Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại phân xưởng gò 2 nhà máy 1 (công ty cổ phần đầu tư thái bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TẠI PHÂN XƯỞNG GỊ 2 – NHÀ MÁY 1
(CƠNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ THÁI BÌNH)

GVHD: HÀ NGUYỄN MINH QUÂN
SVTH : HUỲNH THỊ XUÂN LOAN
MSSV: 14109238

SKL 0 0 5 0 7 5

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TẠI PHÂN XƯỞNG GỊ 2 – NHÀ MÁY 1
(CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH)

SVTH


: HUỲNH THỊ XN LOAN

MSSV

: 14109238

Khố

: 2014

Ngành

: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

GVHD : ThS HÀ NGUYỄN MINH QUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07, năm 2018
i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2018.

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Xuân Loan

MSSV: 14109238


Ngành: Quản lý công nghiệp

Lớp: 14124CLC

Giảng viên hướng dẫn:

ĐT:

Ngày nhận đề tài: 23/05/2018

Ngày nộp đề tài: 02/07/2018

1. Tên đề tài: Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chất lượng sản phẩm tại Phân xưởng
Gị 2 – Nhà máy 1 (Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình)
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
Tài liệu của Phòng quản lý chất lượng và Phòng Quản lý sản xuất cung cấp.
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu về quy trình kiểm sốt chất lượng của một chuyền gò.
- Nhận diện các lỗi xảy ra tại phân xưởng Gò 2.
- Xác định các lỗi thường xảy ra và phân tích nguyên nhân gây ra.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chất lượng
sản phẩm.
4. Sản phẩm: Khóa ḷn tốt nghiệp.

TRƯỞNG NGÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii



LỜI CẢM ƠN.
Khoảng thời gian bốn năm ngồi trên giảng đường đại học, chắc có lẽ đây là
khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm nhất. Tơi trưởng thành hơn, học hỏi nhiều hơn
tại môi trường này. Những điều học được không chỉ đơn thuần là lý thuyết suông,
những bài giảng khơ cứng mà đó là cả những bài học kinh nghiệm sống vô cùng
quý báu. Bản thân cảm thấy trân quý về quãng đời sinh viên và biết ơn đối với nhà
trường, thầy cô. Trong học kỳ cuối nhờ sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa chất
lượng cao mà sinh viên có cơ hội thực tập đúng lĩnh vực mong muốn. Trong q
trình thực tập sinh viên ln nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ cán bộ trong cơng ty
và sự tận tình chỉ bảo từ giảng viên hướng dẫn cho bài luận văn tốt nghiệp.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến chị Phạm Thị Hồng và toàn thể anh chị
trong Trung tâm Đào tạo – Tuyển dụng đã giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực
tập tại công ty. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn,
thầy đã chỉ bảo tận tình cho bài luận văn tốt nghiệp. Tuy khơng có cơ hội được gặp
thầy ở những mơn học trước đây và số lượng gặp thầy để trao đổi về bài luận văn
không nhiều, nhưng tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết của thầy trong nghề và có
chút gì đó “lạ” trong cách giảng dạy, những điều thầy nói khơng chỉ ứng dụng trong
bài báo cáo mà cịn ngay cả trong cuộc sống, tôi cảm thấy biết ơn về những điều
thầy đã chỉ dạy.
Sau cùng tôi chúc thầy cô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và tồn
bộ anh chị trong cơng ty lời chúc sức khỏe và thành cơng trong cuộc sống.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2018
Sinh viên

Huỳnh Thị Xuân Loan

iii



MỤC LỤC.
LỜI CẢM ƠN. .......................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. .................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. .......................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH. ....................................................................................... ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Lý do hình thành đề tài. .......................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài. ....................................................................................................2
3. Phạm vi đề tài. .....................................................................................................2
4. Ý nghĩa thực hiện. ................................................................................................2
5. Phương pháp thu thập dữ liệu. .............................................................................2
6. Bố cục đề tài. .......................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH. ..................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH. ............................................................................................................4
1.1

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH. ..........4

1.1.1 Giới thiệu chung.......................................................................................4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. .............................................................4
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. ...........................................................6
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động. .................................................................................7
1.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. .................................................9
1.2

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 1 ......................................10

1.2.1 Cơ cấu tổ chức. ......................................................................................10

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. .................................................10
1.2.3 Định hướng phát triển của Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình. ................................................................................................................12
1.3

TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG GỊ 2. .............................................12

