Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Những Đặc Điểm Nổi Trội ở Tuổi Dậy Thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.95 KB, 25 trang )

A. MỞ ĐẦU:
Giới thiệu chủ đề: “Sự phát triển của tuổi vị thành niên”
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời của con người đều quan trọng, nó đánh dấu một sự phát triển nào
đó. Nhưng đối với giai đoạn tuổi vị thành niên hay giai đoạn dậy thì thì đây là một giai đoạn
quan trọng của sự phát triển, đánh dấu giai đoạn chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành.
Nó được đặc trưng bởi những thay đổi sinh lý nhanh chóng và trưởng thành về mặt tâm lý xã
hội. Tuổi vị thành niên cũng là giai đoạn những người trẻ mở rộng mối quan hệ của họ ra ra
khỏi cha mẹ và gia đình; họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các bạn đồng trang lứa và thế giới bên
ngồi nói chung. Khi thanh thiếu niên trưởng thành về nhận thức, q trình nhận thức của họ
trở nên có tính phân tích hơn. Bây giờ họ có khả năng suy nghĩ trừu tượng, kết nối tốt hơn và
phát triển một quá trình suy nghĩ độc lập. Đây thực sự là những năm tháng của sự sáng tạo, của
lý tưởng, sôi nổi và tinh thần phiêu lưu. Nhưng đây cũng là những năm thử nghiệm và chấp
nhận rủi ro, bị ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè, đưa ra những quyết định thiếu hiểu biết về các vấn
đề quan trọng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thân thể và tình dục của họ. Do đó, tuổi
vị thành niên là một bước ngoặt trong cuộc đời một con người, một thời kỳ của khả năng ngày
càng tốt hơn, và đồng thời, cũng là thời kỳ của tính dễ tổn thương.
Lứa tuổi này cũng cần rất nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ của gia đình và những người
có liên quan để có thể giúp các em trải qua giai đoạn này cách an toàn và vui vẻ. Vậy để có thể
giúp đỡ các em, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về lứa tuổi này dựa vào các câu hỏi đại khái
như:
Tuổi vị thành niên là gì? Lứa tuổi vị thành niên thuộc khoảng độ tuổi nào?
Ở giai đoạn này trẻ có những đặc trưng gì về thể chất, về nhận thức, về tâm lý, về cảm xúc?

1


Độ tuổi dậy thì ở nam giới và độ tuổi dậy thì ở nữ giới có những đặc điểm gì? Chúng có các
điểm tương đồng và khác biệt nào đối với hai giới?
Các em sẽ phải đối diện với những vấn đề, khó khăn nào? Người lớn nên ứng xử thế nào để
giúp các em vượt qua những khó khăn ấy?
Các em cần phải làm gì?


Để trả lời cho các câu hỏi trên và các câu hỏi khác liên quan đến lứa tuổi này, tôi xin giới thiệu
với mọi người bài viết “Sự phát triển của tuổi vị thành niên”. Bài viết này được xây dựng
nên bởi sự hiểu biết của chính tác giả cũng như sự tìm tịi tham khảo về lứa tuổi vị thành niên
(tuổi dậy thì).
Tại sao tôi lại quan tâm tới lứa tuổi này?
Đầu tiên, tôi cũng là một người đã từng trải qua giai đoạn này nên có thể hiểu và có
những kinh nghiêm thực tiễn về lứa tuổi vị thành niên.
Thứ đến, so với các lứa tuổi khác tuổi vị thành niên là một bước ngoặt trong cuộc đời
một con người, một thời kỳ của khả năng ngày càng tốt hơn, và đồng thời, cũng là thời kỳ của
tính dễ tổn thương. Và lứa tuổi này cũng đánh dấu mốc phát triển mạnh của giới tính con
người. Nó cũng được coi như giai đoạn “nổi loạn và bất trị”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng
hoảng” và có nhiều xáo trộn mạnh trong tình cảm cũng như hành vi 1. Nên cần có một sự quan
tâm cách đặc biệt hơn đối với giai đoạn này.

B. NỘI DUNG:
I. Tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì).
1. Như thế nào là tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì)?
Vị thành niên là những con người đang trong giai đoạn phát triển từ trạng thái lệ thuộc
sang trạng thái trưởng thành và trở nên độc lập. Tuổi vị thành niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt
1

Tâm Lý Học Phát Triển, Trương Thị Khánh Hà, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2013, tr 179.

2


trong quá trình phát triển của mỗi cuộc đời con người, giai đoạn này được đánh dấu bằng
những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao gồm: sự chín muồi về
thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các mối quan hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể
trưởng thành cả về thể chất, về tâm lý xã hội, về trí tuệ và về cảm xúc. Vị thành niên là giai

đoạn định hình bản sắc cá nhân (cịn gọi là “cái tôi”) giúp người vị thành niên suy nghĩ về bản
thân, về tương lai và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống; bên cạch đó cịn định hình cả bản sắc giới 2.
Vị thành niên là giai đoạn dễ mẫn cảm với các thay đổi, và vì thế có nhiều tiềm năng rơi vào
các trạng thái khủng hoảng về tâm lý. Tuổi vị thành niên bắt đầu bởi hiện tượng “lớn lên” về
mặt thể chất, đúng nghĩa thì được gọi là hiện tượng “dậy thì”.
Dậy thì hay tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, hiểu một cách đơn giản nhất thì dậy thì
chính là sự phát triển cơ thể từ trẻ nhỏ sang một cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản.
Bước vào độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục nam và nữ sẽ bắt đầu có sự hồn thiện về mọi mặt.
Bên cạnh đó, cơ thể lúc này cũng sẽ có sự tăng vọt về chiều cao, cân nặng.

2. Tuổi vị thành niên bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào?
Theo tổ chức Y tế thế giới, thông thường tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi 3.
Tuy nhiên, tuổi dậy thì kéo dài bao lâu ở nam giới và nữ giới cịn phụ thuộc vào cơ địa mỗi
người và nó cịn phụ thuộc vào mơi trường sống của trẻ; theo tác giả Trương Thị Khánh Hà, ở

2 Truy cập ngày

12/5/2021.

3 />
thanh-nien-26/ truy cập ngày 12/5/2021.

