Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.4 KB, 15 trang )

Tóm tắt nội dung chính:
Bài tiểu luận đưa ra một cái nhìn chủ quan về vị trí của Liên minh
châu Âu trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Bài viết được
chia làm hai phần chính: Phần thứ nhất – Chính sách đối ngoại và an ninh
chung của Liên minh châu Âu. Phần này nhằm giới thiệu về ba giai đoạn
cũng như ba chính sách đối ngoại chính của Liên minh châu Âu, qua đó
chứng minh quan điểm rằng chính sách đối ngoại mạnh, hiệu quả của Liên
minh châu Âu cho thấy vị trí, sức mạnh của họ trong trường quốc tế; Phần
thứ hai – Liên minh châu Âu - một siêu cường hoà bình - một tác nhân quốc
tế. Ở phần này, xin đưa ra một số luận điểm chứng minh cho vị trí của Liên
minh châu Âu như là quan điểm về một “siêu cường hoà bình” và một tác
nhân quốc tế.
Với những nội dung như vậy, hy vọng có thể làm sáng tỏ được vị trí
của Liên minh châu Âu trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn từ sau chiến
tranh lạnh đến nay.
1
Lời nói đầu:
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tình hình thế giới biến đổi một
cách cơ bản, hết sức nhanh chóng và sâu sắc. Tình hình đó làm thay đổi
những điều kiện mà trong đó tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã phát sinh và
phát triển. Trong bối cảnh đó, Hiệp ước về Liên minh châu Âu được ký kết
tại Masstricht đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình tạo dựng một liên
minh ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu. Cũng từ đó Liên
minh châu Âu ngày càng lớn mạnh và ngày càng tham gia, đóng góp nhiều
vào quan hệ quốc tế. Vị trí của Liên minh này trong quan hệ quốc tế từ sau
chiến tranh lạnh ngày càng được khẳng định và chiếm một vị trí quan trọng
trong sự phát triển chung của thế giới. Vậy vị trí của Liên minh châu Âu
trong quan hệ quốc tế giai đoạn này như thế nào? Vị trí đó dựa trên những
yếu tố cấu thành nào? Bài tiểu luận xin được đưa ra những quan điểm phân
tích và chứng minh cho những câu hỏi trên.
Bài tiểu luận, trước hết, nêu ra chính sách đối ngoại của Liên minh


châu Âu nhằm chứng minh cho luận điểm về chính sách đối ngoại là một yếu
tố cấu thành lên vị trí của một quốc gia trên trường quốc tế. Sau đó, bài viết
tập trung vào làm rõ vấn đề về một Liên minh châu Âu được xem như là một
siêu cường hoà bình và là một tác nhân quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Đây cũng là một trong những nhân tố tạo nên vị trí của Liên minh châu Âu
trong quan hệ quốc tế hiện nay. Cuối cùng là phần kết luận, tổng kết lại
những ý đã đưa ra trong hai phần đầu và đánh giá tầm quan trọng của Liên
minh châu Âu cũng như tầm quan trọng của Liên minh đối với các quốc gia,
các khu vực cũng như các tổ chức trên thế giới.
2
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU.
Một quốc gia hay một tổ chức, một liên minh mạnh trước hết phải có
một chính sách đối ngoại mạnh, hoàn chỉnh, phù hợp với từng giai đoạn lịch
sử và hiệu quả. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu sau chiến tranh
lạnh đến nay, thực tế, là một chính sách đối ngoại mạnh, hiệu quả và được
hoàn chỉnh, phù hợp theo thời gian. Có lẽ vì thế mà đã từ lâu nay, bên cạnh
các cường quốc trên thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đã luôn tồn
tại một “cường quốc đặc biệt” – Liên minh châu Âu. Chính sách đối ngoại
của Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh được chia làm ba giai đoạn như
sau: Chính sách dựa trên Hiệp ước Masstricht; Chính sách châu Á mới;
Chính sách đối ngoại sau sự kiện 11-9.
Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Liên
minh châu Âu là giữ cho châu Âu có một nền hoà bình lâu bền và về cơ bản
là hoà bình với Mỹ thì từ sau chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Liên
minh châu Âu được điều chỉnh qua Hiệp ước Masstricht (Hà Lan) 7-2-1992.
Hiệp ước này xác định chính thức các vấn đề liên quan đến khối đồng tiền
chung duy nhất châu Âu, cơ chế vận hành các thể chế châu Âu, chính sách
đối ngoại và an ninh chung, chương trình hợp tác chung, trương trình hợp tác
tư pháp. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1-1-1993. Chính sách này quy định rõ

