bị gãy tay biết. Nhóm Học Sinh
Lớp 8 Trường THCS THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay
*Liên môn Vật lý: Hạn chế những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng nặng thêm cho vết
thương khi chú Bảo vệ chạy xe vào Chị ấy bảo tôi ngồi phía sau đỡ bạn và luôn miệng
dặn tôi là phải giữ cánh tay bị gãy của bạn cố định không được buông ra hay xê dịch
làm nặng thêm chỗ gãy và dặn Bác Bảo vệ chạy xe chậm, cẩn thận tránh ổ gà…để
chống sốc cho vết thương, không gây áp lực lên đầu xương gãy. Rất may khi tới bệnh
viện các Bác sĩ bảo trường hợp của bạn tôi chỉ gãy xương kín chỉ cần nắn lại chỗ xương
gãy và băng bó lại thôi. Bác sĩ còn bảo bạn ấy được đưa đến bệnh viện kịp thời và được
sơ cứu đúng cách nên hạn chế được biến chứng. Trong lúc chờ người nhà bạn đến tôi
nghe các bác sĩ nói chuyện với nhau là may mà gãy xương kín chứ gãy xương hở là mệt
đấy. Bác sĩ bảo là: *Liên môn Sinh học : Hiểu được gãy xương là như thế nào, tính



nghiêm trọng của gãy xương hở và biến chứng nguy hiểm khi gãy xương tay. - Gãy
xương hay rạn xương là hiện tượng làm mất tính nguyên vẹn ban đầu của xương. - Gãy
xương hở là đầu xương gãy chòi ra ngoài, là một tổn thương nghiêm trọng vì không
những nó gây nên chảy máu ngoài trầm trọng mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
vào hoặc gãy gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn rất nặng nề khó điều trị. - Biến
chứng nguy hiểm khi gãy thân xương cánh tay: Bác sĩ đã lưu ý là cả gãy xương hở và
gãy xương kín đều phả theo dõi cẫn thận vì được coi là gãy xương biến chứng khi có
một tổn thương kèm theo ví dụ khi đầu xương gãy làm tổn thương dây thần kinh và
mạch máu hay một tổ chức, cơ quan nào đó hoặc khi gãy xương kết hợp với trật khớp.
Những trường hợp gãy xương cánh tay di lệch nhiều cần phẫu thuật. Bầm tím muộn sau
24 giờ: Cánh tay sưng nề, bầm tím muộn sau 24 giờ, có điểm đau chói và có thể thấy cử
động bất thường và tiếng lạo xạo xương tại ổ gãy. Bệnh nhân không nâng và giang cánh
tay được khi gãy xương hoàn toàn, còn có thể vận động cánh tay chút ít khi gãy xương
không hoàn toàn. Nếu liệt dây thần kinh quay thì không duỗi được cổ tay, không duỗi
được đốt một các ngón tay, không giang, duỗi được ngón một, mất cảm giác nửa ngoài
mu tay hoặc thương tổn bó mạch cánh tay dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, co cứng do thiếu
máu làm hạn chế vận động hoặc cứng khớp khuỷu…. Nhóm Học Sinh Lớp 8 Trường
THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay Nghe các Bác sĩ nói
chuyện như vật tôi thấy sợ quá may mà anh ấy sơ cứu dùm và hối nhanh chóng đưa đi
bệnh viện không thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn và chi phí điều trị tốn kém rất nhiều.
*Liên môn Giáo dục công dân: Bài học về tình bạn, tình người, tinh thần tập thể, họan
nạn cùng chia sẻ, biết nhận lỗi trước những việc làm sai trái….*Liên môn Văn học: Ca
ngợi tình cảm bạn bè cùng trường, cùng lớp, tình cảm giữa con người với nhau, lòng
nhân ái bao dung. May mà bạn tôi gãy tay trái nên vẫn viết bài được không ảnh hưởng
gì đến kì thi học kì sắp tới, còn hai hôm nay bạn nghỉ các bạn trong lớp đã thay nhau
viết bài hộ tránh mất bài cho bạn và sẽ truyền lại những kiến thức mà bạn không được
nghe Thầy Cô giảng. Qua sự việc vừa rồi chúng tôi lại càng thấm sâu hơn về ý nghĩa
của những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm bạn bè, tình giữa người với người.



