Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.85 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN
QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

GVHD: Đặng Thị Hoài
Họ và tên SV: Nguyễn Thị Trà My
MSSV: 4501608092


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba đã có lịch sử hơn 100 năm từ 1896-2021, kể từ khi
Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ nhân dân Cuba đấu tranh giành độc lập từ thực dân Tây Ban
Nha, lần đầu tiên vào năm 1896. Năm 1902 Cuba giành độc lập và chịu sự ảnh hưởng
từ Hoa Kỳ như nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, mãi cho tới năm 1934. Sau cuộc cách
mạng Cuba năm 1959 do Fidel Castro lãnh đạo, mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba xuất hiện
nhiều mâu thuẫn, phát triển theo hướng gay gắt trong hơn 30 thập niên sau đó. Sự kiện
“Vịnh Con Lợn” năm 1961 là cuộc đối đầu lớn đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Cuba. Theo
nhiều tài liệu, sự kiện Vịnh Con lợn bắt nguồn từ nỗi ám ảnh của các chính trị gia Mỹ
thời Chiến tranh Lạnh, rằng "Chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa đế quốc thống
trị thế giới".
Kể từ thời điểm đó, Cuba trở thành một trong nhiều điểm nóng về quan hệ
quốc tế suốt thời kì chiến tranh Lạnh. Ở thời điểm hiện tại, dù mối quan hệ giữa hai


bên đã dịu lắng nhưng không thể phủ nhận hai nước vẫn trong tình trạng đối đầu và dè
chừng lẫn nhau. Có thể nói, sự kiện Vịnh con lợn năm 1961 là một sự khởi đầu cho


những căng thẳng trong quan hệ quốc tế mãi cho tới hiện nay.
Vậy sự kiện Vịnh Con Lợn năm 1961 xảy ra như thế nào? Hệ quả mà sự kiện
này mang lại cho quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Cuba ra sao? Bài viết này sẽ tìm hiểu
cuộc đụng độ lớn đầu tiên của hai nước vào những năm 60 của thế kỉ XX từ góc độ là
sự kiện khơi mào cho khoảng thời gian căng thẳng trong quan hệ của hai bên. Tiếp cận
theo trình tự từ nguyên nhân, diễn biến và hệ quả của sự kiện. Với hi vọng góp phần
cung cấp một cái nhìn mang tính lịch sử cho vấn đề này.

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KIỆN
1. Giải thích thuật ngữ “vịnh con lợn”
“Vịnh con lợn” hay “Vịnh con heo”, tên tiếng Anh là “Bay of Pigs”, cái tên
“Bay of Pigs” là bản dịch theo nghĩa đen của cái tên “Bahía de Cochinos” trong tiếng
Tây Ban Nha, (“Cochinos” có nghĩa là “con lợn”). Cịn vì sao nơi đây lại có tên gọi
như thế này thì vẫn chưa được làm rõ. Thuật ngữ này được dùng để chỉ cuộc đổ bộ
của quân đội chống đối người Cuba lên đất nước này vào tháng 4/1961 nhằm lật đổ
chính quyền của Fidel Castro.

2. Vị trí địa lý, địa hình của “Vịnh con lợn”
“Vịnh con lợn” là một vịnh nhỏ, có chiều dài khoảng 27km, và chiều rộng chỉ
khoảng 10km, thuộc Vịnh Cazones ở bờ biển phía Nam tỉnh Matanzas, Cuba. Năm
1910, nó là một phần của tỉnh Santa Clara, và sau đó là tỉnh Las Villas vào năm 1961,
nhưng vào năm 1976, nó được chuyển giao lại cho tỉnh Matanzas, khi sáu tỉnh ban
đầu của Cuba được cải tổ thành 14 tỉnh.
Vịnh này cách thị trấn Jagüey Grande của Matanzas khoảng 30 km về phía nam
, cách thành phố Cienfuegos 70 km về phía tây và cách thủ đơ Havana 150 km về phía
đơng nam . Ở phía tây của vịnh, các rạn san hơ giáp với Đầm lầy Zapata chính , một
phần của Bán đảo Zapata . Ở phía đơng, các bãi biển giáp ranh giới đất liền với rừng
ngập mặn và các khu vực đầm lầy rộng lớn ở phía bắc và phía đơng. Ở phía bắc của
vịnh, làng Buena Ventura tiếp giáp với Playa Larga (Bãi Dài). Cách đó 35 km về phía
đơng nam, Playa Girón (Bãi biển Giron) tại làng Girón, được đặt theo tên của tên

cướp biển khét tiếng người Pháp Gilberto Giron (khoảng năm 1604). (Nguồn:
Rodríguez, Juan Carlos (1999). Vịnh Con Lợn và CIA . Melbourne: Ocean Press)