3


những nước phát triển và gia đình của trẻ ln có sự quan tâm, chăm sóc thì giai đoạn tuổi vị
thành niên của trẻ có xu thế kéo dài từ 11 đến 20 tuổi. Còn ở những nước kém phát triển và
những gia đình khó khăn, bố mẹ hay cãi vã hay xung đột thì giai đoạn tuổi vị thành niên của trẻ
thường có xu hướng ngắn4. Hoặc ngay trong cùng một quốc gia cũng có những đặc điểm khác
nhau giữa nông thôn và thành thị. Trong phạm vi của bài viết này, tôi xin giới hạn tuổi vị thành

niên là giai đoạn từ 10 đến 19 tuổi.
3. Các giai đoạn của tuổi vị thành niên

Căn cứ vào sự phát triển thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu, tuổi vị thành niên được chia làm
ba giai đoạn5 nhỏ hơn để qua đó có thể chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với từng nhóm đối
tượng.
Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên (từ 10 đến 13 tuổi): Các em đã ý thức được rằng mình
khơng cịn là trẻ con. Các em muốn được người lớn tôn trọng, muốn được đối xử công bằng,
muốn thử sức, muốn khám phá cái mới nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào gia đình. Các em quan
tâm nhiều đến sự thay đổi của cơ thể, hay suy tư về hình ảnh cơ thể, dễ băn khoăn, buồn rầu về
những nhược điểm của cơ thể. Đặc biệt các em bắt đầu quan tâm đến bạn bè.
Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên (từ 14 đến 16 tuổi): Các em muốn tách rời khỏi sự quản
lý và kiểm sốt của gia đình, phát triển mạnh mẻ tính độc lập nhưng vẫn cần cha mẹ, gia đình và
thầy cơ hỗ trợ. Các em hướng tới tìm kiếm những mối quan hệ ngồi gia đình, hướng tới những
bạn đồng lứa, nhu cầu tình bạn của các em trở thành cấp thiết và quan trọng nhất, đặc biệt là nhu

4

Tâm Lý Học Phát Triển, Trương Thị Khánh Hà, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2013, tr 180.

5 />
4


cầu về bạn khác giới, giai đoạn này các em cũng dễ nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. Các em
cũng bắt đầu muốn khám khá năng lực về tình dục. Giai đoạn này trẻ có xu hướng hay căng
thẳng, hay thay đổi tình cảm, muốn được thỏa mãn nhu cầu ngay, dễ có những hành động bất
chấp

hậu


quả.

Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên (từ 17 đến 19 tuổi): các em đã có cách suy nghĩ, nhận
xét, ứng xử chín chắn hơn trong cơng việc và trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong quan hệ
với người khác giới, đã giống người lớn trong cách đánh giá về bản thân. Các em bắt đầu có suy
nghĩ về kế hoạch cho tương lai trong việc lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng hơn và thực tế hơn. Tuy
nhiên các em vẫn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề, chưa tự mình vượt qua được mà cần có
sự hỗ trợ của người lớn.
Trên đây là sự phân chia các giai đoạn ở tuổi vị thành niên dựa trên nghiên cứu của
nhiều tác giả, tuy vậy cách phân chia này cũng chỉ có tính tương đối.
II. Phát triển trong lứa tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển, mà cơ thể bé trai và bé gái có những thay đổi cả
về thể chất lẫn tinh thần.

1. Phát triển về thể chất:
Có thể nói, giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi lớn về mặt sinh học cực kỳ nhanh
chóng ngang hàng với thời kỳ phát triển phôi thai và trẻ sơ sinh 6, các bộ phận trên cơ thể trẻ
thay đổi theo chiều hướng phát triển một cách rõ ràng như: trọng lượng cơ thể, chiều cao và cả
các kích thước khác như đầu, ngực, mơng, tay, chân. Các bộ phận cơ thể phát triển không đồng
đều và khơng cân đối. Chính giai đoạn này chúng ta có thể thấy trẻ bắt đầu chín muồi về mặt
giới tính. Con trai và con gái khơng chỉ khác nhau về độ tuổi bắt đầu dậy thì mà cịn có sự khác
6

Tâm lý học phát triển, tlđd, Tr 181.

5


nhau về những thay đổi trong tuổi dậy thì. Hai loại hormone sinh dục ở các tuyến sinh dục do

nam và nữ tiết ra tuần hoàn khắp cơ thể, bao phủ tất cả các tế bào. Sự khác nhau ở giới tính đưa
đến người nam và người nữa có những cá tính khác nhau hoặc phản ứng, sức đề kháng khác
nhau. Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống nịi, văn hố, chế độ dinh
dưỡng, chế độ sinh hoạt (thể dục thể thao, lao động...).
Do nồng độ Estradiol7 phát triển đạt mức độ cao nên con gái tuổi dậy thì sẽ đến sớm hơn
con trai. Những sự biến đổi này diễn ra khác nhau, làm đạm nét hơn sự khác nhau về giới. Vậy
tuổi dậy thì ở hai giới có những đặc điểm gì?

a. Đối với con gái:
Các hormone tạo nên chiều cao và những biến đổi cơ thể của các em nữ được sản sinh
mạnh mẽ vào khoảng từ 10 đến 11 tuổi. Ở giai đoạn này cơ thể các em nữ sẽ tiết ra hormone
“nữ tính” là Progesterone sẽ ảnh hưởng tới: phát triển chiều cao nhanh chóng, chiều cao bé gái
có thể tăng vọt lên từ 7 - 8cm và tạm dừng phát triển sau khoảng 2 năm có kinh và cân nặng
của bé gái tăng trung bình 3 – 3,5 kg/ năm, đỉnh cao là 4 kg/năm ở giai đoạn 12 đến 13 tuổi 8.
Tuy nhiên sự phát triển chiều cao và cân nặng có thể xảy ra sớm hay muộn hơn đối với từng
trẻ, và sự phát triển chi và thân cũng khơng giống nhau, thơng thường thì chi phát triển nhanh
hơn phần giữa cơ thể. Sau giai đoạn dậy thì sự phát triển chiều cao và cân nặng bị chững lại, sự
phát triển chiều cao kết thúc ở độ tuổi 19-21. Kế đến là ngực phát triển do tăng lượng mỡ của
7

Estradiol là một hormon sinh dục chính của nữ, được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, tuy

nhiên có một phần do nhau thai trong q trình mang thai, tuyến thượng thận, vú ở nữ giới và
tinh hoàn ở nam giới sản xuất ra.

