Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Giao an hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.13 KB, 63 trang )

Tiết 1:
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
A- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
Giúp HS nhận biết được
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển
- Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người . Học lịch sử là
cần thiết ( để biết gố tích tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại)
- Phương pháp học tập(cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thơng minh trong việc
nhớ và hiểu.
2- Kỹ năng :
Bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát
3- Tư tưởng :
Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ
môn
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: phân tích, nhận xét, quan sát và liên hệ thực tế. Phương pháp
học tập bộ môn
B- Chuẩn bị
- Sách giáo khoa
- Tài liệu liên quan đến nội dung bài học
C- Hoạt động của G và H :
1/ Ổn định lớp
2/ Bài mới
Nội dung 1: (10')
GV giới thiệu bài
? Ngay từ khi mới xuất hiện cây cỏ lồi
vật đã có hình dạng như ngày nay chưa ?
HS cả lớp
(GV: sự vật, con người, làng xóm, phố


phường, đất nước mà chúng ta thấy hiện
nay đều trải qua quá trình hình thành, phát
triển và biến đổi nghĩa là đểu có một q
khứ, q khứ đó chính là lịch sử)
? Vậy em hiểu lịch sử là gì ?
HS cả lớp
? Có gì khác nhau giữa lịch sử một con

1- Lịch sử là gì ?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong q
khứ
- Lịch sử lồi người là toàn bộ hoạt động


người và lịch sử XH loài người?
HS khá giỏi ( 1 con người là quá trình sinh
ra, gì yếu, chết đi cịn lịch sử XH lồi
người là khơng ngừng phát triển, là sự
thay thế của 1 xã hội mới tiến bộ và văn
minh hơn)
? Lịch sử chúng ta đang học là lịch sử loài
người hay lịch sử một con người ? (lịch sử
loài người)
HS TB yếu kém
*- GV tiểu kết mục 1 : Lịch sử là khoa học
tìm hiểu và dựng lịa toàn bộ những hoạt
động của con người và xã hội loài người
trong quá khứ. Vậy học lịch sử để làm gì,
chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.

Nội dung 2(15')
HS đọc mục 2 sgk
HS quan sát hình 1 SGK . GV đặt câu hỏi
như SGK
HS trình bày sự khác nhau ( sở dĩ có sự
khác nhau đó là do XH loài người ngày
càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn,
trường lớp khang trang hơn)
? Chúng ta có cần biết những biến đổi đó
khơng ? Tại sao lại có những biến đổi đó ?
? Do đâu em biết ? ( Do được học lịch sử )
? Học lịch sử để làm gì ?

của con người từ khi mới xuất hiện đến
nay

- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng
lại toàn bộ những hoạt động của con
người và xã hội loài người trong quá khứ

2- Học lịch sử để làm gì

- Học lịch sử để hiểu cội nguồn dân tộc,
biết q trình dựng nước và giữ nước của
cha ơng
- Biết được tổ tiên, ông cha đã sống như
thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ
đó quý trọng những gì mình đang có và
biết ơn những người làm ra nó. Đồng
thời phải làm tốt nhiệm vụ của người

cơng dân đối với đất nước
- Học Lịch sử còn để biết những gì mà
lồi người làm nên trong q khứ để xây
? Bản thân em cần làm gì khi học lịch sử ? dựng được xã hội văn minh ngày nay
HS cả lớp thảo luận và trả lời
GV gợi ý cho HS nói về truyền thống gia
đình, ơng bà, cha mẹ, có ai đỗ đạt cao và
có cơng với nước, quê hường em có những
danh nhân nào nổi tiếng?


GV kết luận: khơng phải ngẫu nhiên mà có
những thay đổi như ta nhận thấy, vậy
chúng ta cần tìm hiểu để biết và quý trọng.
Mỗi con người mình cần phải biết thuộc
dân tộc nào, tổ tiên ơng cha mình là ai con
người đã làm gì để có được như ngày nay.
Chúng ta cần biết để quý trọng, biết ơn
những người đã làm nên cuộc sống ngày
nay và chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ của
mình để đưa nước nhà tiến lên nữa.
Nội dung 3(15')
? Cuộc sống của tổ tiên, ông bà mà em
biết nhờ đâu ?
HS TB, yếu kém ( Những câu chuyện,
những lời mô tả - Tư liệu truyền miệng )
? Em hãy kể một số tư liệu truyền miệng
mà em biết ?
HS TB, yếu kém
? Nhìn vào hình 1 và hình 2 em biết được

những gì ?
? Hình 1 và hình 2 thuộc tư liệu gì ?
( Tư liệu hiện vật)
? Em hiểu như thế nào là tư liệu hiện vật ?
? Lịch sử còn được biết qua nguồn tư liệu
nào ?
( Tư liệu chữ viết )
? Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch
sử ?
HS cả lớp
GV sơ kết: Để dựng lại lịch sử phải có
những chứng cụ thể mà chúng ta có thể
tìm lại được. Đó là tư liệu
GV liên hệ: Các di tích, đồ vật của người
xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên
mặt đất đều gọi là tư liệu hiện vật cần
được giữ gìn, sử dụng. Đây là nguồn tư
liệu chân thực còn lại của thời xưa giúp
chúng ta nhận thức được quá khứ. Bước
đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các