Vị trí của Vịnh Con Lợn
(Nguồn: />
3. Những tiền đề của sự kiện “Vịnh con Lợn”
3.1. Cách mạng Cuba năm 1959
Trong thế chiến II, Cuba tham gia vào hàng ngũ quân Đồng minh chống phát
xít. Năm 1945, Cuba là thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc. Sau chiến tranh, kinh tế
Cuba gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân thiếu thốn, gây mất ổn định chính trị kéo
dài. Ngày 10/03/1952, tướng Fulgencio Batista được Mĩ và lực lượng quân đội ủng hộ
tổ chức đảo chính, thiết lập một chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Xin được nói sơ qua
về cuộc đảo chính này; Batista nổi lên từ cuộc đảo chính năm 1934, có thái độ thân
Hoa Kỳ nên mặc dù khơng cầm đầu chính phủ mới, ơng Fulgencio Batista bây giờ là
Đại Tá, đã là một nhân vật đầy quyền lực và đứng đầu quân đội. Ông ta đứng đằng sau
chính quyền trong khi 3 Tổng Thống bất lực đã điều hành việc quản trị đất nước khiến
cho cuối cùng, chính phủ Cuba vẫn tham nhũng và khơng hữu hiệu.


Tướng Fulgencio Batista – người tiến hành đảo chính vào năm 1952
(Nguồn: />Vào năm 1940, ông Batista đã phác thảo ra một bản hiến pháp dân chủ mới để tổ chức
một cuộc bầu cử tự do và vào năm đó, chính ơng ta được bầu làm Tổng Thống. Khi đã
thu gom tài sản đáng kể sau 4 năm cầm quyền, đảng chính trị của ơng Batista bị thất
cử vào năm 1944 và ơng Batista rời chính quyền, nhưng rồi 8 năm sau lại đứng đầu
một nhóm qn sự và ơng Batista đã lật đổ chính phủ để trở thành nhà độc tài Cuba.
Dưới thời Batista, Cuba là một miền đất phì nhiêu cho Hoa Kỳ đầu tư. Vào
năm 1956, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã báo cáo rằng “việc tham gia của Hoa Kỳ vào
Cuba đã vượt qua 90 phần trăm về các dịch vụ điện thoại và điện lực, 50 phần trăm về
dịch vụ đường xe lửa và gần 40 phần trăm sản xuất về đường mía”. Sau khi lên cầm

quyền, Batista tiến hành thủ tiêu Hiến pháp, giải tán Quốc hội, lập chính phủ lâm thời,
tăng cường đàn áp và bóc lột nhân dân trong nước.
Dưới ách thống trị của chế độ độc tài Batista, phong trào đấu tranh của nhân
dân Cuba vẫn không ngừng phát triển. Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước do
luật sư trẻ Fidel Castro chỉ huy mở cuộc tấn cơng vào trại lính Moncada (thành phố
Santiago), mục đích nhằm thức tỉnh dân dân Cuba và phát động nhân dân nổi dậy lật
đổ chính quyền độc tài Batista nhưng sau đó đã thất bại. Fidel Castro bị bắt, vào năm
1955 ông được thả ra và bị trục xuất sang Mexico. Tại nơi đây, Fidel đã tập hợp những
thanh niên yêu nước, tự nguyện góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Tháng
11/1956, Fidel Castro cùng với các chiến sĩ đã bí mật về nước và xây dựng căn cứ trên
núi, dùng chiến tranh du kích chống lại chính quyền Batista. Cuộc chiến đấu của các
chiến sĩ thuộc phong trào 26/7 được nhân dân Cuba hưởng ứng nhiệt liệt (Jorge I.
Dominguez, Cuba: Order and Revolution, Belknap Press,1978, page 144).
Bước sang những năm 1957-1958, phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng khắp
Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập, lực lượng vũ trang cách mạng đã hình
thành những đơn vị lớn mạnh. Ngày 17/3/1958, Fidel Castro kêu gọi nhân dân khởi
nghĩa, lật đổ chế độ độc tài Batista. Cuối 12/1958, quân nổi dậy áp sát thủ đô La
Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30/12/1958, Batista bỏ chạy ra nước ngoài. Ngày
1/1/1959, phối hợp với các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân La Habana, quân nổi
dậy đã chiếm lĩnh thủ đơ. Chế độ độc tài Batista chính thức bị lật đổ. Tháng 2/1959,
Chính phủ lâm thời được thành lập, Fidel Castro trở thành Thủ tướng nước Cộng hoà
Cuba.


