GIÁO ÁN
BÀI 1: KỸ NĂNG TẬP HÁT VÀ SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU CHO BÀI HÁT SINH HOẠT
A. KỸ NĂNG TẬP HÁT SINH HOẠT
I. BÀI HÁT TRONG SINH HOẠT
Trong các dịp sinh hoạt tập thể, đặc biệt là với các em thiếu nhi và các bạn trẻ, một bài hát ngắn có ít
nhất là 3 hiệu quả sau:
1. Gây dựng bầu khí
Nhanh chóng tạo được bầu khí vui tươi cho tập thể tham dự không phân biệt nam nữ, chênh
lệch tuổi tác, xố nhồ mọi e dè ngại ngần hay bàng quan khép kín, vốn là thứ tâm lý bị “đóng
băng” gây khó khăn cho linh hoạt viên trong sinh hoạt.
2. Chuyển tải ý nghĩa
Dễ dàng chuyển tải những ý nghĩa chủ đề chung của chương trình sinh hoạt, một bài học giáo
dục nhân bản trong xã hội hoặc một đề tài tơn giáo, mà cứ bình thường linh hoạt viên rất khó
trình bày bằng lời nói cho lơi cuốn và hấp dẫn được.
3. Hỗ trợ giảng dạy
Đặc biệt trong sinh hoạt giáo lý, đây là một trong các phương tiện sư phạm huấn giáo đạt hiệu
năng sinh động nhất và cao nhất, giúp cho giáo lý viên có thể dẫn nhập, minh hoạ và củng cố cho
1
đề tài giáo lý, cho sứ điệp Tin Mừng khi đứng lớp giáo lý.
II. CHỌN BÀI HÁT SINH HOẠT
Khi chuẩn bị cho một chương trình sinh hoạt, linh hoạt viên nên chọn sẵn một số bài hát sinh
hoạt với các tiêu chuẩn:
1. Phù hợp với chủ đề
Bài hát sinh hoạt giới thiệu được một phần hoặc toàn bộ chủ đề của chương trình, thường là
một bài ngắn, giai điệu vui tươi phấn khởi, tiết tấu rõ, đơn giản, có cử điệu sinh động, đệm được
bằng đàn Guitar. Nếu là bài hát giáo lý thì tóm gọn được nội dung giáo lý hoặc sát với lời Kinh
Thánh.
2. Phù hợp với đối tượng
Bài hát sinh hoạt cần có nội dung hợp với tâm lý từng lứa tuổi, với từng giới tham dự. Ngoài
ra cần nhớ nguyên tắc tỷ lệ nghịch giữa khối lượng người tham dự với tầm cỡ của bài hát: Càng
đơng thì lại càng đơn giản.
3. Phù hợp với khung cảnh
Bài hát sinh hoạt cần hợp với khung cảnh gặp gỡ ở hội trường, tại đám tiệc, trong phòng sinh
hoạt, ngoài sân chơi, giữa thiên nhiên, trong nhà thờ (nếu được phép) hoặc ở lớp giáo lý. Hoặc có
các loại sáng tác riêng để mở đầu làm quen, kết thúc chia tay hoặc kèm theo trò chơi, để thưởng
phạt sau một trò chơi.
4. Phù hợp với khả năng bản thân
Cần nhớ là bài hát sinh hoạt được chọn còn phải quen thuộc thông thạo và vừa sức đối với
bản thân linh hoạt viên. Hãy hát được một bài hát có thể tới mức thuộc lòng trước khi tập lại cho
2
mọi người.
III. CÁCH THỨC TẬP HÁT SINH HOẠT
Có nhiều cách thức tập hát khác nhau, nên uyển chuyển thay đổi cho phù hợp với từng loại
bài, với từng tình huống và đối tượng tham dự, có thể chọn một trong những cách dưới đây hoặc
phối hợp chung nhiều cách cho thêm phần sinh động:
1. Hát trước toàn bài 2, 3 lần cho tập thể nghe quen tai nhạc, lời và nhịp điệu, sau đó tập lại
từng câu [mỗi câu thường chỉ có 4 trường canh (ơ nhịp)].
2. Hát mẫu từng câu ngắn rồi mời tập thể lặp lại ngay, lại qua câu kế tiếp cho tới hết bài.
3. Vừa hát mẫu vừa minh hoạ bằng cử điệu, sau đó tập lại cả bài, mời tập thể cùng hát theo
từng cử điệu đã gợi ý (mỗi câu thường diễn tả bằng 1, 2 cử điệu đơn giản).
4. Vừa hát mẫu vừa dẫn dắt bằng câu chuyện hoặc cắt nghĩa từng chữ từng câu một cách lý
thú và sinh động.
5. Chép trọn cả bài lên bảng, sau khi tập thể hát đã tương đối vững sẽ xoá dần một số chữ
hoặc xoá từng câu cho đến khi sạch bảng là mọi người đã thuộc lòng bài hát.
6. Sau khi tập hát đã tương đối vững, có thể chia phe hát đuổi, hát chồng lên nhau mà vẫn
khớp về hồ âm, hịa thanh và tiết tấu nhịp điệu.
