Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

đề tài “rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương cảm ứng điện từ, vật lí 11 THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
5. Giả thiết khoa học................................................................................................2
6.Những đóng góp của đề tài...................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................3
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................................3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn................3
1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vàothực
tiễn thơng qua q trình dạy học mơn Vật lí ở trường phổ thơng hiện nay.............7
2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực
tiễn thơng qua q trình dạy học ở trường trung học phổ thông.............................11
2.1. Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong chương Cảm ứng điện từ liên quan
đến thực tiễn...........................................................................................................11
2.2. Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong
dạy học Vật lí...........................................................................................................18
2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
trong dạy học Vật lí.................................................................................................18
2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực
tiễn cho học sinh thơng qua q trình dạy học chương Cảm ứng điện từ...............19
2.5. Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuấtvận dụng
kiến thức Vật lí vào thực tiễn..................................................................................34
2.6. Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong
dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11............................................................42
3. Thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ”trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm............................................................................................................43
1



4. Giải pháp thực hiện..............................................................................................45
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.............................................................................45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................49
1. Kết luận...............................................................................................................49
2. Đề xuất.................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................50
PHỤ LỤC

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và khoa
học công nghệ, thế kỷ của xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh quyết liệt.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế này địi hỏi chúng ta cần có nguồn nhân lực chất
lượng cao, năng động sáng tạo, có đủ khả năng cạnh tranh trí tuệ để thích ứng nền
kinh tế tri thức. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu lớn được ngành Giáo
dục và Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
cũng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Điều 24 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, mục tiêu của giáo dục
ngày nay là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Chính vì lẽ đó
rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn là phù hợp với yêu
cầu của nền giáo dục hiện nay.
Vật lí là một bộ mơn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức vật lí
trong chương trình phổ thơng gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự
nhiên và đời sống. Những hiện tượng vật lí trong tự nhiên diễn ra vơ cùng phong
phú và thú vị. Đặc biệt, trong chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT các hiện
tượng gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Do đó nếu HS vận dụng các
kiến thức này vào đời sống sản xuất sẽ giải quyết được các vấn đề khoa học, nâng
cao hiệu quả sản xuất... Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS
KN VDKT Vật lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất cần thiết và cần đặc
biệt quan tâm.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy mơn Vật lí ở các trường phổ thông hiện
nay, hầu hết các GV chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện
kĩ năng làm các bài thi. Việc rèn luyện KNVDKT Vật lí vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn đời sống vẫn chưa được chú trọng. VDKT vào thực tiễn chưa thường
xuyên. Vì thế giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương
Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 THPT”, với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính
ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
3


2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng bộ câu hỏi/ bài tập, bài tập tình huống, dự án dạy học gắn với
thực tiễn trong chương Cảm ứng điện từ.
- Xác định quy trình rèn luyện KN VDKT Vật lí vào thực tiễn cho HS.

- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm để KN VDKT Vật lí vào thực tiễn
cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học chương
Cảm ứng điện từ, Vật lí 11.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Hệ thống lý thuyết và bài tập thực
tiễn. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học, PPDH Vật lí, chương
trình nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi
với GVvà HS. Điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện KNVDKT vào thực tiến
trong dạy học Vật lí ở trường THPT. TNSP. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được quy trình và sử dụng các PPDH phù hợp thì có thể rèn
luyện cho học sinh KN VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học chương Cảm ứng
điện từ, Vật lí 11.
6. Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn chương Cảm
ứng điện từ, Vật lí 11.
- Đề xuất được các biện pháp phù hợp để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ.
- Tổ chức rèn luyện KN VDKT cho học sinh trong quá trình dạy học chương
Cảm ứng điện từ.
- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của học sinh.

4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.1.1. Kỹ năng là gì?
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra
nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng.
Xét về nguồn gốc từ ngữ, kỹ năng có nguồn gốc từ Hán- Việt “kỹ” là khéo
léo, “năng” là có thể.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.
Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động.
Con người nắm được cách thức hành động - tức kỹ thuật của hành động là có kỹ
năng”.
Trong cuốn “Tâm lý học”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào,
Phan Thị Hạnh Mai cho rằng “Kĩ năng: là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm,
cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm vụ mới”.
Theo Từ điển tâm lý học tác giả Vũ Dũng (chủ biên):“Kỹ năng là năng lực
vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để
thực hiện nhiệm vụ tương ứng”.
Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất:“Kĩ năng
là hệ thống các thao tác và cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả
một hoạt động dựa trên những tri thức lĩnh hội được”.
1.1.2. Khái niệm vận dụng
Theo từ điển Tiếng Việt “Vận dụng là đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”
Cũng theo một số tác giả khác thì vận dụng hiểu là đem những kiến thức đã
học được áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể mới nhằm giải quyết vấn đề đặt ra, là khả
năng HS sử dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để
giải quyết vấn đề cụ thể nào đó.
Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago vào năm 1956
cho rằng: Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng
này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận

dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời
sống hoặc một tình huống mới.
1.1.3. Khái niệm thực tiễn
Trước khi triết học Mác- Lênin ra đời thì đã có một số quan niệm về thực
tiễn. Đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho rằng thực
tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Theo triết học duy vật biện chứng “thực
tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của lồi
người nhằm cải biến thế giới khách quan”.
5


Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000, trang 974) “Thực tiễn là những
hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều
kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội”.
Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn
khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Thực tiễn là mục đích của nhận
thức.Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý. Bởi lẽ
chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư
tưởng; thơng qua đó mới khẳng định được chân lý và bác bỏ được sai lầm.
1.1.4. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Từ những khái niệm trên có thể khái quát: Kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.
Trong nhóm kỹ năng nhận thức thì kỹ năng vận dụng là cấp độ cao nhất của
tư duy. VDKT vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải
quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản
xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm,
giải thích các hiện tượng tự nhiên... KN VDKT thúc đẩy việc gắn kiến thức lý
thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện
dạy học theo phương châm "học đi đơi với hành".

