Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Biện pháp tạo hứng thú học môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.58 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO BỘ MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nếu như ở các bộ môn khác mà học sinh được học ở trong chương trình đã cung
cấp cho các em những tri thức hiểu biết về nguồn cội con người về kiến thức khoa học
của nhân loại, về cuộc sống, sinh thái … thì bộ môn Ngữ văn cũng góp một phần rất lớn
và quan trọng cho sự phát triển toàn diện của các em. Bộ môn này giúp các em rất nhiều
trong giao tiếp, biết tạo lập được các loại văn bản, các em sẽ thấu nhiểu, thông thạo và
giàu ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt là sự phân biệt và cảm thụ cái hay, cái đẹp tinh hoa văn
hoá nghệ thuật. Và đặc biệt bộ môn này trực tiếp giúp các em hình thành ý thức, đạo
đức, phẩm chất, nhân cách của con người.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Trung học cơ sở.
Mỗi lần lên lớp, bản thân luôn băn khoăn trước việc học của học sinh mình. Môn Ngữ
văn cũng là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục. Nhưng tại sao các em
ít đạt điểm khá giỏi mặc dầu thang điểm cũng có 9,10; dù giáo viên rất nhiệt tình giảng
dạy? Hay các em chưa có hứng thú học văn? Khi lên lớp kiểm tra, đôi khi đã học lớp 8,
9 mà vẫn chưa biết cách soạn một bài giảng văn (văn bản) cho đúng cách. Chưa biết tóm
tắt một văn bản cho ngắn gọn, đủ nội dung. Như vậy làm sao các em cảm thụ được văn
bản chuẩn bị tìm hiểu? Có những em còn chưa hề đọc trước văn bản ở nhà mặc dù gia
đình tạo điều kiện về thời gian học tập cho các em. Còn đối với phân môn Tiếng Việt,
học sách mới nhưng đa số các em chỉ học bài cũ mà không xem đến bài mới trước, mặc
dù giáo viên đã dặn dò. Đặc biệt phân môn tập làm văn thì học sinh có vẻ hời hợt nhất
và các em cho rằng “khó”. Nên gần như các em ít nghiên cứu. Kiến thức có được chủ
yếu do giáo viên cung cấp, học sinh còn thụ động. Tôi đã làm một hệ thống trắc nghiệm
như sau:
Trong các bộ môn em thích học những bộ môn nào?
1. Công nghệ
2. Đại số


