Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ học các môn lý LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.22 KB, 7 trang )

Nâng cao hiệu quả học các môn lý luận cho sinh viên trường cao đẳng CKN
Đông Á bằng phương pháp kể chuyện và tình huống
Ths. Phạm Thị Hiến (Cao đẳng Đông Á – Quảng Nam)
I. Đặt vấn đề
Hiện nay việc học các môn lý luận bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mac - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên các
trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước nói chung và sinh viên trường cao đẳng
CKN Đơng Á nói riêng. Đây là những mơn học được xem là khơ khan, mang tính
hàn lâm, lý luận cao nên sinh viên khó nắm bắt, dễ nhàm chán và thường có tâm lý
ngại học.
Một nghịch lý ta có thể nhìn rõ ở đây là giữa một bên là yêu cầu bắt buộc
phải học các môn lý luận của hệ thống giáo dục và một bên là nhu cầu học các môn
này của hầu hết sinh viên là không cao. Do đó dẫn đến tình trạng là nếu mơn
chun ngành được sinh viên quan tâm, đầu tư bao nhiêu thì những mơn cơ bản,
những mơn lý luận sinh viên ít học bấy nhiêu. Bản thân tôi cho rằng hiện nay nhiều
người đi làm chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân mà khơng cần biết đến lợi ích của tập
thể, chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế của bản thân, gia đình, lợi ích nhóm mà ít quan
tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, khơng có lập trường vững vàng.... một phần
cũng do trong quá trình đào tạo họ ít được quan tâm giáo dục về mặt tư tưởng. Vậy
vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để lôi kéo được người học vào học một cách
nghiêm túc, hứng khởi những môn lý luận?
II. Thực trạng việc học các môn lý luận tại trường Cao đẳng CKN Đơng Á
Như trên đã trình bày việc học các môn lý luận là một trong những yêu cầu
bắt buộc đối với sinh viên trường Đông Á. Tuy nhiên hầu hết sinh viên, nhất là sinh
viên nam các ngành kỹ thuật lại khơng có hứng thú với những mơn học này.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng đó, đầu tiên phải kể đến là do nhận thức lệch lạc
của các em khi con ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Các em chỉ quan tâm đến
các môn học trong khối mình sẽ dự thi đại học và coi đó là những mơn học chính,
cịn tất cả các mơn cịn lại là môn phụ (đây cũng là tâm lý chung của xã hội hiện
nay). Tiếp tục mạch suy nghĩ đó lên đến bậc cao đẳng, đại học các em vẫn cho rằng


mơn chun ngành là mơn chính và các mơn cơ bản, mơn lý luận là mơn phụ nên
có tâm lý coi thường môn học và ngại học, trong khi trên thực tế với việc đào tạo
theo học chế tín chỉ của nhà trường thì tất cả các mơn học đều bình đẳng như nhau,
nếu các em khơng tích luỹ đủ số tín chỉ cần thiết thì dù cho mơn chuyên ngành các
em rất giỏi nhưng môn cơ bản các em khơng đủ điểm thì các em cũng chưa thể tốt
nghiệp ra trường. Đó là chưa kể tổng số tín chỉ cần tích luỹ của các mơn lý luận là
rất cao: 10 tín chỉ
Ngun nhân thứ hai dẫn tới tình trạng chán học của sinh viên là phương
pháp giảng dạy của giáo viên bộ mơn. Đây có thể coi là ngun nhân chính, nhiều
giáo viên bộ mơn chỉ lên lớp nói những nội dung đã có sẵn trong giáo trình, ngồi


một chỗ đọc hoặc chiếu cho sinh viên chép đầy vở, ít đổi mới phương pháp, cách
giảng thiếu sự lơi cuốn, sự chủ động. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ như vũ
bão của cơng nghệ thơng tin thì tri thức khơng cịn là độc quyền của người thầy,
thậm chí có những tri thức sinh viên cịn biết trước thầy nên việc giảng dạy theo
kiểu thầy truyền thụ trò lĩnh hội là khơng cịn phù hợp. Nhưng trên thực tế hầu hết
các giáo viên lại sử dụng phương pháp này, đó là ngun nhân chính dẫn đến tình
trạng chán học ở sinh viên.
Bên cạnh đó, các mơn lý luận là mơn học chung nên cịn có sự kết hợp nhiều
lớp lại với nhau, điều này tạo ra một tâm lý ỷ lại và ngại ngùng giữa sinh viên các
lớp với nhau, rất khó để giáo viên bộ mơn kich thích sự năng nổ trong xây dựng bài
của mỗi em. Thêm vào đó các lớp ghép thường đơng và học phịng hội trường lớn
nên giáo viên bộ mơn quản lý lớp ít hiệu quả, điều này tạo điều kiện để các em làm
việc riêng và không chú ý vào bài học.
III. Nâng cao hiệu quả học các môn lý luận bằng phương pháp kế chuyện
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự tác động của nó đến tất cả các mặt của
đời sống kinh tế xã hội, trong lĩnh vực giáo dục phong trào đổi mới phương pháp
giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh được lan rộng. Tuy nhiên việc áp