ràng đối với toàn bộ châu Âu và thế giới.
Thứ nhất, đối với châu Âu, các nước liên minh châu Âu đặt ra các
mục tiêu chiến lược là: Xây dựng một châu Âu thống nhất, không ranh giới
với một nền kinh tế ổn định và phát triển cao; Tăng cường an ninh của liên
minh và của các nước thành viên dưới mọi hình thức. Để đạt được các mục
tiêu chiến lược này, các nước Liên minh châu Âu nêu ra một số biện pháp
thực hiện. Các biện pháp này nhằm đẩy mạnh các quan hệ giữa liên minh với
toàn bộ các nước trong khu vực.
3
Biện pháp thứ nhất là xây dựng một “Liên bang châu Âu” hay ngôi
nhà chung châu Âu. Ý tưởng này đã có từ lâu và đến năm 1992 Hiệp ước
Masstricht, thông qua nhiều nội dung, đã đánh dấu những nỗ lực thống nhất
châu Âu của họ. Trước hết là việc thành lập liên minh kinh tế tiền tệ. Liên
minh sẽ dùng đồng tiền chung từ ngày 31-12-1996. Tuy vậy nếu đến cuối
năm 1997 vẫn chưa thực hiện được việc này thì bắt buộc phải dùng đồng tiền
thống nhất từ ngày 1-1-1999
1
. Điều đó giúp cho châu Âu sẽ đạt tới sự tiến bộ
cân đối về kinh tế và xã hội, tạo cho Liên minh châu Âu một không gian
chung, một sân chơi chung rộng lớn.
Mặt khác, để tiến tới một châu Âu thống nhất, Liên minh châu Âu tập
trung vào việc thiết lập ba vành đai kinh tế: Các nước trong cộng đồng châu
Âu, Hiệp hôi mậu dịch tự do châu Âu và một số nước Đông Âu. Trong đó
cộng đồng châu Âu là vành đai hạt nhân của Liên minh. Xây dựng được ba
vành đai này, Liên minh châu Âu sẽ có cơ sở để thống nhất châu Âu.
Tuy vậy, điều quan trọng hơn để đi đến thống nhất châu Âu là các
quốc gia châu Âu phải có hành động chung. Việc xác định trong trường hợp
nào các nước có hành động chung được trao trách nhiệm chủ yếu cho Hội
đồng Bộ trưởng. Theo đó, các nhà nước thành viên Liên minh châu Âu
không được tiến hành bất cứ hoạt động nào đi ngược lợi ích chung của Liên

minh. Như vậy các quốc gia thành viên sẽ cùng hành động trong một khuôn
khổ chung, vì một lợi ích chung của Liên minh.
Biện pháp thứ hai là thiết lập một nền an ninh chung châu Âu. Trước
hết các nước Liên minh châu Âu phải xác định được một chính sách quốc
phòng chung và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xây dựng một nền quốc phòng
chung.
Một tổ chức giữ gìn an ninh châu Âu đã được thành lập, đó là tổ chức
“An ninh và hợp tác châu Âu” (OSCE). Về lâu dài, tổ chức này có thể nắm
quyền kiểm soát toàn châu Âu. Dù OSCE hầu như không có quyền lực hành
1
“Chính sách đối ngoại của các nước sau chiến tranh lạnh” (tr 70 – 71). Th.S Nguyễn Xuân Phách. Hà Nội
2000.
4
chính nhưng OSCE đã nổi lên như một diễn đàn thực sự được tín nhiệm và
như là người trọng tài để giải quyết các xung đột, các rắc rối xảy ra ở lục địa
châu Âu.
Bên cạnh đó, để thiết lập nền an ninh châu Âu, các nước Liên minh
châu Âu cũng như liên bang châu Âu thiết lập quốc tịch liên bang. Nghĩa là:
Bất cứ công dân nào của liên bang cũng đều có quyền tự do đi lại và sinh
sống trên lãnh thổ của các nước thành viên; Công dân liên bang cũng có
quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử cấp địa phương và bầu cử
Nghị viện châu Âu khi công dân đó đang sống ở một nhà nước thành viên
khác.
Thứ hai, đối với các nước khác trên thế giới, các nước Liên minh châu
Âu thống nhất những mục tiêu: Giữ gìn hoà bình, tăng cường an ninh quốc
tế phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những
nguyên tắc của định ước Helxinki; Khuyến khích hợp tác quốc tế. Các biện
pháp mà Liên minh châu Âu sử dụng để thực hiện những mục tiêu này là:
Để giữ gìn hoà bình, tăng cường an ninh quốc tế, các nước Liên minh
châu Âu khẳng định trong quan hệ quốc tế phải tuân thủ theo những nguyên