IV. KẾT LUẬN
Linh hoạt viên trong công việc này được gọi là một quản ca, nghĩa là người điều khiển cả tập
thể hát chung một bài hát. Mức độ hiệu quả thành cơng của chương trình nói chung phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng của người quản ca. Trong sinh hoạt hướng đạo, để được trao chuyên hiệu
3
quản ca, ít nhất phải biết được 40 bài hát sinh hoạt và có dịp chứng tỏ khả năng tập hát thành
công tất cả những bài hát ấy cho tập thể.1
B. KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU CHO BÀI HÁT SINH HOẠT
I. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN ĐỊNH
1. Bài hát suông
Trong một số nghi thức như: Câu chuyện dưới cờ, câu chuyện tàn lửa ở đất trại, tĩnh tâm cầu
nguyện của giới trẻ, để giữ bầu khí thiêng liêng và một khoảnh khắc thinh lặng nội tâm, linh hoạt
1 Vui Đời Phục Vụ, Tập 1, Kỹ Năng Tập Một Bài Hát Sinh Hoạt, 9-11.
4
viên yêu cầu mọi người đứng nghiêm trang, hướng dẫn vài lời đưa vào chủ đề, mời hát chậm rãi,
vừa đủ nghe, không vỗ tay, không làm động tác hay cử điệu.
Ví dụ: “Anh em chúng ta chung một đường lên…”
2. Bài hát có vỗ tay
Trong sinh hoạt, để gây bầu khí vui tươi nhộn nhịp, linh hoạt viên có thể đề nghị vỗ tay theo
nhịp hoặc theo tiết tấu của bài hát, vỗ toàn bài hay chỉ vỗ cuối câu, hoặc chỉ vỗ một số từ nào đó
trong câu thay vì phải hát thành lời.
Ví dụ: “Tang tang tang tình tang tính, ta ca ta hát…”
“Vỗ tay, vỗ tay, cùng nhau hát mà vui cười…”
3. Bài hát có động tác
Trong sinh hoạt, linh hoạt viên có thể dùng các động tác đơn giản, dứt khoát kèm theo từng
câu của bài hát sinh hoạt, thường là 4 động tác (nếu là nhịp 2/4 và 4/4) hoặc 3 động tác (nếu là
nhịp 3/4) cứ lặp đi lặp lại, ăn với các phách mạnh nhẹ của câu nhạc. Loại bài hát này có tác dụng
gây bầu khí sơi nổi, giúp thư giãn, tỉnh ngủ khi phải ngồi một chỗ đã lâu.
Ví dụ: “Ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ…”
4. Bài hát có vũ điệu
Loại bài dùng làm các tiết mục trình diễn của một nhóm, một đội, các bạn trẻ trên các sân
khấu bỏ túi, văn nghệ quần chúng, hoặc trong các dịp đốt lửa trại. Vì mang nhiều tính nghệ thuật
nên cần phải được tập luyện nhuần nhuyễn, đạt mức độ tương đối khá về nghệ thuật.
Ví dụ: “Anh em ta về cùng nhau ta qy quần... ”
“Tình bằng có cái trống cơm... ”
5
5. Bài hát có cử điệu
Loại bài hát sinh hoạt đặc biệt này vẫn cịn ít được sử dụng. Thật ra, dạng bài hát này rất dễ
sáng tác, dễ lồng các cử điệu vào, lại dễ tập cho cả tập thể đứng vòng tròn hoặc ngồi hoặc đứng
ngay trong lớp học. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia một cách hứng thú, sinh động, gây ấn tượng
sâu xa nhờ ý nghĩa của lời hát được minh họa bằng các cử điệu đơn sơ, gần gũi với đời sống
thường nhật.
Ví dụ: “Người khôn xây trên đá ngôi nhà…”
“Chiều nay em đi câu cá... ”
II. ĐỊNH NGHĨA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU
Cử chỉ: Cách làm, cách minh họa, cách biểu diễn một sự vật, một sự việc hay một ý tưởng
trừu tượng bằng bàn tay.
Dáng điệu: Vẻ bề ngồi của khn mặt, của tồn thân mình ăn khớp với nhịp độ của cơng
việc, của âm nhạc.
Vậy bài hát có cử điệu chính là một dạng bài hát ngắn có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu
đơn giản rõ nét, để diễn tả tối đa nội dung của từng câu, từng ý trong bài hát.
III. GIÁ TRỊ CỦA CỬ ĐIỆU
Các cử điệu mang tính cách tế nhị, kín đáo, lại vừa phong phú về mặt biểu hiện cảm xúc của
người Đông Phương (Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…) cho nên các cử điệu, dẫu khơng
dùng đến lời nói, vẫn có thể diễn đạt nhiều ý tứ sâu sắc.
Các cử điệu còn được ứng dụng một cách tự nhiên trong việc giáo dục nhân bản và tâm linh
không chỉ đối với trẻ em mà cho cả người lớn trong các mối tương quan với chính mình, với tha
6
nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế.