1.3.1 Giới thiệu về Phân xưởng Gò 2. ............................................................12
1.3.2 Sơ đồ tổ chức. ........................................................................................15

iv


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG.
...............................................................................................................................16
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG. ............................................................16
2.1.1 Khái niệm chất lượng. ............................................................................16
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. ..................................................16
2.1.3 Kiểm sốt chất lượng. ............................................................................18
2.2 CÁC CƠNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG. ........................................18
2.2.1 Biểu đồ Pareto ........................................................................................18
2.2.2 Biểu đồ kiểm soát...................................................................................19
2.2.3 Sơ đồ nhân quả. ......................................................................................22
2.3 CHƯƠNG TRÌNH 5S. .................................................................................23
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TẠI PHÂN XƯỞNG GỊ 2. .............................................................25
3.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI PHÂN XƯỞNG
GÒ 2. ..................................................................................................................25
3.1.1 Các tiêu chuẩn chất lượng tại các công đoạn sản xuất. .........................25
3.1.2 Phân loại các lỗi sản phẩm. ...................................................................28

3.1.3 Trình tự xử lý các sản phẩm khơng phù hợp. ........................................31
3.2 TÌNH HÌNH VỀ SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM LỖI TẠI PHÂN XƯỞNG GỊ
2. .........................................................................................................................36
3.3.1 Sơ đồ kiểm sốt sản phẩm lỗi ................................................................38
3.3.2

Xác định lỗi quan trọng. ....................................................................39

3.3.3 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi. .........................................................39
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. ...............................................................................43
4.1 THẾ MẠNH TRONG CÔNG TY ...............................................................43
4.1.1 Nguồn nhân lực. .....................................................................................43
4.1.2 Hệ thống chỉ tiêu. ...................................................................................44
4.1.3 Công tác quản lý nguyên vật liệu. ..........................................................44
4.1.4 Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. ................................................44
4.2 HẠN CHẾ TỒN TẠI TRONG CÔNG TY ..................................................45

v


4.2.1 Nguồn nhân lực. .....................................................................................45
4.2.2 Máy móc thiết bị. ...................................................................................46
4.2.3 Mơi trường làm việc...............................................................................46
4.3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT SẢN PHẨM LỖI
TẠI PHÂN XƯỞNG GỊ 2. ...............................................................................47
4.3.1

Giải pháp cho lỗi hở keo và lem keo. ................................................47


4.3.2

Giải pháp cho lỗi vệ sinh. ..................................................................48

4.3.3

Áp dụng 5S để cải tiến môi trường làm việc. ....................................50

4.3.4

Giải pháp “giữ chân” người lao động................................................57

4.3.5 Giải pháp tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho
CBCNV. ..........................................................................................................60
PHẦN III. KẾT LUẬN .............................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................64

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
STT TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TBS
Thai Binh Shoes
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

QA
QC
MQAA
ICD
PO
BTP
QLCL
SX
QTCN
TKCN


QLTT
CNKT
CNTC
LĐĐH
ĐHĐV
ĐHHT
TKKHKĐH
TKLĐTL
CBCNV
CPBH&QL
QLDN

GIẢI THÍCH
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình
Quality Assurance
Đảm bảo chất lượng
Quality Control
Kiểm soát chất lượng
Manufacturing Quality Đánh giá đảm bảo chất lượng sản
Assuarance Auditing
xuất
Inland Container
Điểm thông quan nội địa
Depot
Purchase order
Đơn hàng
Bán thành phẩm
Quản lý chất lượng
Sản xuất

Quy trình cơng nghệ
Thiết kế công nghệ
Lao động
Quản lý trực tiếp
Công nhân kỹ thuật
Công nhân thủ công
Lãnh đạo điều hành
Điều hành đầu vào
Điều hành hoàn thiện
Thống kê kế hoạch kết đơn hàng
Thống kê lao động tiền lương
Cán bộ cơng nhân viên
Chi phí bán hàng và quản lý
Quản lý doanh nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.
Bảng 1.1: Kết quả doanh thu từ năm 2012-2017. .......................................................9
Bảng 3.1: Theo dõi số lượng lỗi sai tại chuyền 8 từ ngày 14/03 đến ngày 17/04 .....36
Bảng 4.1: Số năm thâm niên của nhân viên bộ phân quản lý Phân xưởng Gò 2 cập
nhật ngày 30/12/2017)...............................................................................................43
Bảng 4.2: Tình hình biến động lao động của cơng ty. ..............................................45
Bảng 4.3: Giải pháp cho lỗi hở keo và lem keo. .......................................................47
Bảng 4.4: Kế hoạch chi phí dự trù. ...........................................................................50
Bảng 4.5: Nhiệm vụ của Ban 5S ...............................................................................52
Bảng 4.6: Nội dung thực hiện “Săn sóc”. .................................................................55
Bảng 4.7: Kiểm tra đánh giá thực hiện 5S tại công ty. .............................................56


viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH.
Hình 1.1: Các lĩnh vực hoạt động của TBS ................................................................7
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy 1 ....................................................................10
Hình 1.3: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 1 ....................................................13
Hình 1.4: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 2. ...................................................13
Hình 1.5: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 3. ...................................................14
Hình 1.6: Sơ đồ vị trí chức danh cơng việc. ..............................................................15
Hình 2.1: Biểu đồ kiểm sốt. .....................................................................................21
Hình 2.2: Biểu đồ nhân quả.......................................................................................23
Hình 3.1: Các lỗi nhẹ thường xảy ra tại Phân xưởng Gị ..........................................28
Hình 3.2: Các lỗi nặng thường xảy ra tại Phân xưởng Gò ........................................30
Hình 3.3: Các lỗi nghiêm trọng thường xảy ra tại Phân xưởng Gị. .........................30
Hình 3.4: Trình tự xử lý các sản phẩm khơng phù hợp. ...........................................31
Hình 3.5: Đánh dấu sản phẩm lỗi. .............................................................................32
Hình 3.6: Ghi nhận lỗi vào báo cáo...........................................................................33
Hình 3.7: u cầu cơng nhân ở vị trí phát sinh lỗi tạm ngưng. ................................33
Hình 3.8: Biểu đồ kiểm sốt tỉ lệ sản phẩm lỗi tại chuyền 8. ...................................38
Hình 3.9: Biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm giày Decathlon. ..........................39
Hình 3.10: Biểu đồ nhân quả phân tích lỗi hở keo và lem keo. ................................40
Hình 3.11: Biểu đồ nhân quả phân tích lỗi vệ sinh. ..................................................40
Hình 4.1: Quy trình áp dụng 5S tại cơng ty. .............................................................50
Hình 4.2: Biểu đồ tỉ lệ công nhân nghỉ việc theo thời gian làm việc. .......................57

ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do hình thành đề tài.
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nguồn lao động dồi dào và chuyên
nhận gia công từ các nước khác trên thế giới. Trong đó phải kể đến ngành hàng da
giày, đây cũng chính là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Tuy là một nước
có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng các doanh nghiệp ngành da giày chủ yếu sản
xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được vùng nguyên
liệu, bị hạn chế về vốn và công nghệ. Trong nhiều năm qua thì ngành da giày Việt
Nam gặp khơng ít những khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên
thế giới điển hình là Trung Quốc. Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc
tế, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với cơng nghệ sản xuất
hiện đại và có thể huy động nguồn vốn. Mặt khác đó cũng chính là thách thức khi
phải cạnh tranh khơng chỉ trong nước mà cịn ngồi nước. Vấn đề cấp thiết đặt ra là
các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi những chính sách quản lý, liên tục cải
tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều
này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng các công cụ và giải pháp nhằm
loại bỏ tất cả các hoạt động gây lãng phí trong q trình sản xuất, khơng làm tăng
giá trị của sản phẩm.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình – TBS Group với kinh nghiệm hơn 25 năm
sản xuất giày, công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Hằng năm công
ty luôn bỏ ra một khoảng chí phí lớn để đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chính
sách giảm chi phí sản xuất, đề ra các biện pháp cải tiến liên tục. Nhưng trong q
trình sản xuất cũng khơng thể tránh khỏi những khó khăn như chưa đồng bộ được
các khâu sản xuất, thời gian chờ đợi, công nhân sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng, đặc biệt tình hình lao động ở công ty luôn nằm ở mức biến động cao,
cơng nhân mới được tuyển chưa có kinh nghiệm làm việc chính vì vậy mà các lỗi
sai thường xun xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, thời
gian sửa chữa và chi phí sản xuất. Vì vậy năng suất khơng cao và gây ra lãng phí
trong sản xuất.
Trước tình hình đó, việc tìm ra đâu là những lỗi sai đang tồn tại và làm cách
nào để giảm thiểu tối đa những sản phẩm lỗi đó là điều hết sức cần thiết mà công ty

cần phải làm ngay lúc này. Vì vậy tơi đã thực hiện đề tài: “Hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chất lượng sản phẩm tại phân xưởng Gò 2 - Nhà máy 1 của Cơng ty
Cổ phần Đầu tư Thái Bình – TBS Group”. Tôi mong rằng với đề tài này sẽ giúp