3. Hình học
4. Sinh học
5. Ngữ văn
6. Địa lí
7. Lich sử
8. Anh Văn…
Qua điều ta cho thấy bộ môn Ngữ văn là một trong những bộ môn mà các em ít
chọn. Tại sao như vậy? Tại sao các em lại ít hứng thú học môn Ngữ văn?
Với những trăn trở trên, cùng một nhiệt huyết yêu nghề mong sao có những kết
quả cao nhất từ phía học sinh, tạo cho các em một hứng thú tự giác học tập bộ môn này.
Qua quá trình giảng dạy nghiên cứu áp dụng. Tôi tự rút ra một sáng kiến kinh nghiệm
Trang 1
cho bản thân trong dạy văn, đó là khơi gợi một số biện pháp “Tạo hứng thú học tập cho
bộ môn Ngữ văn ở trường THCS”.
II. MỤC ĐÍCH LÀM ĐỀ TÀI:
Với đề tài này bản thân muốn tìm hiểu và áp dụng một số sáng kiến để nang
cao nghiệp vụ chuyên môn trong giảng dạy, sao cho có một kết quả tốt hơn. Và làm sao
cho học sinh có niềm đam mê hứng thú trong việc học tập môn Ngữ văn.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU VIẾT SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Phương pháp đàm thoại: với phương pháp này tôi lấy nguồn thông tin
chính xác và nhanh nhất
2. Phương pháp phỏng vấn: đặt các câu hỏi khéo léo tế nhị cung cấp cho tôi
thực hiện những vần đề thắc mắc chưa được giải toả.
3. Phương pháp quan sát: “trăm nghe không bằng một thấy”, sau khi hỏi-nghe,
bằng con mắt quan sát đa cho tôi một đánh giá chính xác.
4. Quan điểm thực tiễn: tất cả những nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng
dạy.
5. Cuối cùng là tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho cả qúa trình.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những yếu tố về nội dung: Cơ bản đều xuất phát từ những yếu tố lí thuyết hàm
chứa văn bản chung. Có nghĩa là phần lớn là những dẫn chứng minh hoạ cho các phân
môn đều do những vấn đề lí thuyết chủ yếu lấy từ các văn bản có trong sách giáo khoa,
hơn nữa trong khi trình bày lí thuyết ở Tiếng Việt luôn hướng tới các bài trong tập làm
văn. Một mặt trình bày các vấn đề Tiếng Việt, cố gắng giúp học sinh khai thác triệt để
của ngôn từ của câu chữ trong văn bản được học, để từ đó học sinh hiểu sâu thêm cái
hay của hình ảnh của nội dung được thể hiện trong văn bản đó, một mặt khác để thực
hiện cho việc làm văn cũng đã trình bày những nội dung kiến thức phù hợp cho các thể
văn. Vì vậy một phân môn có liên quan đến cả bộ môn.
2. Những yếu tố về kĩ năng:
+ Trọng tâm của kĩ năng học văn là làm cho học sinh có kĩ năng nghe- nói-
đọc- viết tương đối thành thạo các kiểu văn bản, có kĩ năng sơ giản về phân tích tác
phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận văn học.
+ Kĩ năng nói viết đúng chính tả, đúng từ ngữ. Biết cách sữ dụng các thao tác
cần thiết để tạo lập các kiểu văn bản, có năng lực vận dụng thao tác tư duy để so sánh,
phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận từ đó có quyết định hành động phù hợp với những
văn bản đặt ra.
+Kĩ năng tìm tòi từ bài tập:
Không bắt buộc học sinh phải thuộc lòng mà chủ yếu chú ý đến khả năng vận dụng
kiến thức, khả năng thực hành. Điều này giúp cho học sinh có điều kiện ứng dụng những
Trang 2
kiến thức đã được học trong nhà trường vào việc giải quyết những tình huống của cuộc
sống trong giao tiếp, sinh hoạt. . .
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ.
Sau khi nghiên cứu, tôi mở cuộc khảo sát vào ba tuần đầu tiên của các lớp giảng
dạy ở các năm học: 2003-2004, 2004- 2005, 2006 - 2007 kết quả như sau:
Năm 2003- 2004: Năm 2004 –2005: Năm 2006 –2007: Năm 2007 –2008:
Giỏi: Giỏi: Giỏi: Giỏi:
Khá: Khá: Khá: Khá:

Tb: Tb: Tb: Tb:
Yếu: Yếu: Yếu: Yếu:
Từ việc thực tế khảo sát đầu năm của hai năm học cho thấy rằng: học sinh giỏi-
khá chiếm rất ít, học sinh trung bình- yếu chiếm tương đối nhiều. Trên cơ sở đó tôi đưa
ra một số giải pháp, sáng kiến khắc phục và đưa vào áp dụng trong thực tiễn như sau :
*Thứ nhất : Cho học sinh thấy được ý nghĩa của bộ môn đối với bản thân các em
trước giáo viên nêu vấn đề :
+ Muốn cho một bài văn ta làm được trôi chảy, lưu loát ta phải làm sao? Khi
hoàn cảnh cần viết một lá đơn một biên bản ta phải viết như thế nào? Hoặc muốn viết
một lá thư cho ai đó ta phải viết làm sao cho tốt? Vậy bộ môn Tập làm văn sẽ giúp các
em đáp ứng được yêu cầu đó.
+ Và cơ sở nào giúp em làm một bài văn, tạo một văn bản cho tốt? Khi giao
tiếp tại sao có người nói chuyện, trình bày một vấn đề rất trôi chảy, lưu loát. Nhưng lại
có người nói cứ ấp úng không tìm ra ngôn từ để giãi bày ý kiến? Đó là do họ chưa nắm
được từ vựng nghĩa từ … Học bộ môn Tiếng Việt giúp các em được điều này.
+ Hơn thế nữa điều gì giúp các em phân biệt thiện- ác hiểu được đâu là lẽ
phải, đâu là sai trái hiểu biết được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, môn văn học sẽ giúp
các em những điều này và thấu hiểu được tình người với nhau và cả một thế giới muôn
hình muôn vẻ được gởi gắm vào văn chương mà muốn tìm hiểu được chúng ta sẽ tìm
hiểu ở môn Văn học.
Với sự dẫn dắt đó học sinh sẽ gây sự chú ý, tò mò, hứng thú cho từng tiết học
Ngữ văn.
*Thứ hai : Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên giới thiệu các tài
liệu liên quan mà các em có thể trực tiếp tham khảo có hiệu quả, khuyến khích các em
tìm từ điển Tieng Việt, từ điển chính tả, từ điển Văn học…
*Thứ ba : Không ép buộc một cách gò bó vì văn học không thể học trong cưỡng
ép, phải gợi cho học sinh cách tự đặt vấn đề cho bài học.
+ Ví dụ 1 :Đối với văn bản khi nghe về tên một văn bản trước tiết học học sinh
hãy tự đặt trong đầu những câu hỏi của bài sắp học như :
- Văn bản đó viết gì ?