8 Truy
cập ngày 12/5/2021.

6



cơ thể tích tụ ở vùng ngực 9. Lúc này các em nữ sẽ thấy ở ngực xuất hiện cục u tròn bên trong
gây sưng đau và hơi nhức. Sau đó, bầu ngực bắt đầu phát triển, ngực nhơ lên cao dần, đầu núm
vú khi này to có màu sắc thẫm hơn và ở giai đoạn này một vú có thể phát triển nhanh hơn vú
bên kia. Một thay đổi lớn khác là sự thay đổi về cả hình dạng và tính chất của “cơ bé” 10. Biểu
hiện dậy thì sớm ở bé gái dễ dàng nhận biết nhất còn là sự xuất hiện của lông mu mọc lên xung
quanh vùng kín. Lơng mu lúc ban đầu mọc ít sau đó cùng với q trình dậy thì, chúng bắt đầu
mọc nhiều, dài, đen, xoăn và cứng hơn. Ngồi lơng vùng kín ra thì dấu hiệu dậy thì ở bé gái
cịn là sự xuất hiện của lông nách. Lông nách mọc lên cứng và đen, tuy không dài như nam giới
nhưng chúng vẫn sẽ gây ngứa cho vùng nách. Vào thời gian này, ở bên trong cơ thể của bé gái
sẽ có những thay đổi lớn. Tử cung phát triển và bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng,
nó là dấu hiệu dậy thì ở bé gái cụ thể và rõ ràng nhất. Đây chính là yếu tố nhận biết cách dậy
thì thành cơng và hồn thiện, là kết quả của quá trình biến đổi sinh lý cực lớn. Tuy nhiên ở tuổi
dậy thì, kinh nguyệt nữ giới thường sẽ khơng ổn định. Bởi vì chức năng và hoạt động của
buồng trứng lúc này đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hơn nữa, nội tiết tố cơ thể khi này cũng
chưa ổn định. Vì vậy, nữ giới sẽ xuất hiện hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Bên
cạnh đó, những tuyết hạch, nhất là tuyến hạch liên quan đến buồng trứng cũng phát triển để dần
dần hoàn hảo hầu dễ thích nghi11. Một sự thay đổi khác là bé gái đến giai đoạn dậy thì sẽ xuất
hiện mụn trứng cá trên mặt (ít hơn ở trẻ trai), da mặt cũng tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với bình
9

Tâm lý học phát triển, tlđd.

10

/>
nam-va-nu-gioi Truy cập ngày 12/5/2021.
11

Những thắc mắc thầm kín về giới tính, Bs Trần Văn Hồng – Cơng Tơn Huyền, Nxb Thanh


Niên, 1999, tr 16.

7


thường và tuyến mồ hơi làm cơ thể có mùi đặc trưng. Cịn giọng nói của bé gái dậy thì sẽ trở
nên trong trẻo, nhẹ nhàng, cao và trưởng thành hơn 12. Vóc dáng cơ thể của các bé gái thay đổi
trở nên mềm mại và quyến rũ, nữ tính hơn. Khi này, phần xương chậu sẽ phát triển, phần hông
nhỏ lại, mông nở to ra,… Giai đoạn này, tuyến sinh dục nữ tạo ra Estrogen (kích thích tố nữ)
và điều hịa q trình rụng trứng13. Trong buồng trứng mỗi bé gái có từ 2000 đến 3000 nang
trứng nhưng chỉ có từ 200 đến 300 nang trứng trở thành trứng thực thụ mà thơi. Vào lúc mà
trứng có thể thụ tinh là lúc tế bào trứng đã trưởng thành, đây là lúc các cơ gái đã chín muồi tuổi
dậy thì14. Khơng phải tuổi dậy thì của mỗi bé gái đều diễn ra giống nhau, cùng thời gian, cùng
độ tuổi. Cơ thể của nữ giới đến tuổi dậy thì hay những biến chuyển đến độ tuổi dậy thì xảy ra
tùy thuộc vào khí hậu, vào gen hoặc giống người.

b. Đối với con trai:
Các hormone tạo nên chiều cao và những biến đổi cơ thể của các em nam được sản sinh
mạnh mẽ vào khoảng từ 12 đến 13 tuổi. Ở giai đoạn này cơ thể các em nam sẽ tiết ra hormone
“nam tính” là Androgen (kích thích tố nam) và đặc biệt là Testosterone (kích thích dục tố
nam) sẽ ảnh hưởng tới: Sự thay đổi rõ rệt nhất của con trai khi đến tuổi dậy thì đó chính là vóc
dáng cơ thể. Khi này, nam giới có sự thay đổi vượt bậc về chiều cao, trung bình mỗi năm chiều
cao nam giới sẽ tăng lên khoảng 10cm và cân nặng tăng trung bình 4-4,5kg/năm, đỉnh cao là 56kg/năm ở giai đoạn 14 đến 15 tuổi. Sau giai đoạn dậy thì sự phát triển chiều cao và cân nặng

12 Truy
cập ngày 12/5/2021.
13

Tâm lý học phát triển, tlđd.


14

Những thắc mắc thầm kín về giới tính, tlđd.