1.1.5. Vai trị của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho học sinh
1.1.5.1. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ
của dạy học Vật lý
Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ba nhiệm
vụ này có mối liên hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau. Sự
hình thành kĩ năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để
nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những tri thức, kĩ năng mới. Đồng thời nó
cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượng kiến thức
và kĩ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng và từ đó có
năng lực ý chí và hành động đúng.
Mơn Vật lý ở trường phổ thơng ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì
các thành tựu Vật lý đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đời sống... Kiến
thức Vật lý phổ thông sẽ là cơ sở để HS xây dựng thế giới quan khoa học, hiểu biết
những vấn đề trong thực tiển sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, là cơ
sở giáo dục hình thành nhân cách. Do đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu
của HS; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống. Cho nên việc rèn luyện KNVDKT cho HS là rất phù hợp với
mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay
6


1.1.5.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp học sinh củng cố, nâng cao
kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống
Kiến thức của HS khơng chỉ được hình thành thơng qua những hoạt động
học tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thành
thơng qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn. Trong các q trình đó
HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó
HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu,

làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về
kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm
việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến
thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn.
Quá trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cịn góp phần nâng cao các kĩ
năng khác của HS, đó là các kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Bởi vì KNVDKT vào
thực tiễn là sự tổng hợp nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm…Trong q trình rèn luyện HS khơng
chỉ sử dụng các kiến thức vốn có của mình mà cịn phải sử dụng kiến thức của
người khác, thơng qua các hoạt động nhóm, các hoạt động tập thể, tạo điều kiện
cho HS tăng cường khả năng hợp tác với người khác tốt hơn, hình thành các thái
độ đúng mực, phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh.
1.1.5.3. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn
tromg q trình nhận thức của học sinh
Sự phát triển tâm lý nhận thức của con người đi từ thấp tới cao, từ đơn giản
đến phức tạp và mang tính kế thừa, tính phủ định rõ rệt. Nhiệm vụ của dạy học
khơng những hình thành cho học sinh những tri thức, khái niệm, những phương
thức hoạt động mà phải dạy cho học sinh biết vận dụng các tri thức, kinh nghiệm
đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra (trong một hồn cảnh, tình huống cụ thể) một
cách phù hợp, thơng minh. Q trình nhận thức của HS diễn ra theo 4 cấp độ:
(1) Tri giác tài liệu là HS dùng các giác quan của mình để tiếp xúc với tài
liệu học tập mới nhằm thu thập những tài liệu cảm tính cần thiết. Kiến thức mà
học sinh thu nhận được chỉ là những tính chất và dấu hiệu bên ngoài hết sức đơn
giản. Cảm giác, tri giác của học sinh ở giai đoạn này càng được nhiều, càng đầy
đủ và có tính chọn lọc thì sẽ càng giúp ích được nhiều cho các giai đoạn nhận
thức, học tập về sau.
(2) Thông hiểu tài liệu là q trình nhận thức địi hỏi phải thực hiện những
thao tác tư duy nhất định như: đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệu bản chất
và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù. Yêu cầu nhận thức ở cấp
độ này là học sinh khái quát hoá để hình thành được khái niệm. Đây là quá trình

cũng địi hỏi học sinh phải hoạt động tư duy, tích cực trong nhận thức.
(3) Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức thấu đáo và đầy đủ hơn.
HS khơng những nắm vững kiến thức mà cịn có thể tái hiện nó một cách rành
mạch và đúng đắn. Ghi nhớ ln ln mang tính chọn lọc, ghi nhớ ý nghĩa, ghi
nhớ có chủ định.
7


(4) Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là mức độ cao nhất của
tư duy. VDKT vào thực tiễn địi hỏi tính tích cực rất lớn. Nó là một quá trình thử
thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực. Đây là giai đoạn đưa kiến thức
sách vở thành kiến thức đời sống, là giai đoạn đòi hỏi năng lực chủ quan của người
học, đòi hỏi sự suy nghĩ và sáng tạo.
1.1.5.4. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tiền đề để đào tạo
học sinh trở thành những người lao động sáng tạo, năng động
Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thơng đã trình bày mục
tiêu cấp học theo luật giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hồn thiện học vấn phổ thơng, có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá
nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động” (Điều 27, mục 2, chương II).
Hiện nay xã hội chúng ta đang trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Chúng ta
thiếu những kỹ thuật viên, cơng nhân lành nghề. Vì vậy, trong dạy học rèn luyện
KNVDKT vào thực tiễn cho HS là chúng ta đang từng bước đào tạo ra những
người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng tốt với cơng việc. HS sẽ có khả
năng thích ứng cao khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết, thấy được mỗi nhiệm
vụ được đặt ra, tự mình phát hiện vấn đề, tự mình xác định được phương hướng,
tìm ra cách giải quyết và cũng tự mình kiểm tra, hồn thiện kết quả đạt được của
bản thân, phát hiện ra được những vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả

mới...
1.1.6. Cấu trúc và biểu hiện của kỹ năng vận dụng kiến thức
Bảng 1.1 Cấu trúc, biểu hiện và mức độ của KNVDKT
Cấu trúc
Nhận biết vấn đề thực tiễn
Xác định các kiến thức liên
quan đến vấn đề
Tìm tòi, khám phá kiến thức
liên quan vấn đề thực tiễn (nếu
cần thiết)

Phân tích, đánh giá vấn đề

Giải quyết vấn đề thực tiễn

Biểu hiện và mức độ
HS nhận ra được mẫu thuẫn phát sinh từ vấn đề thực tiễn, phân tích
làm rõ nội dung của vấn đề
Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần
tìm hiểu với vấn đề thực tiễn
- HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến thức liên
quan đến vấn đề thực tiễn.
- HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát,… để
nghiên cứu sâu vấn đề.
HS phân tích, đánh giá và phản biện vấn đề, có thể diễn đạt vấn đề
theo cách hiểu của mình.
HS:
- Lập kế hoạch
- Đề xuất các biện pháp
- Thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề trong thực tiễn

- Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn
liên quan.

1.1.7. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
8


Để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn đòi hỏi HS phải kết hợp nhiều kỹ
năng khác nhau, điều này đòi hỏi GV phải kết hợp linh hoạt nhiều PPDH tích cực.
Tơi đề xuất các biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn như sau:
- Sử dụng câu hỏi, bài tập/ bài tập tình huống liên quan tới thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
1.1.7.1. Sử dụng các câu hỏi, bài tập/ bài tập tình huống liên quan đến thực tiễn
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn
- Sử dụng bài tập tình huống
1.1.7.2. Sử dụng phương pháp dạy học dự án
Các bước trong dạy học dự án
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước 4: Báo cáo kết quả
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
1.1.7.3. Sử dụng phương pháp dạy học thực hành
Quy trình dạy học thực hành:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập
Bước 2: Lập kế hoạch làm việc.
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Báo cáo kết quả
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá.
Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm.

1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực
tiễn thơng qua q trình dạy học mơn Vật lí ở trường phổ thơng hiện nay
Để đánh giá thực trạng việc rèn luyện KN VDKT Vật lí vào thực tiễn ở
trường THPT, tôi tiến hành điều tra 100 học sinh đang theo học ở khối lớp 11THPT. Kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Thầy cơ có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua
trình giảng bài mới không?
A
Thường xuyên
14%
B

Thỉnh thoảng

78%

C

Không bao giờ

8%
9


Câu hỏi 2:Thầy cơ có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có
vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không?
A
Thường xun
7,5%
B


Thỉnh thoảng

60%

C

Khơng bao giờ

32,5%

Câu hỏi 3:Thầy cơ có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối
liên hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
của các em không?
A
Thường xuyên
5%
B

Thỉnh thoảng

63%

C

Không bao giờ

32%

Câu hỏi 4: Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các
vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không?

A
Thường xuyên
4,5%
B

Thỉnh thoảng

25%

C

Khơng bao giờ

70,5%

Câu hỏi 5:Thầy/cơ có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em
không?
A

Thường xuyên

2%

B

Thỉnh thoảng

23%

C


Không bao giờ

75%

Câu hỏi 6: Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội
được vào trong đời sống hàng ngày của các em không?
A

Thường xuyên

2%

B

Thỉnh thoảng

30%

C

Không bao giờ

68%

Câu hỏi 7: Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến
thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không?
A

Thường xuyên


2%

B

Thỉnh thoảng

30%

C

Không bao giờ

68%
10


Câu hỏi 8:Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các
em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức
không?
A

Thường xuyên

10,5%

B

Thỉnh thoảng


49,5%

C

Không bao giờ

40%

Câu hỏi 9: Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí
nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được
không?
A

Thường xuyên

10%

B

Thỉnh thoảng

50%

C

Không bao giờ

40%

Câu hỏi 10:Trong các bài kiểm tra,thầy/cơ có thường đưa ra các câu hỏi/bài

tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không?
A

Thường xuyên

2%

B

Thỉnh thoảng

33%

C

Không bao giờ

65%

Câu hỏi 11: Các em có thích thầy/cơ giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến bài học khơng?
A

