Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm = Tin học MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ, THÚ VỊ VỚI HỌC SINH KHỐI 1 TRONG MÔN TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÃ SKKN

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ, THÚ VỊ
VỚI HỌC SINH KHỐI 1 TRONG MÔN TIN HỌC

Lĩnh vực/Môn: Tin học


2
Năm học 2020-2021


3

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MÃ SKKN

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ, THÚ VỊ
VỚI HỌC SINH KHỐI 1 TRONG MÔN TIN HỌC

Lĩnh vực/Môn: Tin học
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Đặng Thị Quỳnh
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Chức vụ: Giáo viên



4
Năm học 2020-2021


5
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................6
2. Mục tiêu của sáng kiến.......................................................................................6
3. Giới hạn của sáng kiến.......................................................................................7
3.1 Về đối tượng nghiên cứu:................................................................................7
3.2 Về không gian................................................................................................7
3.3 Về thời gian....................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................7
5. Tên đề tài :..........................................................................................................8
B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................8
1. Cơ sở viết sáng kiến........................................................................................8
1.1 Cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý.................................................................8
1.2 Cơ sở thực tiễn:..............................................................................................8
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết.............................................................9
a. Thuận lợi:.........................................................................................................9
b. Khó khăn:.......................................................................................................10
c. Thực trạng:.....................................................................................................10
3. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................10
4. Các giải pháp thực hiện..................................................................................11
Giáo án minh hoạ.............................................................................................14
5. Hiệu quả của sáng kiến...................................................................................22
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................23
1. Kết luận............................................................................................................23
2.Khuyến nghị.....................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24


6

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
CNH: Cơng nghệ hóa
HĐH: Hiện đại hóa
UBND: Ủy ban nhân dân


7
A. MỞ ĐẦU
Các bạn đồng nghiệp thân mến!
Trong thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin hiện nay, hồ chung với phong
trào thi đua sôi nổi của ngành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh
tích cực”, “Biển học là bao la, tri thực là vô hạn”. Mỗi người trong chúng ta đều
có những năng lực tiềm ẩn, những kinh nghiệm xuất chúng. Nói như vậy khơng có
nghĩa là đề cao bản thân mình mà xem thường việc học hỏi kinh nghiệm từ các bạn
đồng nghiệp. Với quan điểm này, tôi rất muốn chia sẻ với các bạn một kinh nghiệm
nho nhỏ với hy vọng được giao lưu học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của lớp, của trường. Đề tài mang tên “Một số phương pháp dạy
học hiệu quả, thú vị với học sinh khối 1 trong môn Tin học” sẽ giúp các bạn có
thêm những biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh khối 1 nói chung và học sinh
tiểu học nói riêng dễ dàng tiếp cận và học tốt bộ môn rất mới và còn nhiều bỡ ngỡ
đối với giáo viên cũng như học sinh tiểu học.
Rất mong sự góp ý nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà

trường và lãnh đạo các cấp. Xin chân thành cảm ơn!


8
1. Lý do chọn đề tài:
* Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT 4.0 đã tác động lớn đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh
của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Chỉ thị số: 3398 /CT-BGDĐT của bộ giáo dục đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011/2012 là “Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản
lý giáo dục.”
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa mơn Tin học
vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để
làm quen dần với lĩnh vực CNTT. Hiện nay có rất nhiều trường cịn cho học sinh học
tập mơn Tin học ngay từ khối 1. Điều này giúp tạo nền móng cơ sở ban đầu để học
những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến
thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường
dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người
lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.



9
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động
xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1 Về đối tượng nghiên cứu:
- Vấn đề: phương pháp giảng dạy bộ môn Tin học cho học sinh khối 1
- Phạm vi: học sinh khối 1 tại trường Tiểu học tơi đang giảng dạy
3.2 Về khơng gian
- Phịng tin học của trường
3.3 Về thời gian
- Từ đầu năm học mới năm học 2020-2021 đến cuối năm học 2020-2021
4. Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Bộ mơn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học và chủ yếu là sử dụng
phương pháp trực quan sinh động để ứng dụng thực hành do đó việc nghiên cứu lí
luận là khơng thể thiếu.
*Phương pháp ứng dụng thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ, kiểm tra chất lượng sau giờ học.