tắc mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã thông qua từ năm 1945. Đó là các
nguyên tắc: Bình đẳng về chủ quyền giữa các nước; Tôn trọng và làm tròn
nghĩa vụ quốc tế; Giải quyết hoà bình và các tranh chấp quốc tế; Từ bỏ dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn
lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
Mặt khác, để thực hiện mục tiêu giữ gìn hoà bình an ninh quốc tế, các
nước Liên minh châu Âu cam kết thực hiện Đinh ước Henxinki (Phần Lan)
1-8-1975. Về cơ bản, những nguyên tắc của Định ước Henxinki giống các
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Song Định ước có đề cập thêm
một nguyên tắc là không quốc gia nào được vi phạm biên giới của các quốc
gia khác.
5
Trong chính sách đối ngoại của mình, Liên minh châu Âu coi mục tiêu
khuyến khích hợp tác quốc tế là hết sức quan trọng, vì Liên minh cần thiết
phải có sự hợp tác đa phương, đa dạng với các nước trên thế giới. Quan hệ
hợp tác giữa liên minh châu Âu với các nước tập trung vào ba nhóm chính:
Các nước công nghiệp phát triển; Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ; Các
nước đang phát triển. Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Liên minh
châu Âu còn đang trong quá trình xây dựng, quan hệ của Liên minh với ba
nhóm nước này chủ yếu dựa trên cơ sở của sự hợp tác về thương mại và về
những liên kết chung.
Như vậy, nội dung chính sách đối ngoại giai đoạn đầu sau chiến tranh
lạnh của Liên minh châu Âu chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề
bức xúc nhất, cần thiết nhất. Đó là việc nhất thể hoá một châu Âu để có thể
đối mặt với những vấn đề đặt ra: Bình ổn nội khối, suy thoái về kinh tế, khả
năng hợp tác cũng như phòng thủ tập thể kém, hay các vấn đề về xung đột…
Mặc dù chính sách đối ngoại này của Liên minh châu Âu còn đang trong quá
trình xây dựng và chưa hoàn thiện, nhưng có thể thấy, trong giai đoạn đầu của
quá trình hợp nhất châu Âu, Liên minh châu Âu cũng đã đưa ra được một chính
sách đối ngoại hợp lý, hiệu quả. Và dù chính sách đối ngoại của Liên minh châu