8


bị chững lại, sự phát triển chiều cao kết thúc ở độ tuổi 20-25 15. Bên cạnh đó là hiện tượng: vai
nở rộ, xuất hiện cơ bắp nhất là cơ cánh tay, các cơ ở ngực, cơ thể trở nên to và khỏe hơn, phát
triển nhiều tạo nên dáng vẻ của một nam thanh niên. Lông và râu cũng là một trong những đặc
điểm nhận biết dậy thì ở nam giới điển hình. Thường lơng mu xung quanh bộ phận sinh dục sẽ
mọc lên trước. Ban đầu chỉ là những nhúm lơng nhỏ, sau đó dần dần lơng mọc dày và nhiều
lên. Sau khoảng 2 - 3 năm kể từ khi lơng mu xuất hiện thì nam giới tiếp tục xuất hiện lông
nách, lông chân và râu và ria. Giai đoạn này, tóc bắt đầu mọc rậm, mau dài hơn và giọng nói
của trẻ cũng thay đổi. Bé trai sẽ có giọng khác hẳn nhau. Sở dĩ có sự thay đổi này là bởi vì vào
giai đoạn dậy thì, là do ảnh hưởng của Testosterone, hormone này khiến cho thanh quản mở
rộng, dây thanh đới dày và to lên. Vì vậy, bé trai sẽ có hiện tượng vỡ giọng, giọng khi này trở
nên khàn và ồm hơn. Sau một thời gian, giọng nam giới sẽ trở nên trầm và ấm hơn. Xuất hiện
cục yết hầu (là sụn tuyến giáp), đây cũng là một trong những biểu hiện thay đổi khi nam giới
đến độ tuổi dậy thì. Sở dĩ có sự thay đổi này là do hormone tuổi dậy thì ở nam giới gây ra, do
đó mà khi này chúng ta sẽ thấy cục yết hầu nhô to ra ở trẻ nam. 16 Tuổi vị thành niên (tuổi dậy
thì) là giai đoạn mà cơ quan sinh dục phát triển nhiều nhất. Nam giới ở độ tuổi dậy thì, bìu sẽ to
ra và trở nên sậm màu hơn, hai tinh hoàn khi này cũng lớn dần lên theo. Bên cạnh đó, dương
vật cũng trở nên to và dài hơn, khi gặp những kích thích thì dương vật sẽ cương cứng và trở
nên nhạy cảm hơn. Và có thể nói, xuất tinh chính là dấu hiệu nhận biết dậy thì điển hình nhất ở
nam giới. Bé trai khi ngủ say mơ thấy những điều mộng mị, ngọt ngào có thể xuất tinh ngay

15 />Truy cập ngày 12/5/2021.
16 />

nam-va-nu-gioi , tlđd.

9


khi đang ngủ. Việc xuất tinh khi đang ngủ được gọi là hiện tượng mộng tinh. Nhưng có những
em trai khơng hề biết đó là xuất tinh. Cũng như nữ giới, nam giới đến tuổi dậy thì sẽ xuất hiện
mụn trứng cá. Mụn nhiều hay ít cịn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Và ở giai đoạn này,
Androgen của bé nam sẽ điều hịa q trình sản sinh tinh trùng 17. Phát triển tuyến bã và tuyến
mồ hôi gây nên mùi đặc trưng của cơ thể các bé trai.

c. Kết luận chung
Tuổi dậy thì đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ
thể. Sự phát triển khơng đồng đều có thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn tạm thời của hệ
tuần hoàn, của hệ thần kinh. Đặc điểm nổi bật là thời kỳ phát dục, giai đoạn phát dục kết thúc
vào giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì 18. Tuy nhiên, vào lúc này các em cả nam lẫn nữa vẫn
chưa trưởng thành về mặt thể chất và nhất là về mặt xã hội.

2. Phát triển về nhận thức
a. Giai đoạn đầu vị thành niên (10 đến 13 tuổi):
Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu
tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về
bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Do nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý của
trẻ vị thành niên, sự tự nhận thức này thường chuyển thành ý thức tự giác, kèm theo cảm giác
lúng túng. Thanh thiếu niên cũng áp dụng các khả năng phản ánh mới của mình vào các vấn
đề đạo đức. Trẻ tiền vị thành niên hiểu đúng và sai là cố định và tuyệt đối.

b. Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên (từ 14 đến 16 tuổi):
17


Tâm lý học phát triển, tlđd.

18

Giáo dục giới tính, PGS Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Giáo dục, 1998, tr 49.

10


Ở giai đoạn giữa tuổi vị thành niên, các trẻ thường thích đặt lại vấn đề, thích lý luận,
thích cãi lý, đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi 19 và có thể phản đối với những quy tắc
truyền thống - dẫn đến sự sửng sốt của cha mẹ. Các em hay có ý nghĩ mới nhưng lại hay mâu
thẫn và không thể diễn đạt trôi chảy những suy nghĩ trong thâm tâm của mình. Những lý luận
của các em thường có tính chỉ trích hơn là xây dựng, các em thường không nhận xét trung
dung mà suy nghĩ của các em lại mang tính tuyệt đối. Các em bắt đầu quan tâm đến những
vấn đề thời sự. Ở lứa tuổi này, các em dành nhiều thời gian cho truyền hình, Internet, trị chơi
điện tử,… Khi trẻ vị thành niên gặp phải việc học tập phức tạp hơn, chúng bắt đầu xác định
các lĩnh vực quan tâm cũng như điểm mạnh và điểm yếu tương đối. Vị thành niên là khoảng
thời gian mà những người trẻ tuổi bắt đầu xem xét lựa chọn nghề nghiệp, mặc dù hầu hết
khơng có một mục tiêu xác định rõ ràng.

c. Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên (từ 17 đến 19 tuổi):
Ở giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, các chức năng tâm lý của trẻ cũng có nhiều thay đổi,
đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho
thấy rằng hoạt động tư duy của trẻ vị thành niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận
phát triển mạnh. Trẻ vị thành niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát
triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái qt
mà trẻ vị thành niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với các em điều quan trọng là
cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết.
Học sinh cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào

cách thức giải bài tập. Các em có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cơ
19

Phương pháp giảng dạy giáo lý, GP Thanh Hóa, Lưu hành nội bộ.

11


có phương pháp giảng dạy tích cực, tơn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán
sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm20.

3. Phát triển tâm lý – cảm xúc.
Ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm với sự biến đổi của cơ thể nhất là vẻ bề ngồi của mình.
Chúng thường so sánh bản thân mình với người khác. Từ sự phát triển về chiều cao và cân
nặng đi kèm với sự thay đổi tỷ lệ cơ thể. Bộ xương phát triển mạnh và nhanh hơn so với sự
phát triển của cơ bắp. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối cơ thể của cả bé trai và bé gái, dẫn đến
chúng ta thường cảm thấy các em vụng về, lóng ngóng và đối với các em thì thấy xấu hổ về
những thay đổi trên cơ thể của mình. 21 Các em ở lứa tuổi này cũng rất nhạy bén với những lời
nói vơ tình của người lớn. Một lời nói khó chịu có thể đưa đến những rối loạn tình cảm ghê
gớm. Trái lại, chỉ có một cái nhìn cũng đủ cho các em tìm được sự khích lệ và an ủi.
Giao tiếp với bạn bè trở thành nhu cầu rất mạnh mẽ của thiếu niên, đôi khi các em đi học
chỉ để có điều kiện nói chuyện với các bạn. Ở giai đoạn này, đối tượng trẻ chọn để giao tiếp là
các bạn cùng trang lứa, bởi vì các em muốn thể hiện bản thân mình là người lớn nên ít kết bạn
với đám trẻ con, đồng thời muốn mình tự lập nên không cần đến sự chỉ bảo, hướng dẫn của
người lớn, mặt khác vì vụng về nên các em chọn giải pháp ít tiếp xúc nói chuyện với người lớn
và nhất là những người thân trong gia đình để khỏi bị chỉ trích22.