Fidel Castro Ruz (1926-2016) - Lãnh tụ của phong trào cách mạng Cuba.
(Nguồn: />Như vậy, với sự thành công của cách mạng Cuba thì Hoa Kỳ đã mất đi một
chính phủ thân thiết của tướng Batista, dù có một số thời điểm Hoa Kỳ khơng đồng
tình với chính sách cai trị tàn bạo của ơng này. Nhưng việc Cuba có một chính phủ
mới sẽ khiến Hoa Kỳ lo ngại về mức độ “thân thiết” của chính quyền ơng Castro sẽ
mang lại những bất lợi về lợi ích của Hoa Kỳ trên đất nước Cuba. Sự dè chừng này là

vết nứt đầu tiên trong mối quan hệ Cuba – Hoa Kỳ thời điểm đó.
3.2. Các chính sách của chính phủ Fidel Castro
Trong thời gian đầu, chính quyền Fidel Castro khơng hề có bất cứ hành động
nào làm ảnh hưởng tới quan hệ với Hoa Kỳ. Thậm chí năm 1959 sau khi giành chính
quyền thành cơng, ơng Castro đã có chuyến thăm khơng chính thức đến Washington
và có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Hai bên cũng có nhiều cuộc
đối thoại về việc hợp tác trong tương lai.
Thêm vào đó chính quyền do ơng Castro đứng đầu cũng có nhiều động thái để yên
lòng Hoa Kỳ bằng các bảng hiệu, chính sách thân thiện để đảm bảo cho lợi ích của Mỹ
tại Cuba, như người Mỹ có thể tự do đến Cuba mà không bị ngăn cấm hay gây trở
ngại. Cũng trong chuyến thăm tới Hoa Kỳ, Castro nói rằng việc mình làm cách mạng
là do lịng u nước chứ khơng phải là do căm thù Hoa Kỳ. Ơng trấn an dư luận Mỹ
rằng "Tôi biết rằng thế giới nghĩ gì về chúng tơi, rằng chúng tơi là Cộng sản, và tất
nhiên chúng tơi đã giải thích rất rõ ràng rằng chúng tôi không phải là cộng sản; rất rõ
ràng”.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 1960. Lúc bấy giờ sức ảnh hưởng của
tầng lớp tư bản, địa chủ vẫn cịn lớn mạnh. Họ có nhiều động thái chống đối chính


quyền mới ở Havana cũng như sự lũng loạn về nền kinh tế dựa vào Hoa Kỳ đem lại
cho ông Castro những thách thức không hề nhỏ.

Cuộc gặp gỡ giữa Fidel Castro và Nixon năm 1959.
(Nguồn: />Ngoài ra, vốn chịu ảnh hưởng từ xu hướng chủ nghĩa xã hội, Fidel đã có những
chính sách tiến bộ như ban hành luật cải cách ruộng đất, hạn chế và quốc hữu hoá các
cơng ty nước ngồi, thực hiện các quyền tự do dân chủ,… Việc này đã giáng một đòn
mạnh mẽ vào chiến lược của Mĩ ở khu vực Châu Phi – Mĩ Latinh. Điển hình cho sự
căng thẳng hố giữa hai bên là vào ngày 6 tháng 7 năm 1960, để trả đũa việc Cuba
quốc hữu hoá các nhà máy làm đường và lọc dầu của Hoa Kỳ, Quốc Hội Mỹ đã cho
phép Tổng Thống Dwight D. Eisenhower cắt giảm 95% lượng đường mía nhập cảng

vào Hoa Kỳ trong khi đường mía là sản phẩm chính của xứ Cuba. Việc Cuba quốc
hữu hố các xí nghiệp tư bản, theo nhóm là nhằm giảm sự phá hoại của các thế lực
chống đối, nhưng vơ tình lợi ích của các thế lực này có liên đới với Hoa Kỳ vì thời
điểm Batisa cầm quyền thì vốn đầu tư mà Hoa Kỳ rót vào Cuba rất lớn.
Cuối năm 1960, chính quyền Cuba đã tịch thu tất cả các đầu tư của Hoa Kỳ và
vào năm sau, Hoa Kỳ cắt đứt mọi liên lạc ngoại giao với Cuba, điều này khiến cho
Cuba tìm cách bắt tay với Liên Xô. Đại Sứ Hoa Kỳ tại Cuba vào thời kỳ khẩn trương
này là ông Philip W. Bonsab đã viết về sau này rằng: “Chúng ta đã dồn họ vào vịng
tay của Xơ Viết và chúng ta đã không khôn ngoan cộng tác với họ trong việc dẹp đi
các trở ngại trên con đường mà họ đã chọn lựa”. Bởi sức ép của các lệnh trừng phạt