3 – Dựa vào đâu để biết và dựng lại
lịch sử
- Căn cứ vào các loại tư liệu
+ Tư liệu truyền miệng ( truyền thuyết):
những câu chuyện, những lời mô tả được
truyền từ đời này sang đời khác
+ Tư liệu hiện vật: những di tích, đồ vật
của người xưa còn giữ lại
+ Tư liệu chữ viết: những bản ghi, sách

vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ
viết


hành động phá hủy hoặc tơn tạo “hiện đại
hóa” các di tích lịch sử.
? Ở địa phương em ở hiện nay có những di
tích lịch sử nào? Tình trạng di tích hiện
nay và em phải làm gì để có trách nhiệm
với di tích lịch sử đó.
3/ Củng cố(4')
HS đọc câu danh ngơn
? Em nêu hiểu biết của mình về câu danh ngôn “ Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”
( LS ghi lại những gì xảy ra trong quá khứ, những việc làm, những người tốt hay xấu
của cuộc sống, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa....LS giúp chúng ta
ngày nay hiểu được những cái hay, cái đẹp để phát huy, cái xấu, cái khiếm khuyết để
tránh bỏ từ đó chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống cho
tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựng quê hương đất nước. LS là cái cân,
cái gương của muôn đời để chúng ta soi vào. LS là thầy dạy của cuộc sống)
* - HS làm bài tập :
+ Ở lớp : Điền dấu × vào ý em cho là đúng
- Học lịch sử để biết nhiều chuyện hay
- Học lịch sử để hiểu về tổ tiên ông bà
- Học lịch sử để trở thành người giỏi sử
- Học lịch sử để biết ơn, quý trọng ông bà tổ tiên
- Học lịch sử để biết ơn, quý trọng ông bà, tổ tiên
- Lịch sử đã giúp em trở thành công dân tốt
4. Hướng dẫn về nhà(1')
- Tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương, các danh nhân văn hóa của địa
phương.

- Làm các bài tập trong SGK
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử. Tìm hiểu:
+ Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
+ Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch
+ Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo cơng lịch
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 2 :
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ


A – Mục tiêu
1 – Kiến thức : Làm cho học sinh hiểu :
+ Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
+ Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch
+ Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo cơng lịch
2 – Về tư tưởng, tình cảm
HS yêu quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học
3 – Về kỹ năng
Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại
4 - Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chun biệt: biết cách tính thời gian trong mơn lịch sử
B – Chuẩn bị của G và H
- Lịch treo tường
- Quả địa cầu
- Tài liệu tham khảo có lên quan đến nội dung bài học

C – Hoạt động dạy và học
1 – Kiểm tra bài cũ (5'): Lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
2 – Bài mới

Nội dung 1(10')
HS quan sát lại hình 1 và hình 2
? Nhìn vào 2 hình em có thể nhận biết được
trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách
đây bao nhiêu năm ?
HS cả lớp
? Vậy chúng ta có cần biết thời gian xuất hiện
chúng khơng? Vì sao ?
HS cả lớp
? Tại sao phải xác định thời gian ?
( Để biết các sự kiện xảy ra trong thời gian nào)
? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sang
tạo ra cách tính thời gian ?
( Dựa vào mặt trăng và mặt trời)
* - Tiểu kết mục 1: thời cổ đại, người nông dân
luôn phụ thuộc vài thiên nhiên, cho nên trong
canh tác họ luôn phải theo dõi và phát hiện ra
quy luật của tự nhiên. Họ phát hiện ra quy luật

1. Tại sao phải xác định thời
gian

- Xác định thời gian là một nguyên
tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
- Người ta dựa vào mối liên hệ

giữa mặt trăng, mặt trời và trái đất
để tính thời gian


của thời gian: hết ngày rồi lại đến đêm, mặt trời
mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây..... Vậy họ đã
dựa vào đó và tính thời gian bằng cách nào, ta
cùng tìm hiểu tiếp.
Nội dung 2(15')
HS đã chuẩn bị bài ở nhà
? Hiện nay chúng ta có những loại hình lịch nào?
( Âm lịch và dương lịch)
HS TB, yếu kém

? Em hiểu thế nào là lịch tính theo âm lịch ?
Dương lịch ?
HS cả lớp
Dùng địa cầu để minh họa và giải thích để HS
hiểu biết : Cách đây 3000 đến 4000 năm người
phương Đơng đã tìm ra lịch
GV giải thích thêm:
- Lúc đầu người phương Đơng cho rằng Trái Đất
hình dĩa
- Người La Mã: Trái Đất hình trịn. Ngày nay
chúng ta xác định Trái Đất hình trịn
GV cho HS xem quả địa cầu, HS xác định Trái
Đất hình trịn
? Em hãy xác định những ngày lịch sử và kỷ
niệm thuộc năm nào ?
HS TB, yếu kém