Thích

5%

B

Bình thường


30%

C

Khơng thích

65%

Câu hỏi 12: Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
khơng?
A

Thích

83%

B

Bình thường

17%

C

Khơng thích

0%

Câu hỏi 13: Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của hóa học vào

cuộc sống khơng?
A

Thích

10%

B

Bình thường

50%

C

Khơng thích

40%
11


Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cơ
thường tập trung vào lĩnh hội kiến thức lý thuyết và kỹ năng cần có để phục vụ cho
kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện KN VDKT thức
Vật lí vào thực tiễn cho HS. Cụ thể là trong q trình hình thành kiến thức mới,
thầy/cơ chưa thường xun đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền
với thực tiễn để HS áp dụng. Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu HS về
nhà làm các bài tập trong SGK mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em
về nhà tìm hiểu cuộc sống, mơi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến
kiến thức trong bài giảng kế tiếp để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng

thú hơn. Cũng theo đó các thầy/cơ dành rất ít thời gian để giải đáp cho các em về
những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống. Trong các giờ học nói
chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề
thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, cịn việc liên hệ giữa lí luận
và thực tiễn cịn hạn chế. Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích VDKT vào thực
tiễn nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý
thuyết học được với thực tế xung quanh các em.
Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến, là sự quá tải của chương trình.
Nội dung kiến thức trong các bài học là quá nhiều so với thời gian của mỗi tiết
học. Trong 1 tiết học, làm cho HS hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó
khăn, GV khơng cịn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà HS vừa lĩnh hội được
với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê
tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.
Nguyên nhân thứ hai là GV chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo
án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng
việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
HS, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và VDKT. Bên
cạnh đó, nhiều trường hiện nay cịn thiếu các tài liệu liên quan đến bài tập và câu
hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thơng tin dưới dạng băng
đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó gây
khơng ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.
Ngun nhân thứ ba khơng thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện
nay. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở trường
trung học phổ thơng hiện nay chỉ quy về điểm số. Nội dung các bài thi và kiểm tra
chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung mỗi đề thi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể
hiện rõ nét. Đây chính là nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên.
Nguyên nhân thứ tư là do học sinh vẫn cịn thói quen học vẹt, xem học tập là
q trình ghi nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh khơng rèn được ý thức và thói
quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.


12


Giải quyết thực trạng trên là vấn đề khó. Trong đề tài này chúng tôi chỉ xin
đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể
giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên
2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
thơng qua q trình dạy học ở trường trung học phổ thông.
2.1. Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong chương Cảm ứng điện từ liên quan đến
thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khai thác và chỉ ra ứng dụng kỹ
thuật, những ứng dụng trong đời sống và những hiện tượng trong quá trình tự
nhiên liên quan đến kiến thức bài học, cụ thể:
2.1.1 Đinamơ xe đạp
Cuộn
Nam châm

Vỏ kim

Lõi thép

Bánh xe

Hình 2.1 Điamơ xe đạp và cấu tạo của một đinamo xe đạp
(bộ phận thường gắn ở sát bánh trước).
-Khi bánh xe quay là rôtô của đinamô áp với bánh xe đạp cũng quay theo, vì
thế nam châm gắn với trục bánh xe của đinamơ cũng quay theo.Vì thế từ thơng
xun qua lõi thép của ống dây biến thiên (tăng giảm) liên tục, kết quả là trong ống
dây (nối kín với bóng đèn) có một dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện. Dòng

điện này làm đèn sáng.
- Nếu không dùng sức quay của bánh xe đạp làm nam châm quay ta có thể
dùng sức gió. Khi đó ta có thể làm một cánh quạt để hứng gió, trục quay của quạt
gắn với nam châm và đặt nam châm này vào giữa một thỏi thép có quấn cuộn dây,
hai đầu cuộn dây nối kín ra ngồi với một bóng đèn. Khi quạt được gió thổi quay
thì từ thơng qua lõi thép biến thiên là trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
làm đèn sáng.
2.1.2 Máy phát điện xoay chiều

13


Hình 2.2 Máy phát điện xoay chiều đơn giản
Khi cho khung dây quay quanh một trục trong từ trường. Từ thông qua
khung dây biến thiên (tăng giảm) liên tục, trong khung dây xuất hiện suất điện
động xoay chiều.Ứng dụng sự xuất hiện dòng điện cảm ứng khi các cạnh của
khung dây quay cắt các đường sứctừ của nam châm, nên khi nam châm quay trong
cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây. Suất điện động này sẽ sinh ra một
dòng điện xoay chiều khi mạch điện khép kín.
2.1.3. Máy biến thế

Hình 2.3 Máy biến thế
Máy biến thế hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Từ trường do
dòng điện xoay chiều ở cuộn sơ cấp gây ra từ trường biến thiên trong lõi thép làm
xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp. Hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp tỉ lệ
với số vịng dây của nó.
2.1.4. Đèn pin lắc tay ( loại đèn không cần dùng pin)

14



Hình 2.4 Đèn pin lắc tay
Đèn pin này hoạt động theo định luật cảm ứng điện từ Faraday. Khi cầm đèn
pin và lắc, nam châm chạy xuyên qua cuộn dây, từ đầu này đến đầu kia và ngược
lại. Khi nam châm di chuyển, số lượng đường sức của từ trường đi xuyên qua mặt
cắt của cuộn dây thay đổi theo thời gian. Khi đó, dịng điện xuất hiện trong cuộn
dây khép kín: cơ năng chuyển thành điện năng. Cục pin sạc sẽ nạp điện từ cuộn
dây để giúp đèn phát sáng. Đèn LED là một loại diode phát sáng giúp tiết kiệm
năng lượng. Loại đèn này khá tiện lợi và dễ sử dụng, tuy nhiên ánh sáng của đèn
pin lắc thường yếu hơn so với loại đèn pin dùng đèn dây tóc và có dùng pin.
2.1.5. Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng)