mà Hoa Kỳ áp dụng khiến Cuba gặp khó khăn nên chính quyền Havana phải tìm một
con đường khác cho mình, ngồi việc hợp tác và dựa vào Mỹ.
Khi lên nắm chính quyền, ơng Fidel Castro chưa có ý định liên kết với Liên
Xô và mãi tới năm 1964, Che Guevara – cộng sự thân cận của Fidel Castro cũng tuyên
bố Fidel không phải là một người Cộng Sản khi lên nắm quyền. Việc xô đẩy giữa Hoa
Kỳ và Cuba đã khiến cho Fidel Castro chỉ còn một con đường phải theo. Năm 1960,
Cuba ký các thỏa ước về thương mại và viện trợ đầu tiên với Liên Xô. Liên Xô cũng
đồng ý mua của Cuba 5 triệu tấn đường trong vịng 5 năm với trị giá vào thời đó là 6
xu một ký. Ngồi ra Cuba cịn được vay của Liên Xô 100 triệu với lãi suất 2.5% trả
trong 12 năm, số tiền này dùng để mua các máy móc nặng.
Từ sự kiện này, mâu thuẫn Hoa Kỳ - Cuba trở nên gay gắt, khi Cuba ngả về
Liên Xô – đối thủ chính của Hoa Kỳ trong chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ đã đưa chính
quyền ơng Fidel Castro vào diện kẻ thù và cần xóa xổ. Bởi sẽ rất nguy hiểm cho nền
chính trị Hoa Kỳ khi Liên Xơ có một “đồng minh” nằm ngay sát “nách” của họ.
3.3 Phong trào chống Castro của kiều dân Cuba tại Mĩ:
Là những người Cuba thuộc chế độ Batisa trước kia, sau khi cách mạng Cuba
thành cơng, họ tìm cách vượt biên sang Hoa Kỳ do không muốn hợp tác hay sống
dưới sự kiểm sốt của chính phủ Fidel Castro. Lực lượng này lúc đầu chỉ có vài nghìn

người nhưng sau đó tăng khá nhanh khi chính phủ Cuba thi hành quốc hữu hố các
doanh nghiệp, họ lo sợ nên dịng người Cuba sang Hoa Kỳ ngày càng nhiều.
Những kiều dân này nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ thơng qua
CIA, ví dụ như tháng 4/1960, CIA bắt đầu tuyển mộ các phần tử Cuba lưu vong ở
Miami, bang Florida, Mỹ để huấn luyện. CIA đã trả lương cho mỗi phần tử lưu vong
này lên tới 400 USD/tháng, cộng thêm 175 USD/tháng để nuôi vợ con kèm theo.
Lực lượng này tuy chỉ dừng ở con số vài chục ngàn người, tập trung tại Miami
phía đơng Hoa Kỳ nhưng mang lại nguy hiểm lớn cho chính phủ Fidel Castro bởi
bang Miami nằm rất gần Cuba, các phần tử này có thể tiến hành một cuộc chính biến
để trở về nắm quyền tại Cuba. Sự thật rằng điều đó đã xảy ra với cuộc đổ bộ vào năm
1961. Với mong muốn dựa vào Hoa Kỳ để trở lại Cuba và lật đổ chính quyền Fidel
Castro. Đây là lực lượng chính trong sự kiện Vịnh con lợn vào năm 1961. Vào tháng 4
năm 1960, CIA bắt đầu tuyển mộ người Cuba lưu vong có tư tưởng chống Fidel tại
khu vực Miami. Đến tháng 7/1960, quá trình tuyển lựa và huấn luyện diễn ra tại Đảo
Useppa và một số địa điểm khác tại Nam Florida. Những cuộc huấn luyện về đánh du
kích diễn ra tại Trại Gulick và Trại Clayton của Panama. Sau khi tăng mức độ tuyển
dụng, việc huấn luyện bộ binh được thực hiện tại một căn cứ của CIA ở Guatemala.
Nhóm lưu vong được CIA gọi là Lữ đồn 2506. Vào mùa hè năm 1960, một
trường bay (có bí danh JMMadd, hay Căn cứ Rayo) được xây dựng gần Retalhuleu,
Guatemala. Huấn luyện bắn súng và bay cho lực lượng bay của Lữ đoàn 2506 được
những nhân viên đến từ Alabama ANG (Bảo vệ Hàng không Quốc gia) đảm nhiệm, đã
sử dụng ít nhất là sáu chiếc Douglas B-26 Invader dán nhãn FAG (Fuerza Aérea
Guatemalteca), những chiếc sẽ được bán hợp pháp cho FAG nhưng được hoãn 6