10
5. Tên đề tài: Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Một số phương
pháp dạy học hiệu quả, thú vị với học sinh khối 1 trong môn Tin học.”
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến

1.1 Cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Nội dung chương trình là tích cực
áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT
vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán
triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
+ Trong nhiệm vụ năm học gần đây Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh:
Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến
năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của
ngành.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
* Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc Tiểu học:
Qua quá thực tế giảng dạy môn Tin học khối 3, 4, 5 trong nhiều năm vừa qua
và đặc biệt triển khai giảng dạy môn Tin học cho khối 1 khối 2 trong những năm
gần đây. Tôi thấy rằng môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm
quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính,
một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người
lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thơng tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động
xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
*Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:



11
+Phần mềm luyện gõ chữ: Giúp học sinh thuộc mặt chữ cái, thuộc mặt số và
học cách ghép vần.
+Phần mềm luyện gõ chữ: Giúp học sinh thuộc mặt chữ cái, thuộc mặt số và
học cách ghép vần.
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Luyện từ
và câu, Tập làm văn để viết một câu, trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng
cách.
+ Phần mềm vẽ: học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn
mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hồ thẩm mĩ.
+ Trong chương trình tin học ở bậc Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các
bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong
q trình chơi những trị chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau
những giờ học căng thẳng ở lớp …
Đó là lý do tôi chọn đề tài Một số phương pháp dạy học hiệu quả, thú vị với
học sinh khối 1 trong môn Tin học.
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
a. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Tuy môn Tin học trong nhiều trường học từ khối 3,4,5 nhưng nhà trường
đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 1, tạo điều kiện sắm sửa máy
móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ – UBND – các ban ngành, phụ huynh toàn
trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.
* Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học.
* Học sinh:
Vì là mơn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới

nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
b. Khó khăn:
* Học sinh:
Học sinh khối lớp 1 mới học về chữ, ngơn ngữ trong máy tính chủ yếu lại là
tiếng anh nên giáo viên phải đổi ngôn ngữ cho từng phần mềm.


12
Học sinh khối lớp 1 trong học kỳ 1 chưa thể tự đọc một hướng dẫn dài nên
giáo viên phải hướng dẫn rất chậm để đảm bảo tất cả cùng làm được.
Có bạn được tiếp xúc ở nhà nên thực hành rất nhanh nhưng có bạn lại chưa
biết gì. Tạo ra một khoảng thời gian khó chịu cho các bạn đã biết làm.
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu,
do đó sự tìm tịi và khám phá máy vi tính với các em cịn hạn chế, nên việc học tập
của học sinh vẫn cịn mang tính chậm chạp.
c. Thực trạng:
Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi đã khảo sát khối lớp 1 thông qua giờ dạy
lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:

Mức độ thao tác

Tổng số học sinh khối
1

Trước khi thực hiện chuyên
đề
Số Hs

Tỷ lệ


Thao tác nhanh, đúng

467

61

13,1%

Thao tác đúng

467

79

16.9%

Thao tác chậm

467

113

24,2%

Chưa biết thao tác

467

214


45,8%

3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn học sinh khối 1.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu.
- Thăm lớp, dự giờ.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
4. Các giải pháp thực hiện
4.1. Sử dụng ảo thuật vào giới thiệu bài mới và trong tiết học để thu hút học sinh
-Ảo thuật là loại hình nghệ thuật trình diễn những hiện tượng biến hoá kỳ lạ,
được tạo ra bằng những kỹ xảo hoặc đạo cụ đặc biệt, gây ngạc nhiên cho khán giả,
đặc biệt là học sinh tiểu học. Những tưởng chỉ có ảo thuật gia trên sân khấu mới có
thể làm được nhưng khơng phải, giáo viên hồn tồn có thể biểu diễn những màn
ảo thuật trên bục giảng, lôi cuốn học sinh vào tiết học của mình và đặc biệt học sinh
sẽ vô cùng thần tượng giáo viên.


13
Ví dụ 1:
- Khi học bài 5 – Làm quen với chuột máy tính, giáo viên giới thiệu chuột
máy tính có thể sử dụng hộp ảo thuật hai ngăn để biến từ hộp khơng có gì ra hộp có
chuột máy tính bên trong. Sẽ tạo ra sự bất ngờ cho học sinh và giới thiệu vào bài
mới rất thu hút. Học sinh cũng sẽ rất nhớ bộ phận của máy tính.