1


công ty xác định và loại bỏ các các lỗi sai tại phân xưởng Gị nói riêng và có thể
ứng dụng ở tồn nhà máy nói chung để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Mục tiêu đề tài.
- Tìm hiểu về quy trình kiểm sốt chất lượng của một chuyền gò.
- Nhận diện các lỗi xảy ra tại phân xưởng Gò 2.
- Xác định các lỗi thường xảy ra và phân tích nguyên nhân gây ra.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt
chất lượng sản phẩm.
3. Phạm vi đề tài.
- Không gian nghiên cứu: Phân xưởng Gò 2.
- Thời gian thực tập nghiên cứu: 10 tuần (19/03/2018 đến 26/05/2018).
4. Ý nghĩa thực hiện.
 Đối với doanh nghiệp.
- Đề tài là cơ sở để cơng ty nhìn nhận rõ ràng hơn về những điểm chưa hồn
thiện trong cơng tác kiểm sốt chất lượng sản phẩm.
- Cơng ty có thể tham khảo các giải pháp đưa ra để nâng cao năng suất, cải
tiến chất lượng tại phân xưởng Gò, đồng thời làm tiền đề để cải tiến chất lượng tại
các bộ phận sản xuất khác trong công ty.
 Đối với sinh viên.
- Là cơ hội để sinh viên tiếp xúc trực tiếp với quy trình sản xuất và môi
trương doanh nghiệp.
- Hiểu rõ hơn về các cơng cụ kiểm sốt chất lượng, vận dụng các kiến thức
lý thuyết vào thực tế sản xuất.

5. Phương pháp thu thập dữ liệu.
 Phương pháp quan sát trực tiếp: trong q trình thực tập tại cơng ty tơi
đã xuống trực tiếp quan sát quy trình sản xuất tại phân xưởng Gị, quan sát thao tác
thực hiện cơng việc của công nhân cũng như là thái độ của công nhân trong quá
trình làm việc, xem xét và ghi lại các công đoạn dễ xảy ra lỗi sai.
 Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn QC tại mỗi cơng đoạn về tình hình
phát sinh lỗi, cách thức kiểm tra. Ngồi ra phỏng vấn cơng nhân trực tiếp sản xuất
về những khó khăn gặp phải tại cơng đoạn của cơng nhân đó phụ trách.
 Phương pháp bàn giấy: tìm kiếm tài liệu trên các kênh phương tiện
truyền thông như sách, báo, tivi, website của cơng ty,… kết hợp tìm hiểu các tài liệu
của Phòng quản lý chất lượng và Phòng Quản lý sản xuất cung cấp.

2


6. Bố cục đề tài.
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Thực trạng về công tác kiểm sốt chất lượng sản phẩm tại Phân
xưởng Gị 2.
Chương 4: Nhận xét và đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
kiểm sốt sản phẩm tại Phân xưởng Gò 2.

3


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.
1.1


TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.
1.1.1 Giới thiệu chung.
Tên: Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình – TBS Group.
Địa chỉ: Số 5A, Xa lộ Xuyên Á - Phường An Bình - TX Dĩ An - Bình Dương.
Điện thoại: (84-8) 37 241 241
Fax: (84-8) 38 960 223
Email:
Website: www.TBSgroup.vn

Logo:
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Thành lập từ năm 1989, trong quá trình phát triển, TBS đã trải qua rất nhiều
thăng trầm với những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của công ty trong từng giai
đoạn, từng bước vững chắc đưa các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn
vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiền thân của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình do một số các cán bộ sỹ
quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7, quân khu 4, kết hợp với một số kỹ sư mới ra
trường thành lập năm 1989. Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình trước đây là Cơng
ty TNHH Thái Bình được thành lập theo quyết định số 141/GP – UB ngày
29/09/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Ba người đồng đội Thuấn-BíchSơn cùng nhau bắt tay lập nghiệp với khát vọng làm giàu trên quê hương.
Các giai đoạn phát triển của công ty:
 Giai đoạn từ năm 1989 – 1991.

4


Trong những năm đầu thành lập những cán bộ này đã kết hợp với các chuyên
gia Pháp của công ty Liksin và cơng ty Imex Tam Bình, Vĩnh Long trong việc gieo
trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Trong 3 năm (1989 – 1991) đã gieo trồng

