Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dự phòng và xử trí bệnh quai bị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.84 KB, 5 trang )

Dự phòng và xử trí bệnh quai bị

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Lây truyền qua nước
bọt và nước tiểu của người bệnh. Bệnh phổ biến ở trẻ 3 – 14 tuổi, thường 5 – 9
tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi. Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững.
Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Có thể gây vô sinh đối với bé
trai sau này vo viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do vi6em tụy kéo dài.
Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó
xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.

Viêm tuyến mang tai
Là có thể thường nhất và điển hình nhất, trẻ sốt 38
0
C – 39
0
C, nhức đầu, mệt
mỏi, ăn ngủ kém; viêm sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau,
miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, nên
mặt bạnh ra, nước bọt ít và quánh. Sau 4 – 5 ngày hết sốt, sưng đau, giảm dần và
khỏi.

Viêm tinh hoàn
Hay gặp ở tuổi thanh niên (20% -30% các ca), thường xảy ra vào ngày thứ
5 đến ngày thứ 8 sau khi viêm tuyến mang tai. Sốt cao trở lại, tinh hoàn sưng tấy,
đỏ, bìu căng co khi kéo dài cả tuần. Sau 2 – 6 tháng tinh hoàn bị viêm nhỏ hơn
bình thường.

Xử trí: Mặc quần áo chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ từ 5 – 7
ngày; dùng Prednisolone 1 – 2mg/kg/ngày trong 7–10 ngày, Vitamine E liên tục
1–2 tháng để tái tạo khả năng sinh tinh trùng sau viêm.



Viêm buồng trứng
Chỉ gặp ở phụ nữ dậy thì, sốt, đau bụng dưới có thể xuất huyết tử cung nhẹ
trong vài ngày.

Viêm tụy cấp
Thường chỉ gặp ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em, sốt, đau bụng cấp, tiêu
chảy, biếng ăn.
Xử trí: ăn thức ăn lỏng, truyền Dextrose 10%, giảm đau bằng Atropine.

Viêm não – màng não
Sốt 38
0
C – 39
0
C kèm theo rét run; có dấu hiệu màng não (nhức đầu, nôn ói,
ly bì, cổ gượng); có thể co giật, hôn mê.

Để dự phòng bệnh này cần cách ly bệnh nhi tại nhà từ 9 – 10 ngày, người
tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Nằm nghỉ trong giai đoạn viêm cấp để đề phòng biến
chứng, tiêm vắc-xin MMR nấu có (Measles-mumps-Rubella) cho trẻ 12 – 15 tháng
và lập lại lúc 4 tuổi.
Một vài hiểu biết về bệnh than
Là loại bệnh do trực khuẩn có tên gọi Bacillus anthracis gây nên.

Ở Việt Nam vùng có nguy cơ mắc bệnh này là các vùng núi chăn nuôi gia
súc lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Tuyên Quang

Cách xử lý động vật bị nhiễm bệnh than:
 Chôn sâu gia súc gia cầm bị mắc bệnh, đổ vôi, bột để loại trừ mầm

bệnh (vì vi khuẩn có khả năng sống lâu dài).
 Không giết mổ gia súc gia cầm bị bệnh than để lấy thịt.
Bệnh có tên gọi Anthrax, đã được biết từ lâu tại 1 số nước Nam Mỹ và
Châu phi qua những người làm việc có tiếp xúc với động vật chết trong các lò mổ
và các nghề thuộc da, len, dạ…Từ năm 1900 – 1976 thế giới chỉ có 18 ca, từ năm
1976 – 9/2001 không ghi nhận được ca nào. Sau sự kiện 11/09/2001 ở Mỹ đã có
10 ca nhiễm. Bệnh do một loại vi khuẩn tồn tại trong đất, nước, trong các động vật
có móng guốc (trâu,bò, ngựa, cừu ) gây nên lây qua người qua 3 đường: tiếp xúc
qua da (chiếm hầu hết tất cả các trường hợp), đường tiêu hóa, hô hấp. Có thể nuôi
cấy vi khuẩn và định danh bằng phương pháp nhuộm hoặc phân lập.

Đã có vắc xin ngừa bệnh nhưng chỉ sử dụng trong quân đội Mỹ.

Điều trị
Bệnh không khó điều trị, dùng kháng sinh liều cao chống vi khuẩn gram
dương như: Penicillin, Amoxcillin trong một thời gian ngay sau khi phát hiện bệnh
có thể tiêu diệt được hoàn toàn bào tử của vi khuẩn.


×