Với những đồ vật có kích thước lớn hơn như màn hình, thân máy, bàn phím
giáo viên có thể sử dụng hình ảnh. Sau đó dùng hộp ảo thuật biến ra ảnh của các bộ
phận và yêu cầu học sinh gọi tên các bộ phận.
Ví dụ 2: Khi học chương trình tăng cường. Dạy học sinh gõ các chữ có mũ
như â, ơ, ơ, ê, ư, đ thì có thể sử dụng túi ảo thuật để giúp học sinh vô cùng hứng thú

với tiết học và cảm thấy máy tính và cô giáo thật là thần kỳ. Điều này sẽ khuyến
khích các con và giúp các con thêm u mơn học hơn.


14
Đồ ảo thuật này gồm 2 ngăn

Để làm được ảo thuật này giáo viên cần chuẩn bị
Cắt hai chữ O

Dán sẵn chữ Ô vào ngăn xé được

Các bước tiến hành làm ảo thuật như sau


15

Giáo viên có thể tương tự với các chữ cái tiếp theo. Điều này sẽ giúp cho học sinh
vô cùng nhớ cách gõ. Điều gì ấn tượng sẽ nhớ rất lâu.
4.2. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
- Ở bài học trong chương trình học Tin học 1, giáo viên phải xác định rõ cho
học sinh nhớ lại các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng
cách cho học sinh quan sát, phát huy tính tích cực của học sinh ngay trong giờ
giảng lý thuyết.
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của mơn Tin học áp dụng
vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi
học thực hành của hiệu quả hơn.
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ
ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm
trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.

Ví dụ: Dạy bài làm quen với bàn phím giáo viên nên chiếu hình ảnh bàn
phím lên bảng sau đó chỉ từng phím. Học sinh sẽ chỉ trên bàn phím của mình.
+ Giáo viên hơ “Một ngón tay là một ngón tay”
+ Học sinh hơ “Một ngón tay là một ngón tay”
+ Giáo viên hơ “Một ngón tay chỉ vào phím chữ A”
Học sinh đặt ngón tay và phím chữ A. Tương tự như vậy với các phím khác.
Học sinh sẽ rất hứng thú và vui vẻ với bài học.
4.3. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài
giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em.
Các bài tập khơng q dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo
viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ
một cách có hệ thống.
Ví dụ: Dạy bài làm quen với chuột máy tính nên sử dụng phần mềm
Basic Mouse Skills để học sinh luyện các thao tác với chuột từ đơn giản đến
phức tạp.
Nháy chuột trái -> Nháy chuột phải -> Nháy đúp chuột -> Kéo thả chuột


16
Như vậy các con học sinh lớp 1 sẽ thấy thú vị và đơn giản hơn.
4.4. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân cơng các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm
điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập
và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4.5. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá
trình dạy và học.
4.6. Sưu tầm một số trị chơi có ích để rèn luyện về tư duy và vận dụng thực tế
như phần mềm tux paint, luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario).
4.7. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được

những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận
thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm
tịi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường
bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các
kiến thức khác như văn hố, kinh tế, chính trị, xã hội, tiếng anh để tự nâng cao
nhận thức của bản thân.
Giáo án minh hoạ
Trường Tiểu học..........
GV: ......
Môn: Tin học

Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 1: KẾT BẠN VỚI MÁY TÍNH

Lớp :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được đâu là máy tính


-

17
Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết
các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.


-

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những
thuật ngữ mới.

-

Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới

2. Kỹ năng:
- Học sinh rèn kĩ năng làm việc nhóm
- Học sinh rèn kĩ năng giao tiếp
- Học sinh rèn kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề
3.Thái độ
- Học sinh vui vẻ, hào hứng với tiết học và tích cực tham gia các hoạt động
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp,
- Năng lực hợp tác,
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:


18
Thời
gian

Nội dung các


Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV

học

Hoạt động
của HS

5’

1. Khởi động và
giới thiệu bài
mới

Ảo thuật: Chiếc hộp bí ẩn
-GV giới thiệu chiếc hộp thần kỳ và
biến từ hộp không thành hộp có chứa
một con chuột máy tính.

HS tham gia
và đưa ra
đáp án của
mình

-GV giơ lên và hỏi “Đây là gì?”

=> Thơng điệp chính
Đây là chuột của máy tính. Và máy tính
cịn rất nhiều bộ phận khác nữa, cùng đi
tìm hiểu các bộ phận đó và máy tính
nữa qua bài hơm nay “Kết bạn với máy
tính”

Xin chào tất cả các bạn nhỏ. Tớ xin tự giới
thiệu tớ là Máy tính để bàn.