dụng những phương pháp dạy học mới này muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì
cần phải biết vận dụng vào những trường hợp cụ thể. Không phải lúc nào hoạt động
nhóm, thảo luận nhóm, đề án.... cũng là tối ưu. Một vấn đề đặt ra là thời gian cho
một tiết học là 50 phút, trong khi lớp học có khi lên đến hơn 100 sinh viên, vậy nếu
chia nhóm để thảo luận thì làm thế nào để đảm bảo về thời gian và sự đồng đều
giữa các nhóm? Làm thế nào để có sự đánh giá cơng bằng cho mỗi sinh viên vì
nhóm đơng chắc chắn sẽ có những sinh viên ỷ lại, mà nếu đánh giá không công
bằng sẽ không tạo được động lực cho sinh viên....
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của bản thân, tôi thấy nếu trong quá
trình giảng dạy giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại kết hợp các khả
năng nghe, nhìn và động não của sinh viên sẽ gây được sự chú ý nhiều nhất vào bài
giảng. Tuy nhiên điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hiện đại của nhà
trường còn thiếu và yếu nên việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống là
khơng tránh khỏi. Do đó cần phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền
thống để gây hứng thú học tập cho sinh viên. Một trong những phương pháp truyền
thống có hiệu quả mà tơi đã sử dụng và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan
là phương pháp kể chuyện và tình huống.
Phương pháp dạy học kể chuyện là một hình thức của phương pháp thuyết
trình. Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên
dùng lời nói, chữ viết để trình bày, giảng giải nội dung bài học. Còn học sinh chủ
yếu thụ động nghe, nhìn, ghi chép, tái hiện và ghi nhớ nội dung bài học. Phương
pháp kể chuyện là hình thức thuyết trình diễn giảng, thơng qua các mẩu chuyện nhẹ
nhàng, gần gũi sinh viên có thể tái hiện và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.


Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp dạy học trong đó học
sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình
huống đặt ra.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp kể chuyện và tình huống, để đạt được
hiệu quả cao nhất, giáo viên cũng cần phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất truyện kể và tình huống phải đảm bảo tính sư phạm.Truyện kể và
tình huống được sử dụng trong tiết học phải đảm bảo tính mơ phạm, khơng sử dụng
những mẩu chuyện mang tính tục tĩu, phản văn hóa, phản giáo dục gây phản
cảmđối với sinh viên tạo tâm lý coi thường giáo viên.
Thứ hai truyện kể và tình huống phải đảm bảo tính giáo dục nhân văn.
Truyện kể và tình huống được sử dụng trong tiết học phải có tính giáo dục, sau mỗi
mẩu chuyện hoặc tình huốngđưa ra sinh viên phải tự liên hệ, tự rút ra được ý nghĩa
của tình huống, mẩu chuyện và rút ra được bài học cho bản thân. Thơng qua các
tình huống và mẩu chuyện giáo viên có thể giáo dụcý thức sốngđẹp cho sinh viên.
Một ví dụ điển hình: Thơng thường khi có lịch học các môn lý luận, các sinh
viên đã được các thế hệ đi trước “rỉ tai” về sự khô khan và nhàm chán của môn học.
Cho nên để tạo ấn tượng tốt ban đầu giữa giáo viên với sinh viên, đồng thời giúp
sinh viên xácđịnh rõđộng cơ và mụcđích học tập ngay từđầu giáo viên sau khi làm
quen với lớp, giới thiệu về mơn học giáo viên có thể kể cho sinh viên nghe mẩu
chuyện “Những hoàn đá cuội” sau đây:
“Trong

một buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình
bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt
trong cuộc sống, ông mỉm cười: “Sau đây là một câu hỏi trắc ghiệm”. Ông ta lấy
từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ 4 lít và một túi chứa những hịn đá cuội to
bằng nắm tay. Ông lần lượt đặt từng hịn đá vào lọ cho đến khi khơng thể bỏ vào
được nữa. “Cái lọ có đầy chưa?” ơng hỏi. “Đầy rồi” – mọi người đáp. “Thật
không?” – ông lấy từ gầm bàn ra một túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ và lắc cho các hòn
sỏi chen vào tất cả các khoảng trống giữa các hịn đá cuội. Ơng nhoẻn miệng cười
và hỏi”Cái lọ đầy chưa?”
Lần này thì mọi người dường như bắt kịp ơng. Ai đó trả lời: “Chắc là
chưa”.
“Tốt!” – ơng nói và lấy ra một túi cát đổ vào lọ và cát chen đầy vào các khoảng
trống giữa những hòn đá cuội và hòn sỏi. Một lần nữa, ông hỏi: “Cái lọ đầy

chưa?”. “Chưa” – mọi người nhao nhao. “Tốt” – ông lặp lại và vớ lấy bình nước
đổ vào lọ cho đến khi nước ngập đến miệng lọ. Ơng ngước nhìn mọi người và hỏi
“Minh họa này nói lên điều gì?”
Một nhà kinh doanh nhanh nhảu đáp: “Vấn đề là cho dù kế hoạch làm việc
của bạn có sít sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn ln có thể làm thêm nhiều việc
nữa!”


“Có thể” – ơng đáp – Nhưng đó khơng phải là vấn đề. Điều mà minh họa
vừa rồi nói lên là bạn khơng đặt những hịn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ khơng bao
giờ có thể nhét chúng vào được”
Cái gì là những “hịn đá cuội” trong cuộc sống của bạn? Có thể là một dự
án, một hồi bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn
thương yêu, học vấn của bạn, sức khỏe của bạn… Nhưng nhớ đặt những “hịn đá
cuội” đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta
luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng
điều quan trọng là những việc mà bạn đang làm có thật sự có ý nghĩa.
Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này, hãy tự hỏi
chính bản thân mình rằng điều gì là những “hịn đá cuội” trong cuộc sống của
chính bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ trước.”
Thứ ba truyện kể và tình huống phải phù hợp với mục tiêu kiến thức bài học.
Truyện kể và tình huống được sử dụng trong tiết học phải liên quan đến nội dung
bài giảng, phản ánh nội dung bài giảng dưới góc độ hài hước nhẹ nhàng để sinh
viên dễ hiểu, dễ nắm bắt. Nếu truyện kể và tình huống khơng liên quan đến các nội
dung của bài học sẽ tạođiều kiệnđể sinh viên nói leo, nóiđế và nói chuyện riêng,
khơng chúý vào bài học. Khơng khí lớp học sẽ trở nên rời rạc, ồnào khó quản lý
lớp.
Một ví dụ khi dạy về phạm trù nội dung và hình thức giáo viên có thể kể mẩu
chuyện về sự phong phú của Tiếng Việt như sau: Có một người nước ngoài học
Tiếng Việt với một thầy giáo người Việt Nam. Một hơm người nước ngồi được

thầy mời về nhà dùng cơm. Muốn lấy lòng chủ nhà nên khi vừa đến nhà vị khách
đã tấm tắc khen: nhà thầy có con chó đen đẹp quá! Thầy giáo chỉnh: ở đất nước
chúng tơi chúng tơi khơng gọi là chó đen mà gọi là chó mực. Vào đến nhà vợ thầy
ra chào khách, ơng khách lại khen: bà nhà có đơi mắt mực mới đẹp làm sao. Thầy
giáo mỉm cười, ở đất nước chúng tôi, chúng tôi gọi mắt đen là mắt huyền chứ
không gọi là mắt mực. Ngồi chơi một lát, ở đâu có con mèo đen chạy về, ơng khách
lại khen: nhà thầy có con mèo huyền đẹp quá! Thầy giáo nói: chúng tơi khơng gọi
mèo đen là mèo huyền chúng tơi gọi nó là mèo mun. Sau khi dùng bữa thầy giáo
dẫn học trị của mình đi thăm trang trại của ơng, ở đó có một chuồng ngựa và
những chú ngựa màu đen mạnh mẽ, vị khách lại khen: những con ngựa mun thật
khoẻ làm sao! thầy giáo nhẹ nhàng: ở đất nước này ngựa đen được gọi là ngựa ô.
Vị khách bắt đầu tỏ ra lúng túng, từ đầu đến cuối khen gì cũng khơng phù hợp,
chợt nhìn thấy những con gà đen có bộ lơng óng mượt, vị khách chợt hơ lên: nhìn
kìa những con gà ô! Một lần nữa thầy giáo mỉm cười: chúng tôi gọi gà đen là gà
quạ, không gọi là gà ô. Vị khách bật lên hỏi: vậy Binlađen ở đất nước các ngài gọi
là Bin-la-mực hay Bin-la-quạ?Thầy giáo ung dung đáp: Đấy là danh từ riêng nên
chúng tôi giữ nguyên, vẫn gọi là Binlađen.
Từ nội dung câu chuyện trên giáo viên yêu cầu sinh viên chỉ ra mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức.


