Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những điều nên làm trước khi nhảy việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.23 KB, 5 trang )

Những điều nên làm trước khi
nhảy việc
Bạn có thể sắp chuyển việc, sang công ty mới nhưng điều đó không có nghĩa
là bạn cư xử thô lỗ với sếp và đồng nghiệp ở công ty hiện tại.


Trong vài năm trở lại đây, tìm được một công việc ổn định, như ý không phải là
việc dễ dàng. Nhưng khi thị trường việc làm bắt đầu có dấu hiệu phục hồi theo sự
phục hồi của nên kinh tế, nhiều người sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại để đi tìm
cho mình những cơ hội mới tốt hơn, có khả năng phát triển kỹ năng nghề nghiệp
tốt hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã chán ghét công việc hiện tại trong nhiều năm qua,
bạn đã phải cố gắng cầm cự để có tiền trang trải cho cuộc sống thì khi tìm được
việc mới, tốt nhất là nên giữ cho mình cách xử sự lịch sự, không mất lòng sếp và
đồng nghiệp ở công ty cũ.

Những bí quyết sau sẽ giúp bạn thể hiện mình là người làm việc chuyên nghiệp kể
cả khi bạn sắp rời khỏi công ty:

- Vẫn làm việc chăm chỉ

Dù đã tìm được công việc mới và bạn rất hài lòng với nó nhưng bạn cũng nên
dành ra một vài tuần để hoàn thành và bàn giao mọi việc ở công ty cũ trước khi ra
đi. Đây chỉ là một khoảng thời gian ngắn thôi nhưng bạn cũng nên thể hiện sự
nhiệt tình, làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm.

Đừng tỏ ra kém nhiệt tình, làm việc một cách thờ ơ chỉ vì tâm lý có một cơ hội
mới tốt đẹp đang đợi mình. Tốt nhất, hãy làm việc chu đáo, tận tình cho đến khi
bạn rời khỏi công ty bởi đó là cách tốt nhất đảm bảo cho bạn vẫn giữ được ấn
tượng tốt với bạn bè, đồng nghiệp và cả sếp cũ.




- Cư xử lịch thiệp

Bạn chắc chắn sẽ chuyển việc, sẽ sang công ty mới nhưng điều đó không có nghĩa
là bạn cư xử thô lỗ với sếp và đồng nghiệp ở công ty hiện tại. Đừng nghĩ rằng khi
đã sang chỗ mới, bạn chẳng còn mối liên hệ nào với các đồng nghiệp cũ nên
những ngày cuối cùng ở công ty, bạn có thể nói năng một cách ngỗ ngược, không
coi ai ra gì.

Nhiều người thậm chí còn tỏ ra kênh kiệu vì nghĩ rằng mình ra đi là công ty mất
một nhân vật chủ chốt, vì thế họ tha hồ vênh vang và nói với đồng nghiệp những
lời khó nghe, hay từ chối giúp đỡ khi các đồng nghiệp nhờ cậy. Hãy nhớ rằng, dù
chuyển sang công ty mới nhưng cùng chung chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động,
nhiều khả năng bạn sẽ gặp lại và có cơ hội làm việc với các đồng nghiệp cũ. Vì
thế, cách tốt nhất là nên để lại lời cảm ơn sếp và mọi người do chính tay bạn viết
ra trên những tờ giấy notes.

- Đưa ra lý do nghỉ việc

Khi đã tìm được công việc ưng ý và quyết định nhảy việc, hãy có một cuộc nói
chuyện với sếp hoặc nhân sự. Trong cuộc nói chuyện ấy, bạn hãy nhấn mạnh cho
mọi người biết rằng, bạn quyết định đến với công việc mới hoàn toàn vì bản thân
bạn chứ không phải vì bất kỳ lý do gì từ phía công ty. Công việc mới sẽ tốt hơn,
cho bạn nhiều cơ hội phát triển về mọi mặt chứ không phải vì bạn không hài
lòng hãy có mâu thuẫn gì ở công ty hiện tại.

Đừng bao giờ đưa ra lý do rằng bạn ra đi là vì bạn ghét công việc hiện tại hoặc
không muốn tiếp tục làm công việc này thêm nữa. Bởi như thế sẽ khiến mọi người
đều cảm thấy không thoải mái và sẽ nhớ mãi cảm giác đó mỗi khi nghĩ về bạn.


Tốt hơn là bạn nên nói lời cảm ơn với công ty và mọi người đã tạo cơ hội cho bạn
trong thời gian qua. Và việc bạn đến với công ty mới coi như là một cơ hội để phát
triển kỹ năng nghề nghiệp của bạn với nhiều thuận lợi mới

- Chọn thời điểm thông báo nghỉ việc

Đa số các công ty đều quy định phải có thông báo nghỉ việc trước từ 2 tuần đến 1
tháng để công ty có thời gian tìm người thay thế. Thế nhưng, nhiều người chọn
thời điểm thông báo chỉ cách 1 vài ngày trước khi nghỉ hẳn khiến công ty không
kịp xoay xở. Cũng từ cách cư xử đó, nhiều người mất hẳn mối quan hệ đang có ở
công ty cũ và chẳng bao giờ muốn gặp lại trưởng phòng nhân sự hay sếp ở đó nữa.

Vì thế, tốt nhất là bạn nên đưa ra thông báo cho công ty trước một thời gian để họ
có thể tìm người thay thế. Bạn sẽ hướng dẫn và bàn giao công việc cho người mới
đâu ra đấy rồi hãy nhảy sang công ty mới. Điều đó cho thấy bạn là người có trách
nhiệm và dù không làm việc ở công ty nữa, mọi người vẫn yêu quý và giữ thiện
cảm với bạn.

- Kết thúc tốt đẹp

Cuối cùng, khi bạn nghỉ hẳn, bạn hãy chắc chắn rằng người mới tiếp nhận công
việc của bạn không gặp khó khăn gì. Nếu có đủ thời gian hướng dẫn và bàn giao
hết mọi công việc cho người thay thế thì có thể yên tâm.

Còn nếu người ta chưa thực sự thành thạo, bạn có thể ghi vào giấy notes để hướng
dẫn cho họ hoặc có thể để lại số điện thoại và nói rằng, bất kỳ khi nào có vấn đề gì
liên quan đến công việc này, hãy gọi cho bạn, bạn sẽ chỉ cho họ cách làm. Đó là
cách bạn nghỉ việc mà vẫn giữ được những mối quan hệ ở công ty cũ và các đồng
nghiệp có cái nhìn tốt đẹp về bạn.


×