Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Những điều nên và không nên trong giao lưu thương mại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.59 KB, 12 trang )

Những điều nên và không nên trong
giao lưu thương mại
Giao lưu thương mại là cuộc giao lưu giữa người với người, giữa công
ty với công ty, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nó là sự bắt đầu
của hợp tác thương mại, là khúc dạo đầu của việc tiêu thụ và cũng là sự
tranh giành thị trường của các doanh nghiệp. Vì vậy, giao lưu thương
mại không phải chỉ là chuyện tán gẫu. Trong quá trình giao lưu, ý định
hợp tác, thái độ kinh doanh, niềm tin, tương lai liên doanh có tốt đẹp
không đều thể hiện lên cả trong đó. Do đó, những thương nhân thành
công đều cho rằng, thái độ và cử chỉ tốt đẹp, giao lưu lịch sự, đối đáp
phù hợp đều mang lại cơ hội kinh doanh tốt cho bạn và những hy vọng
lớn lao cho tương lai kinh doanh của bạn.

TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI CẦN PHẢI GIỮ THÁI ĐỘ VÀ THÓI QUEN
TỐT
Trao đổi giao lưu thương mại có thể để lại ấn tượng tốt cho đối phương
để bắt đầu có một sự hợp tác làm ăn. Do đó, luôn cần phải giữ được
thái độ, tâm trạng và thói quen tốt đẹp. Nói cách khác, trong giao tiếp,
cần chú ý những điểm sau:
1. Nhìn vào mắt đối phương, chủ động bắt tay.
2. Chủ động nói trước, trực tiếp giới thiệu.
3. Miệng tươi cười lộ vẻ thành thực.
4. Thái độ vừa phải.
5. Cô gắng dùng ngôn từ hóm hỉnh.
6. Không đóng kịch.
7. Nói năng rõ ràng, rành mạch.
8. Khi đàm phán, nhớ mang theo danh thiếp.
9. Chớ nên đưa danh thiếp tuỳ tiện.
10. Không nên vứt danh thiếp mà người khác đưa cho mình một cách
tuỳ tiện.
11. Chớ nên quên tên của khách hàng.


12. Cần phải phân tích khả năng thành công của từng vụ giao dịch,
không thể căn cứ vào ấn tượng của mình đối với người khác để xác định
mối quan hệ.
CẦN PHẢI TĂNG LÒNG TỰ TIN KHI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Kẻ thù trong các vụ giao dịch thường chính là bàn thân mình. Các nhà
tâm lý cho rằng, các hành vi sau có thể giúp khắc phục sự tự ti, tăng
cường tự tin trong giao dịch:
1. Hai từ "dù sao" và "rốt cuộc" là từ phải tránh vì nó dễ làm ta mất ý chí
chiến đấu.

2. Bồi dưỡng sự tự tin, dùng cách biểu đạt khẳng định là có kết quả
nhất.

3. Cùng một việc, nếu dùng ngữ khí khẳng định sẽ loại bỏ được cảm
giác tự ti.
4. Từ nào không có lợi cho mình thì lược bỏ hoặc thay từ khác.

5. Trừu tượng hoá vấn đề sẽ biến những việc đáng ghét thành không
đáng ghét nữa.
6. Suy nghĩ tới những việc vui để quên đi những việc chưa hài lòng.

7. Nếu bị gây phiền hà, cần dùng phương thức khác để biểu thị mình.

9. Với bất kỳ việc gì, phải tính đến cả trường hợp xấu nhất.

10. Bí quyết khắc phục tự ti là dùng "chúng tôi" thay cho từ "tôi".

11. Chỉ cần nghĩ mọi việc đều có lối thoát thì sẽ hết lo sợ.


12. Đánh giá cao ưu điểm người khác có nghĩa là coi thường ưu điểm
của chính mình.

13. Khi phát hiện người khác cũng có khuyết điểm như mình, thì bản
thân sẽ thoát khỏi cảm giác tự ti.

14 . Phát hiện ra khuyết điểm của người giỏi hơn mình cũng giống như
tăng thêm ưu điểm của mình vậy.

15. Khi phát hiện những sức mạnh của đối thủ, chỉ cần đưa ra những
điểm mà mình giống họ sẽ mất cảm giác sợ hãi.

16. Nếu phát hiện ra một thân phận khác của đối thủ sẽ cảm thấy mình
không còn bị đè nén nữa.

17. Khi bị đối phương ép, chỉ cần nghĩ tới biện pháp tương tự là sẽ phân
biệt được rõ tốt xấu.

18. Nghĩ rằng hành vi đáng ghét của đối phương là do một nguyên nhân
khác sẽ hết sức bực bội.

19. Để tránh tự ti trước đối thủ mạnh, cần suy nghĩ tới năng lực và
nhiệm vụ của mình.

20. Trước đối thủ mạnh cần phải có thái độ bình tĩnh.

21. Khi sắp bị đối phương đánh ngã, tốt nhất là phải đứng lên trước.

22. Để loại trừ sự chống đối của đối phương, hãy thử tạo ra kẻ thù
chung.


23. Nếu muốn thoát khỏi sự uy hiếp của đối phương, hãy nhìn thẳng vào
một chỗ yếu nào đó của họ.

24. Khi sắp thất bại, cần phải lạc quan để tăng thêm lòng tự tin.

25. Khi bạn bị mê hoặc, cần phải quay về với trực giác.

26. Bất kỳ việc gì, chỉ cần tinh thông một vấn đề gì trong đó các việc
khác sẽ được từ từ giải quyết.

27. Thái độ kiên quyết sẽ làm cho ý chí kiên cường hơn.

28. Nếu ngày nào cũng kiên trì làm một việc gì đó, mọi việc khác cũng
có thể kiên trì được.

28. Thường xuyên tạo dựng một "kẻ thù" trước bất kỳ sự việc nào thì sẽ
không mất ý chí chiến đấu.

30. Nếu cho rằng việc đã hỏng hãy nhanh chóng nghĩ tới việc khác để
cho mình bình tĩnh lại.

31. Khi rơi vào trạng thái bất ổn, hãy tự hỏi mình lý do vì sao.

32. Khi bất ổn, hãy ăn những thứ mình thích sẽ giúp cho sức lực được
dồi dào.

33. Phải tăng cường tiếp xúc để tạo thói quen nhằm tránh những rụt rè.

34. Sau khi thất bại, cảm giác thất vọng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự lý

giải của mình trước những thất bại đó rao sao.

CẤM BÀN TỚI CÁC VẤN ĐỀ NHẠY CẢM KHI GIAO DỊCH THƯƠNG
MẠI


Thương mại là một nghề đòi hỏi cạnh tranh, một
nghề phải hợp tác để đạt lợi ích cho mình, cho nên
phải hết sức tránh những đề tài không vui vẻ.
Những vấn đề đó là:



1. Vấn đề chính trị nhạy cảm.
2. Những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc.
3. Vấn đề liên quan đến đời tư của cá nhân.
4. Những khuyết tật bẩm sinh trên cơ thể.
5. Nói xấu đối thủ cạnh tranh.
6. Nói xấu các công ty và đồng nghiệp khác.
7. Cho thăm dò bí mật đời tư của người khác trước mặt khách.
8. Bình luận luôn mồm về cách sắp xếp đồ đạc trong nhà của khách.
9. Nịnh nọt quá đáng.
10. Khoe khoang kiến thức của mình, cao giọng giảng giải khiến người
khác thấy ghét.

×