Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo biện pháp giáo dục hiệu quả môn ngữ văn 9 (thuyết trình thi giáo viên giỏi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN ....................
TRƯỜNG THCS ....................


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS ..................
Tên biện pháp:
SỬ DỤNG CÁC THỦ THUẬT
GIÚP HỌC SINH TÓM TẮT TÁC PHẨM TRUYỆN

Họ và tên giáo viên: ....................
Môn dự thi: Ngữ văn
Đơn vị công tác: Trường THCS ....................

...................., ngày 09 tháng 11 năm 2020


MỤC LỤC
I.Đặt vấn
đề..........................................................................................................1
1.1 Lí do chọn biện
pháp.......................................................................................1
2.1 Đối tượng áp
dụng...........................................................................................2
3.1 Phạm vi áp
dụng..............................................................................................2
4.1 Thời gian thực
hiện..........................................................................................2
II.Thực trạng khi thực hiện giải
pháp...............................................................2


1.2 Thực
trạng.......................................................................................................3
2.2 Thuận
lợi.........................................................................................................3
3.2 Khó
khăn.........................................................................................................3
III.Nội
dung.........................................................................................................4
1.3 Trình bày biện pháp: “Sử dụng các thủ thuật giúp học sinh tóm tắt tác
phẩm
truyện”................................................................................................................
...4
2.3 Kết quả thực
hiện............................................................................................8


IV Kiến nghị, đề
xuất..........................................................................................9
1.4 Đối với lãnh đạo nhà
trường..........................................................................9
2.4 Đối với lãnh đạo địa phương, phòng Giáo dục và Đào
tạo.............................9


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. Trung học sơ sở: THCS
2.Ban giám hiệu: BGH




BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS ....................
Tên biện pháp:
SỬ DỤNG CÁC THỦ THUẬT
GIÚP HỌC SINH TĨM TẮT TÁC PHẨM TRUYỆN
I.Đặt vấn đề.
1.1.Lí do chọn biện pháp.
Đất nước ta đang trong thời kì mở cửa giao lưu hội nhập với các nền kinh tế
trên thế giới, tuy nhiên vì điều kiện khác nhau dẫn đến sự tác động cũng như
xu hướng tiếp cận có nhiều sự khác biệt, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên
– những chủ nhân tương lai của đất nước. Đứng trước vấn đề đó, giáo dục là
nhu cầu tất yếu, giúp chúng ta hình thành một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm…Để làm được điều đó, người giáo viên đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng, cần lắm cách thay đổi phương pháp dạy học, chuyển từ
lối truyền thụ một chiều sang cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực tự giác chủ động,
năng lực tự học kích thích tư duy độc lập sáng tạo của các em dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng tới việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động
dạy, giúp học sinh khám phá những tri thức mới.
Trước những yêu cầu cấp bách như vậy, môn Ngữ văn cũng không
ngừng vận động để bắt nhịp với xu thế đổi mới, tuy nhiên thực tế qua điều tra
nhiều em, tôi được biết các em không hứng thú khi học môn Văn, học sinh
ngày nay ngại học văn, thường học qua loa đối phó , đã vậy những tác phẩm
văn học có tính triết lí sâu xa với nhiều tầng ý nghĩa thì việc cảm thụ những
tác phẩm này lại càng khiến các em nản hơn.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn tại trường THCS .................... –.
Bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khác đã rất băn khoăn, trăn trở về vấn
đề này. Làm thế nào để giúp các em trong một thời gian nhất định phải nắm
được nội dung cốt truyện? Làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo
trong tóm tắt tác phẩm ở các em? Làm thế nào để các em chủ động học khắc

sâu các sự việc, cốt truyện trong tác phẩm? Bởi đó là cơ sở, là ngữ liệu để
Trang 1