Cử điệu diễn tả lịng tri ân, sự kính trọng, quan niệm sống bác ái, vui tươi lạc quan… Cử điệu
giúp bày tỏ những tính cách và ước nguyện kín ẩn của nội tâm như vâng phục, khiêm tốn, hồn
nhiên trong sáng…
Với tín ngưỡng, cử điệu có thể thay cho một lời tuyên xưng về các nhân đức như xác tín, phó
thác, u mến…
IV. CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU
Để đạt được thành công, linh hoạt viên cần ý thức về bầu khí, khung cảnh, đối tượng tham
gia và mục tiêu nhắm tới để chuẩn bị cho xứng hợp. Cần chú ý các yếu tố sau:
1. Về bài hát sinh hoạt
Nên sáng tác hoặc chọn các bài hát ngắn, chân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, có ý tứ đơn
giản dễ thương, trải ra trong 16 trường canh (ô nhịp), theo nhịp 2/4 tươi tắn khỏe mạnh hoặc nhịp
3/4 duyên dáng nhẹ nhàng.
2. Về cử điệu kèm theo
Mỗi câu hát chỉ nên chọn minh họa bằng 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, nhịp ăn khớp với tiết tấu
nhạc, thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp với động tác chân và sự di
chuyển thân mình, đồng thời hài hịa với ánh mắt và nét mặt.
3. Về tập thể tham dự
Nên chọn hình thức vịng trịn cho sinh hoạt ngồi trời, bán cung nếu nhắm đến một nghi thức
như cầu nguyện, tĩnh tâm, cũng đôi khi phải ứng biến ngay trong lớp học.
4. Về linh hoạt viên
7
Nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu một cách chậm rãi rõ ràng, tập cho tập thể, sau đó làm
nháp và chính thức. Có thể cho điểm số 1–2, nếu cần có các cặp làm cử điệu đối xứng. Có thể
giới thiệu ý nghĩa bài hát trước hoặc sau khi đã cùng làm.
V. DIỄN XUẤT CÁC CỬ ĐIỆU
Linh hoạt viên địi hỏi có nhiều sáng kiến, biến báo và có tâm hồn sâu sắc, giàu cảm xúc, nên
có thể dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện các cử điệu cho đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng, đạt
mức nghệ thuật tối thiểu. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý về các cử điệu:
1. Thống nhất đầu-cuối
Nhanh hay chậm, dí dỏm hay trang trọng, sơi nổi hay dịu dàng, sao cho thích hợp với nội
dung và tính cách của bài hát, tuy vậy đơi khi vẫn có thể thay đổi nhịp độ và tiết điệu để gây ấn
tượng, đồng thời kết hợp các tiếng hò, tiếng hơ, tiếng gọi, băng reo để tạo bầu khí sinh động.
2. Thứ tự trái-phải
Tay trái thường làm trước tay phải, chân trái cũng bước trước chân phải, do vậy thân mình
cũng quay sang trái trước rồi quay sang phải sau.
3. Đối xứng trước-sau
Cử điệu thường sẽ được đưa lên rồi lại đưa xuống đưa sang trái rồi lại đưa sang phải, vươn tới
trước rồi lại thu về phía mình, mở rộng ra ngoài rồi lại kéo vào trong.
Với 3 yếu tố căn bản nêu trên, các cử điệu cần phải liền lạc, không đứt quãng đột ngột, tất cả
làm thành một chu kỳ diễn tiến hài hòa, đẹp mắt mà lại có ý nghĩa.
VI. HIỆU QUẢ CỦA MỘT BÀI HÁT CĨ CỬ ĐIỆU
Bài hát có cử điệu thường được linh hoạt viên vận dụng nhằm các mục đích sau:
8
1. Xáo trộn vị trí
Một số bài có cử điệu sẽ khéo léo xáo trộn chỗ của mỗi người trong vịng trịn một cách tự
nhiên, khơng gượng ép, tránh được việc cụm lại thành các nhóm nam-nữ riêng rẽ.
2. Gây dựng bầu khí
Bài hát có cử điệu ln tạo được sự vui tươi linh hoạt, làm nên tâm tình hiệp nhất trong tập
thể, xóa nhịa mọi cách biệt tuổi tác, phái tính, trình độ và tâm lý bỡ ngỡ hoặc khép kín trong các
dịp họp mặt, lửa trại, sinh hoạt vịng trịn ngồi trời...
3. Góp phần giáo dục
Bài hát có cử điệu chuyển tải được các nội dung giáo dục hướng thượng và vị tha một cách
nhẹ nhàng mà lại thấm thía, tránh được kiểu nói nặng về huấn đức khơ khan.
4. Minh họa sứ điệp
Bài hát có cử điệu trong giáo lý thường là các bài ca ý lực, diễn ý các câu Lời Chúa, diễn tả
cách đơn giản các mệnh đề tín lý và ln lý, có thể dùng trong sinh hoạt hoặc cầu nguyện ở đầu,
ở giữa hay ở cuối tiết dạy giáo lý.2
2 Tôn Thất Sam, Tiến Lộc, Lửa Trại Và Kỹ Năng Dẫn Chương Trình (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Trẻ, 2002), 77.