- Viết về ai ?
- Viết như thế nào ?
- Nội dung ra sao ?
- Văn bản muốn nói điều gì?ư
Trang 3
Để trả lời cho những nghi vấn này học sinh sẽ chủ động tìm hiểu. Và sau khi đã
tìm hiểu , đã đọc, tóm tắt, học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài sẽ dễ dàng hơn.nếu học
sinh có sách tham khảo thì sự cảm thụ càng sâu sắc .
Ví dụ 2: Đối với phân môn Tiếng Việt :
Khi nghe tên bài :”Trường từ vựng “hay bài “ Tình thái từ” ( ngữ văn 8 - tập 1)
học sinh tự đặt một số câu hỏi trong đầu về bài đó như:
+ Trường từ vựng là cái gì?- Tình thái từ là gì?
+ Nó như thế nào?
+ Nó có tác dụng gì?
+ Nó có khác các từ loại đã được học không?
Chỉ cần giải quyết các thắc mắc đó học sinh đã hứng thú tìm hiểu bài ở nhà. Đến
lớp khi học bài mới giáo viên nêu vấn đề, học sinh có thể giải quyết dễ dàng, nhanh
chóng hơn.
Ví dụ 3: Riêng phân môn Tập làm văn, cho học sinh tìm hiểu khái niệm ngay ở
nhà và cho một bài tập để học sinh làm. Muốn làm được phải tự tìm hiểu lí thuyết trước.
Biết rằng như vậy là khó nhưng ở đó các em đã có sự tìm tòi khám phá bài học. Đối với
bài luyện tập cho học sinh soạn trước. Như vậy đến giờ học sẽ sôi nổi hơn so với nếu
không tìm hiểu hướng dẫn trước.
* Thứ tư: Hướng dẫn các em tìm hiểu, cách soạn bài tước khi học bài mới , làm
sao nắm bắt được nội dung, ýtứ văn bản, mục đích bài học một cách ngắn gọn ,dễ hiểu
nhất. Đặc biệt đối với văn bản nên hướng dẫn cách tóm tắt cho học sinh Làm được việc
này học sinh không còn thấy khó khăn nữa mà luôn sẵn sàng cho một tiết học.
* Thứ năm: Đó là tạo hứng thú trong tiết học. Nên bắt đầu tiết học bằng một số
hình thức vào bài thoải mái không nặng nề cho cả tiết học. Từ khâu kiểm tra bài cũ đến
khâu kêt thúc tiết học.