được khoảng 3 triệu cây giống, đồng thời tham gia xuất khẩu cây nguyên liệu giấy
qua cảng Hải Phòng và Quy Nhơn, thu về cho đất nước khoảng 5 triệu USD.
 Giai đoạn từ năm 1992 – 1997.
Năm 1992 dự án xây dựng “Nhà máy số 1” của TBS được phê duyệt và cấp
phép hoạt động. Tháng 07/1993 nhà máy giày đầu tiên chính thức đi vào hoạt động,
thực hiện gia cơng cho công ty Orion Taiwan khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các
loại. Công ty từng bước chuyển đổi dây chuyền, chuyển đổi từ hình thức gia cơng
sang hình thức mua ngun vật liệu, bán thành phẩm. Năm 1995, nhà máy số 2
được xây dựng, với nhiệm vụ chuyên sản xuất giày thể thao.
 Giai đoạn từ năm 1998 – 2006.
Giai đoạn này cơng ty hồn tất mơ hình sản xuất khép kín gồm trung tâm nhu
cầu phát triển mẫu, văn phịng tiện nghi phát triển đúng tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng và một loạt nhà máy sản xuất quy mơ lớn có trang bị
thiết bị đồng bộ, hiện đại và thành lập thêm một số công ty tham gia hoạt động thị
trường với các lĩnh vực hồn tồn mới:
Ngày 24/04/2000, thành lập cơng ty hoạt động trong lĩnh vực địa ốc mang tên
Công ty Cổ phần địa ốc Areco.
Ngày 08/05/2000, công ty lại tiếp tục đầu tư thành lập Cơng ty TNHH Thanh
Bình chun sản xuất để phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu.
Ngày 06/11/2001, ban lãnh đạo công ty quyết định thành lập Công ty Liên
doanh Pacific.
Tháng 09/2002 thành lập nhà máy sản xuất khuôn mẫu kỹ thuật cao với công
suất chế tạo 1.000 khuôn/ năm.
Tháng 05/2003, thành lập nhà máy sản xuất đé gồm một phân xưởng sản xuất
Evaphylon, một phân xưởng cán luyện ép đế và một xưởng hoàn thiện đế.
Tháng 03/2004 thành lập xưởng may Đồng Xoài.

5



Năm 2005, cơng ty Giày Thái Bình chính thức đổi tên trở thành Cơng ty Cổ
phần Đầu tư Thái Bình. Tháng 12/2005 thành lập xí nghiệp giày Hiệp Bình. Tháng
10/2006, thành lập nhà máy 434.
 Giai đoạn năm 2011 đến nay.
Năm 2011, Công ty thành lập nhà máy túi xách đầu tiên.
Tháng 02/2014, khởi công Nhà máy giày Kiên Giang tại Khu công nghiệp
Thạnh Lộc thuộc tỉnh Kiên Giang tổng mức đầu tư trên 1.200 tỉ đồng. Với công suất
thiết kế khoảng 15 triệu đôi giày thể thao/năm.
Năm 2011: Thành lập nhà máy Túi xách đầu tiên.
Năm 2013: Cán mốc sản lượng 16 triệu đôi giày.
Năm 2014: Vinh dự tiếp nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân Chương Lao
Động Hạng I. Cán mốc sản lượng 21 triệu đôi giày và 10 triệu túi xách.
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.
 Tầm nhìn.
Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần không ngừng đổi mới
sáng tạo của một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về chiến lược của nhà lãnh
đạo, phấn đấu đến năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành cơng ty
đầu tư đa ngành uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể
hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trên thế giới.
 Sứ mệnh.
Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành công
nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu.
Ln cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích,
gắn trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và luôn mang đến sự tin
tưởng, an tâm cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
 Giá trị cốt lõi.
Nhân sự: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhân viên là tài sản q giá, là
vũ khí chiến lược góp phần cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

6



Đồng hành cùng phát triển và chia sẻ: Đồng hành cùng với khách hàng, đối
tác và nhân viên xây dựng TBS phát triển, thành công và cùng chia sẻ lợi ích.
Đổi mới và sáng tạo: Luôn không ngừng đổi mới sáng tạo làm nền tảng cho
sự phát triển.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, xã hội và người lao
động góp phần làm cho cuộc sống, cho xã hội tốt đẹp hơn.
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động.
ĐẠI HỘI CỔ ĐƠNG
HĐQT – CƠNG TY
CHỦ TỊCH
TỔNG GIÁM ĐỐC

HOLDING

NGÀNH GIÀY

Văn phịng 1
Văn phịng 2

Nhà máy 1
Nhà máy 2
Gị 434
Nhà máy Hiệp Bình.
Nhà máy 3 Đồng Xồi
Gị 285
Nhà máy An Giang
Nhà máy Thoại Sơn
Nhà máy Hữu Nghị

Nhà máy Miền Trung

NGÀNH
ĐẾ

NGÀNH
TÚI XÁCH

NGÀNH
ICD LOGISTICS

BẤT ĐỘNG SẢN
THƯƠNG MẠI
DU LỊCH
Bất động sản
KCN Sông Trà
Nhà máy gỗ
Thương mại
Dịch vụ
Sân Golf
Khách sạn