các em cảm thụ và phân tích tác phẩm sau này. Đứng trước những khó khăn
ấy tơi quyết định áp dụng biện pháp:“Sử dụng các thủ thuật giúp học sinh
tóm tắt tác phẩm truyện”.
2.1. Đối tượng áp dụng.
Học sinh lớp 9A, 9C Trường THCS .................... ….
3.1. Phạm vi áp dụng:
Biện pháp được áp dụng vào các tiết dạy học Tác phẩm truyện trong
chương trình Ngữ Văn THCS Trường THCS Cao Bá ……
4.1.Thời gian thực hiện:
Năm học 2019-2020 và những năm học tiếp theo.
II. Thực trạng khi thực hiện biện pháp.
1.2 Thực trạng.
Năm học 2019-2020, tôi được BGH phân công giảng dạy mơn Ngữ
Văn lớp 9A,9C. Qua q trình giảng dạy và khảo sát tôi thấy học sinh rất ngại
học phần tóm tắt trong văn bản truyện, học đến phần này lớp học trầm hẳn,
các em có vẻ né tránh sợ bị cô gọi và đặc biệt kiểm tra bài cũ cịn “thỏa hiệp”
với cơ đừng hỏi phần này. Các em khơng biết xác định nội dung, sự việc
chính của câu chuyện cần tóm tắt. Nếu có tóm tắt thì cũng trình bày qua loa,
em thì kể quá dài, em lại bỏ nhiều sự việc chính. Cụ thể một số bài kiểm tra
15 phút ở lớp 9A và 9C.

Trang 2


Hình ảnh bài kiểm tra của học sinh
Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, cảm thụ,

phân tích tác phẩm của các em.
2.2 Thuận lợi.
- Trường THCS .................... có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, thuận
lợi cho việc dạy và học.
- Trường có đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trẻ, khỏe, năng nổ nhiệt
tình. Hàng năm giáo viên được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ. Bản
thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Hội đồng sư
phạm nhà trường cũng như các đồng nghiệp trong tổ thường xuyên trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
- Thời đại công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh ra đời là lợi
thế để cơ và trị tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu tham khảo.
- Các em học sinh chủ yếu là con nhà nơng nên chất phác, hiền lành,
chăm chỉ.
3.2 Khó khăn:
- Hơn 50% học sinh trong trường là người dân tộc thiểu số, cha mẹ các
em chủ yếu sống bằng nghề nơng, cuộc sống vất vả nên cũng ít có thời gian
kèm cặp, đôn đốc việc học của con. Các em về nhà ít đọc và chuẩn bị bài, tài
Trang 3


liệu tham khảo khơng có nên lên lớp việc tiếp thu bài, tóm tắt tác phẩm khơng
hiệu quả.
-Đa phần học sinh nhà ở xa trường, đường sá đi lại rất khó khăn, mưa
gió là các em nghỉ học cũng ảnh hưởng nhiều đến việc học.
-Mạng xã hội phát triển cũng đã tác động không nhỏ đến một bộ phận
học sinh, các em lạm dụng thiết bị nghe nhìn, làm cho kĩ năng sống của các
em bị hạn chế, tư duy của các em ngày càng bị mai một.
Phần III: NỘI DUNG.
1.3 Trình bày biện pháp:“Sử dụng các thủ thuật giúp học sinh tóm tắt tác
phẩm”

Tóm tắt đoạn trích hay tác phẩm truyện là một bước quan trọng để học
sinh có thể nắm chắc nội dung kiến thức của bài học. Đó cũng là cơ sở để các
em cảm thụ và phân tích tác phẩm. Nhưng ở khâu này, đa phần giáo viên chỉ
tiến hành bằng cách cho học sinh dùng lời của mình để tóm tắt lại đoạn trích
hoặc tác phẩm. Học sinh sẽ rất nhàm chán, lười đứng lên trình bày, thậm chí
khơng biết bắt đầu từ đâu. Để khắc phục điều này, Tơi áp dụng 2 cách tóm tắt
như sau:
- Cách thứ nhất: Tóm tắt bằng kỹ thuật dạy học 5W1H
Kỹ thuật 5W1H:(Theo Tiếng Anh)
- What (là gì): ý nghĩa của nhan đề tác phẩm là gì ?
- Who (ai): Nhân vật là ai?
- Where (ở đâu): Sự việc xảy ra ở đâu?
- When (khi nào): Sự việc xảy ra vào lúc nào? Hồn cảnh nào?
- Why (vì sao): Vì sao có sự việc ấy?
- How (như thế nào): Sự việc kết thúc như thế nào?
Cách này tôi dùng hệ thống câu hỏi như trên để hỏi về những vấn đề trong tác
phẩm mà các em đã có sự chuẩn bị bài ở nhà, học sinh trả lời, đồng thời tơi
trình bày lên bảng theo sơ đồ.