Thứ tư truyện kể và tình huống phải đề cao vai trị tích cực chủ động của
sinh viên. Khi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thường chỉ có
nhữngđối tượng sinh viên trong diện “ngoan, hiền, chăm chỉ..” mới “tích cực”, cịn
lại hầu hết mang tính thụđộng lắng nghe – ghi chép. Nên truyện kể và tình huống
được sử dụng trong tiết học phải kích thích được tính năng động của sinh viên, làm
cho sinh viên phải chú ý lắng nghe và có phản ứng tích cực, hợp tác với giáo viên
trong bài giảng, tự giác, tựđộng và muốnđược trình bày quan điểm riêng của mình.
Thứ năm truyện kể và tình huống phải đảm bảo sự phù hợp tâm sinh lý sinh
viên.Truyện kể và tình huống được sử dụng trong tiết học phải đảm bảo tính dễ

hiểu đối với sinh viên, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ, tránh sử dụng những mẩu
chuyện sinh viên khó hiểu hay không hiểu sẽ làm giảm chất lượng bài giảng. Bên
cạnh đó giáo viên nên chúýđến cácđối tượng là tínđồ tơn giáo (nhất là các tínđồđạo
kitơ, tin lành) trong khi kể chuyện hoặc nêu tình huống có liên quan đến vấn đề tín
ngưỡng, vì nếu sử dụng khơng đúng lúc sẽ gây ấn tượng xấuđối với sinh viên và
theo đó giáo viên sẽ khơng đạt được mục tiêu giảng dạy.
Ví dụ để thấy sự cần thiết phải học môn Đường lối cách mạng của đảng cộng
sản Việt Nam, giáo viên có thể kể cho sinh viên mẩu chuyện hài hước: Cán bộ cũng
chịu!
Có 3 anh thanh niên người dân tộc thiểu số rủ nhau chạy xe xuống thành
phố chơi. Cả 3 anh cùng chất lên một chiếc xe mô tô và không đội mũ bảo hiểm,
khi xuống tới đầu thành phố gặp một anh cán bộ giao thông giơ gậy lên vẫy vẫy.
Anh cầm lái hồn nhiên đi chậm xe lại và nói rằng “ Cán bộ cũng chịu thơi, xe nặng
lắm rồi không chở thêm được nữa đâu!”. Thông qua mẩu chuyện sinh viên có thể
thấy muốn làm đúng luật phải biết luật, muốn làm việc ở ngành nghề nào thì phải
biết chủ trương, đường lối của đảng ở lĩnh vực đó, mơn học sẽ cung cấp những
đường lối cơ bản nhất để sinh viên có cái nhìn tổng quan.
Thứ sáu truyện kể và tình huống phải đảm bảo tính cường độ. Mặc dù khi
giáo viên nêu tình huống hay kể chuyện lớp học sẽ sôi nổi hơn nhưng không nên
lạm dụng việc kể chuyện hay sử dụng tình huống quá nhiều trong một tiết giảng sẽ
làm sinh viên nhàm chán. Chỉ nên sử dụng khi thấy rằng nội dung củađơn vị kiến
thức mà sinh viên cần chiếm lĩnhđược thể hiện rõ nhất qua mẩu chuyện hay tình
huống nàođó, do vậy sẽ tạo hiệu quả tốt nhất cho tiết học
Thứ bảy truyện kể và tình huống phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Khơng khí lớp học và đối tượng sinh viên là những yếu tố quan trọng trong việc
quyết định sử dụng các tình huống và các mẩu chuyện, cho nên truyện kể và tình
huống phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tạo hiệu quả tốt nhất. Thơng
thường truyện kể và tình huống sẽđược sử dụng khi có nội dung liên quan
vàđượcđưa ra vào lúc sinh viên đã chuẩn bịđược tâm thế tiếp thu bài, tránh trường
hợp khi lớp chưa ổnđịnh hoặc khi gần hết giờ sinh viên sẽ khơng có tâm trạngđể