? Hãy nhìn vào bảng ghi trong trang 6 SGK, xác
định trong bảng đó có những loại lịch gì?
Nội dung 3(10')
HS đã chuẩn bị bài ở nhà
? Vì sao phải có cơng lịch ?
HS cả lớp ( XH ngày càng phát triển, sự giao lưu
giữa các nước, các dân tộc các khu vực ngày
càng mở rộng,. Nhu cầu thống nhất cách tính
thời gian được đặt ra)
? Cơng lịch được tính như thế nào ?
GV giải thích thêm:
Theo cơng lịch 1 năm có 12 tháng ( 365 ngày).

2 – Người xưa đã tính thời gian
như thế nào
- Dựa vào sự quan sát và tính tốn
người xưa đã tính được thời gian
mọc, lặn, di chuyển của mặt trăng
và mặt trời để làm ra lịch.
- Tính thời gian theo hai cách :
Âm lịch và dương lịch nhưng mỗi
quốc gia có cách làm lịch riêng
+ Âm lịch: căn cứ vào sự di
chuyển của mặt trăng xung quanh
Trái đất (1 vòng) là 1 năm (360365 ngày), 1 tháng (29-30 ngày)
+ Dương lịch: căn cứ vào sự di
chuyển của trái đất xung quanh
mặt trời (1 vòng) là 1 năm (365
ngày+1/4 ngày) nên họ xác định 1
tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng

tháng 2 có 28 ngày.

3 – Thế giới có cần một thứ lịch
chung hay khơng
- Xã hội lồi người ngày càng phát
triển, sự giao lưu giữa các quốc gia
ngày càng đơng  phải có lịch
chung để tính thời gian
- Công lịch lấy năm tương truyền
chú Giêsu ra đời làm năm đầu tiên
của công nguyên.


Năm nhuận thêm 1 ngày vào tháng 2
- Những năm trước đó gọi là trước
1000 năm là 1 thiên niên kỷ
công nguyên (TCN)
100 năm là 1 thế kỷ
10 năm là 1 thập kỷ
? Hãy xác định thế kỉ XXI bắt đầu và kết thúc
năm nào? ( bắt đầu 2001 và kết thúc 2100)
3/ Củng cố(4'): Hướng dẫn HS làm bài tập
- Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở
trang 6 SGK so vơi năm nay
- Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm, âm lịch?
4/ Dặn dị(1'):
- Nhìn vào bảng ghi chép trang 6 SGK để xác định ngày nào là dương lịch, ngày nào là
âm lịch
- HS làm làm bài tập và học theo câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài 3: Xã hội nguyên thủy ( con người đã xuất hiện như thế nào? Phân biệt sự

khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn)
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Tiết 3 :
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
A- Mục tiêu :
1- Kiến thức : HS cần nắm được :
- Sự xuất hiện con người trên Trái đất: thời điểm, động lực.... Nguồn gốc lồi người và
các mốc lớn của q trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại.
- Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã: sản xuất phát triển, nảy sinh của cải dư thừa, sự xuất
hiện giai cấp, nhà nước ra đời.
2- Tư tưởng :
- Bước đầu hình thành được ở HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động SX trong sự
phát triển của XH loài người.
3- Kỹ năng :
- Bước đầu rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần
thiết
4. Định hướng phát triển năng lực


- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh từ đó rút ra nhận xét và kết luận
B- Chuẩn bị
- Hộp phục chế

- Tranh ảnh về người và công cụ của người nguyên thủy
C- Hoạt động của G và H:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ(5')
? Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Thế nào là Âm lịch, Dương lịch
? Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Tại sao?
3/ Bài mới

Nội dung 1(15')
HS đọc mục 1
? Em hiểu thế nào là vượn cổ?
HS cả lớp ( lồi vượn có dáng hình
người, sống cách ngày nay khoảng 5-6
triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả
của quá trình tiến hóa từ động vật bậc
cao)
- HS quan sát hình 3 và 4 trong SGK?
? Qua 2 kênh hình em có nhận xét gì ?
? Người tối cổ có đặc điểm gì ?
HS cả lớp
- Đi bằng 2 chân
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ
HS quan sát cơng cụ bằng đá (Chế
bản) sau đó HS nhận xét: đó là những
mảnh tước đá được ghè đẽo thơ sơ