Âu sau này có được bổ sung hay hoàn chỉnh hơn cho hợp với xu thế mới, thì
chính sách đối ngoại dựa trên Hiệp ước Masstricht vẫn được xem như là nền
tảng quan trọng cho những công trình được xây dựng sau này.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bên cạnh sự suy tàn của Liên Xô, sự
hiện diện mờ nhạt của Mỹ ở khu vực châu Á là cơ hội bành trướng của
Trung Quốc và sự gia tăng vai trò của Nhật Bản trong khu vực. Bên cạnh
Đông Á và một Đông Nam Á đang phát triển năng động là một thị trường
châu Âu đang bị bão hoà và có nguy cơ tụt hậu so với Mỹ và Nhật Bản. Mặc
dù mảnh đất châu Á trước đây chưa từng là mối quan tâm của Liên minh
châu Âu nhưng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của mình, Liên minh châu Âu đã
6
đề ra “Chính sách châu Á mới”. Ngày 14-7-1994 Uỷ ban châu Âu công bố
“Chiến lược mới hướng tới châu Á”, trong đó nhấn mạnh Liên minh châu
Âu cần phải tiến hành “đối thoại rộng rãi hơn nữa” nhằm xây dựng mối
quan hệ “bạn bè có tính xây dựng” với châu Á.
Chiến lược châu Á mới xác định được bốn mục tiêu tổng quát và lĩnh
vực cho sự xuất hiện ở châu Á của Liên minh châu Âu. Bốn mục tiêu đó là:
Tăng cường sự hiện diện kinh tế tại châu Á để duy trì vai trò dẫn dắt của
Liên minh châu Âu trong nền kinh tế thế giới; Đóng gớp cho sự ổn định ở
châu Á thông qua tiếp xúc hợp tác kinh tế và tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau; Thúc đẩy sự hợp tác kém phồn vinh trong khu vực; Đóng góp cho sự
phát triển và củng cố dân chủ, cai quản bằng pháp luật, tôn trọng quyền con
người và các quyền tự do cơ bản khác ở châu Á.
Sự phát triển nhanh chóng của Đông Á đã góp phần thúc đẩy nền kinh
tế của Liên minh châu Âu thoát khỏi khó khăn. Khi mà thị trường châu Âu
đang bị bão hoà thì một thị trường mới, năng động ở châu Á, đặc biệt là
Đông Á, được xem như là một lựa chọn thích hợp cho Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, thời gian này Mỹ và Nga cũng giảm bớt sự hiện diện quân sự
trực tiếp ở châu Á, một khoảng trống quyền lực xuất hiện ở khu vực. Trong
khi đó, lịch sử đã cho thấy, châu Á, dù muốn hay không, luôn cần có sự hiện

diện của một cường quốc bên ngoài để duy trì sự cân bằng chiến lược giữa
các nước trong khu vực đối lập nhau. Do đó việc Liên minh châu Âu xuất
hiện ở đây không chỉ nhằm tạo lập mối quan hệ về kinh tế mà còn nhằm tăng
cường, phát huy được vai trò của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
cả về chính trị và quân sự. Phát triển quan hệ với châu Á, Liên minh châu Âu
sẽ đảm bảo lợi ích của mình ở khu vực này và do đó tạo được đối trọng với
các nước trong khu vực này như Trung Quốc, Nhật Bản… qua đó duy trì
mục đích hàng đầu là vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới.
Chính sách châu Á mới, như vậy, là một sự điều chỉnh phù hợp trong
chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu trong sự nổi lên mạnh mẽ của
7
châu Á. Chính sách này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh
không chỉ về kinh tế mà còn bước đầu đánh dấu vai trò của Liên minh trong
đời sống chính trị, quân sự thế giới.
Trong sự phát triển của quan hệ quốc tế, những vấn đề phi truyền
thống nảy sinh như một tất yếu. Một trong số đó là vấn đề khủng bố. Đặc
biệt, sau khi sự kiện 11-9-2001 xảy ra, Liên minh châu Âu không thể đứng
ngoài cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Chính sách đối ngoại của Liên
minh châu Âu dành ưu tiên hàng đầu cho cuộc chiến này. Đấu tranh chống
khủng bố luôn là mối quan tâm bao trùm trong các chương trình nghị sự
chính thức và không chính thức của Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu
đưa ra các biện pháp hợp tác chống khủng bố: Tuyên bố lệnh bắt giữ toàn
châu Âu; Chia sẻ thông tin tình báo; Tăng cường an ninh hàng không, hàng
hải; Đồng thời Liên minh cũng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoài việc chính sách đối ngoại được điều chỉnh tập trung vào chống
khủng bố, Liên minh châu Âu còn có những điều chỉnh chính sách trong
quan hệ với các quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nga, Mỹ và khu
vực Trung Á. Xin đưa ra đây một số điều chỉnh tiêu biểu của Liên minh châu
Âu trong quan hệ với hai đối tác lớn là Nga và Mỹ.
Trong quan hệ với Nga, hội nghị cấp cao giữa Liên minh châu Âu và