tháng, cùng 26 chiếc B26 được xoá sạch xuất xứ và thơng tin. Việc huấn luyện lính
nhảy dù được tiến hành ở căn cứ tại Guatemala. Việc huấn luyện xử lý thuyền và đổ
bộ diễn ra tại Đảo Vieques, Puerto Rico. Huấn luyện điều khiển xe tăng diễn ra
tại Trại Knox, Kentucky và Trại Benning, Georgia. Huấn luyện phá hoại và xâm nhập
dưới nước diễn ra tại Belle Chase gần New Orleans.

Nhìn chung hoạt động chống phá chính quyền Cuba của số kiều dân tại Hoa Kỳ
đã phát triển thành sự chuẩn bị vũ trang lật đổ chính quyền. với sự giúp sức từ Mỹ,
các kiều dân hi vọng sẽ lấy lại được các quyền lợi của mình trước khi cách mạng
thành công. Hoa Kỳ cũng hi vọng vào số kiều dân này để thiết lập chế độ thân Mỹ tại
Cuba.

II. DIỄN BIẾN SỰ KIỆN ĐỔ BỘ TẠI VỊNH CON
LỢN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ
1.Kế hoạch của Hoa Kỳ
Kế hoạch xâm lược Cuba với tên gọi "Chiến dịch Pluto" do Phó tổng thống Mỹ
Richard Nixon đề xuất năm tháng 4/1959 (3 tháng sau khi Cách mạng Cuba thành
công) và được Tổng thống Dwight D. Eisenhower phê chuẩn tháng 3/1960, rồi giao
cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trực tiếp triển khai. Tổng thống kế nhiệm
Eisenhower - John F. Kennedy vẫn tiếp tục kế hoạch này sau khi nhậm chức năm 1961
và là người phát lệnh tấn công vào Vịnh Con lợn, miền nam Cuba.
Sau khi đắc cử Tổng thống tháng 11/1960, John F. Kennedy nắm thông tin về
kế hoạch xâm lược Cuba, nhưng vẫn cịn những lo ngại. Ơng không muốn xảy ra kịch
bản can thiệp "trực tiếp, công khai" của quân đội Mỹ vào Cuba, với khả năng Liên Xô
coi đây là một hành động chiến tranh và trả đũa. Tuy nhiên, giới chức CIA nói với
Tổng thống rằng họ sẽ giữ bí mật vai trị của Mỹ trong cuộc xâm lược, và nếu kế
hoạch của Mỹ suôn sẻ thì chiến dịch này sẽ thổi bùng lên một cuộc nổi dậy trên đảo
quốc.
Kennedy tin rằng việc thực thi kế hoạch lật đổ chính phủ của Chủ tịch Fidel
Castro sẽ thể hiện với Nga, Trung Quốc và cả người dân Mỹ quyết tâm của tân Tổng
thống về việc giành thắng lợi Chiến tranh Lạnh.
Trước khi triển khai cuộc đổ bộ lên bãi biển Playa Giron (Vịnh Con lợn), CIA
đã thực hiện một số cuộc oanh tạc bằng máy bay xuống các doanh trại dân quân Cuba
ở Bayamo ngày 3/4/1961 và nhà máy đường Hershey ở Mantanzas ngày 6/4/1961.
Ngoài ra, một chuyến bay của Hàng không Cuba (Cubana Airliner) cũng bị không tặc
và chuyển hướng đến Jacksonville, bang Florida, Mỹ.

Lực lượng Cuba lưu vong được CIA chiêu mộ tự đặt tên cho mình là Lữ đồn 2506.
Ban đầu, chúng được CIA đào tạo trên đảo Useppa và một số cơ sở ở Florida, Mỹ. Sau
đó, chúng trải qua các đợt huấn luyện chiến tranh du kích đặc biệt tại 2 căn cứ của Mỹ


ở Panama và tác chiến trên bộ tại căn cứ JMTrax của CIA ở gần Retalhuleu thuộc
vùng duyên hải Guatemala.