1- Con người đã xuất hiện như thế
nào
- Cách đây hàng chục triệu năm trên
Trái đất xuất hiện loài vượn cổ sinh

sống

- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm
vượn cổ biến thành người tối cổ
+ Đặc điểm: thoát khỏi giới động
vật, con người hoàn toàn đi bằng 2
chân, hộp sọ đã phát triển, thể tích
sọ não lớn, đơi tay trở nên khéo léo
có thể cầm nắm để sử dụng những
hịn đá, cành cây..làm cơng cụ
+ Biết chế tạo cơng cụ và phát minh
ra lửa.
+ Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi,
Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu
? Các di chỉ của người tối cổ tìm thấy ở Âu.
đâu ?
- Người tối cổ sống thành từng bầy
bằng việc hái lượm và săn bắt
HS TB, yếu kém
- Sống trong hang động hoặc những
? Em có nhận xét gì về hoạt động sống túp lều làm bằng cành cây …
- Công cụ lao động : những mảnh
của người tối cổ?
tước đá, ghè đẽo thô sơ
- Cách sống
- Công cụ
- Dùng lửa để sưởi và nướng thức
- Nghề
- Nơi ở
? Việc sử dụng công cụ lao động có ý ăn

-> Cuộc sống bấp bênh khơng ổn
nghĩa gì ?
định
HS cả lớp


? Em có nhận xét gì về cuộc sống của
người tối cổ ?
-> cuộc sống bấp bênh
GV kết luận: người tổi cổ xuất hiện đầu
tiên trên Trái đất, trải qua q trình
sinh sống và tiến hóa người tổi cổ dần
dần biến đổi trở thành người tinh khôn.
Vậy người tinh khôn sống như thế nào?
Nội dung 2(10')
HS quan sát hình 5 SGK
HS cả lớp
? Người tinh khôn xuất hiện vào thời
gian nào?
? Người tinh khơn có đặc điểm gì?
? Hãy so sánh những điểm giống và
khác nhau giữa người tối cổ và người
tinh khơn?
HĐ nhóm
GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh
Người tối cổ
Người tinh khôn
- Trán thấp và bợt - Mặt phẳng, trán
ra phía sau, u cao
mày nổi cao

- Trên cơ thể phủ - Khơng cịn lớp
một lớp lơng lơng trên người
ngắn
- Dáng đi hơi - Dáng đi thẳng,
còng, lao về phía bàn tay nhỏ khéo
trước
léo
- Thể tích sọ não - Thể tích sọ não
từ
850cm3- lớn: 1450cm3
1100cm3
GV kết luận : Người tinh khôn xuất
hiện là bước nhảy vọt thứ 2 của con
người
? Người tinh khôn sống như thế nào?
? Em hiểu như thế nào là thị tộc?( là
những nhóm người gồm vài chục gia
đình, có quan hệ họ hàng gần gũi với
nhau thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra

2- Người tinh khôn sống như thế
nào
- Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm
trước
- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như
người ngày nay ( đứng thẳng, đôi
tay khéo léo hơn, xương cốt nhỏ
hơn, trán cao, mặt phảng, hộp sọ và
thể tích não phát triển hơn , cơ thể
gọn, linh hoạt hơn. Trên người

khơng cịn 1 lớp lơng mỏng)
- Nơi tìm thấy di cốt: khắp các châu
lục

- Họ sống theo thị tộc, làm chung ăn
chung
- Biết trồng lúa, rau, chăn nuôi gia
súc, làm gốm dệt vải, làm đồ trang
sức


nên có cùng dịng máu sống qy quần - Cuộc sống ổn định
bên nhau và cùng sống chung an
chung)
? Việc làm đồ trang sức chứng tỏ điều
gì?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của
người tinh khơn? ( cuộc sống ổn định
hơn)
HS quan sát những công cụ bằng đá
được phục chế
? Em có nhận xét gì về cơng cụ của
người tinh khôn trong thời gian này ?
Nội dung 3(10')
3- Vì sao xã hội nguyên thủy tan
HS quan sát hình 7 SGK

? Em có nhận xét gì về các cơng cụ - Khoảng 4000 năm TCN con người
này?
phát hiện ra kim loại và dùng nó

( Cơng cụ bằng đồng, dao, liềm)
làm công cụ
? Công cụ bằng kim loại con người đã - Nhờ cơng cụ kim loại :
làm gì ?
+ Sản xuất phát triển
+ Sản phẩm đã đủ ăn và có dư thừa
HS TB, yếu kém
? Nhờ cơng cụ kim, sản phẩm xã hội + Một số người chiếm 1 phần của
cải dư thừa
như thế nào?
+ Xã hội xuất hiện tư hữu phân chia
HS cả lớp
giàu nghèo. Những người trong thị
? Trong xã hội phân chia ra sao ?
tộc không thể làm chung, ăn chung
? Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
 Xã hội nguyên thủy tan rã xã hội
GV kết luận :
có giai cấp xuất hiện
GV giải thích “ Tư hữu ”
GV giải thích “ Giai cấp ”
GV kết luận: trải qua quá trình sinh
sống và tiến hóa, con người dần dần ổn
định cc sống, sản xuất phát triển hơn,
công cụ bằng kim loại đã tạo ra năng
suất lao động cao hơn do đó trong xã
hội xuất hiện tư hữu, xã hội nguyên
thủy không thể tồn tại mà thay vào đó
là một xã hội mới- xã hội có giai cấp
4/ Củng cố(5')