9
BÀI 2 : ĐỐ VUI GIÁO LÝ VÀ DIỄN KỊCH - HOẠT CẢNH
-
ĐỐ VUI GIÁO LÝ
Nhằm kiểm tra học lực của học viên đồng thời tạo tinh thần thi đua học hỏi, chúng ta có thể tổ
chức những cuộc thi ‘vui mà học, học mà vui’ gọi là đố vui Giáo Lý giữa các đội trong một lớp,
giữa các lớp trong một họ đạo, giữa các họ đạo trong một hạt hay rộng hơn nữa.
1- Cách tổ chức :
a/. Trước cuộc thi :
– Soạn câu hỏi.
– Mời người điều khiển (có thể chính là Giáo Lý Viên ).
– Mời vài giám khảo (cho biết trước câu hỏi và đáp án).
– Phịng ốc, bàn ghế.
– Chng hoặc những mảnh thăm xếp nhỏ (tùy hình thức).
– Bảng để ghi điểm số.
b/. Trong cuộc thi :
Phải qui định trước một số luật lệ :
– Ấn định số người thi trong một nhóm, có được thay không ? Lúc nào ? .
– Ấn định số điểm cho mỗi câu hỏi.
– Ấn định thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi.
– Có quyền bổ sung câu trả lời không ? Mấy lần ? Điểm ?
10
– Trả lời sai thì sao ?
(Ngồi ra, tùy theo hình thức tổ chức – bốc thăm – hái hoa dân chủ hay nghe đặt câu hỏi rồi bấm
chuông, rung chuông vàng, đường lên đỉnh, thách thức … mà chúng ta có thể quy định thêm
những luật lệ để chế tài cho phù hợp với từng hình thức).
Để cho bầu khơng khí thêm sinh động, vui tươi, nên động viên khán thính giả vỗ tay tán thưởng
những câu nói đúng, bắt đầu một bài hát hoặc cho biết điểm số sơ khởi…
2- Cách đặt câu hỏi
Dùng chính những câu hỏi trong sách Giáo Lý của các em cũng được, nhưng để kích thích trí
thơng minh, nhạy bén và thận trọng của học viên, cũng nên mở rộng những ‘câu hỏi thi đua’.
– Câu hỏi tổng hợp (‘Tên mẹ Chúa Giêsu là gì ? Tại sao bà được gọi là Mẹ Thiên Chúa’…).
– Câu hỏi sắp xếp (thứ tự thời gian các nhân vật, biến cố …)
– Câu hỏi lựa chọn (chọn 12 tên thánh Tông Đồ trong một dãy tên nhân vật …)
– Câu hỏi giải quyết một tình huống cụ thể.
– Câu hỏi địi hỏi trí nhớ (Câu đó trong bài học nào hoặc Thánh ký nào ghi lại ? Chương mấy?
… Tiếp theo câu đó hay trước câu đó là gì?…)
– Câu hỏi suy luận (‘Tổ phụ Abraham có bao nhiêu cháu nội ? …’)
– Câu hỏi áp dụng (‘Chúa Giêsu chữa lành 10 người cùi mà chỉ có một người đến cám ơn Chúa.
Điều đó dạy cho em bài học gì ? …’)
– Câu hỏi thực hành (‘Em hãy phát biểu một lời cầu nguyện tự phát, xin Chúa chúc lành cho Cha
Sở’).
11
– Câu hỏi đánh lạc hướng (‘Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình chim bồ câu đậu xuống các
Tơng Đồ trong ngày lễ Ngũ tuần ?’…)
– Câu hỏi có vật dụng bên ngoài phụ họa (‘Hãy chỉ Thành Bêlem nơi Chúa Giêsu sinh ra trên
bản đồ nước Do Thái’…)
3- Lưu ý
– Còn rất nhiều cách đặt câu hỏi khác nữa tùy sáng kiến của Giáo Lý Viên và trình độ của học
viên, nhưng trong mọi trường hợp câu hỏi phải ln ln có một đáp án đúng duy nhất.
– Khi tổ chức thi nên nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết, ham học hỏi và mở mang kiến thức chứ
khơng phải vì tính hiếu thắng, thích hơn thua để gây căng thẳng bất hoà …
– Hiện nay, đài truyền hình đang phát chương trình ‘Bảy sắc cầu vồng’. Là một áp dụng rất thành
cơng hình thức này. Chúng ta có thể theo dõi và tham khảo.
-
DIỄN KỊCH – HOẠT CẢNH
So với một bài Giáo Lý thì hình thức này giáo dục bằng thị giác hơn là thích giác. Nó làm sống
lại những gì đã học được nhờ đó nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn.
1- Vài hình thức
Tùy theo khả năng và nơi chốn mà ta có thể sử dụng các hình thức khác nhau :
– Giáo Lý Viên viết kịch bản rồi tập dợt cho các học viên; hoặc các học viên tự làm lấy, Giáo Lý
Viên duyệt trước khi diễn.
– Các diễn viên có thể đối thoại trực tiếp bằng lời nói khác nhau (kịch nói) hay chỉ làm những cử
điệu dễ hiểu (kịch câm) hay chỉ ra điệu bộ, người khác ở trong hậu trường đọc lời đối thoại (hoạt
cảnh).
12
– Hoạt cảnh hoạt diễn kịch bằng bóng (buổi tối) : Các nhân vật đứng bên trong màn, hình ảnh và
cử điệu nổi lên trên màn nhờ một bóng đèn pha. Người xem chỉ thấy bóng các nhân vật.