Hình 2.5 Bếp từ
Nung nóng cảm ứng là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại
(chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi
đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác
với điện trở của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens) –> làm thỏi
kim loại nóng dần lên. Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề
mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này
sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do
giảm được nhiệt dung (khơng cịn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của
nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính
xác và dễ dàng hơn.
2.1.6. Phanh điện từ

15


Hình 2.6 Phanh điện từ
Ở các bánh xe đều gắn các đĩa kim loại, khi cần giảm tốc độ người ta cho

một dòng điện mạnh vào trong các cuộn dây của nam châm điện để tạo nên một từ
trường mạnh tác dụng lên bánh xe đang chuyển động. Do tác dụng của dịng Fucơ,
mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện
từ (theo định luật Len-xơ), sự xuất hiện của dịng Fucơ có tác dụng chống lại sự
chuyển động của bánh xe và hãm bánh xe lại mà người ta ứng dụng làm các bộ
phanh cho xe ô tô, tàu hỏa cao tốc,... Lợi điểm của phương pháp phanh này là
phanh không bị hao mịn, giảm chi phí bảo dưỡng, tiết kiệm năng lượng khi phanh.
Đồng thời việc điều chỉnh lực giảm tốc cũng có thể được thực hiện chính xác hơn
phanh ma sát thơng thường.
2.1.7. Đồng hồ đo điện

Hình 2.7 Đồng hồ đo điện
Người ta gắn vào một đầu của kim chỉ của cơ cấu đo trong đồng hồ đo điện
một đĩa kim loại nhỏ (bằng đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này trong từ trường của một
nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim loại cũng bị chuyển động theo.
Từ thông qua đĩa thay đổi làm xuất hiện trong đĩa những dịng điện Fu-cơ. Theo
định luật Len-xơ, dịng điện Fu-cô tương tác với từ trường của nam châm gây ra
lực chống lại sự chuyển động của đĩa. Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh
chóng (ứng dụng dịng điện Phucơ để làm tắt nhanh dao động của kim đồng hồ)
Chính vì vậy mà dịng điện Fu-cơ đóng vai trị cần thiết đối với cơng tơ điện.
Khi dịng điện qua cơng tơ làm cho đĩa kim loại quay để đếm điện năng tiêu thụ.
Đĩa được đặt giữa hai cực nam châm chữ U nên sẽ sinh ra dịng điện Fu-cơ có tác
dụng cản trở chuyển động quay, mômen quay cân bằng với mômen cản làm đĩa

16


quay đều. Khi ngừng tiêu thụ điện (ngắt dòng), dòng điện Fu-cô sẽ làm cho đĩa
kim loại dừng lại nhanh chóng để khỏi phải đếm thừa điện năng...
2.1.8. Máy dị kim loại


Hình 2.8 Máy dị kim loại
Máy dị kim loại hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy gồm một
cuộn dây phát tín hiệu dưới dạng từ trường biến thiên. Từ trường biến thiên khi
gặp vật kim loại sẽ làm xuất hiện ở vật kim loại một dịng điện Fu-cơ. Dịng điện
Fu-cơ này lại gây ra một từ trường cảm ứng biến thiên lên một cuộn dây khác gọi
là cuộn nhận tín hiệu. Tín hiệu thu được dưới dạng xung điện cảm ứng. Các cảm
biến nhận được tín hiệu này và phát ra báo động.
Vì vậy nếu một mảnh kim loại ở gần đó thì khi điện từ trường biến đổi sẽ sinh
ra dòng cảm ứng xung quanh nó gây ra, tín hiệu phản hồi được thu vào máy thu,
xác định được vị trí kim loại được dị theo cường độ tín hiệu nhận được
2.1.9. Đèn điều khiển giao thơng

Hình 2.9 Đèn điều khiển giao thơng
Một số đèn giao thơng dựa vào ứng dụng của dịng điện Fucô. Đèn lúc nào
cũng bật đỏ buộc ôtô dừng lại trước trụ đèn. Cuộn dây chơn dưới mặt đường đóng
vai trị như máy dị kim loại, phát hiện ra ơtơ đang đỗ nên phát tín hiệu cho hộp
điều khiển để đèn xanh được bật. Ơtơ đi tiếp.
Một số đèn tín hiệu giao thơng được điều khiển bằng máy tính. Chúng có thể
nhận biết được các phương tiện lưu thơng khi các phương tiện này dừng trước vạch
kẻ trắng nhờ các cuộn dây cảm biến được chôn lấp bên dưới mặt đường. Đơi khi
bạn cũng có thể bắt gặp hình dạng tứ giác của các cuộn cảm biến trên mặt đường
2.1.10. Luyện kim

17


Hình 2.10 Nung chảy thép
Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò điện cảm ứng, đặc biệt phù hợp với
nấu chảy kim loại trong chân không để tránh tác dụng hóa học của khơng khí xung

quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lị và rút khơng khí bên trong ra. Xung
quanh lò quấn dây điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao chạy qua cuộn
dây đó. Dịng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ trường biến đổi nhanh, làm xuất
hiện dịng điện Phucơ mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ để nấu chảy kim loại.
2.1.11. Loa

Hình 2.11Loa

Hình 2.12 Nguyên tắc hoạt động loa
Nam châm tròn và lõi thép tạo ra một khe từ có từ trường xuyên tâm. Cuộn
dây được đặt trong khe từ này và gắn với màng loa. Màng loa có các nếp gấp để cả
màng loa và cuộn dây có thể chuyển động vào ra dọc khe từ một cách dễ dàng.

