Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.36 KB, 5 trang )
Bí quyết dinh dưỡng cho bà
bầu ốm nghén
Thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển
của não so với lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần
được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.
Thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến các bà bầu
không thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trong ba tháng đầu, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng
cân bình thường chỉ vào khoảng 1kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc
chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một
viên đa sinh tố – trong đó có cả acid folic – là đủ.
Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng
bằng cách ăn thêm bữa và cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, bạn nên ăn
thêm một bát cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng để bổ sung khoảng 350
calo cho khẩu phần bình thường.
Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
- Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
- Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng
gây dị dạng cho thai nhi).
- Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ.
Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được,
đến khi sinh, con không có chân, tay.
- Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng
cá chẳng hạn.
- Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường
khuyên:
- Uống nước chanh tươi.