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khơn?
- Cơng cụ bằng kim loại đã có tác dung như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học và làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK


- Các em cần hiểu rõ sơ đồ cuối bài, vẽ vào vở ghi
Công cụ SX
bằng kim loại

Năng suất lao
động tăng

Giàu

Sản phẩm dư thừa
Nghèo

XH có giai cấp

XH ngun thủy
tan rã

Khơng sống chung
thị tộc ra đời

- Chuẩn bị bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đơng ( Sự hình thành như thế nào? Gồm
những quốc gia nào? Các tầng lớp trong xã hội?
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 4 :
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức
HS cần nắm được :
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời
- Những nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV- đàu thiên niên kỉ III TCN
- Nền tảng kinh tế : Nông nghiệp
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này
2 – Tư tưởng
- HS cần hiểu được : Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, xã hội này bắt
đầu có sự bất bình đẳng phân chia giàu nghèo, đó là nhà nước Quân chủ chuyên chế
3 – Kỹ năng
Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra những nhận xét cần thiết
4 - Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật
cụ thể từ đó rút ra nhận xét.
B – Chuẩn bị của G và H
- Tài liệu liên quan đến nội dung bài học
- Bản đồ : Các quốc gia cổ đaị phương Đông


C – Hoạt động của G và H
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ (5')

- Con người xuất hiện như thế nào? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa người tối
cổ và người tinh khôn?
- Xã hội nguyên thủy tan rã như thế nào?
3/ Bài mới
Nôi dung 1(13')
1 – Các quốc gia cổ đại phương Đơng
được hình thành ở đâu và từ bao
GV treo lược đồ : Các quốc gia cổ đại giờ?
phương Đông
HS quan sát lược đồ kết hợp tìm hiểu nội
dung SGK
- Hình thành ở lưu vực những con sông
? Các quốc gia cổ đại phương Đông hình lớn : Sơng Nin, Trường Giang, Hồng
thành ở đâu và từ bao giờ ?
Hà, Sông Ấn, Sông Hằng
HS TB yếu kém
- Các quốc gia này ra đời từ cuối thiên
? Vì sao các quốc gia này được hình thành ở niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III trước
các khu vực này ?
công nguyên
KS khá giỏi
- Các quốc gia cổ đại phương Đơng :
HS thảo luận nhóm
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
GV kết luận: Đó là lưu vực những con sơng Quốc
có đất phù sau màu mỡ, mềm xốp, dễ canh
tác, cho năng suất cao, nước tưới đầy đủ
quanh năm thuận lợi cho việc trồng trọt,
phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống
HS quan sát hình 8 ( Hình trên: người

nơng dân đập lúa. Hình dưới: người nơng
dân cắt lúa)
- Ngành kinh tế chính là nơng nghiệp.
? Nền sản xuất ở các quốc gia cổ đại Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào
phương Đông phát triển như thế nào?
kênh, máng dẫn nước vào ruộng-> thu
HS cả lớp
hoạch lúa ổn định hàng năm. Lúa gạo
càng nhiều-> xuất hiện người giàu kẻ
nghèo-> xã hội có giai cấp sớm hình
thành.
? Em có nhận xét gì về sự ra đời các quốc - Đó là những quốc gia xuất hiện sớm
gia này ?
nhất trong lịch sử loài người
KS khá giỏi
* Tiểu kết mục 1
2 – Xã hội cổ đại phương Đông bao
Nội dung 2(10')
gồm những tầng lớp nào ?
GV yêu cầu HS đọc trang 8 SGK
- Các tầng lớp xã hội: 3 tầng lớp
? Xã hội cổ đại phương Đông gồm những + Nông dân công xã: đông đảo nhất và


tầng lớp nào ?
là tầng lớp lao động sản xuất chính
HS TB yếu kém
trong xã hội
? Vai trị, vị trí của các tầng lớp đó như thế + Quý tộc: là tầng lớp có nhiều của cải
nào ở trong xã hội?

và quyền thế bao gồm: vua, quan lại và
HS TB yếu kém
tăng lữ
+ Nô lệ: là những người hầu hạ, phục
dịch cho q tộc, thân phận khơng khác
gì con vật
? Nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì * Luật Hammurabi là bộ luật xuất hiện
để ổn định xã hội ?
đầu tiên ở các quốc gia cổ đại phương
- Giai cấp thống trị đã ban hành bộ luật Đông bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
Hammurabi với những điều khoản hết sức thống trị
khắc nghiệt
? Em có nhận xét gì về bộ luật này?
HS khá giỏi ( bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị)
HS quan sát hình 9
Em có nhận xét gì qua hình 9 ?
- Tiểu kết mục 2
3 – Nhà nước chuyên chế cổ đại
Nội dung 3(12')
phương Đông
? Em hãy nêu tổ chức nhà nước cổ đại Sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đơng
phương Đơng ?
Vua

HS cả lớp
? Vua có quyền hành như thế nào ?
Quý tộc

? Vì sao gọi là : Nhà nước chuyên chế ?