2. Khám phá kiến thức

2’

Sự ra đời của

Con người của chúng ta càng ngày càng

máy tính

lớn lên

HS quan sát


19
Thời
gian

Nội dung các


Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV

học

Hoạt động
của HS

nhưng máy tính thì càng ngày lại càng
nhỏ đi

10’

Các bộ phận
của máy tính

Các loại máy tính phổ biến hiện nay
-

Hiện nay con người đang sử dụng
3 loại máy tính phổ biến nhất
1. Máy tính để bàn
2. Máy tính xách tay
3. Máy tính bảng


HS quan sát
và đọc to
những loại
máy tính phổ
biến


20
Thời
gian

Nội dung các

Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV

học

Hoạt động
của HS

Các bộ phận của máy tính
-

Máy tính để bàn gồm 4 bộ phận
cơ bản


HS cùng chỉ
Nhận biết bộ phận của máy tính qua
Trị chơi “1 ngón tay”
-GV nói
“1 ngón tay là 1 ngón tay”

-GV tiếp tục: 1 ngón tay chỉ vào bàn
phím
Tương tự như vậy với các bộ phận khác

vào các bộ
phận máy
tính


21
Thời
gian

Nội dung các

Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV

học


Hoạt động
của HS

của máy tính
5’

Thực hành

Trị chơi Thử thách dành cho bạn Tin
-

Bạn Tin bị bịt mắt và các bạn hãy
chỉ đường cho bạn Tin đi tới bộ
phận mà bạn ấy muốn

3’

Kiến thức mở
rộng: Chức
năng của máy
tính

Gv đặt câu hỏi thảo luận
-

Nhà ai có máy tính?

HS thực


-

Con thường dùng máy tính để

hành

làm gì hay nhìn thấy ai dùng máy
tính để làm gì?
-

Theo con máy tính cịn cơng
dụng nào khác nữa khơng

 GV kết luận
Máy tính có rất nhiều chức năng:
nghe nhạc, xem phim, chơi game,


22
Thời
gian

Nội dung các

Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV


học

Hoạt động
của HS

nhắn tin, học bài…

10’

3. Củng cố dặn dò:

Câu hỏi trắc nghiệm
-Câu 1

HS lắng
nghe quan
sát và giơ
tay trả lời

Đáp án câu 1: Đáp án 4 (đây là tivi)
-Câu 2:


23
Thời
gian

Nội dung các


Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy

Hoạt động của GV

học

Hoạt động
của HS

Đáp án câu 2: Đáp án 3
-Câu 3:

Đáp án đúng là đáp án 3

-Bài tập về nhà: Hãy trò chuyện với bố


24
Thời
gian

Nội dung các

Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy
học

hoạt động dạy


Hoạt động của GV

học

Hoạt động
của HS

mẹ và so sánh các bộ phận của máy tính
trong từng loại.

* Dự kiến sai lầm học sinh hay mắc phải:
- Học sinh chỉ nhầm thân máy với chân màn hình
5. Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 1, so sánh với bảng tổng hợp
trước đó đã thu được kết quả như sau:

Mức độ
thao tác

Tổng số
học sinh
khối 1

Trước khi

Sau khi

thực hiện
chuyên đề


thực hiện
chuyên đề

Mức độ tăng
giảm

Số Hs

Tỷ lệ

Sô HS

Tỷ lệ

Tỉ lệ

Thao tác
nhanh, đúng

467

61

13,1
%

193

41,3%


Tăng 28,2%

Thao tác
đúng

467

79

16.9
%

198

42,4%

Tăng 25,5%

Thao tác
chậm

467

113

24,2
%

76


16,3%

Giảm 7,9 %

Chưa biết
thao tác

467

214

45,8
%

0

0%

Giảm 45,8%


25

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học lớp 1 đã trình bày ở trên các em khơng những nắm chắc kiến thức mà còn thấy
các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. ít có
trường hợp khơng hiểu bài, phần đơng là thuộc bài và làm được bài ngay tại lớp,
giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Với những phương pháp đã áp dụng, học sinh rất hứng thú với môn học, luôn mong
chờ để được học tin học để làm việc, thao tác trên máy tính. Học sinh sẽ khơng cịn
lo sợ rằng mình cịn nhỏ q khơng biết sử dụng máy tính và ngược lại học sinh sẽ
càng tự tin vào khả năng của mình nhiều hơn nữa.
- Một số bài học kinh nghiệm
 Tìm tịi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài.
 Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…


×