20 Truy cập ngày 12/5/2021.
21 Giáo dục giới tính,TLĐ D
22 Tâm lý học phát triển, tlđd.


12


Các em có các biểu hiện của người lớn như các em thấy tự tin hơn, ham muốn tự do và địi
đối xử như người lớn. Sự tị mị thích thú về tính dục xuất hiện ở cả hai giới, tuy nhiên vẫn cịn
kín đáo nhưng rất mãnh liệt23.
Trong giai đoạn thanh thiếu niên, các vùng não điều khiển cảm xúc phát triển và trưởng
thành24. Thanh thiếu niên dần dần học cách kiềm chế những suy nghĩ và hành động không
phù hợp và thay thế chúng bằng những hành vi định hướng có mục tiêu.
Bên cạnh những nết tương đồng, sự phát triển tâm lý – tình cảm đối với mỗi giới trong lứa
tuổi này cũng có những khác biệt rõ rệt.

a. Đối với bé gái.
Ở giai đoạn này, tâm tính các bé gái sẽ biến đổi, bắt đầu biết làm điệu, làm đỏm, chú ý
đến cách ăn mặc của bản thân nhiều hơn, trẻ hay đỏ mặt và hay cười một mình. Và các em
thường tự ý bắt chước người lớn như trang điểm, bơi son,... Thích những người xung quanh
chú ý đến mình, tơn trọng mình hoặc thích người khác nhìn mình bằng cặp mắt kính nể. Trẻ bắt
đầu có tình cảm nhớ mong, u thương, thích được yêu đương với bạn khác giới. Tâm lý của
trẻ trở nên mơ mộng, tính tình hay bất thường, mau thay đổi, thích phản kháng, chống đối.
Thích cãi cọ với những người cùng phái nhất là những người trong gia đình như mẹ hay chị của
mình.25 Thích so sánh, dễ phân bì, ghen tị hoặc mặc cảm “da mình đen thế”, “chân mình ngắn
thế”, “mặt mọc nhiều trứng cá”…

23 Những thắc mắc thầm kín về giới tính, tlđd.
24 Tâm lý học đại cương, L.m Augustinơ Đồn Văn Chủng, Chủng viện Lê Bảo Tịnh, lưu hành nội bộ.
25 Tâm lý học phát triển, tlđd.

13



Các học sinh nữ thích học các mơn văn, sử, địa và thường khơng thích các mơn tốn, lý,
hóa, sinh. Các em thích những trị chơi khơng ồn ào. Về tính cách, các em nữ dễ xúc động hơn
và thường cẩn thận, tỷ mỷ, nhẫn nại hơn các em nam. 26 Về năng lực, trẻ nữ thể hiện tính khéo
léo, có tri giác với độ chính xác và nhanh nhạy hơn, có trí nhớ máy móc và trình độ lưu lốt của
ngơn ngữ cao hơn.

b. Đối với bé nam.
Nam giới khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ có sự thay đổi rõ rệt về tâm lý. Điển hình như
một số thay đổi sau: Bé trai trở nên nghịch ngợm, khó bảo, ương bướng hơn, có xu hướng thể
hiện cái tôi và ý kiến cá nhân mạnh mẽ. Và các em thường tự bắt chước người lớn như hút
thuốc, uống rượu bia,…Nam giới có những thay đổi trong cảm xúc, có cảm giác nhớ nhung, bắt
đầu để ý và yêu thương bạn khác giới nhưng vẫn còn e ngại, bẽn lẽn hay đỏ mặt. Bé trai trở nên
sống hướng ngoại và thích được tự do, được bố mẹ tơn trọng quyền cá nhân, riêng tư. Cũng
như nữ giới, bé trai khi này thích tâm sự và nói chuyện với bạn bè hơn là chia sẻ với bố mẹ. Và
tâm tính của trẻ bất thường, thích chống đối, ưa nóng nảy với những người cùng phái như bố
hay anh trai. Tùy tính nết từng người, có em ưa chưng diện, chải chuốt song cũng có em lại
khơng cần đến chưng diện, chải chuốt.
Các học sinh nam thường hứng thú với những hoạt động thể thao và khơng thích các
mơn học như văn, sử, địa. Về cảm xúc, nam giới dễ dàng chế ngự cảm xúc của mình hơn nữ
giới. Về tính cách, các trẻ nam thường muốn khẳng định thông qua sự dũng cảm, sự chịu đựng.
c. Kết luận chung.
26 Giáo dục giới tính, PGS Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Giáo dục, 1998, tr 8.

14


Theo học thuyết tâm lý xã hội phát triển của Erikson, tuổi vị thành niên là thời gian các em
hình thành đặc thù nhân cách về “cái Tơi” của mình 27. Đây là giai đoạn các bạn trẻ dần dần
nhận thức khá rõ về bản thân mình là người như thế nào và lớn lên muốn làm gì cho tương lai.

Ở giai đoạn này, các bạn trẻ dần hình thành nên sự đồng nhất của “cái Tơi” của mình qua việc
thể hiện các vai trò khác nhau và những chọn lựa cho cuộc đời như trường học, chuyên ngành,
nghề nghiệp, tìm bạn đời và chuẩn bị bước vào cuộc sống hơn nhân và gia đình. Bố mẹ và
những người thân tiếp tục có vai trị quan trọng trong việc giúp các em hình thành nhân cách.
Tuy nhiên, các em ở tuổi vị thành niên bắt đầu có mối quan hệ xã hội và bạn bè rộng hơn với
các bạn cùng học và các nhóm hoạt động ngồi xã hội hay các tổ chức tôn giáo. Sự trung thành
trong các mối quan hệ là nhân đức quan trọng cần được hình thành và phát triển ở thời kỳ này.
Trong đó, khả năng liên hệ với người khác và tạo các mối quan hệ chân thành sẽ giúp các em
thành công trong các giai đoạn tiếp theo.
Theo nhà tâm lý Abraham Maslow, cùng với các nhu cầu thể lý căn bản như ăn, uống, ngủ
nghỉ, tình dục và khơng khí trong lành, nhu cầu được sống an tồn và cảm thấy mình được
quan tâm, được yêu và được tôn trọng là những nhu cầu cảm xúc căn bản của con người.