KV2
An Thái
Sơng Trà
Mianma

m

(Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất)

Hình 1.1 Các lĩnh vực hoạt động của TBS
 Sản xuất công nghiệp da giày.
Hiện nay, TBS được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành
sản xuất da giày tại thị trường Việt Nam với gần 25 năm kinh nghiệm, hiện đang sở
hữu hệ thống nhiều nhà máy rộng khắp cả nước với năng lực sản xuất quy mô lớn.
Với chiến lược sản phẩm là tập trung chuyên biệt dòng sản phẩm giày casual, water
proof, work shoes, injection và giày thể thao các loại. TBS luôn theo đuổi mục tiêu

7


trở thành nhà sản xuất giày với năng lực sản xuất quy mô lớn hàng đầu nền công
nghiệp thời trang thế giới. Duy trì vị trí dẫn đầu và thế mạnh cạnh tranh bằng những
sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao; xây dựng mối quan hệ lâu dài, uy
tín, chuyên nghiệp với khách hàng, đối tác.
Từ một nhà máy nhỏ, cho đến nay, TBS đã sở hữu hệ thống xưởng sản xuất
trên toàn quốc, là đối tác quen thuộc của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như:
Skechers, Decathlon và Wolverine. Sự thành công của TBS cũng đã góp phần đưa
nền cơng nghiệp giày Việt Nam từng bước tiến xa hơn trên sân chơi toàn cầu.
 Sản xuất công nghiệp túi xách.
Ngành Sản xuất Công nghiệp Túi xách luôn mang đến các sản phẩm túi xách
chất lượng cao, theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. TBS luôn nỗ lực để trở
thành đối tác chiến lược tốt nhất, mang đến những giá trị tốt nhất trên thị trường cho
các đối tác - khách hàng.
 Đầu tư – Kinh doanh – Bất động sản và hạ tầng công nghiệp.
Chuyên về đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng công
nghiệp, các khu công nghiệp, các dự án bất động sản công nghiệp và dân dụng.
 Cảng và Logistics.
Chuyên cho thuê kho, bãi container và dịch vụ logistics. Đặt tại vị trí chiến
lược quan trọng, ngay trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, ICD

TBS Tân Vạn là trung tâm cung cấp các dịch vụ kho vận và logistics đa dạng. Bằng
khát vọng tạo nên giá trị cho khách hàng, nâng cao năng suất và hoàn thiện chức
năng ngành logistics, ICD TBS Tân Vạn mong muốn trở thành trung tâm trọng
điểm logistics đáng tin cậy tại Việt Nam và là đối tác logistics chiến lược của khách
hàng trong nước và quốc tế.
 Du lịch.
Phát triển, quản lý và kinh doanh, chuỗi sân gôn, khách sạn - khu nghỉ dưỡng,
chuỗi nhà hàng cao cấp tại Việt Nam và Đông Nam Á.
 Thương mại và dịch vụ.
Chuyên phân phối các thương hiệu thời trang Quốc tế hàng đầu, cung cấp các
sản phẩm giày da và túi xách cao cấp.

8


1.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.1: Kết quả doanh thu từ năm 2012-2017.
Chỉ tiêu
1. DT thuần
2. DT Tài chính
3. Tổng
CPBH&QL
- Giá vốn HB
- Chi phí Bán Hàng
- Chi phí tài chính
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận

Đơn vị: 1.000.000đ


Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
1.859.214 2.391.799 3.116.485 3.156.485 3.216.485 3.698.958
16.675
17.342
20.001
20.001
20.001
23.001
1.662.786 2.165.359 2.808.019 2.808.019 2.808.019 3.229.222

1.584.084 2.077.651 2.709.197 2.709.197 2.709.197 3.115.577
16.675
19.342
23.637
23.637
23.637
27.183
30.014
31.682
34.547
34.547
34.547
39.729
32.014

36.684
40.638
41.638
43.638
50.184
213.102
243.782
328.467
367.467
425.467
489.287
(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2012- 2017)
Nhận xét: trong giai đoạn từ năm 2012- 2017, Cơng ty cổ phần Đầu tư Thái
Bình ln giữ tốc độ tăng trưởng đều và liên tục của mình. Tổng doanh thu năm
2017 đạt hơn 3 nghìn 6 trăm tỉ với mức lợi nhuận là 489.287 tỉ đồng tăng trên 15%
so với cuối năm 2016 cũng như gấp 2.3 lần so với cuối ăm 2012.