18


Tín hiệu âm thanh sau khi biến điệu thành tín hiệu điện được đưa vào cuộn
dây của loa. Đây là tín hiệu điện có chiều thay đổi, do đó lực từ tác dụng lên cuộn
dây cũng thay đổi theo. Cuộn dây chuyển động vào ra dọc khe từ và kéo theo màng
loa cũng dao động theo. Dao động của màng loa làm nén giãn miền khơng khí
xung quanh tạo nên âm thanh. Âm thanh phát ra ở loa giống như âm thanh đã biến
điệu thành tín hiệu điện đưa vào cuộn dây.
2.1.12. Micro

Hình 2.13 Micrơ
Sử dụng ngun lý cảm ứng điện từ khi cho một dây dẫn dao động trong
trường từ, sinh ra suất điện động cảm ứng trên dây dẫn. Trong micro điện động các
dao động âm cưỡng bức dây dẫn dao động với vận tốc v (cùng với dao động âm) sẽ
sinh ra suất điện động âm tần cảm ứng. Khi sóng âm thanh từ bền ngồi vào sẽ
làm màng rung sẽ rung theo đáp tần của âm thanh và cuộn dây cũng rung động

theo. Sự rung động của cuộn dây dưới tác dụng của từ trường nam châm sẽ sinh ra
dòng điện xoay chiều và theo dây dẫn ra đầu âm ly tại đó được khuếch đại lên bởi
ampli và Mixer.
2.1.13. Nung nóng kim loại bằng dịng điện cao tần

Hình 2.14 Đốt nóng kim loại bằng dịng tự cảm
Một ống dây hình trụ được nối với nguồn điện xoay chiều tần số cao. Một
thanh kim loại đặt giữa ống hình trụ. Khi đặt thanh kim loại trong từ trường biến
thiên của ống dây sẽ sinh ra dòng điện Fu- cơ làm thanh kim loại bị đốt nóng
(nghiên cứu tác dụng nhiệt của dịng điện Fu-cơ)
2.1.14.Tự làm máy phát điện

19


Hình 2.15 Tự làm máy phát điện
Một đoạn clip giới thiệu cho HS cách làm máy phát điện từ động cơ, máy phát
điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và biết cách làm máy phát điện.
2.1.15.Nam châm trong máy phát điện đơn giản

Hình 2.16 Nam châm trong máy phát điện
Hai ống dây đươc gắn cố định với hai đèn LED, hai nam châm quay làm
bóng đèn LED sáng lên, video clip giúp HS biết được khi nam châm chuyển động
trong từ trường thì sinh ra một dịng điện cảm ứng làm bóng đèn LED sáng lên. HS
biết cách chế tạo máy phát điện đơn giản
2.2. Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy
học Vật lí
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo một số tài liệu chúng tôi đề
xuất 5 nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS THPT như sau:
Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo rèn luyện kỹ năng vận dụng những hiểu biết

vào việc giải quyết những vấn về thực tiễn của cuộc sống liên quan tới bộ môn Vật
lí kết hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng phát hiện và giải
quyết vấn đề, kỹ năng độc lập, sáng tạo...
Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thơng mơn
Vật lí, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kĩ năng
Vật lí
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý, cơ
sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng dạy học tích cực.
Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ mơn Vật lí.
20


2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn trong
dạy học Vật lí
Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí
luận dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiển dạy học Vật lí ở trường
phổ thơng, tơi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS gồm
các bước cơ bản như sau:
Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào thực tiễn

Bước 2: GV làm mẫu, HS quan sát
Bước 3: Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

2.1.kiến
Qui thức,
trình rèn

luyện
năngđã
VDKT
vào thực
Bước 5: GV kết luận, chínhHình
xác hố
đánh
giá kĩkĩnăng
rèn luyện.
HS tiễn
tự lực làm lại và hoàn th
Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào
thực tiễn. VDKT là hình thức cao nhất của tư duy. Khi kiến thức được vận dụng để
giải quyết vấn đề thực tiễn tức là tri thức đã được kiểm nghiệm thơng qua đó người
học đã lĩnh hội được kiến thức.
Bước 2: GV làm mẫu, HS theo dõi và quan sát bài tập do giáo viên biểu
diễn. Tiền đề đã cho sẵn (thường là các dữ kiện của câu hỏi, bài tập) hoặc tiền đề
ẩn nhưng đây là phần kiến thức HS đã được học, sau đó các kiến thức sẽ được sử
dụng để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực
tiễn. GV chuẩn bị các hoạt động tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã có vận
dụng để giải quyết vấn đề đó. Khi rèn luyện cho HS, GV phải nâng dần mức độ từ
dễ đến khó và khi HS đã thành thạo thì rút ngắn thời gian làm bài. Bước tổ chức
hoạt động cần sự hỗ trợ của tranh ảnh, thí nghiệm, máy tính, máy chiếu hay phiếu
học tập... Tuỳ theo vấn đề đơn giản hay phức tạp, tuỳ theo thời gian tiết học và quy
mô lớp học mà GV có thể tổ chức HS làm việc theo từng cá nhân hay từng nhóm.
Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề thực tiễn. Cả lớp tập trung lại để giải quyết câu hỏi, bài tập, tình
huống đã nêu. Ở đây, các cá nhân hoặc đại diện của các nhóm đưa ra những kết
quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình và các lập luận để chống lại các