Ví dụ 1: Kiểm tra bài cũ học sinh quên phần nào đó có thể gợi mở hoặc bằng cách
kiểm tra phần khác. Vì học sinh cũng học bài nhưng có thể do hồi hộp nên trả lời không
được, không lưu loát. Nếu áp đặt cho học sinh điểm kém luôn
sẽ gây ức chế cho cả buổi học.
Ví dụ 2: Học sinh trả lời chưa lưu loát giáo viên hỏi thêm kiến thức trong giờ giảng và
cho thêm điểm điều này khuyến khích học sinh chú ý trong giờ học.
Cách vào bài của một tiết học cũng gây hứng thú rất nhiều nó tạo sinh khí cho cả
buổi học.
*Thứ sáu: Trong một bài dạy không nên bắt học sinh phải cố gắng trả lời các câu
hỏi trong sách giáo khoa bởi đôi khi trong sách giáo khoa câu hỏi khá khái quát tổng
hợp, học sinh trung bình yếu không trả lời được sẽ chán nản, tâm lý nặng nề khó hiểu và
trở nên lười xây dựng bài. Vì vậy giáo viên nên chẻ nhỏ câu hỏi, có sự gợi ý làm cho
học sinh hiểu vấn đề, hăng hái học học sinh trung bình yếu cũng thoải mái hơn.
Ví dụ: Trong bài Tiếng Việt “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ” (Tiếng Việt
8- Tập một ). Sau khi cho học sinh tìm hiểu các ví dụ, giáo viên đặt câu hỏi :
?Bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn
dân?
Trang 4
Như vậy đối với học sinh địa phương, ít được tìm hiểu từ ngữ ở vùng khác. Các
em có thể trả lời từ toàn dân thông dụng vì các em hay nghe, hay dùng. Nhưng nếu hỏi:
?Ngô- bắp – bẹ đều là một, em hay sử dụng từ nào?
- Học sinh: Từ “ bắp ”.
Giáo viên: Vậy “ bắp ” thường được dùng ở quê em nhưng nếu sử dụng cho số
đông, cho toàn dân, phổ thông thì ta dùng từ “ ngô”- Vậy từ “ngô” là từ toàn dân còn từ
“ bắp, bẹ” là từ ngữ địa phương. Từ đó giáo viên cho học sinh lấy một số ví dụ nhận xét
và đưa ra khái niệm bài học.
* Thứ bảy : Để tâm chú ý đến những đối tượng có tinh thần học tập, huy động học
sinh xây dựng bài trong giờ giảng. Nếu được quan tâm để ý, khuyến khich học sinh sẽ
phát huy được tính tích cực của mình. Khi được góp phần xây dựng bài tuy không chính
xác một trăm phần trăm đi nữa cũng làm các em nhớ bài hơn. Ngoài ra cho điểm khích

lệ, khuyến khích những học sinh có tinh thần xây dựng bài.
* Thứ tám: Do Ngữ văn luôn gắn liền với cuộc sống, nên khi giảng làm sao phải
nổi bật được tính thực tiễn và tính giáo dục trong mỗi bài đó các em thấm nhuần và thấy
rõ được cái hay, cái bổ ích trong đó.
Ví dụ: Giảng dạy bài “ Chiếc lá cuối cùng” của OHENRI ( Ngữ Văn 8- Tập một ).
Giáo viên cho học sinh thấy được:
- Trong cuộc sống ta phải có một tình yêu thương cao cả của những người nghèo
khổ với nhau – tình yêu giữa người với người.
- Sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật.
- Người ta có thể hy sinh mạng sống cho nhau .
Hay trong bài “ Hai cây phong” giáo viên cho học sinh cảm nhận được:
- Tình yêu quê hương của mỗi con người.
- Không quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người
thầy giáo, cô giáo đầu tiên của cuộc đời mình.
Như vậy học sinh sẽ thấy yêu thích Văn học hơn sau khi học những bài giảng văn.
* Thứ chín: Kiểm tra: Nên có sự kiểm tra thường xuyên, giáo viên trực tiếp kiểm
tra hoặc giao cho ban cán sự lớp, cờ đỏ kiểm tra báo cáo. Giáo viên khen ngợi, biểu
dương. . . và căn cứ vào chuyên cần đó đánh giá việc học tập, điều này tạo thói quen
học tập cho học sinh.
Và thôi khâu cho điểm cũng cần có sự khuyến khích không lên quá khắt khe với
việc cho điểm cao.
* Thứ mười: Đây cũng là một biện pháp, việc làm không kèm phân quan trọng.
Đó là việc thực hiện trong thời gian củng cố - dặn dò. Giáo viên hướng dẫn học sinh một
số kiến thức cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo những vấn đề cần xem, soạn ở bài sau,
điều này gây sự ham thích tìm hiểu theo sự dẫn dắt, giới thiệu của thầy cô đã gợi ý .
Cuối cùng khi được kết hợp các biện pháp tạo hứng thú trên , học sinh không thấy
khó khăn trong giờ học Ngữ văn nữa, học nhiệt tình hơn, có kết quả hơn.
III . KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Sau khi tôi trực tiếp áp dụng những biện pháp sáng kiến trên vào các lớp vào các
năm học ở hai trường đã trực tiếp giảng dạy đã có những biến đổi thái độ học tập từ

phía học sinh. Các em đã mua được sách tham khảo. Biết cách soạn bài nên các em
Trang 5

×