III. Những vấn đề trong tuổi vị thành niên.

1. Hành vi bất bình thường
Tuổi vị thành niên là giai đoạn tập tành và thử nghiệm những hành vi mới trong cố gắng tìm
cách thích nghi với những hồn cảnh sống mới. Vị thành niên có khuynh hướng quy tụ thành

27Lịch sử tâm lý học, B.R.Hergenhann (Phan Quang Định), Nxb Hồng Đức, 2019.
15


những nhóm bạn cùng tuổi để dễ đạt được sự chấp nhận từ người khác. Khi thiếu sự chấp
thuận, hoặc có xung đột với gia đình, xu hướng lệ thuộc nhóm bạn cùng tuổi càng tăng và
người vị thành niên càng dễ thuận theo áp lực nhóm để thực hiện những hành vi có tính cực
đoan. Sự quan tâm đến bạn khác giới và khuynh hướng muốn thử nghiệm các hành vi tình dục
có thể thúc đẩy người vị thành niên thực hiện các hành vi nguy cơ về tình dục khi có tình trạng
thiếu kềm chế và thiếu hiểu biết.
Người vị thành niên, thông qua các áp lực từ nhóm bạn cùng tuổi cũng như mong muốn thể

hiện tính cách của bản thân, có thể biểu hiện tính mạo hiểm thơng qua một số hành vi có tính
chất chống đối xã hội. Nghe nhạc lớn tiếng hoặc kích động gây rối trật tự công cộng, lái xe bạt
mạng, tốc độ cao; gây cháy, nổ phá hoại cơng trình văn hóa; ăn cắp, ăn trộm trong cửa hàng,
nhà riêng, gây gổ đánh nhau.

2. Lạm dụng chất gây nghiện
Vị thành niên cũng là lứa tuổi dễ có nguy cơ tiếp xúc với các chất gây nghiện, hoặc do các
áp lực từ nhóm bạn cùng trang lứa, hoặc do muốn thể nghiệm bản sắc cá nhân, hoặc do việc sử
dụng chất gây nghiện có thể giúp giải tỏa căng thẳng và né tránh những khó khăn về tâm lý.
Việc tiếp xúc các chất gây nghiện có thể từ mức độ hút thuốc lá, uống bia, rượu, cho đến việc
lạm dụng các chất ma túy khác như: cần sa, dẫn chất từ thuốc phiện, các chất gây hưng thần,
gây ảo giác, các loại tân dược…. Việc lạm dụng các chất gây nghiện, nhất là những chất gây
thay đổi tâm trạng, có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề sẵn có, cũng như phát sinh thêm
những khó khăn mới trong cuộc sống của người vị thành niên.

3. Vị thành niên phạm pháp
Trong những trường hợp nghiêm trọng, những hành vi mang tính chất chống đối xã hội có
thể đến mức độ phạm pháp như: Xâm hại tình dục, sử dụng bạo lực, hung khí giết người, cướp

16


giật, buôn lậu, mua bán hàng cấm, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tổ chức băng nhóm, đe dọa,
khống chế người khác, bắt cóc, tống tiền vv…

4. Rối loạn ăn uống
Một số người vị thành niên có sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Có thể nhịn ăn quá đáng
hoặc ăn quá nhiều. Sự nhịn ăn quá đáng có thể do ảnh hưởng bởi những hình mẫu, bởi sự lo
ngại tăng cân, bởi những thói quen khác có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia…
Một số trường hợp mắc chứng chán ăn tâm căn. Một số trường hợp mắc chứng háu ăn và có thể

kèm theo tình trạng thừa cân hay béo phì. Những thay đổi thói quen ăn uống đơi khi kèm theo
những thói quen không hay khác như nghiện game, nghiện nét, đi chơi vô độ…

5. Trầm cảm và tự sát
Trầm cảm là một loại rối loạn về tâm trạng biểu hiện bằng sự suy kém các chức năng hoạt động
tinh thần, mất quan tâm, hứng thú đối với các sinh hoạt, hoạt động thường ngày, cùng với sự
giảm sút lòng tự trọng, nhìn đời bi quan và có thể có ý tưởng tự sát.
Có ba mức độ trầm cảm:
(1) Nhẹ: Vẫn có thể cố gắng để sinh hoạt, làm việc bình thường.
(2) Trung bình: Giảm sút khả năng làm việc và hoạt động xã hội, và có trở ngại trong
sinh hoạt thường ngày.
(3) Nặng: Giảm sút đáng kể trong khả năng làm việc, hoạt động xã hội lẫn trong các sinh
hoạt thường ngày. Có thể có kèm những triệu chứng loạn thần như hoang tưởng và ảo giác.
Phần lớn vị thành niên đều thỉnh thoảng có những lúc bị trầm cảm như một phần của đời
sống bình thường. Điều này càng dễ làm tăng nguy cơ xảy ra trầm cảm nặng ở vị thành niên.
Các dấu hiệu cô đơn và rút lui khỏi các quan hệ xã hội thường là những dấu hiệu báo trước của
trầm cảm. Trầm cảm có thể biểu hiện bởi cái nhìn tiêu cực về bản thân, diễn giải tiêu cực về

