Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4 - ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.5 KB, 2 trang )

BÀI TẬP VỀ POLIME
Câu 1: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3-đien là
A. CH2=CHCl.
B. CH2= CH2.
C. CH2=CH-CH3.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 2: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6.
B. poli etilen.
C. poli stiren.
D. poli (vinyl clorua).
Câu 3: Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là
A. tơ tằm.
B. tơ visco.
C. tơ nitron.
D. tơ nilon- 6,6.
Câu 4: Trùng hợp etilen thu được sản phẩm là
A. poli (metyl metacrylat) (PMMA).
B. Polietilen (PE).
C. poli (phenol fomanđehit) (PPF).
D. poli(vinyl clorua) (PVC).
Câu 5: Tên gọi của polime có cơng thức (-CH2-CH2-)n là
A. poli (metyl metacrylat).B. poli etilen.
C. poli stiren.
D. poli (vinyl clorua).
Câu 6: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải
phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng
A. trao đổi.
B. nhiệt phân.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.


Câu 7: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl.
B. CH3-CH3.
C. CH3-CH=CH2.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 8: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl.
B. CH3-CH3.
C. CH3-CH=CH2.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 9: Poli (vinyl clorua) có cơng thức là
A. (-CH2-CHCl-)n.
B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CHF-)n.
D. (-CH2-CHBr-)n.
Câu 10: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp
là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 11: Trong các tơ: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những tơ nào có nguồn gốc từ
xenlulozơ:
A. sợi bơng, tơ visco và tơ nilon-6.
B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.
D. tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 12: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng
hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron
A. H2N-[CH2]5-COOH.

B. CH2=CH-CN.
C. CH2=CH-CH3.
D. H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 13: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thơng, các
loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính
của thủy tinh hữu cơ
A. Polietilen.
B. Poli(metyl metacrylat).
C. Polibutađien.
D. Poli(vinylclorua).
Câu 14: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị
của m là:
A. 1,80.
B. 2,00.
C. 0,80.
D. 1,25
Câu 15: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi.
B. oxi hoá - khử.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 16: Monome được dùng để điều chế polipropilen là
A. CH2=CH-CH3.
B. CH2=CH2.
C. CH≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 17: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo
thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. polietilen.
B. poliacrilonitrin.

C. poli(vinyl clorua).
D. poli(metyl metacrylat).
Câu 18: Polime (– CH2 –CH(CH3)-)n có tên gọi là:
A. Polietilen.
B. Poli(vinyl clorua) C. Poliisopren.
D. Polipropilen
Câu 19: Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất
90%?
A. 13500n
B. 13500
C. 150n
D. 13,5
Câu 20: Phân tử khối trung bình của PVC là 750.000. Hệ số polime hố của PVC là
A. 25000.
B. 12000.
C. 24000.
D. 15000.
Câu 21. Tơ được sản xuất từ xelulozơ là


A. tơ visco
B. tơ nilon-6,6
C. tơ capron
D. tơ tằm .
Câu 23. Cho chuyển hóa sau: Glucozơ→ A→ B→ Cao su Buna . Các chất A, B là:
A. CH3CH2OH và CH3CHO
B. CH3-CH2OH và CH2=CH2
C. CH3CH2OH và CH3-CH=CH-CH3
D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2
Câu 24. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420.000. Hệ số polime hoá của PE là

A. 12.000
B. 15.000
C. 17.000
D. 13.000
Câu 25.Chất khơng có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. axit axetic.
B. etylen glycol.
C. axit terephtalic.
D. glyxin
Câu 26 : Polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp polime này là 625.
Polime X có tên gọi là :
A. Cao su isoprene B. PE
C. PVA
D. PVC
………………………………………………….//……………………………………………………..



×