9


1.2

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 1
1.2.1 Cơ cấu tổ chức.

(Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất)
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy 1
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của nhà máy 1, quyết định chính
sách, mục tiêu chất lượng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư và phát triển nhà

máy, tổ chức cơ cấu, sắp xếp và bố trí nhân sự. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối với
Nhà nước và tồn thể cán bộ cơng nhân viên.
Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc điều hành, tổ chức, quản lý lập kế hoạch sản
xuất, tổ chức sắp xếp nhân sự sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất. Tiến hành
triển khai thực hiện công việc thông qua sự hỗ trợ của các phòng ban. Khi giám đốc
vắng mặt, ủy quyền cho Phó giám đốc chỉ huy điều hành mọi hoạt động của nhà
máy.
Phòng Quản lý nhân sự: thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân
lực cho nhà máy, theo dõi tình hình biến động lao động trong toàn nhà máy. Quản
lý việc thực hiện quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm, chịu trách
nhiệm lo các thủ tục về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn cho

10


cán bộ công nhân viên trong nhà máy và báo cáo tình hình về nhân sự cho tổng
cơng ty.
Phịng điều hành sản xuất:
Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất,
liên doanh liên kết trong và ngồi cơng ty. Giao dịch với khách hàng và điều tiết
hoạt động sản xuất kinh doanh trong tồn cơng ty.
Lên kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất của từng phân
xưởng, đảm bảo việc sản xuất phù hợp với tiến độ và đảm bảo chất lượng theo đúng
yêu cầu của khách hàng, kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất. Tổ chức thực hiện, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.
Phịng triển khai cơng nghệ và chất lượng:
Nghiên cứu phát triển và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơng
nghệ, triển khai quy trình cơng nghệ cho nhà máy.

Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất
lượng, hướng các hoạt động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn. Tiến hành đánh giá
sản xuất thử nghiệm chuẩn bị cho sản phẩm mới. Phối hợp với các phòng kỹ thuật,
sản xuất để để kiểm tra, cải tiến và phê duyệt các công đoạn sản xuất. Tiến hành
kiểm tra lại công đoạn sản xuất, thành phẩm.
Quản đốc phân xưởng: điều hành hoạt động sản xuất của phân xưởng sản
xuất của nhà máy theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công
việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu
cầu chất lượng.
Phó quản đốc phân xưởng: Tiếp nhận yêu cầu sản xuất, bảo trì, tính tốn
khối lượng cơng việc, phân cơng sản xuất, lên tiến độ thi công, kiểm tra kết quả sản
phẩm. Đào tạo hướng dẫn tay nghề, hướng dẫn thao tác hoạt động sản xuất cho
công nhân mới. Kiểm tra đôn đốc công nhân thực hiên công việc, bảo quản trang
thiết bị sản xuất. Giải quyết những khó khăn của công nhân liên quan tới công việc
trong phạm vi quyền hạn. Báo cáo kế hoạch thực hiện công việc cho Q.Đốc. - Báo
cáo tình hình quản lý nhận sự trong Xưởng cho Quản đốc.

11


1.2.3 Định hướng phát triển của Nhà máy 1 - Cơng ty Cổ phần Đầu tư
Thái Bình.
Giữ vững định hướng ngành kinh doanh chủ lực (sản xuất giày), đóng góp tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu cho tổng công ty. Ổn định nhịp độ tăng trưởng doanh số
hàng năm, nếu có thời cơ tḥn lợi thì có thể tăng tốc để đạt tỷ lệ cao hơn. Phương
hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, doanh số đạt từ 1.100 –
1.500 tỷ đồng với tỷ lệ cơ cấu lao động hợp lý giữa gián tiêp – phục vụ và trực tiếp
sản xuất.
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều hành theo
hướng tiên tiến, hiện đại và văn minh thương nghiệp. Xây dựng nhà máy vững

mạnh toàn diện, thường xuyên đạt tiêu chuẩn đơn vị tiên tiến trong ngành và trên
địa bàn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có đủ năng lực đáp ứng
được yêu cầu phát triển của tình hình mới, có trình độ nghiệp vụ và có khả năng
thích ứng với mơi trường để có thể đứng vững, hội nhập vào thị trường khu vực và
thế giới. Nâng cao đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao.
Thường xuyên đảm bảo ổn định, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ cơng
nhân viên, nâng cao mức thu nhập bình qn tương ứng với tốc độ tăng trưởng và
hiệu quả kinh doanh.
Luôn cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích,
gắn trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội; luôn mang đến sự tin tưởng,
an tâm cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
(Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất)
1.3

TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG GỊ 2.