Những người
Cuba lưu vong do
Mỹ hậu thuẫn
được huấn luyện
cho một cuộc tấn
cơng đổ bộ và chiến
tranh du kích tại các căn cứ do CIA điều hành ở Nam Florida và Guatemala.
(Nguồn: />Trước khi triển khai cuộc đổ bộ lên bãi biển Playa Giron (Vịnh Con lợn), CIA đã thực
hiện một số cuộc oanh tạc bằng máy bay xuống các doanh trại dân quân Cuba ở
Bayamo ngày 3/4/1961 và nhà máy đường Hershey ở Mantanzas ngày 6/4/1961.
Ngoài ra, một chuyến bay của Hàng không Cuba (Cubana Airliner) cũng bị không tặc
và chuyển hướng đến Jacksonville, bang Florida, Mỹ.
Năm ngày trước khi Chiến dịch Pluto mở màn, Kennedy vẫn cố tình che đậy âm mưu
khi tun bố trên báo chí "sẽ khơng có, dù trong bất cứ điều kiện nào, một sự can
thiệp của lực lượng vũ trang Mỹ vào Cuba". Tổng thống Mỹ khăng khăng,
Washington "có trách nhiệm bảo đảm rằng khơng người Mỹ nào có hành động can
thiệp vào Cuba" và "vấn đề cơ bản ở Cuba không phải giữa Mỹ - Cuba mà là giữa
người Cuba với nhau".

2. Diễn biến cuộc chiến từ ngày 16/4 đến 19/4/1961
Theo kế hoạch ban đầu, Lữ đoàn 2506 sẽ đổ bộ vào ban ngày, ở thành phố biển
Trinidad, tây nam Cuba. Song, vì lo sợ đổ bộ ban ngày sẽ làm lộ diện sự tham gia của

Hoa Kỳ nên dời lại ban đêm.


Các phần tử lưu vong Cuba đang nghiên cứu bản đồ chiến dịch tấn công vài ngày
trước cuộc đổ bộ.
(Nguồn: />Ngày 14/4/1961, Lữ đoàn 2506 rời căn cứ huấn luyện Puerto Cabezas ở
Nicaragua để đến điểm tập kết ở Retalhuleu, Guatemala. Ngay khi phi đội máy bay B26 đầu tiên của Mỹ bắt đầu đồng loạt ném bom các sân bay Cuba vào ngày 15/4, Cuba
đã sẵn sàng đối phó. Hóa ra Castro cùng các cố vấn của ơng đã biết trước về cuộc tập
kích và di dời khơng lực của họ khỏi khu vực nguy hiểm. Bởi trước, chính phủ Cuba
nhận được tinh tình báo từ các nguồn tin cậy tại Hoa Kỳ và sự rò rỉ bởi truyền thống
nước này trên các đài phát thành. Kennedy muốn dừng kế hoạch này nhưng đã quá
muộn để "hãm phanh" chiến dịch. Vào khoảng 0h ngày 17/4, lữ đoàn lưu vong gồm
1.500 phần tử được CIA huấn luyện bắt đầu chiến dịch từ một điểm cơ lập ở bờ biển
phía nam Cuba: Vịnh Con Lợn.
Nửa đêm 16/4/1961, Chiến dịch Pluto chính thức mở màn với một toán người nhái
Mỹ thâm nhập bãi biển Playa Giron và bật tín hiệu dẫn đường cho 6 tiểu đoàn thuộc
Lữ đoàn 2506 đổ bộ vào hai bãi biển Playa Giron và Playa Larga. Tuy nhiên, 3 giờ
sáng ngày 17/4/1961, Chủ tịch Fidel Castro biết được âm mưu của Mỹ thơng qua
những kênh tình báo. Lúc đó, bất cứ ai đăng ký mua tờ New York Times đều có thể
đọc được bài viết, xuất bản ngày 7-4-1961, nói về việc các chuyên gia Mỹ đang huấn
luyện, đào tạo một lực lượng xâm lược, bao gồm những người Cuba lưu vong ở
Guatemala và Florida.
Hai nhóm bộ binh trên các tàu đổ bộ Blagar và Barbara có một "sĩ quan điều
hành" của CIA ở mỗi đội, cùng với một đội phá hoại dưới mặt nước gồm 5 người
nhái, xâm nhập Vịnh Con Lợn. Những kẻ xâm lược mang theo 5 xe tăng và các xe bọc
thép trên tàu đổ bộ. Khoảng 1h sáng, tàu chỉ huy Blagar hướng về địa điểm đổ bộ
chính tại Playa Giron. CIA muốn giữ bí mật về cuộc tấn cơng trong thời gian lâu nhất
có thể, thế nhưng một đài phát thanh trên bãi biển của cơ quan tình báo hàng đầu nước