HS cả lớp ( do vua đứng đầu, có quyền hành
Nơng dân

cao nhất, giải quyết mọi việc. Những quan
lại bên dưới chỉ là những người giúp việc
Nô lệ
cho vua)
- Vua là người đứng đầu có quyền hành
GV giải thích thêm
cao nhất, có quyền đặt ra luật pháp, chỉ
- Ở Trung Quốc: vua được gọi là Thiên tử
huy quân đội, xét xử những người có
- Ai Cập: các vua được gọi là các Pharaôn
tội, được coi là người đại diện của thần
( ngôi nhà lớn)
thành ở trần gian. Những quan lại bên
- Lưỡng Hà: vua được gọi là Ensi ( người dưới chỉ là những người giúp việc cho
đứng đầu)
vua.
- Bộ máy hành chính ở TW cũng nhu địa - Bộ máy hành chính từ TW đến địa
phương còn đơn giản và do quý tộc nắm. Ở phương: giúp việc cho vua, lo việc thu
Ai Cập, Ấn Độ, bộ phận tăng lữ khá đông. thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và
Họ tham gia vào các việc chính trị và có chỉ huy quân đội
quyền hành khá lớn, thậm chí có lúc lấn át
cả quyền vua.


4/ Củng cố(5')
- GV tập trung vào 3 ý chính
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hình thành sớm các quốc gia đầu tiên

+ Xã hội gồm 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân, nô lệ
+ Chế độ chính trị : quân chủ chuyên chế
5/ Hướng dẫn về nhà(1')
- Học và làm các bài tập trong SGK
- Sưu tầm các hình ảnh về cơng trình kiến trúc của các quốc gia cổ đại phương Đông
(Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành Trung Quốc)
- Chuẩn bị bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây ( Sự hình thành như thế nào? Gồm
những quốc gia nào? Các tầng lớp trong xã hội?)
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tiết 5 :
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức :
- HS cần nắm được mục tiêu và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp ( điều này khác với các quốc gia cổ đại phương Đông)
- Những dặc điểm và nền tảng kinh tế cơ bản, cơ cấu thể chế nhà nước Hy Lạp và Rôma
cổ đại
- Những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây
2 – Tư tưởng :
- Học sinh cần thấy rõ hơn sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp
3 – Kỹ năng :
HS bước đầu thấy rõ mối quan hệ lôgich giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
ở mỗi khu vực

4 - Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật
cụ thể từ đó rút ra nhận xét.
B – Chuẩn bị
- Tài liệu có liên quan nơi dung bài học
- Bản đồ thế giới


C – Hoạt động daỵ học
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ(5')
Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và xác định vị trí của quốc gia này trên lược
đơg các quốc gia cổ đại?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Tầng lớp nào là lực lượng
chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội?
3/ Bài mới
Sự xuất hiện của nhà nước khơng chỉ xảy ra ở phương Đơng, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà
còn xuất hiện của những vùng khó khăn của phương Tây.

Nội dung 1(13')
HS quan sát bản đồ thế giới và xác định ở
phía Nam Âu có 2 bán đảo nhỏ vươn ra
Địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban căng và
Italia. Nơi đây, vào khoảng đầu TNK I
TCN, đã hình thành 2 quốc gia Hi Lạp và
Rô ma
? Em hãy chỉ và nêu tên các quốc gia cổ
đại phương Tây ?
HS cả lớp

? Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời
vào thời gian nào ?
HS TB yếu kém
? Địa hình của các quốc gia cổ đại phương
Tây và phương Đơng có gì khác nhau ?
HS khá giỏi
? So với các quốc gia cổ đại phương Đơng
thì các quốc gia cổ đại phương Tây xuất
hiện như thế nào? Vì sao?
HS khá giỏi (xuất hiện muộn hơn vì đất ở
đây xấu, khơng thuận lợi cho việc trồng
lúa phát triển sản xuất nơng nghiệp do đó
khơng có nền kinh tế sớm ổn định là điều
kiện cần thiết cho sự hình thành một quố
gia)
? Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia
cổ đại phương Tây là gì?
HS cả lớp
GV giải thích để HS hiểu thêm về hai
ngành này

1 – Sự hình thành các quốc gia cổ đại
phương Tây

- Gồm các nước : Hy Lạp và Rôma
- Hình thành vào khoảng thiên niên kỷ I
trước cơng ngun
- Các quốc gia này hình thành trên các
bản đản Ban căng và Italia, mà ở đó rất ít
đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khơ và

cứng nhưng lại có nhiều hải cảng tốt
thuận lợi cho buôn bán đường biển.

- Kinh tế chính là thủ cơng nghiệp (luyện
kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho,
dầu ooliu) và thương nghiệp ( xuất khẩu
các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu
ôliu, nhập lúa mì và súc vật). Ngồi ra
cịn trồng cây lưu niên như nho, ôliu,
cam, chanh....