17


những trải nghiệm sống riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai. Một số em bỏ nhà ra
đi. Vị thành niên dễ phát sinh các phản ứng hướng ngoại, bồng bột, q khích, trong khi nữ thì
phản ứng hướng nội, trở nên băn khoăn, lo lắng quá đáng.
Nhiều vị thành niên trong đời sống bình thường cũng có lúc nghĩ đến cái chết. Đời sống
căng thẳng, nhiều lo lắng hoặc trạng thái trầm cảm có thể làm tăng khả năng người vị thành
niên có những ý tưởng tự sát, toan tự sát hoặc thực hiện tự sát. Việc thiếu những nguồn lực hỗ
trợ trong môi trường sống, sống cơ độc và khả năng ứng phó kém là những điều kiện thuận lợi
khiến ý tưởng tự sát dễ xuất hiện.
Một số yếu tố khác: lạm dụng chất gây nghiện, khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp với

người thân, gia đình, bạn bè và khả năng dễ tìm kiếm phương tiện gây chết…

6. Stress và khủng hoảng.
Stress và khủng hoảng là một phần của đời sống bình thường ở mọi con người nói chung và
ở tuổi vị thành niên nói riêng. Khủng hoảng là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm xúc
và lý trí khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, có tiềm năng gây nguy hại
hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao.
C. ỨNG DỤNG
Để chuẩn bị bước vào thế giới của người lớn và trở thành người tự lập với những lựa chọn
về học vấn, nghề nghiệp và tình yêu, các bạn tuổi vị thành niên cần có người lớn quan tâm một
cách hợp lý, đặc biệt là bố mẹ, người thân trong gia đình và những người quan trọng trong cuộc
sống của các em như các thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng, hay những người đứng đầu các
nhóm trong các hội đoàn và giáo xứ như Giới Trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể… Khi có người lớn
quan tâm đồng hành, các bạn trẻ cảm thấy người lớn hiểu và tơn trọng mình, cảm thấy mình có

18


giá trị và cảm thấy có người lớn là nguồn trợ giúp chúng. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ thành
cơng trong cuộc sống.
I.

Cha mẹ cần phải làm gì khi con đến tuổi dậy thì?
Phần lớn các bậc phụ huynh rất ít khi quan tâm đến biến đổi tâm lý con cái mà chỉ quan

tâm đến kết quả học tập của con mình. Thế nhưng các bậc phụ huynh khơng biết một điều rằng:
Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có sự thay đổi nhiều nhất, đây được coi là giai đoạn khủng hoảng
tâm lý.28 Chính vì vậy, cha mẹ cần phải hết sức quan tâm đến con cái của mình trong giai đoạn
này. Khi con cái của mình đến tuổi dậy thì các bậc làm cha, làm mẹ cần phải lưu ý mấy vấn đề
sau: Cha mẹ dành nhiều thời gian gần gũi, quan tâm và trò chuyện với con nhiều hơn. Chia sẻ

cho con nghe những kiến thức quan trọng cần phải nắm rõ ở tuổi dậy thì. Đặc biệt là những
kiến thức về giới tính và về sức khỏe sinh sản. Hướng dẫn cho con cái cách chăm sóc và vệ
sinh cơ thể trong độ tuổi dậy thì để hạn chế đi những bệnh lý khơng đáng có. Xây dựng chế độ
ăn uống phù hợp cho trẻ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo giúp trẻ phát
triển đầy đủ nhất về trĩ não và chiều cao. 29 Khi con đến tuổi dậy thì, bố mẹ cần phải tìm hiểu
tâm lý của con để thấu hiểu và đồng cảm. Không nên quá giáo điều, cổ hủ. Hạn chế nóng nảy,
giận dữ khi con khơng nghe lời vì điều đó sẽ càng khiến cho trẻ trở nên ương bướng hơn. Cha
mẹ tôn trọng quyền tự do cá nhân của các con, tạo cảm giác thoải mái và thân thiện nhất cho
con của mình. Việc quan tâm đến con cái trong đội tuổi dậy thì là một việc làm vô cùng quan
trọng. Cách tiếp cận của cha mẹ với các con trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự

28
29

19


phát triển của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải hết sức chú ý vấn đề này, tuyệt đối khơng
được phép chủ quan.
II. Vài trị của Xã hội.
Tăng cường giáo dục về sức khỏe học đường bằng cách đưa chương trình giáo dục sức
khỏe giới tính thành một mơn học thường quy tùy theo từng cấp, lớp và đặc biệt cho các thiếu
niên có hồn cảnh gia đình đặc biệt, có nhận thức hoặc phát triển kém. Bố trí giáo viên giáo
dục sức khỏe, cải tiến các chương trình giáo dục và nâng cao trình độ kiến thức để tăng khả
năng tiếp cận giữa thầy trò. Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng bằng cách
khuyến khích sử dụng các phương tiện của nhà trường cho các hoạt động ngoài giờ học của
thanh niên và cộng đồng, kêu gọi sự tham gia đóng góp của phụ huynh vào các hoạt động của
nhà trường.
Trong lĩnh vực y tế, cần đầu tư và đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở nên thuận
tiện, dễ tiếp cận và thoải mái với tất cả vị thành niên bằng cách quảng cáo các hình thức sẵn có

dành cho thanh niên thông qua giáo dục, và các hoạt động ngoại tuyến, cũng như các chương
trình cơng cộng, làm cho vị thành niên cảm thấy hài lòng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, nâng cao các dịch vụ y tế này để bảo vệ quyền lợi của vị thành niên giúp cho các em nhận
được sự hỗ trợ tốt nhất và hiệu quả nhất. Tổ chức các chương trình giao lưu, nói chuyện về các
chủ đề liên quan với tuổi vị thành niên như sức khỏe sinh sản, quan hệ giới tính, quan hệ tình
dục trước hơn nhân, các quan điểm về sống thử, các dấu hiệu của thai nghén và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng và hoạt động thể chất.

20


Xây dựng cộng đồng tạo cơ hội sống tích cực cho thanh niên, tạo ra các mối quan hệ xã
hội tích cực cho vị thành niên bằng cách mở rộng các chương trình đào tạo, tăng cường các
hoạt động ngồi giờ học, phát triển các chương trình giáo dục đồng đẳng, tăng cường hiểu biết
lẫn nhau giữa thanh niên và các thành phần khác trong cộng đồng thông qua các hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, tạo các sân chơi lành mạnh để thanh thiếu niên rèn luyện và phát triển
nhân cách.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện tại nước ta đang có nhiều thay đổi lớn về kinh tế, xã hội,
dân số đã đặt chúng ta trước những bước ngoặt quan trọng, vấn đề là phải làm sao để bảo đảm
sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển tồn diện của trẻ trong q trình chuyển tiếp từ trẻ con
sang người lớn. Để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự cải tiến đáng kể về cơ sở hạ tầng, hệ
thống dịch vụ, các hệ thống hỗ trợ ở cộng đồng 30. Nếu kết hợp được các nguồn lực trên đồng
thời giải quyết nghiêm túc các yếu tố về văn hóa, kinh tế, xã hội, định hướng cho vấn đề sức
khỏe vị thành niên, thì có rất nhiều tiềm năng để cải thiện tình trạng sức khỏe của vị thành niên
cũng như của toàn xã hội.
III. Vai trò của Giáo hội.
Các em trong lứa tuổi vị thành niên cũng thuộc lứa tuổi các em thiếu nhi tham gia các
lớp giáo lý ở các giáo xứ. Ngoài những hướng dẫn mục vụ của cha xứ, các em cũng cần được
quan tâm giáo dục trong các lớp giáo lý. Những người có trách nhiệm giảng dạy cần trau dồi


30 />
thanh-nien-ai-can-quan-tam-den-van-de-nay/ Truy cập ngày 12/5/2021.