tham gia xây dựng bài. Giáo viên cũng có thể kể những mẩu chuyện cười ngắn để
làm giảm sự mệt mỏi khi có quá nhiều nội dung cần trao đổi, những mẩu chuyện


cười này có thể khơng liên quan đến nội dung bài học vì nó nhằm làm giảm sự căng
thẳng của sinh viên.
Bên cạnhđó thời lượng chương trình mơn học ln có giới hạn nên khi chọn
những mẩu chuyện và tình huốngđể sử dụng trong bài giảng giáo viên cần chúýđến
việcđảm bảo tính chỉnh thể, hệ thống của mơn học, khơng nên sa đàở những nội
dung có thể có nhiều tình huống hay truyện kể minh họa. Giáo viên cũng nên ưu
tiên cho những thơng tin thời sự, chính trị xã hội mới nhất để thu hút sự quan tâm
của sinh viên về đời sống xã hội. Ví dụ: các thơng tin sau:
Năm 2011 được xem là năm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ trở thành cuốn sách thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam xuất
bản tại Thái Lan, cuốn sách này cũng được các NXB tại Hàn Quốc, Mỹ mua bản
quyền xuất bản. Tiếp theo, tác phẩm Cô gái đến từ hơm qua được đưa vào giáo
trình giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Moscow (Nga). Tác phẩm mới nhất Lá nằm
trong lá đạt một loạt thành tích xuất bản như tái bản trước khi ra mắt, tái bản 3 lần
trong 45 ngày, bạn đọc xếp hàng dài mua sách…
Tranh luận xung quanh các vụ thu hồi và tịch thu sách. Đầu tiên, cuốn sách
tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” với hình vẽ minh họa các thành ngữ “mới” của giới
trẻ bị phê phán là phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt, cuộc tranh cãi giữa giải
trí và giáo dục dữ dội đến nỗi Cục Xuất bản phải đề nghị đơn vị xuất bản cuốn
sách là NXB Mỹ thuật xem lại nội dung và cuối cùng, NXB đã ra quyết định thu hồi
sách.
Phát hiện anh em song sinh của trái đất. Kính viễn vọng vũ trụ Kepler của
NASA đã phát hiện hành tinh đầu tiên ngồi hệ mặt trời có thể trở thành nơi cư
ngụ cho con người.Hành tinh Kepler 22b ở vào khoảng cách thích hợp so với ngơi
sao của nó để có nước, có nhiệt độ và khí quyển có khả năng hỗ trợ sự sống, theo
cơng bố của NASA hôm 5.12.2011. Kepler 22-b nằm cách Trái đất khoảng 600 năm

ánh sáng, lớn gấp 2,4 lần Trái đất và có nhiệt độ khoảng 22 độ C. Tuy nhiên, người
ta chưa biết Kepler-22b được cấu tạo chủ yếu từ đá, khí hay chất lỏng
IV. Kết luận
Khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng, việc sử dụng phương pháp
tình huống và kể chuyện chỉ giữ vai trị góp phần làm phong phú và sinh động thêm
trong giờ giảng. Một giờ giảng hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Riêng cá nhân
tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng hàng đấu góp phần tạo nên một giờ
giảng hay - giờ giảng được sinh viên chú ý và hoạt động, là giáo viên phải thực sự
tâm huyết với nghề và phải hướng dẫn được sinh viên chuẩn bị bài trước khi đến
lớp, phải gắn được nội dung học lý thuyết với thực tế xã hội.
Thêm vào đó để đạt được hiệu quả tốt nhất khi học những mơn lý luận, cần
có sự chung tay góp sức từ nhiều phía: phía nhà trường, phía sinh viên, nhất là phía
giáo viên bộ mơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Chương, Tình huống GDCD 10, NXB Giáo dục, 2006
2. Đặng Văn Đức, Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB
Đại học sư phạm, 2004
3. Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, 1995
4. Bộ sách Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2006
5. Truyện cười dân gian Việt Nam, NXB Đồng Nai, 2001
6. Chuyên mục“Góc tâm hồn” trang web dantri.com



×