Trang 4


Ví dụ: Khi dạy bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9), sau
khi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tôi đặt một hệ thống các câu hỏi theo kỹ thuật
dạy học 5W1H như sau:
- Lặng lẽ Sa Pa có nghĩa gì? (What?)
( Là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, khơng gian n bình, tĩnh
mịch....)
- Nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa là ai? Ai là nhân vật chính? (Who?)
(Anh thanh niên, bác họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe.)

- Sự việc trong Lặng lẽ Sa Pa xảy ra ở đâu? (Where?)
(Trên đỉnh Yên Sơn)
- Sự việc trong truyện xảy ra khi nào? Trong hoàn cảnh nào? (When?)
(Khi chiếc xe chở khách lên Lai Châu dừng lại để lấy nước và cho
khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ về
anh thanh niên. Và họ gặp nhau trong 30 phút.)
- Tại sao bác lái xe lại giới thiệu anh thanh niên cho ông họa sĩ già và
cô kĩ sư trẻ? (Why?)
(Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, anh có những phẩm
chất cao đẹp trong suy nghĩ về công việc và về cuộc sống.)
- Kết quả của cuộc gặp gỡ này là như thế nào? (How?)
(Người họa sĩ già thấy giá trị của nghệ thuật từ hình ảnh anh thanh
niên và cơ kĩ sư có một hàm ơn từ những gì anh trao cho cơ)
Từ sự chuẩn bị bài ở nhà, học sinh sẽ trả lời từng câu hỏi. Tôi kết hợp
ghi bảng, Sau khi trả lời xong các câu hỏi thì có sơ đồ :
Trên đỉnh n Sơn
30 phút
Bác họa sĩ già

Lặng lẽ Sa Pa

Trang 5

Cô kĩ sư trẻ


Anh thanh niên
- Làm cơng tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu.
- Phẩm chất cao đẹp trong suy nghĩ về cơng việc, về cuộc sống.


Hình ảnh kết quả giáo viên ghi bảng

Học sinh cũng kết hợp : Trả lời- nghe- ghi sơ đồ vào vở :

Hình ảnh ghi vở của học sinh
Nhìn vào sơ đồ, học sinh sẽ tóm tắt lại được nội dung văn bản. Các em sẽ dễ
nhớ
và nhớ lâu. Biện pháp này có thể vận dụng ở các tác phẩm truyện, tiểu thuyết
và kịch trong chương trình Ngữ Văn cho các cấp học.
- Cách thứ 2: Tóm tắt bằng tranh vẽ.

Trang 6


Ở cách này trước khi học bài mới, tôi giao việc cho các nhóm( tổ) học
sinh về nhà: Đọc bài, sau đó chọn sự việc tiêu biểu của đoạn để vẽ tranh(Giáo
viên có định hướng).Từ sản phẩm tranh của học sinh, tơi được đồ dùng dạy
học phục vụ cho tóm tắt và khai thác nội dung bài học.
Ví dụ khi dạy bài: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ
văn 9), tôi yêu cầu học sinh về đọc tác phẩm sau đó lựa chọn các chi tiết tiêu
biểu của truyện và vẽ tranh(Gợi ý cho học sinh). Khi học bài mới tôi thu
những bức tranh các em đã vẽ, đặt câu hỏi cho mỗi bức tranh, lần lượt ghép
các bức tranh lên bảng.Tơi có được một bức tranh bao qt toàn bộ câu
chuyện. Và sử dụng bức tranh này yêu cầu các em dựa vào bức tranh để tóm
tắt từ các sự việc chính xâu chuỗi lại với nhau.