Hoa Kỳ... không phát hiện ra - đã phát đi mọi chi tiết về cuộc xâm lược đến thính giả
cả nước. Một số rạn san hơ bất ngờ làm chìm tàu của phe lưu vong khi họ tìm cách
cập bờ, trong khi lính dù yểm trợ đáp sai địa điểm. Nhìn chung, ngay khi đặt chân lên
đất Cuba, đội quân lưu vong gồm 1500 binh lính do Hoa Kỳ huấn luyện và trang bị đã
gặp phải những khó khăn, tổn thất liên tiếp. Hầu như mọi kế hoạch đề ra đều bị vơ
hiệu hố.
Cuộc đột kích đã thất bại trong âm mưu tiêu diệt tồn bộ lực lượng khơng qn của
Fidel. Thật vậy, lực lượng do CIA hậu thuẫn đã thất bại trong việc “dọn sạch” lực
lượng không quân Cuba, thậm chí họ cịn gặp khó khăn hơn khi kế hoạch phản tác
dụng.
Theo đó, một máy bay ném bom cất cánh từ Nicaragua đã hạ cánh xuống sân bay
quốc tế Miami với phi công tự xưng là một “kẻ đào ngũ” của không quân Cuba. CIA
đã thiết kế máy bay chiến đấu giống với chiếc của không quân Cuba và bắn vào vỏ
của nó các lỗ đạn để ngụy trang như thể nó đã “sống sót được” sau cuộc khơng chiến.
Tuy nhiên, “bàn tay” người Mỹ đã nhanh chóng bị các phóng viên quốc tế phát hiện
khi ghi lại hình ảnh sơn mới máy bay. Ngay lập tức, cả thế giới biết rằng, họ là những
phi công được CIA hậu thuẫn. Sau đó, Tổng thống Kennedy nhận trách nhiệm khi
khơng thể phủ nhận được việc người Mỹ đứng ngoài kế hoạch.
Lãnh tụ Fidel yêu cầu quân đội kiểm soát địa bàn đổ bộ để không cho phép quân lưu
vong lập chính quyền lâm thời và kêu gọi thế giới cơng nhận theo ý đồ của CIA. Sau
ba ngày giao tranh ác liệt, phe lưu vong đã bị đánh bại, phải đầu hàng vào lúc bình
minh ngày 19/4/1961. Lực lượng Cách mạng Cuba cuối cùng đã đập tan âm mưu xâm
nhập của Lữ đoàn 2506. Hơn 200 tên trong số 1.500 phần tử Cuba lưu vong bị tiêu
diệt. Gần 1.200
tên còn lại bị
bắt sống. Cuba
tuyên án mỗi
kẻ này 30 năm tù
giam và bàn
giao hầu hết

chúng cho phía
Mỹ sau 20 năm
thương lượng.


Binh sỹ Cuba đứng trên một chiếc máy bay ném bom B-26 của Mỹ bị bắn hạ sau khi
cuộc tấn công lật đổ bị ngăn chặn (Nguồn: Reuters)
Thất bại trong vụ đổ bộ Vịnh Con lợn khiến Hoa Kỳ bị bẽ mặt trước cộng đồng
quốc tế. Nó cũng là bài học đau đớn cho Washington vì dám coi thường, đánh giá quá
thấp lực lượng Cách mạng Cuba. Đồng thời mở ra giai đoạn căng thẳng vào một năm
sau đó, khi trận đổ bộ gián tiếp đẩy Cuba ngả hẳn về phe Liên Xô cũng mở đường cho
cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào năm 1962.
Thất bại của ở trận Hiron này đã khiến Hoa Kỳ gặp nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc
tế. Bởi lẽ, trước khi sự kiện diễn ra, Kennedy tun bố sẽ khơng có một cơng dân Hoa
Kỳ nào tham gia cuộc đổ bộ nhưng xác của 2 chiếc B-26 cùng 2 phi cơng thiệt mạng
đã nói lên điều ngược lại. Hoa Kỳ lúc này không thể phủ nhận liên quan của mình,
dẫn đến sự cải tổ mạnh mẽ trong tổ chức CIA sau đó.