2- Vài hình thức
– Các diễn viên đóng các vai Chúa, Đức Mẹ, các Thánh … nên nghiêm trang tề chỉnh, không nên
giễu cợt làm mất sự tơn kính.
– Các buổi diễn này thường ồn ào, gây mất trật tự, cần phải có sự chuẩn bị tập dợt trước.
– Một kinh nghiệm riêng : Các em được chọn làm diễn viên rất thích được hóa trang. Giáo Lý
Viên nên nhắc nhở và kiểm tra các em, đừng quan trọng quá nó, chỉ nên đơn giản thơi (nếu
khơng tự các em hố trang sẽ rất kỳ dị, cổ quái, không xứng hợp).
ẢO THUẬT
1. Ảo thuật là gì?
Thế giới ảo thuật mn hình mn vẻ, các bạn có thể thích ảo thuật, mong muốn được khám phá
ra những bí quyết của ảo thuật, nhưng ít ai có thể hiểu được rõ ràng thế nào là Ảo thuật.
Theo như cách hiểu đơn giản nhất, chúng ta sẽ phân tích về từ ngữ như sau:
•
Ảo: Ảo giác, ảo ảnh, ảo mộng v.v…
•
Thuật: Kỹ thuật, thủ thuật, xảo thuật v.v…
Vậy chúng ta có thể biết được ngay rằng, ẢO THUẬT chính là nghệ thuật của ẢO GIÁC, là sử
dụng kiến thức của đời sống để tạo nên những điều không thể.
13
•
Ảo thuật là kỹ xảo sử dụng đôi bàn tay khéo léo để tạo nên những động tác điêu luyện,
thoắt ẩn thoắt hiện để đánh lừa và làm lạc hướng đơi mắt khán giả.
•
Ảo thuật là sử dụng kiến thức vật lý, hóa học, sinh học, tốn học, tâm lý học v.v… để
sáng tạo ra những tiết mục ảo thuật thần kỳ.
Vậy ảo thuật có phải là một trị bịp bợm, đánh lừa người khác nhằm moi tiền thiên hạ hay
khơng ?
Câu trả lời là KHƠNG, mà đây là một bộ mơn nghệ thuật thơng minh, kích thích trí sáng tạo, khả
năng phát triển tư duy vượt bậc. Bên cạnh đó, ảo thuật khơng lừa đảo một ai cả, mà chỉ đơn giản
là kiến tạo nên những niềm vui đặc biệt hơn những niềm vui cơ bản của đời sống.
Như vậy: Ảo thuật là loại hình nghệ thuật trình diễn những hiện tượng biến hoá kỳ lạ, được tạo
ra bằng những kỹ xảo hoặc đạo cụ đặc biệt, gây ngạc nhiên cho khán giả. Đặc điểm chính của
mơn ảo thuật là tính phi lý, lạ thường. Những nghệ sĩ ảo thuật được gọi là ảo thuật gia.
2. Vài hình thức ảo thuật đơn giản:
SINH HOẠT
Khởi động: Anh em ơi, chị em ơi
1. Chịu chơi, chịu chơi, chịu chơi sức mấy mà buồn. Chịu chơi, chịu chơi, chịu chơi,
sức mấy mà buồn, buồn là cù lần, không buồn là chịu chơi, chịu chơi, chịu chơi,
chịu chơi.
2. Cử điệu: Chịu chơi... (vỗ tay đều).... (đến chữ buồn nghỉ không vỗ tay).
14
Phản ứng nhanh: QT: a - Đáp: ô - QT: a a - Đáp: ô ô
QT Hát: Nhún nhún nhún là mình cùng nhún nhún nhún. sờ cái tai nhau đi, xem ai có
ngại ngần gì, sờ cái tai nhau đi xem ai có ngại ngần chi, mình là anh em có chi đâu mà
ngại ngần, sờ cái tai nhau đi ta hãy sờ cái tai nhau đi.
Nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đơi tay (vỗ 3 cái bộp bộp bộp). Nào bạn vui mà
muốn tỏ ra thì dậm đơi chân (dậm chân 3 cái bầm bầm bầm). Nào bạn vui mà muốn
tỏ ra thì gật cái đầu (gật 3 cái và đọc khực khực khực)
QT: lần đầu tiên thức dậy các bạn làm gì- Đáp: Mở mắt
QT: Tập thể dục
QT: Đặt tay lên vai người đàng trước, tay đâu là tay đâu (đáp: tay đây là tay đây), hai
tay là hai tay. Đặt tay lên vai của người đàng trước.
Hát: Đấm đấm đấm là mình cùng đấm đấm đấm, véo véo véo là mình cùng véo véo
véo.
Đàng sau quay. Hãy trả lại tất cả những gì vừa nhận được.
Phản xạ nhanh: QT: Trò chơi rất đơn giản: đứng (nâng tay lên), ngồi (tay rụt xuống),
nằm (đưa tay nằm).
QT hát: (Hô đến động tác nào ta làm như vậy): lắc tay trái là lắc tay trái, lắc tay phải
là lắc tay phải, lắc chân trái là lắc chân trái, lắc chân phải là lắc chân phải. Lắc tay
trái, lắc tay phải, lắc chân trái, lắc chân phải...