GV kết luận: mặc dù các quốc gia cổ đại
phương Tây ra đời muộn hơn các quốc gia
cổ đại phương Đơng, nhưng các quốc gia
này lại có nền kinh tế phát triển hơn các
quốc gia cổ đại phương Đơng. Chính vì
vậy nó cũng làm thay đổi cơ cấu xã hội
trong xã hội các quốc gia phương Tây
Nội dung 2(22')
2 – Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rôma gồm
những giai cấp nào
? Với sự phát triển của thủ công nghiệp và - Các tầng lớp xã hội:
thương nghiệp đã hình thành lên tầng lớp + Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng
nào?
thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các
? Đời sống của các giai cấp đó ra sao?
trang trại.... rất giàu có, sống sung sướng
HS TB yếu kém
và có thế lực về chính trị, sỡ hữu nhiều

nơ lệ.
+ Giai cấp nơ lệ: số lượng đơng là lực
? Trước tình cảnh bị đối xử tàn bạo nô lệ lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ
đã làm gì ?
nơ bốc lột và đối xử tàn bạo
GV giải thích thêm: nơ lệ bị coi như 1 thứ
hàng hóa, họ bị mang ra chợ bán, khơng
được quyền lập gia đình, chủ nơ có quyền
giết nơ lệ.-> xã hội chiếm nơ. Nơ lệ bị đối
xử tàn nhẫn. Năm 73-71 TCN đã nổ ra các
cuộc k/n lớn của nô lệ thu hút hàng vạn
người tham gia, đó là cuộc k/n Xpactacut
ở Rơma
? Em có nhận xét gì về địa vị của người nơ
lệ trong xã hội phương Đông và phương
Tây ?
HS khá giỏi
? Thái độ, tình cảm của em đối với những
người nơ lệ ở phương Tây như thế nào?
HS cả lớp
GV yêu cầu HS nhắc lại các tầng lớp trong
xã hội cổ đại phương Đông
? Xã hội cổ đại phương Tây gồm những - Xã hội có hai giai cấp chủ nơ và nô lệ,
giai cấp nào?
chủ yếu dựa trên lao động của nơ lệ và
bóc lột nơ lệ  chế độ chiếm hữu nô lệ
HS TB yếu kém
? Em hiểu thế nào là chế độ chiếm hữu nô - Người dân tự do có quyền cùng q tộc
lệ?
bầu ra những người cai quản đất nước

HS cả lớp
theo thời hạn -> dân chủ chủ nô.


? Chế độ chính trị bầu ra những người cai
quản đất nước gọi là gì ? ( dân chủ chủ nô)
4/ Củng cố (5')
- Sự khác nhau về tổ chức nhà nước, cơ cấu xã hội của 2 khu vực phương Đơng và
phương Tây, qua đó nhấn mạnh mơ hình mới- xã hội chiếm hữu nơ lệ.
5/ Dặn dị
- Xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây trên bản đồ thế giới
- So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ( sự
hình thành, sự phát triển về kinh tế và thể chế chính trị)
- L.àm bài tập trong vở. Xem trước bài 6: Văn hóa cổ đại ( thành tựu văn hóa của
người phương Đơng và phương Tây)
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


Ngày soạn: 29/09/2017
Ngày dạy: 02/10/2017
Tiết 6
BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
A – Mục tiêu :
1 – Kiến thức :
- HS cần nắm được, qua mấy ngàn năm tồn tại thời cổ đại cho lồi người một di sản văn
hóa đồ sộ, quý báu
- Người phương Tây và phương Đông cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hóa đa dạng,

phong phú, rực rỡ, chữ viết, chữ số, lịch, văn hóa, khoa học, nghệ thuật
2 – Tư tưởng :
- Qua bài giảng , học sinh thấy tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời
cổ đại
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu những thành tựu văn minh cổ đại
3 – Kỹ năng :
HS tập mơ tả một cơng trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh GV sưu
tầm và trong SGK
4 - Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật
cụ thể từ đó rút ra nhận xét.
B – Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tìm hiểu kỹ nội dung kênh hình SGK
- Tranh ảnh về một số cơng trình văn hóa tiêu biểu như Kim Tự Tháp Ai Cập, chữ tượng
hình, tượng Lực sĩ ném đĩa.....
2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đọc trước bài
C – Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ(8')
- Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Tại sao gọi Xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ?
3/ Bài mới
Thời cổ đại nhà nước được hình thành, lồi người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình
minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa
rực rỡ mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng.