III. ÂM MƯU THẤT BẠI – NỖI HỔ THẸN TRONG
LÒNG MỸ
Cuộc đổ bộ thất bại đã gây rắc rối lớn cho chính quyền Kennedy và khiến Castro trở
nên lo ngại về một sự can thiệp trong tương lai của Mỹ vào Cuba. Tháng 8 năm 1961,
trong một hội nghị kinh tế của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ tại Punta del
Este, Uruguay, Che Guevara đã gửi một bức thư tới Kennedy Trong đó có viết: "Cảm
ơn về Playa Girón. Trước cuộc xâm lược, cuộc cách mạng yếu ớt. Bây giờ nó mạnh
hơn bao giờ hết”.


Một nhóm tù binh kiều dân Cuba bị bắt giữ vào tháng 4/1961
(Nguồn: )

Thật sự như vậy, bởi sau chiến thắng của Cuba trước cuộc đổ bộ xâm lược này,
niềm tin mà nhân dân Cuba dành cho Fidel Castro lên cao hơn bao giờ hết, ngoài ra
nhiều thế lực chống đối tại Cuba cũng lo lắng và đào tẩu qua Hoa Kỳ. Có thể nói, sau
trận Hiron năm 1961, sự tín nhiệm dành cho chính quyền của người dân Cuba lên cao
đỉnh điểm và những người thuộc bên đối lập phải tìm cách sang Hoa Kỳ. Điển hình là
Mật vụ CIA E. Howard Hunt đã làm việc tại Havana trước khi cuộc đổ bộ diễn ra, sau
này ông ta nói với CNN rằng "…tất cả những thứ tơi có thể tìm ra là rất nhiều tình
cảm dành cho Fidel Castro".
Trận Hiron thắng lợi, làm tăng thêm quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa của nhân dân Cuba. Tháng 5/1961, Fidel chính thức tuyên bố Cuba la một nước
xã hội chủ nghĩa, hợp nhất Phong trào 26/7, Đảng Xã hội nhân dân và Ủy ban chỉ đạo
cách mạng 13/3, xây dựng tổ chức cách mạng thống nhất (năm 1965 đổi thành Đảng
Cộng sản Cuba). Tệ hại hơn, trận Hiron làm cho Cuba trở nên thân cận với Liên Xô
hơn bao giờ hết, Castro lo sợ Hoa Kỳ sẽ dùng vũ lực trực tiếp tấn công Cuba nên đã
hợp tác với Liên Xơ để bảo vệ mình.
Ngay lúc đó, sau cuộc chiến Hiron Hoa Kỳ phải đối mặt với một thách thức về
an ninh không hề nhỏ khi Cuba và Liên Xô trở thành đồng minh. Liên Xô tranh thủ
chiến thắng này của Cuba để cổ vũ mạnh mẽ phe xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/4/1961,
Liên Xô ra tuyên bố kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh dũng cảm giành độc lập, tự do
của nhân dân Cuba, yêu cầu Mỹ ngừng mọi hành động xâm lược nhằm vào Cuba.
Khrushchev sau này cũng viết: “Sau khi Fidel giành thắng lợi quyết định trước các
phần tử phản cách mạng, chúng tôi đã tăng cường viện trợ quân sự cho Cuba. Quân
đội Cuba có thể tiếp nhận được bao nhiêu vũ khí, chúng ta sẽ cung cấp bấy nhiêu”.
Sau đó khi những quả tên lửa cùng chuyên viên quân sự đầu tiên được Liên Xô viện


trợ cho Cuba năm 1962 thì Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy lo sợ, hối hận khi tạo ra sự kiện
Vịnh con lợn năm 1961.
21/03/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm chính thức,
được đánh giá là “chuyến thăm lịch sử“ tới Cuba. Dư luận cho rằng, chuyến thăm là

bước đi tích cực tiếp theo hướng tới chấm dứt hơn nửa thế kỷ quan hệ lạnh nhạt và đối
địch giữa hai bên, đồng thời góp phần định hình chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
quốc đảo Caribe này. Tuy mối quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ đã bớt căng thẳng nhưng
hai bên vẫn còn dè chừng, thận trọng lẫn nhau trong các hình thức hợp tác. Cuba vẫn
ln đề cao cảnh giác với Hoa Kỳ vì lo sợ sẽ có thêm một sự kiện “Vịnh con lợn”
khác có thể diễn ra.

DANH MỤC THAM KHẢO
+ Tài liệu sách:


B.A.Demosfennovich, A.V.Viktorovich (2015). Lịch sử Quan Hệ Quốc Tế. Nxb Chính
Trị Quốc Gia. Hà Nội
Rodríguez, Juan Carlos (1999). Vịnh Con Lợn và CIA; Melbourne: Ocean Press
+ Tài liệu mạng:
/> /> /> /> /> /> />


×