“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Bạn bè là nghĩa tương chi
Sao cho sau trước một bờ mới nên”
Sau khi tan học tôi không quên chạy lên phòng đội có chị học sinh lớp 8 đang trực ở
đấy và cùng chia sẻ với chị những lời cám ơn chân tình. Chị hỏi thăm bạn của tôi rất
nhiều và Nhóm Học Sinh Lớp 8 Trường THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị
ngã gã xương tay căn dặn tôi nhắc nhở bạn những lưu ý sau khi bị gãy xương. Nói
chuyện mãi giờ tôi mới hỏi tên chị là gì? Chị là Trang. *Liên môn sinh học – Hóa học:
Những thực phẩm bổ sung canxi, vitamin… giúp nhanh phục hồi sau khi bị gãy xương
Chị Trang bảo muốn mau lành vết thương do gãy xương phải ăn đủ lượng protein,
canxi, chất chống oxy hóa, vitamin D và vitamin K. Sau khi bị gãy xương cơ thể cần
protein và canxi để xây dựng và sửa chữa xương. Để hấp thụ canxi đúng cách cần phải
có đủ lượng vitamin D. Để giúp protein mang canxi gắn vào khung xương hiệu quả bạn
cần phải tiêu thụ đủ vitamin K. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại tổn hại tế bào
bởi mô bị hư hại tại vị trí của xương bị gãy. Các thực phẩm có tác dụng tốt cho những
người bị gãy xương như:
+ Các loại rau có màu xanh đậm: Rau xanh có thể cung cấp vitamin K cho cơ thể,
các loại rau lá xanh và bông cải xanh cũng cung cấp một lượng đáng kể canxi và chất
chống oxy hóa.
+ Sữa: Giàu canxi và protein bổ sung vitamin D, các loại bột ngũ cốc được bổ sung
canxi và vitamin D, cần đọc kỹ nhãn sữa để lựa chọn loại sữa phù hợp.
+ Đạm: Cần cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể nhưng không quá nhiều vì chế độ ăn
đạm cao có thể dẫn đến mất canxi từ xương. Lượng đạm thích hợp cho chế độ ăn lành
mạnh là 0,8 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể của người trưởng thành. Nguồn chất
đạm có từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu và đậu phụ.


+ Trái cây tươi: Chứa nhiều chất chống oxy hóa nên ăn trái cây tươi ngay sau khi
thu hoạch là một cách để đảm bảo tiêu thụ chất chống oxy hóa cao với hàm lượng cao

nhất. Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao chị Trang biết vậy? Sao hôm qua trong cặp chị lại có sẵn
những băng y tế, thuốc sát trùng…? Chị Trang bảo lớp chị mới học bài 12 –Thực hành
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG ở môn sinh
học 8 xong hôm kia dụng cụ dùng để thực hành chị quên chưa bỏ ra khỏi cặp nên có sẵn
để dùng. Sau này tụi em lên lớp 8 là được tìm hiểu mà, những điều chị biết là do Cô
giáo chuyên môn Sinh Học giảng dạy đấy. Nhân tiện đây tôi hỏi luôn: Những nguyên
nhân dẫn tới gãy xương và lứa tuổi nào hay bị gãy xương hả chị?
*Liên môn sinh học – Hóa học - Kỹ năng sống:
- Biết được những nguyên nhân làm xương bị gãy và độ tuổi dễ bị gãy xương, thành
phần các chất chủ yếu của xương. Tránh những trò chơi nguy hiễm dẫn đến tai nạn gãy
xương
- Gãy xương do tai nạn lao động hoặc giao thông, trèo cây, chạy ngã… Người bị
bệnh loãng xương (người già nhiều tuổi), chạy nhảy, đùa giỡn ngáng chân bạn làm bạn
té… Nhóm Học Sinh Lớp 8 THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương
tay: chạy nhảy, chơi thể Thao chơi giỡn lao động mang vác nặng, vi phạm ATGT,trèo
cây, tai nạn giao thông, Người cao tuổi.
- Vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương có cấu tạo về thành phần khác nhau: Nhóm Học
Sinh Lớp 8 Trường THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay
+ Xương trẻ em có muối canxi ít hơn người trưởng thành nên độ cứng chắc của
xương kém hơn người lớn nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương
phát triển nhanh.Trẻ em hay bị gãy xương dài như tay, chân.
+ Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc
khỏe hơn.


+ Xương người già bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và
sự phục hồi chậm, không chắc chắn.Tuổi càng cao nguy cơ bị gãy xương càng nhiều vì
tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính cứng rắn) thay đổi
theo hướng tăng dần chất vô cơ.
*Liên môn Vật Lý – Hóa Học - Giáo dục an toàn giao thông:

- Hiểu được thành phần các chất trong xương giúp xương có đặc tính bền chắc và
mềm dẻo. Những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông để tránh xảy ra tai nạn Chị
Trang bảo trong xương có:
+ Chất cốt giao làm cho xương có tính mềm dẻo, đàn hồi.
+ Chất vô cơ làm cho xương có tính bền chắc. Cho nên xương chịu lực rất tốt: Độ
bền chắc của xương người lớn có thể chịu được lực gấp 30 lần loại gạch tốt. Một xương
đùi ếch đặt ở vị trí nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương các quả cân, bắt đầu là quả
nặng 2kg rồi lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ hơn cho tới 3,5 kg, xương vẫn chưa
gãy. Tôi tròn mắt ngạc nhiên về khả năng chụi lực của xương. Nhưng chị bảo tôi không
vì thế mà chủ quan trong lao động, học tập…và nhất là khi đi ngoài đường cần chấp
hành tốt luật lệ giao thông để tránh tai nạn làm tổn thương cho xương.
+ Đi bên phải và đúng phần đường dành cho xe đạp.
+ Không được đi hàng hai, hàng ba…
+ Không được lạng lách, thả tay khi đang điều khiển xe.
+ Không được đùa giỡn khi đang tham gia giao thông trên đường.
+ Mang nón bảo hiểm khi đi xe đạp diện, xe gắn máy… Vậy muốn cho xương chắc
khỏe ta phải làm gì hả chị ?
*Liên môn Sinh học - Thể dục:
- Cách rèn luyện để cho xương phát triển cân đối và không bị cong vẹo.


- Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối, cần chú ý:
+ Rèn luyện Thể dục thể thao (đá bóng, cầu lông, bóng chuyền, đi bộ…) lao động
vừa sức.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Thường xuyên tiếp xúc vời ánh nằng mặt trời.
- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:
+ Mang vác đều ở 2 vai.
+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
*Liên môn Sinh Học - Hóa học – Thể Dục - Tin học:

- Cách bổ sung thực phẩm, rèn luyện và tìm hiểu thông tin về xương thế Cô giáo có
bảo cho các chị biết làm như thế nào để giúp xương người già chắc khỏe hơn không chị
tại Ông, Bà em hay kêu đau nhức xương lắm? Chị bảo thì ăn những loại thực phẩm có
canxi tốt cho xương như trứng, sữa, tôm, cua....phối hợp với thể dục đi bộ, lao động
nhẹ.....Nhưng ăn uống với lượng đủ vừa phải phù hợp với tuổi già, uống sữa bổ sung
canxi dành cho người già. Những điều chị biết là nhờ Thầy Cô giáo, tham khảo sách
báo, tivi...nhà em có máy vi tính và có mắc mạng thì vào trang Google tìm hiểu ở đấy sẽ
giải đáp thắc mắc của em và hãy đưa ông bà đi Bác Sĩ nghe tư vấn nhé bởi kiến thức thì
nhiều lắm Chị chưa tìm hiểu hết được. Tôi nhanh miệng bảo thế bắt đầu từ hôm nay em
sẽ rủ ông bà đi bộ vào buổi tối và sáng sớm để giúp cho xương tốt hơn chị nhỉ! *Liên
môn Địa Lý – Công nghệ: Cần chú ý địa hình xung quanh nơi ở, nhà có cầu thang, cách
sắp xếp đồ đạc để tránh tai nạn gãy xương cho người già Nhóm Học Sinh Lớp 8 Trường
THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã gã xương tay Lúc tôi đi về chị còn dặn
tôi là nhà em ở đâu, địa hình xung quanh nhà, đường vào nhà có khó và nhiều đá không
phải chú ý khi đi bộ. Đồ đạc trong nhà phải sắp xếp gọn gàng hoặc nhà có cầu thang cần


thận trọng khi đi lại bởi người già mắt kém quan sát không rõ nên dễ té ngã dẫn đến gãy
xương.
*Lồng ghép ngoại khóa về các kĩ năng sống cho HS: Giúp HS có thể xử lý hoặc sơ cứu
các tình huống mà các em gặp phải khi không có người lớn Chị bảo hình như sắp tới
nhà trường phối hợp với các cán bộ y tế ở trạm xá xã mình buổi ngoại khóa hướng dẫn
cách sơ cứu các tình huống tai nạn mà HS hay gặp phải trong đời sống hàng ngày: cách
sơ cứu khi bị gãy xương, cách cầm máu…
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện
cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi
với hành, khắc sâu và nhớ lâu hơn những gì được học ở trường, rèn luyện các kĩ năng
sống cơ bản, kỹ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của
các em. Tiếp thu lí thuyết thì dễ nhưng khi áp dụng vào thực tế sẽ có nhiều vấn đề nảy
sinh, thông qua những tình huống thực tế chúng em sẽ có cách xử lý hiệu quả hơn. Khi

còn là HS đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần chăm chỉ học tập để chiếm lĩnh
các kiến thức mới, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe cho tốt. Khi làm bất cứ một
nghề nào cũng cần có kiến thức, không chỉ một mà rất nhiều kiến thức khác nhau. Mà
các kiến thức đó nằm rải rác ở các môn học mà chúng ta đang được học. Vì thế chúng ta
cần có Nhóm Học Sinh Lớp 8 Trường THCS Phú Lộc Cách xử lý tình huống khi bị ngã
gã xương tay gắng học tập ngay từ bây giờ, phải cố gắng học đều các môn học. Vì như
vậy chúng ta mới có vốn kiến thức để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
7. Các tư liệu được sử dụng: Các nội dung kiến thức, tranh ảnh trong sách giáo khoa
môn sinh học 8 - Các tư liệu, hình ảnh trên Internet.
Nhóm học sinh lớp 8: Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Hà, Võ Thị ngọc Duy.


PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HIẾU
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN: HÓA–SINH-CNNN


NHÓM HỌC SINH THỰC HIỆN: LỚP 8A, 8C
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ LỘC

NH: 2016-2017



×