1.3.1 Giới thiệu về Phân xưởng Gò 2.
Phân xưởng Gò là bộ phận thực hiện những công đoạn cuối cùng trong quy
trình sản xuất giày tại TBS. Sinh viên thực hiện việc tìm hiểu về cơng tác kiểm sốt
tại Phân xưởng Gị do đây là quy trình trải qua rất nhiều bước tiến hành để hoàn
thành được thành phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giày. Đồng thời
đây là bộ phận có nhiều thao tác thủ cơng và cần dùng đến kỹ thuật nên dễ dàng gây
ra lỗi cho sản phẩm.
Quy trình sản xuất ở Phân xưởng Gị gồm có ba cơng đoạn chính:

12


(Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất)

Hình 1.3: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 1
Cơng đoạn 1 bao gồm những bước sau: chuẩn bị vật tư mũ, đế, da lót tẩy,
phom  xỏ dây giày  định hình mũi  may rút mũi  ép định hình sân mũi 
định hình gót  may strobell  hấp hơi  lồng phom  kiểm, thả giày  nâng
gót  cột dây kéo quai cài  bốc giày, cắt chỉ.

(Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất)
Hình 1.4: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 2.

13


Công đoạn 2 bao gồm các bước: mài, rửa đế, chiếu UV  thả giày + đế 
chấm định vị mũi + gót  kẻ định vị  máy mài chân gò  sửa giày  rửa đế
caosu  bốc, thả giày  rửa mũ  sấy xử lý mũ, đế  sấy keo mũ, đế  dán đế
 ép đế lần 1  chích keo, sửa, ép lại  ép đế lần 2  vệ sinh, qua lạnh.

(Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất)
Hình 1. 5: Sơ đồ tổng quan quy trình cơng đoạn 3.
Cơng đoạn 3 bao gồm các bước: bốc giày, tháo dây, quai  tháo phom 
đóng mộc  may đế arian  bù keo  dán da lót tẩy  ép da lót tẩy  bóp keo
 nhét rập nâng (giấy, nhựa)  vệ sinh  phun chống thấm mặt giày  sửa dây
quai cài, lưỡi gà  sửa giày TP (QC loại)  dán tem size tem đế  đo hất mũi, gót
 liên kết  treo tem  gói giày (bỏ hộp)  qua máy dò kim loại  gấp hộp (bỏ
hộp) + thống kê  xếp giày, đóng thùng.

14


1.3.2 Sơ đồ tổ chức.

ĐH WCT G2
TỔNG

BTP
TỔNG

LINE 5


TỔNG

9
QLTT

Ngô Văn Hiếu
Trần Danh Thiều

- ĐH HT GÒ

Trương Quốc Trưởng

- TK KH KĐH

Nguyễn Ngoc Tân

- TK LĐTL

Ngô Thị Thu Nguyệt

LINE 6



TỔNG

106
QLTT

450

- LĐĐH
- ĐH-ĐV GỊ

4

Lê Quang Ngọc

LINE 7


TỔNG

112
QLTT

4

Trần Thị Lan

LINE 8



TỔNG

107
QLTT

4

Hồng Văn Hậu

BAO BÌ


TỔNG



90
QLTT

4

Ninh Cơng Văn

7
QLTT

1

Nguyễn Văn Điệp


CNKT

2

CNKT

52

CNKT

55

CNKT

59

CNKT

43

CNKT

CNTC

7

CNTC

50


CNTC

53

CNTC

44

CNTC

43

CNTC

6

(Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất)
Hình 1.6: Sơ đồ vị trí chức danh cơng việc.
Tại mỗi chuyền sẽ có một chuyền trưởng chịu trách nhiệm chính trong
chuyền, điều độ và kiểm sốt các cơng đoạn trong chuyền.
Mỗi chuyền có ba nhân viên QC là người phụ trách ở mỗi cơng đoạn, mỗi tổ
trưởng kiểm sốt và theo dõi dịng lưu chuyển dịng sản phẩm qua cơng đoạn của
mình, chỉ đạo lao động của cơng đoạn mình làm việc. Các nhân viên QC là những
người thành thạo các cơng đoạn sản xuất. Mỗi khi QC kiểm tra có lỗi ở cơng đoạn
nào thì sản phẩm ở cơng đoạn đó được giữ lại bằng tem xác định lỗi từ đó tìm giải
pháp khắc phục lỗi, ngược lại nếu giày khơng bị lỗi thì cho đi.
Người chiụ trách nhiệm trực tiếp sản xuất là công nhân và được chia làm hai
nhóm: cơng nhân kỹ tḥt và cơng nhân thủ cơng.


15


×