QT Bài hát: ( trò chơi yêu thương... để thể hiện yêu thương nhau)
Bên trái tôi là người tôi yêu tôi thương, bên phải tôi là người tôi yêu tôi thương, trước
mặt tôi là người tôi yêu tôi thương, sau lưng tôi là người tôi yêu tôi thương. Người tôi
15
yêu tôi thương đang ngồi bên phải của tôi, người tôi yêu tôi thương đang bên ngồi
bên trái của tôi, người tôi yêu tôi thương đang ngồi trước mặt tôi đó, người tơi u tơi
thương đang ngồi xung quanh tơi đây.
QT: Gió thổi, gió thổi.
Đáp: Thổi ai, thổi ai.....thổi những ai không bắt tay bạn...... thổi những ai không đứng
thành 1 cặp 2 người....thổi cặp 2 người nào mà không đứng 2 chân (tiếp tục
thổi)...............
Thổi ngành nào không ôm anh chị huynh trưởng của mình..... thổi ngành nào khơng
tập 1,2 hàng dọc thẳng hàng trong 5 giây.
QT: vỗ tay to nhỏ theo động tác nâng tay lên xuống của người quản trị.
Hát cử điệu: Anh, em, đồn kết (cử điệu: anh nhảy sang phải, em nhảy trái, đoàn
nhảy lên trước, kết nhảy lùi dưới.
QT Hát: Vui tươi khi gặp khó khăn, vui tươi khi gặp gian nan. Vui tươi. Hiên ngang.
16
BÀI 3. VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DẠY GIÁO LÝ (T. LƯƠNG)
– Mỗi bước trong một bài Giáo Lý khơng nhất thiết phải bằng nhau về thời gian.
– Có thể rút ngắn (hay kéo dài) phần này hay phần kia để cho bài Giáo Lý thêm
linh động, phù hợp.…
– Như chúng ta đã thấy, phần cầu nguyện được đặt ở trung tâm bài Giáo Lý, rồi mở
đầu và kết thúc của bài Giáo Lý cũng là cầu nguyện; như vậy đủ thấy tầm quan
trọng của nó, đồng thời cũng thấy sự khác biệt giữa một giờ học Giáo Lý và một
lớp học phổ thông.
– Lược đồ 10 bước này rất thích hợp cho các học viên nhỏ tuổi (7-16 tuổi) nhưng
có vẻ khơng phù hợp lắm cho những học viên ở tuổi lớn hơn.
- Một lớp học quá đông học sinh giáo lý sẽ rất khó khăn về mặt sư
phạm.
I. CẦU NGUYỆN TRONG BÀI GIÁO LÝ
Như trên ta thấy, trong một bài Giáo Lý có ba lần cầu nguyện. Hình thức và nội
dung của phần cầu nguyện mở đầu và kết thúc hơi giống nhau nhưng lại khác hẳn
so với phần cầu nguyện ở trung tâm bài Giáo Lý (được gọi là phần cầu nguyện
đỉnh cao của bài Giáo Lý)
17
1- Cầu nguyện mở đầu và kết thúc
Một Giáo Lý Viên giàu kinh nghiệm có thể đánh giá gần đúng tâm lý các học viên,
những gì các em học hỏi được cũng như kết quả của một bài Giáo Lý bằng cách
quan sát cử điệu và tâm tình của các em trong lời cầu nghyện mở đầu và kết thúc.
– Mục đích chính của cầu nguyện mở đầu và kết thúc là: xin Chúa thánh hoá giờ
học và tạ ơn Chúa về giờ học đã qua.
– Hình thức nên ngắn gọn và luôn thay đổi để khỏi nhàm chán, trở thành một ‘thủ
tục’
Có nhiều hình thức: Hát một bài ngắn, đọc một lời nguyện tắt do Giáo Lý Viên
hoặc một học viên tự phát (với các em nhỏ, Giáo Lý Viên có thể đọc từng câu cho
các em lặp lại, hoặc làm dấu Thánh Giá rồi thinh lặng giây lát cầu nguyện riêng…)
nhưng thường gặp nhất là đọc một kinh (mở đầu: kinh Lạy Cha; kết thúc: kinh
Sáng Danh)
2- Cầu nguyện đỉnh cao
Giáo Lý Viên cần huấn luyện cho học viên của mình có một tinh thần cầu nguyện.
a. Thái độ đối với Thiên Chúa:
Đây là một thái độ của tâm hồn. Muốn có thái độ đúng đắn khi cầu nguyện, trước
tiên phải xác định vị trí của chúng ta đối với Thiên Chúa (nói khác đi, phải tự vấn
đáp : ‘Thiên Chúa là ai đối với tôi ?’.
18
– Thái độ của một tạo vật đối với Đấng Tạo Hoá:
+ Thờ lạy (Thiên Chúa là chủ tể tuyệt đối).
+ Ca tụng (Thiên Chúa là Đấng tuyệt mỹ).
+ Tri ân (Thiên chúa là Đấng nhân hậu và giàu tình thương…).
– Thái độ của một người con đối với cha hiền:
+ Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta và cho chúng ta trở thành con của Ngài.
+ Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta được trở nên con Thiên Chúa, được Chúa
Thánh Thần hướng dẫn (‘Abba’ – Cha ơi !)
+ Giống như Chúa Giêsu, đối với Chúa Cha, chúng ta cũng có tâm tình của
một người con: u mến, kính trọng, vâng lời, cậy trơng, phó thác…
– Thái độ của một tội nhân :
+ Khao khát Ơn Cứu Độ.
+ Tin tưởng và cậy trơng vào lịng nhân lành của Chúa.
+ Ý thức thân phận dòn mỏng, yếu đuối, dễ sai phạm… của một tạo vật bất
tồn.
# Nếu thật sự có được những tâm tình ấy, giờ cầu nguyện sẽ hết sức thâm trầm,
sâu lắng và đạt được kết quả tốt.
b. Những điều kiện thiết yếu:
19
Cần phải có vài điều kiện thuận lợi để có thể gặp gỡ Thiên Chúa thật sự trong lời
cầu nguyện.
– Đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa :
Nói chuyện với ai thì tiên vàn người ấy phải có mặt ; vậy phải ý thức rằng Thiên
Chúa đang hiện diện với mình rồi cố gắng hiện diện với Thiên Chúa và nói với
Ngài bằng những tâm tình thật sự của mình (để cho trẻ ý thức Thiên Chúa hiện
diện, Giáo Lý Viên nên hướng dẫn các em bằng những kiểu nói cụ thể, bằng tranh
ảnh – ảnh tượng – bàn thờ – nến … hoặc qua thiên nhiên)
– Có chuyện để nói với Thiên Chúa:
Cần tập cho các em hiểu: cầu nguyện là nói với Thiên Chúa những điều mình có ở
trong lịng; Do đó sau khi đã đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa nên gợi
cho các em một tâm tình thích hợp, (trong bài Giáo Lý, tâm tình này đã được
chuẩn bị trước bằng bài giảng) sau đó giúp các em tìm những lời nói và cử chỉ
thích hợp để diễn tả tâm tình.
– Tạo một bầu khí thuận lợi:
Phải cố gắng lo liệu sao cho phần cầu nguyện được lồng trong một bầu khí tơn
nghiêm, tự do và n tĩnh.
+ Tơn nghiêm: vì có Thiên Chúa hiện diện.
20
+ Tự do: không ép buộc, nhưng thuyết phục và khuyến khích các em tự ý
trút bỏ mọi sự để đến với Thiên Chúa.
+ Yên tĩnh: Ta khó chủ động được hồn cảnh bên ngồi nhưng nó lại khá
quan trọng. Dù vậy, chúng ta cũng có thể khắc phục bằng cách, nếu thấy bầu khí
bên ngồi q ồn ào khiến các em khơng cầm trí được, hãy tạm hỗn lại, đợi lúc
khác thuận tiện hơn sẽ cầu nguyện.
– Thái độ của Giáo Lý Viên
Thái độ của Giáo Lý Viên trong giờ cầu nguyện rất quan trọng đối với các em.
Chúng có thể cảm thấy đang đứng trước mặt Thiên Chúa (hay khơng) phần lớn là
do chính thái độ của Giáo Lý Viên. Do đó, Giáo Lý Viên phải hết sức trang
nghiêm trong khi cầu nguyện. Phải cùng cầu nguyện với các em trước mặt các
em. (Kinh nghiệm riêng: khi cầu nguyện cùng với các em nhỏ nên đứng đối diện
với các em ; ngược lại với các em lớn hơn, khi cầu nguyện có thể đứng cùng phía
với các em, cùng hướng lên ảnh tượng hay một điểm cố định nào đó. Nếu trong
phịng học có hai dãy bàn, nên đứng ở giữa)
Nếu cần phải sửa lỗi thì để sau khi cầu nguyện xong, làm một cách dịu dàng và ôn
tồn. Nhưng tốt nhất nên nhắc nhở các em trước khi cầu nguyện.
c. Cách diễn tả tâm tình:
21
Các hình thức bên ngồi (lời nói, cử điệu…) là cần thiết, nhưng sẽ rất vơ dụng nếu
khơng có chiều sâu và phát xuất từ nội tâm. Cũng không nên cầu kỳ, càng đơn
giản càng tốt.
– Cử điệu: Thường chúng khơng thể phát biểu được thành lời những tâm tình dồi
dào, sâu lắng thật sự bên trong, nên các em hay biểu lộ ra bằng những cử chỉ bên
ngồi, có khi hết sức giản dơn nhưng giàu ý nghĩa :
+ Bái gối, cúi đầu: Ý thức mình bé nhỏ trước Thiên Chúa.
+ Dấu Thánh giá: Trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa.
+ Chắp tay: Hướng về Chúa.
+ Nhắm mắt: Tìm kiếm, chiêm ngắm Đấng Vơ Hình.
+ Im lặng: Lắng nghe tiếng Chúa.