ý kiến trái ngược. Và trong quá trình tổ chức thảo luận để bảo đảm thời gian, mục
21


tiêu dạy học thì trong thảo luận GV cần chuẩn bị và có thể nêu ra các câu hỏi
hướng dẫn hoặc cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để HS thảo luận thành cơng.
Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, hồn thiện kỹ năng.
Trong q trình thảo luận giáo viên cần phải ghi chép tóm tắt những kết quả
đạt được từ đó để giúp HS tổng kết, nhận xét và chính xác hố kiến thức.
Khi rèn luyện kĩ năng chúng ta phải tuân thủ 5 bước nói trên, sản phẩm của
bước trước là điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện. Khi HS đã thành thạo thì có
thể bỏ qua bước 1 và 2. GV có thể sử dụng qui trình trên với nhiều mức độ: GV
định hướng, GV - HS cùng thực hiện (khi HS chưa có kĩ năng, kĩ năng còn yếu) →
GV định hướng, HS tự thực hiện (đã được rèn luyện về kĩ năng) → HS tự định
hướng, HS tự thực hiện (đã thành thạo về kĩ năng).
2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực
tiễn cho học sinh thơng qua q trình dạy học chương Cảm ứng điện từ
2.4.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
cho HS chương “Cảm ứng điện từ”
Câu 1. Một khung dây dẫn kín đặt song song với các
đường cảm ứng từ trong từ trường đều thì có từ thơng
qua khung dây đó khơng ? Giải thích tại sao?
Câu 2. Đặt một cuộn dây kín vng góc với các đường cảm ứng từ trong từ
trường đều, dùng tay bóp méo cuộn dây. Hỏi trong thời gian cuộn dây bị bóp méo
có xuất hiện dịng điện cảm ứng khơng? Giải thích?
Câu 3. Tại sao khi cho nam châm di chuyển tương đối với vịng dây thì kim điện
kế lại bị lệch? Khi kim điện kế lệch đi chứng tỏ trong mạch có dịng điện, vậy tại
sao lúc đó lại xuất hiện dịng điện?
Câu 4. Cho hai cuộn dây: Một cuộn dây để hở, một cuộn dây được nối kín mạch
điện (hình vẽ). Nếu hai nam châm cùng rơi qua hai cuộn dây tại thời điểm ban

đầu, thì kết quả sẽ như thế nào ? Giải thích?
A.

NC đi qua mạch kín chậmhơn.

B.

NC đi qua mạch hở chậmhơn.

C.

NC đi qua hai mạch nhưnhau.

D.

NC đi qua mạch kín nhanhhơn.

Câu 5. Một thanh kim loại chuyển động cắt ngang đường cảm ứng của một từ
trường thì giữa hai đầu thanh có một hiệu điện thế. Cũng như vậy khi một máy
bay bay ngang thì giữa hai đầu cánh máy bay ngang thì giữa hai đầu cánh máy
bay phải có một hiệu điện thế. Nếu tưởng tượng nối hai đầu cánh máy bay với
một vơn kế nhạy thì vơn kế chỉ bao nhiêu? Hãy giải thích?
22


Câu 6. Nếu trong một từ trường, một dây dẫn chuyển động cắt các đường sức thì
trong dây dẫn có một suất điện động cảm ứng. Một học sinh đã chập đôi hai dây
dẫn rồi mắc với một điện kế. Dây chuyển động cắt các đường sức từ tuy nhiên
kim điện kế vẫn chỉ số 0. Giải thích vì sao?
Câu 7. Khi làm cho hai dây dẫn có dịng điện đang ở trạng thái đẩy nhau, được

gần nhau hơn, thì thế năng của hệ tăng lên. Nhưng năng lượng “hao phí’’, khi làm
cho hai dây dẫn lại gần nhau, (hai dây dẫn mà trong đó có những dịng điện ngược
chiều chạy qua) đã biến mất đi đâu?
Câu 8. Một trong những phương pháp nấu chảy kim loại được thực hiện như sau:
cho kim loại vào trong lò, lò được đặt bên trong một ống dây điện. Khi cho dòng
điện xoay chiều (dịng điện có chiều và cường độ thay đổi chạy trong ống dây),
dịng điện này có thể làm nóng chảy kim loại trong lị. Có phải phương pháp này
ứng dụng tác dụng nhiệt của dịng điện khơng? Cái gì đã làm cho kim loại nóng
chảy?
Câu 9. Về mặt kỹ thuật, tại sao khi chế tạo lõi thép của phần cảm và phần ứng,
người ta phải dùng nhiều mảnh lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép cách điện với
nhau? Hãy giải thích?
Câu 10. Giải thích ngun nhân làm hư bóng đèn khi bật/tắt công tắc điện liên
tục?
Cuộn
Nam châm

Vỏ kim

Lõi thép

Bánh xe

Câu 11. Trên hình trên là cấu tạo của một đinamô dùng xe đạp (bộ phận thường
gắn ở sát bánh trước, nếu áp bánh xe của nó vào lốp xe đang quay, nó làm cho
bóng đèn sáng). Hãy dùng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, giải thích: Vì
sao khi xe đang chuyển động, nếu áp bánh xe của đinamơ vào lốp xe thì bóng đèn
gắn phía trước xe lại có thể sáng được?
Câu 12. Giải thích ngun tắc hoạt động của phanh điện từ ở xe tải, cơng tơ điện
dùng trong gia đình?