Nga họp tại Matxcova tháng 5-2002 thông qua tuyên bố chung nhấn mạnh
tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến luợc Liên minh châu Âu – Nga.
Theo đó, Liên minh châu Âu chính thức công nhận Nga là nước có nền kinh
tế thị trường tự do. Sự thừa nhận này được xem như “giấy thông hành”
không chỉ để hàng hoá Nga thâm nhập một cách bình đẳng vào thị trường các
nước Liên minh châu Âu mà còn là điều kiện để Nga đàm phán gia nhập
WTO. Không dừng lại ở đó, quan hệ hai bên còn có những bước tiến dài
trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quân sự. Điểm đặc biệt quan trọng là Liên
8
minh châu Âu đã thay đổi thái độ về vấn đề Tresnia của Nga
2
, trong khi
trước đó không lâu cũng chính Liên minh này đã đi đầu trong việc công khai
lên án rồi tuyên bố cấm vận để trừng phạt Nga về việc sử dụng vũ lực để giải
quyết vấn đề Tresnia.
Trong quan hệ với Mỹ, mặc dù hai bên còn có những bất đồng về một
số vấn đề như: Mỹ không phê chuẩn Nghị đinh thư Kyoto, Mỹ rút khỏi Hiệp
ước ABM, hay việc Liên minh châu Âu chỉ chích Mỹ quay về chủ nghĩa biệt
lập… Liên minh châu Âu đã gạt sang một bên những mâu thuẫn này để sát
cánh cùng Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Có thể thấy, trong cuộc
chiến ở Afghanistan do Mỹ dẫn đầu, quân đoàn châu Âu đã tham gia với một
lực lượng hùng hậu gồm 60.000 quân từ các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha,
Bỉ và Luxemburg
3
.
Có thể thấy, sau sự kiện 11-9, chính sách đối ngoại của Liên minh
châu Âu không còn dừng lại ở việc hoạch định ra một chính sách nhằm thống
nhất châu Âu. Chính sách đối ngoại này cũng không chỉ dừng lại ở việc xác
định một “Chính sách châu Á mới” có lợi cho sự phát triển của Liên minh.
Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đã chuyển sang một trang mới:

Liên minh châu Âu đã có những hành động trong lĩnh vực chính trị, quân sự
trong quan hệ quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Liên minh trong đời sống thế
giới, có thể nói, đã không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn tràn sang
các lĩnh vực chính trị, quân sự. Liên minh châu Âu cũng đã có uy tín trên
trường quốc tế chứ không phải chỉ ở khu vực.
Dù vậy nếu chỉ nhìn Liên minh châu Âu dưới lăng kính chính sách đối
ngoại và an ninh chung có thể sẽ không đánh giá đúng vị trí cũng như vai trò
của Liên minh này trong quan hệ quốc tế hiện nay. Liên minh châu Âu còn
thực sự là một tác nhân quan trọng trong quan hệ quốc tế.
2
“Nghiên cứu châu Âu – European Studies Review” (tr42) Số 6(54).2003.
3

9
II. LIÊN MINH CHÂU ÂU - MỘT SIÊU CƯỜNG HOÀ BÌNH -
MỘT TÁC NHÂN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ.
Liên minh châu Âu đang trên con đường thực hiện mục tiêu thiết lập
“một siêu cường của lục địa châu Âu có thể đứng ngang bằng với Mỹ”
4
. Có
thể mục tiêu đó chưa trở thành hiện thực nhưng chúng ta cũng có thể thấy
Liên minh châu Âu hiện nay đang là một “cường quốc” trên thế giới. Họ đã
trở thành một kiểu Hợp chủng quốc có lá cờ riêng, có bản quốc ca riêng, có
một nghị viện riêng và một chức danh Ngoại trưởng để thay mặt Liên minh
giải quyết những vấn đề đối ngoại và quốc tế như khủng bố, đại dịch
SARS…
Nhưng điều quan trọng là, Liên minh châu Âu đã chứng minh một lối
đi khác biệt với người bạn lớn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Liên minh châu Âu,
có thể xem, là một kiểu quyền lực mới, không dựa vào sức mạnh quân sự mà
dựa trên cơ sở hợp tác kinh tế và xây dựng ý thức cộng đồng, một hình thức