Trang 7


Một số hình ảnh học sinh nhìn tranh tóm tắt

Sử dụng cách tóm tắt như vậy, học sinh rất hứng thú, có ấn tượng và
nhớ lâu về tác phẩm. Các em cũng phấn khởi vì kết quả của mình được ghi
nhận.
2.3. Kết quả thực hiện.
Đầu học kì II năm học 2019-2020, áp dụng biện pháp này vào giảng
dạy, bước đầu tôi thấy khả thi:
- Đối với giáo viên, khi áp dụng biện pháp này tơi đã thấy mình chủ
động hơn.

Trang 8


- Đối với học sinh, các em hứng thú với giờ học, hăng say, sôi nổi phát
biểu bài, lớp học sinh động, đặc biệt các em đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho
môn học Ngữ văn. Biết vận dụng kiến thức vào làm bài làm của mình. Sau một
thời gian áp dụng biện pháp (Từ cuối học kì I đến cuối học kì II) Kết quả thu
được như sau:
* Trước khi áp dụng( học kì I năm học 2019-2020).
Giỏi

Khá

Lớp


số

Số
lượn
g


TL%

Số
lượn
g

9A

34

3

8,8%

11

9C

32

1

3,1%

4

TB

Yếu – kém


Số
TL%
TL%
lượng
32,4
%
12,5
%

55,9
%
68,8
%

19
22

Số
lượn
g

TL%

1

2,9%

5


15,6
%

* Sau khi áp dụng( học kì II năm học 2019-2020).
Giỏi
Lớp


số

Số
lượn
g

Khá

TL%

Số
lượn
g

17,7
%

18

TB

34


6

Số
lượn
g

TL%

29,4
%

0

0

50%

0

0

Số
TL%
TL%
lượng

52,9
10
%

40,6
9C 32
3
9,4%
13
16
%
Năm học 2020-2021 BGH nhà trường phân công cho
9A

Yếu – kém

tôi dạy môn Ngữ Văn

các lớp:8AB, 6AB tôi đã áp dụng biện pháp này vào các tiết dạy- học tác
phẩm truyện(lớp 8) và các bài văn học dân gian (lớp 6) bước đầu tôi thấy tinh
thần học tập của các em rất hứng khởi, tích cực, các em hăng say xung phong
tóm tắt, nhớ kĩ văn bản, có tinh thần trách nhiệm và thích học mơn Ngữ Văn.
IV: Kiến nghị, đề xuất
Để giải pháp này có tính khả thi cao, ngồi việc bản thân tơi phải khơng
ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề. Thì cần
có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất một
số nội dung sau :
Trang 9


1.4 Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Đầu tư hơn nữa về tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy- học cho giáo viên và
học sinh.
- Chủ động trao đổi với nhóm bộ mơn giữa các trường tăng cường sinh hoạt

bộ môn, tổ chức các tiết dạy mẫu để tất cả giáo viên trong tổ bộ môn được
tham gia sinh hoạt, dự giờ để học hỏi kinh nghiệm.
2.4 Đối với lãnh đạo địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo:
-Tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để trao đổi phương
pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Có giải pháp hiệu quả về vấn đề học sinh nghỉ học giữa chừng hàng năm.
Phối hợp với nhà trường để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, tạo cho
các em cảm giác yên tâm khi đến trường học tập.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc vận dụng biện pháp
dạy học tích cực, giúp học sinh tóm tắt tác phẩm truyện ở trường
THCS .................... mà tơi đã áp dụng. Trong q trình thực hiện, do còn hạn
chế về năng lực, tư liệu và vốn sống nên khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của Ban giám khảo và đồng nghiệp
để tơi có thêm những kinh nghiệm làm cẩm nang cho những năm tới trong sự
nghiệp trồng người !
Xin chân thành cảm ơn !
...................., ngày 09 tháng 11 năm
2020
Người thực hiện

....................
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
...................................................................
Trang 10


...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

...................................................................

Trang 11


Trang 12


Trang 13


...........

Trang 14



×