Câu 13. Với tình hình giá gas ngày một cao, bếp từ đang dần chiếm lĩnh thị phần
bếp nấu tại các đô thị lớn tại Việt Nam, được các vợ chồng trẻ hay các bạn sinh
23


viên ưa thích. Một loại bếp nấu cung cấp nhiệt cao, nhiệt lượng tiêu hao ít … rút
ngắn thời gian nấu nướng, dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích nguyên lí
hoạt động của bếp này?
Câu 14. Trong việc xây dựng, sữa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, nhà cửa…
các khối kim loại được gia cố trong các khối bê tơng, bom mìn cịn sót hay các
đường ống bên trong lịng đất.. sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng, sữa
chữa các cơng trình. Vấn đề đặt ra là cần phải dùng thiết bị gì để khắc phục được
khó khăn, tạo thuận lợi khi thi cơng các cơng trình? Dựa vào kiến thức về hiện
tượng cảm ứng điện từ đã học em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của thiết bị
này?
Câu 15: Một trong những phương pháp nấu chảy kim loại được thực hiện như sau:
Cho kim loại vào trong lò, lò được đặt bên trong một ống dây điện. Khi cho dòng
điện xoay chiều (dịng điện có chiều và cường độ thay đổi chạy trong ống dây),
dịng điện này có thể làm nóng chảy kim loại trong lị. Có phải phương pháp này
ứng dụng tác dụng nhiệt của dịng điện khơng? Cái gì đã làm cho kim loại nóng
chảy?
Câu 16: Trong việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, nhà cửa…
các khối kim loại được gia cố trong các khối bê tơng, bom mìn cịn sót hay các
đường ống bên trong lịng đất… sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng, sửa
chữa các cơng trình. Vấn đề đặt ra là làm sao khắc phục được khó khăn, tạo thuận
lợi khi thi cơng các cơng trình?
Câu 17: Một chiếc ôtô có ăng-ten vô tuyến dài 1m đi với vận tốc 100km/h ở vị trí
có từ trường ngang của Trái đất 5,5.10-5(T). Suất điện động tối đa có thể gây ra
trong ang-ten do chuyển động này là bao nhiêu?
Câu 18: Máy bay phản lực bay ngang với vận tốc 1800km/h. Khoảng cách hai

đầu mút hai cánh máy bay bằng 30m. Thành phần thẳng đứng của từ trường Trái
Đất là 25.10-6T. Tính suất điện động cảm ứng tạo ra trên hai cánh máy bay?
Câu 19: Ứng dụng nào say đây không liên quan đến dịng điện Fu- cơ?

24


2.4.2. Biện pháp 2. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn trong chương “Cảm ứng điện từ”
Bài tập tình huống 1: Tình hình giao thơng trong nước cũng như trên thế
giới hiện nay rất phức tạp với số lượng phương tiện tham gia giao thông rất đáng
kể và tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, gần đây là tai nạn thảm khốc trên
đèo Prenn (Đà Lạt, Lâm Đồng), trong đó có ngun nhân là phương tiện giao
thơng bị hư phanh. Nếu là một chuyên gia trong lĩnh vực giao thơng, em hãy giải
thích ngun nhân trên để hạn chế tai nạn giao thơng?
Bài tập tình huống 2: Một hơm, mẹ và Lan đi siêu thị đi ngang qua gian
hàng trưng bày các loại bếp. Nhân viên tiếp thị giới thiệu về sản phẩm bếp từ với
hình dáng, mẫu mã rất sang trọng, an toàn hơn các bếp ga. Mẹ Lan thắc mắc vì
sao bếp từ lại an tồn hơn các loại bếp khác.

Nếu em là Lan, em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho
mẹ biết.
Bài tập tình huống 3: Đọc mẫu thơng tin sau:
Dùng điện nhưng đĩa đồng hồ khơng quay?
Trình bày tại tồ, đại diện Điện lực Long Khánh nói hơm đó nhóm công tác
kẹp ampe kế vào đường dây điện sau công tơ (có sự chứng kiến của gia đình bà
B) để kiểm tra tải khách hàng sử dụng. Tại thời điểm này, cường độ dòng điện đo
được là 5,2A nhưng đĩa công tơ gần như không quay, bị khựng và giật do có lực
từ của khối kim loại tác động. Điều này xác định hành vi đặt nam châm có từ
trường mạnh tác động vào cơng tơ điện nên có hiện tượng xảy ra như trên.

Với kiến thức đã học, em hãy cho biếtvì sao khi đặt nam châm lên cơng tơ
điện thì đĩa khơng quay?
Bài tập tình huống 5: GV đưa ra hai trường hợp khi xạc pin điện thoại:
25


×