Hoạt động của thầy

Nội dung 1(16')
GV yêu cầu HS nhắc lại nền
kinh tế chủ yếu của các quốc
gia cổ đại phương Đơng là
gì? ( kinh tế nơng nghiệp)
GV: Trong q trình SX
nơng nghiệp người nơng dân
biết được quy luật của tự
nhiên, quy luật của Mặt
trưng quay xung quanh mặt
trời từ đó họ bắt đầu có
những tri thức đầu tiên về
thiên văn
? Chữ viết ra đời trong hoàn
cảnh nào?
HS khá giỏi

? Thành tựu thứ 2 của con
người về văn hóa là gì?
HS TB yếu kém

Hoạt động của trị
Trả lời

Nội dung ghi bảng
1 – Các dân tộc phương
Đơng thời cổ đại có những
thành tựu văn hóa gì ?

HS quan sát hình 11 và - Họ có tri thức đầu tiên về

trả lời câu hỏi
thiên văn, từ đó họ đã biết
làm lịch và dùng âm lịch: 1
năm có 12 tháng, 1 tháng có
29 – 30 ngày, biết làm đồng
hồ đo thời gian bằng bóng
nắng mặt trời.
( do SX phát triển, XH
tiến lên, con người đã có
nhu cầu về chữ viết và
ghi chép)

- Họ sáng tạo ra chữ viết gọi
là chữ tượng hình (vẽ mơ
phỏng thật để nói lên ý nghĩa
của con người) viết trên giấy
papirut, trên mai rùa, trên thẻ
tre, trên các phiến đất sét.
- Thành tựu toán học :
+ Người Ai Cập nghĩ ra phép
đếm đến 10, các chữ số từ 1HS quan sát hình 12, 13 9 và số 0, giỏi hình học. Tìm
SGK
ra số pi bằng 3,1416
- Kiến trúc : các cơng trình
kiến trúc đồ sộ như Kim Tự
Tháp(Ai Cập), thành Babilon
(Lưỡng Hà)

Kể cho HS nghe 1 vài nét về
Kim Tự Tháp

GV kết luận: đó là những kì
quan thiên nhiên của thế giới
mà loài người rất thán phục
về kiến trúc
GV kết luận: người phương
Đông đã sáng tạo ra những
giá trị văn hóa đồ sộ mà cho
đến nay đó vẫn là những di
sản quý báu của nhân loại.
Nội dung 2(16')
HS cả lớp hoạt động, ưu tiên Đọc
cho HS TB yếu kém
? Thành tựu văn hóa đầu Trả lời
tiên của người Hy Lạp,
Rơma là gì?

2 – Người Hy Lạp và Rơma
có những đóng góp gì về
văn hóa
- Biết làm lịch và sáng tạo ra
dương lịch, chính xác hơn: 1
năm có 365 ngày và 6 giờ,
chia thành 12 tháng


? Thành tựu thứ 2 của các Trả lời
quốc gia cổ đại phương Tây
là gì?
Chữ viết lúc đầu là 20 chữ
hiện nay là 26 chữ

? Người Hy Lạp và Rô ma
có những thành tựu khoa
học gì?

? Văn học cổ Hy Lạp đã
phát triển như thế nào?
? Kiến trúc và điêu khắc của
Hy Lạp phát triển thế nào?
HS quan sát kênh hình 14,15

Trả lời
Trả lời

? Em hãy nêu ý nghĩa của Thảo luận nhóm
những thành tựu văn hóa cổ
đại ? ( Thảo luận nhóm)

- Họ sáng tạo ra hệ chữ : a, b,
c có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ
cái Latinh, đang được dùng
phổ biến ngày nay
- Họ đạt được nhiều thành
tựu về khoa học
+ Phát triển cao, đặt nền
móng cho các ngành khoa
học sau này
+ Một số nhà khoa học nổi
tiếng: Talet, Pitago(Tốn
học); Acsimet (Vật lí);
Platon,

Arixtoot(
Triết
học)..........
- Văn học cổ Hy Lạp phát
triển rực rỡ với những bộ sử
thi nổi tiếng: Iliat, Ơđixê
( Hoome).....
- Hy Lạp và Rơma có những
cơng trình kiến trúc và điêu
khắc nổi tiếng
+ Đền Pactênơng ( Aten)
+ Tượng lực sĩ ném đĩa
+ Tượng thần vệ nữ
+ Đấu trường Cô-li-dê ở
Rôma
* Ý nghĩa :
- Những thành tựu văn hóa cổ
đại là di sản đồ sộ cho tồn
thế giới
- Chứng tỏ khả năng chinh
phục thiên nhiên của con
người là bất tận

Lắng nghe
GV kết luận: Người Hy Lạp
và Rôma đã đạt được những
thành tựu lớn về văn hóa,
sáng tạo ra lịch, tìm ra hệ
thống chữ cái; đạt tới một
trình độ khá cao trong nhiều

lĩnh vực khoa học: Toán
học, Vật lý, triết học, Sử
học, Địa lý..... kiến trúc,
điêu khắc được cả thế giới
ngưỡng mộ
4/ Củng cố(4')
- GV: vào buổi bình minh của nền văn minh loài người, cư dân phương Đông và
phương Tây cổ đại đã sáng tạo nên hàng loạt thành tựu văn hóa phong phú, đa dạng, vĩ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×