mới của siêu cường dựa trên hoà bình. Chính vì vậy, Liên minh châu Âu có
những cách tiếp cận với thế giới rất khác với Mỹ.
Cùng hướng tới một nền tự do nhưng người Mỹ thích gắn tự do với
quyền tự trị và sự tự trị tới thịnh vượng còn châu Âu lại gắn tự do với quan
niệm hướng về cộng đồng. Với người Mỹ một người càng giàu thì càng có
độc lập và an toàn còn với người châu Âu thì một người càng tham gia vào
cộng đồng thì cuộc sống càng có ý nghĩa và càng an toàn, sự phụ thuộc mới
mang lại tính an ninh. Người Mỹ thích nói về chủ nghĩa yêu nước nhưng
người Âu có xu hướng mở rộng với thế giới; người Mỹ sẵn sàng sử dụng lực
lượng quân sự để bảo vệ lợi ích của mình còn người Âu lại thích các biện
pháp ngoại giao và viện trợ kinh tế để giải quyết xung đột. Năm 2004, châu
Âu cung cấp 47% viện trợ nhân đạo trên toàn thế giới còn Mỹ là 36%. Năm
2006, Liên minh châu Âu là nhà tài trợ lớn nhất thế giới, cung cấp 60% viện
4
Phát biểu của Chủ tich uỷ ban châu Âu Romano Prodi – Theo Washington Post.
10
trợ phát triển trên thế giới, riêng Uỷ ban châu Âu mỗi năm viện trợ hơn 7 tỷ
Euro
5
.
Liên minh châu Âu hướng tới mục tiêu giải quyết nạn nghèo đói và
cung cấp viện trợ nhân đạo cho bất cứ nơi nào cần thiết. Con đường mà Liên
minh châu Âu xây dựng để trở thành ‘siêu cường hoà bình” là bên cạnh việc
xây dựng các đối tác thương mại và đầu tư, Liên minh triển khai tập hợp kỹ
năng độc đáo của mình trong việc trợ giúp các nước đang trong thời kỳ quá
độ để đảm bảo những nước khác cũng thu được lợi ích từ sự phồn vinh và ổn
định của Liên minh. Liên minh châu Âu đang nỗ lực quảng bá các giá trị mà
họ tôn quý và tin tưởng rằng các giá trị đó đang nắm giữ chìa khoá cho sự
thịnh vượng của chính họ - sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ và nền pháp trị.
Liên minh châu Âu, những năm gần đây, bên cạnh những hoạt động về

kinh tế như hợp tác, đầu tư, viện trợ nhân đạo, còn có những hành động đáng
kể mang ý nghĩa về mặt chính trị và quân sự. Đó là sự xuất hiện của các
quân đoàn châu Âu trên các mặt trận … với những nhiệm vụ hoà bình, điển
hình là “sứ mệnh cứu cánh” của Liên minh châu Âu trên đất Bosnia-
Hercegovina đầu năm 2003.
Ngày bắt đầu năm 2003 có lẽ sẽ là ngày khó quên đối với Liên minh
châu Âu, nó ghi lại một mốc lịch sử quan trọng trong bước trưởng thành của
Liên minh châu Âu khi Liên minh này chính thức tiếp nhận từ Liên Hợp
Quốc nhiệm vụ lãnh đạo sứ mệnh làm cảnh sát ở Bosnia-Hercegovina. Đây
là chiến dịch đầu tiên của Liên minh trong khuôn khổ “chính sách quốc
phòng và an ninh chung”. Sứ mệnh này là mục tiêu mà Liên minh châu Âu
theo đuổi từ lâu. Đối với Liên minh, ý nghĩa quan trọng của việc tiếp nhận sứ
mệnh này chính là: Thứ nhất, nó đưa lại bằng chứng về khả năng của Liên
5
Phát biểu của Uỷ viên Uỷ ban châu Âu phụ trách Quan hệ Đối ngoại và Chính sách Láng
giềng Benita Ferrero – Waldner.