Đó là những cử điệu tự các em có thể thể hiện được, nên chỉ thêm cho các em
những cử điệu khác : cúi đầu, đấm ngực (ăn năn, thống hối… như người thu thuế)
hoặc nâng cao hai tay khi hát ‘Con xin dâng lên tòa Chúa uy linh’ hay ‘ Hai tay
con dâng lên Ngài thế giới’…
Ngay cả khi tâm trí mỏi mệt, nếu vẫn giữ được thái độ kính cẩn, trang nghiêm cũng
là một cách cầu nguyện tuyệt hảo.
22
– Lời nói: Đừng q khn sáo với những lời cầu nguyện quen dùng nhưng lại
nghèo nàn ý nghĩa. Nên tập cho các em làm quen với những lời mà Giáo Hội
thường dùng để thưa chuyện với Thiên Chúa (Phụng vụ)
+ Những lời trong Thánh vịnh (các bài đáp ca) ‘Chúa là mục tử’ , ‘Từ vực
sâu’.
+ Những lời mang tính tơn thờ (Kinh Vinh Danh)
+ Những lời dành riêng cho Thiên Chúa: ‘Tạ ơn Chúa’, ‘Amen’ , ‘Xin Chúa
thương xót’…
(Vì là những câu quen thuộc, nên tránh tục hố. Phải dùng một cách kính cẩn kèm
theo lời giải thích ý nghĩa sâu xa của chúng…) Nếu chúng ta càng dựa vào Thánh
kinh và Phụng vụ, các em nhỏ sẽ càng mau quen với một lối cầu nguyện đơn giản,
khiêm tốn nhưng đại đồng, quy về Thiên Chúa và do Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Tuy vậy, cũng nên tôn trọng những lời nói biểu lộ những tâm tình thật sự của các
em.
– Thinh lặng: Thinh lặng cũng là một phần của phút cầu nguyện. Khi cầu nguyện
chung nên có một chút yên lặng (hoặc trước hoặc sau).
+ Im lặng trước: Sau phút im lặng, lời cầu nguyện chung sẽ là lời tóm kết
các ý nguyện thầm của riêng mỗi người trước đó. Sau lời cầu nguyện chung, tất cả
thưa ‘Amen’.
23
+ Im lặng sau: Sau khi đọc lời nguyện chung, mỗi người cầu nguyện và
suy niệm riêng theo ý được gợi lên.
– Nội tâm hoá : Ban đầu trẻ em diễn tả tâm tình bằng những cử điệu, lời nói, tiếng
ca… theo đúng như Giáo Lý Viên, nhưng nên dần dần tập cho các em biệt vị hoá
và nội tâm hố lời cầu nguyện của mình theo tiến trình sau :
+ Cho các em lặp lại lớn tiếng những gì ta đọc trước, sau đó dần dần nhỏ
hơn rồi đến thầm thĩ trong lòng.
+ Làm trước những cử điệu cho các em bắt chước trong khi vẫn cầu nguyện
lớn tiếng, sau đó cắt nghĩa cho biết các em phải làm gì, rồi để các em tự làm lấy.
+ Đưa ra nhiều cách diễn tả tâm tình rồi cho các em tự chọn kiểu nào tùy
thích.
+ Gợi tâm tình rồi để các em tự diễn tả tâm tình đó.
+ Sau mỗi lần cầu nguyện riêng, nhớ cho tất cả cùng cầu nguyện chung
bằng một bài hát, một thánh vịnh hoặc một lời nguyện chung tự phát, tất cả thưa
‘Amen’ .
d. Vài cách thức cầu nguyện trong giờ Giáo Lý:
– Giáo Lý Viên nói lớn tiếng từng câu ngắn (hoặc nhờ một học viên đại diện), các
học viên lặp lại lớn tiếng (hoặc thầm trong lòng) từng câu.
24
– Cầu nguyện đối đáp kiểu ‘kinh cầu’ hoặc giống ‘đáp ca’ trong thánh lễ : Giáo Lý
Viên thay đổi lời nguyện, các học viên lặp lại cùng một câu đáp sau mỗi lời
nguyện.
– Chia thành hai nhóm, luân phiên nhau đọc từng lời nguyện (nên soạn ra giấy
hoặc ghi lên bảng trước).
– Giáo Lý Viên (hoặc một học viên) ‘chủ sự’ đọc một lời nguyện, tất cả thưa
‘Amen’.
– Đọc một kinh thật chậm và bảo các em chú ý đến từng lời mình đọc hoặc dừng
lại sau mỗi câu và giải thích ý nghĩa câu đó. Nên giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, đi
thẳng vào tâm hồn và đánh động tâm hồn các em.
– Giáo Lý Viên không gợi lên tâm tình nữa nhưng đưa ra một đề tài, các học viên
tự tìm ra tâm tình thích hợp để cầu nguyện. Cách này khó hơn vì địi hỏi phải
trưởng thành, do đó chỉ có thể áp dụng cho các em lớn, quen suy nghĩ.
e. Cách thức soạn một lời nguyện:
Một lời nguyện cân đối và đầy đủ, theo mẫu những lời nguyện chính thức của Giáo
Hội gồm có bốn phần như sau :
– Trình bày lý do: Thường dựa vào một lời Chúa phán, một việc Chúa làm, một ưu
phẩm của Chúa hoặc một biến cố xảy ra…
– Trình bày nội dung: Nêu lên điều mình muốn xin…
25