21


cho các em các kiến thức về lứa tuổi cũng như đời sống luân lý. Cần cho các em hiểu hậu quả
của những hành vi sai trái vừa có thể vi phạm các luật lệ xã hội mà vừa có thể vi phạm các đạo
đức luân lý Giáo hội. những hành vi của các em có thể dẫn đến các tội trọng cũng như các vạ
như Bộ Giáo Luật 1983 điều 1398 có nói: “Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá
thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết - nghĩa là không cần ai phải ra vạ, mà khi mình
phá là mình tự động bị vạ tuyệt thông.”
Mục vụ giới trẻ cần được linh động hơn và mời người trẻ đến với các sự kiện mà nơi đó,
các em khơng chỉ có cơ hội để học hỏi, nhưng còn để chia sẻ cuộc sống, liên hoan, hát múa,
nghe những câu chuyện thực của các chứng từ và cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống
trong cộng đoàn. Người trẻ cần được tiếp cận qua văn phạm của tình u, chứ khơng phải bằng
cách thuyết giảng chiêu dụ. Các em có thể hiểu được ngôn ngữ của những người sống hiến
thân, những người sống với họ và cho họ, và cả những ai, dù còn đầy giới hạn và yếu đuối, cố
gắng sống đức tin chân thành. Đồng thời, chúng ta cũng phải cố tìm tích cực hơn nữa những
cách thức để đưa lời rao giảng tiên khởi vào ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.
Các tổ chức của chúng ta cần tạo cho các em khơng gian của riêng họ, để họ có thể tổ
chức thoải mái, họ có thể tự do đến và đi, cảm thấy được đón tiếp và có thể đi lại tự nhiên và
tin cậy để gặp gỡ những người trẻ khác, khi gặp đau khổ chán chường, hay khi vui mừng hân
hoan. Những nơi như thế đã được thực hiện ở một số nhà thờ có các nhà sinh hoạt và các trung
tâm dành cho người trẻ. Trong nhiều hồn cảnh, những nơi đó trở thành khung cảnh thân thiện
để các em có thể gặp gỡ nhau, chia sẻ, giải trí, thể thao, cũng như suy niệm và cầu nguyện, mà
khơng phải bận tâm nhiều đến chi phí. Bằng cách đó, chúng ta mở đường cho việc loan báo sứ

22



điệp Tin mừng thiết yếu qua sự tiếp xúc cá nhân, là cách mà không một phương pháp mục vụ
nào khác có thể thay thế được.
IV. Trách nhiệm của trẻ vị thành niên
Vì ở tuổi này các em chưa thật sự hoàn chỉnh về cơ thể, chưa trưởng thành về tâm lý,
chưa đủ điều kiện, kinh nghiệm và kĩ năng sống. Nên mỗi bạn trẻ phải trang bị kiết thức giới
tính cho mình, qua trường lớp, qua sách vở. Khơng nên tự tìm hiểu qua những bạn bè khơng
biết hay tìm hiểu qua những thước phim khơng lành mạnh, khơng nên coi thường việc giáo dục
giới tính. Mỗi em hãy tận dụng thời gian để học tập, vui chơi lành mạnh, rèn luyện sức khoẻ để
có được tương lai tốt đẹp cho mình và cho đất nước !
Các em cần: Tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, thể thao. Trau dồi các kiến
thức về sức khỏe bản thân trong giai đoạn vị thành niên. Biết nhận biết những dấu hiệu nguy cơ
và những tác hại của hành vi mình gây ra. Tránh xa tệ nạn: ma túy, đua xe, trộm cắp, bài bạc,
gây gỗ đánh nhau. Ăn đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và ngủ hợp lí. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,
sống lạc quan , yêu đời. Ln có ý thức giữ gìn giá trị phẩm giá của mình: tự trọng, biết kiểm
chế cảm xúc để tự chủ mình, ăn mặc lịch sự, ln ứng xử đúng mực với người khác, đặc biệt là
với người khác giới. Thận trọng, chín chắn , tế nhị và ứng xử đúng mực khi tiếp xúc, đảm bảo
giới hạn cho phép giữa nam và nữ, xây dựng tình bạn tốt. Ln tự rèn cho mình tính kiên quyết
trong các tình huống của cuộc sống .
Các em không nên: Dùng các chất kích thích, các chất có hại như rượu, thuốc lá , ma
túy. Không lạm dụng hoặc lợi dụng lẫn nhau ... Khơng có ý đồ mờ ám , hành vi khêu gợi đẫn

23


đến quan hệ không lành mạnh. Không tự hạ thấp danh dự và nhân phẩm của bản thân cũng như
người khác. Không nên bắt chước các hành vi thiếu đạo đức của người khác,…

THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Luật 1983, HĐGM Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, 2016.

2.

Giáo dục giới tính, PGS Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Giáo dục, 1998.

3. Lịch sử tâm lý học, B.R.Hergenhann (Phan Quang Định), Nxb Hồng Đức, 2019.
4.

Những thắc mắc thầm kín về giới tính, Bs Trần Văn Hồng – Cơng Tơn Huyền, Nxb
Thanh Niên, 1999.

5.

Phương pháp giảng dạy giáo lý, GP Thanh Hóa, Lưu hành nội bộ.

6. Tâm lý học đại cương, L.m Augustinơ Đồn Văn Chủng, Chủng viện Lê Bảo Tịnh, lưu
hành nội bộ.
7.

Tâm Lý Học Phát Triển, Trương Thị Khánh Hà, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2013.

8. />9. />
24


10. />
nien-thanh-nien-26/
11. />
12. />13. />
14. />15. />
25



×