11
minh có thể giải quyết được vấn đề của châu Âu mà không cần một tổ chức
có liên quan đến bên ngoài như Liên Hợp Quốc hay NATO. Thứ hai, nó làm
cho việc mở rộng Liên minh càng trở nên hấp dẫn hơn, bổ sung và củng cố
lòng tin cho việc mở rộng liên minh, cũng như đồng thời vừa có thể mở rộng
Liên minh mà vẫn có thể tăng cường nhất thể hoá về chiều sâu. Thứ ba, đây
chính là bước khởi đầu, mở ra cho Liên minh những cơ hội về việc tham gia
vào giải quyết các vấn đề quân sự không chỉ trên đất châu Âu mà còn trên
các châu lục khác trên toàn thế giới.
Nếu như trước năm 2003 Liên minh châu Âu vẫn chưa có hoạt động
quân sự nào ở nước ngoài thì từ đầu năm 2003 đến cuối năm 2006 Liên minh
đã có 14 lần gửi quân, đưa châu Âu trở thành một trong những nơi cung cấp
lương thực gìn giữ hoà bình chủ yếu trên thế giới

6
. Có thể kể ra ở đây một số
trường hợp như: ở Macedonia tháng 3-2003, Afghanistan năm 2004 hay
Libăng năm 2006.
Có thể quân đội của Liên minh châu Âu không thực sự có những hành
động hiệu quả ở những khu vực họ tiếp quản, có thể việc xuất hiện của quân
đội Liên minh không mang lại những kết quả khả quan như mong muốn,
nhưng ít nhất thì sự có mặt của Liên minh châu Âu cũng cho thấy tầm ảnh
hưởng của họ trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Và một điều không
thể phủ nhận là bên cạnh những sứ mệnh hoà bình ở nước ngoài, Liên minh
châu Âu cũng cho thấy sự độc lập của họ với NATO cũng như với Mỹ đang
dần được khẳng định - một trong những nhân tố sẽ làm nên một siêu cường.
Như vậy có thể thấy Liên minh châu Âu hiện nay đang có một tầm ảnh
hưởng lớn đến quan hệ quốc tế. Vai trò của họ không chỉ thể hiện trong các
mối quan hệ, đầu tư, không chỉ ở những viện trợ nhân đạo mà còn là vai trò
của một sứ giả hoà bình. Điều đó cũng góp phần cho thấy Liên minh châu
Âu hiện đang có một vị trí rất quan trọng trong quan hệ quốc tế.
III. KẾT LUẬN.
6

12
Liên minh châu Âu không phải là một liên bang giống như Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ. Liên minh châu Âu cũng không đơn thuần chỉ là một tổ chức
liên chính phủ như Liên Hợp Quốc. Nhưng sự tồn tại của một Liên minh
châu Âu như hiện nay với chính sách đối ngoại riêng, với con đường phát
triển riêng có ý nghĩa quan trọng không thua kém gì so với sự tồn tại của một
Hoa Kỳ hay một Liên Hợp Quốc. Trên thực tế, Liên minh châu Âu cũng
không chỉ xây dựng một thị trường chung rộng mở nhằm đẩy mạnh sự phát
triển, nâng cao mức sống, của các quốc gia thành viên mà Liên minh này còn
đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của các khu vực khác cũng như

của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Sự phát triển của Liên minh châu Âu, không nằm ngoài quy luật thăng
trầm của lịch sử, chính là bài học kinh nghiệm quý giá cho các tổ chức, các
khu vực khác trên thế giới học hỏi. Đặc biệt đối với khu vực ASEAN, trong
bối cảnh là một khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, thì lịch
sử phát triển của Liên minh châu Âu sẽ là bài học vô giá cho sự thống nhất
hoá một ASEAN sau này.
13
Danh mục tài liệu tham khảo
I. Tiếng Việt.
1. Các nước Đông Âu gia nhập liên minh châu Âu và những tác động
tới Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2005.
2. Chính sách đối ngoại của các nước sau chiến tranh lạnh. Th.S
Nguyễn Xuân Phách. Hà Nội 2000.
3. Tạp chí “Nghiên cứu châu Âu – European studies” các số
5(53).2003, 6(54).2003, 2(68).2006, 7(82).2007.
4. />hoc-cua-EU/20678117/161/
5. />6. />7. />8. />9. />10. />74422
11. />II. Tiếng Anh.
1. The European Integration. Roy Garin.
/>2. />3. />Foreign-Policy
14
Mục lục
Tóm tắt nội dung chính: 1
Lời nói đầu: 2
I.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU 3
II.LIÊN MINH CHÂU ÂU - MỘT SIÊU CƯỜNG HOÀ BÌNH - MỘT
TÁC NHÂN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 10
III.KẾT LUẬN 12

Danh mục tài liệu tham khảo 14

×