Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.16 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- - -    - - -

SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY

Tp.HCM 6/2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

Điểm: ……………………………
KÝ TÊN:


Mục lục
Phần I: Mở đầu ....................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 1


1.3. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 1
Phần 2: Nội dung .................................................................................................... 2
2.1. Khái niệm liên quan..................................................................................... 2
2.1.1. Sống thử ................................................................................................ 2
2.1.2. Quy định của pháp luật về sống thử...................................................... 2
2.2. Liên hệ thực tiễn ......................................................................................... 4
2.2.1. Tình trạng sống thử ............................................................................... 4
2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử ......................................... 5
2.2.3. Hệ quả của việc sống thử ...................................................................... 9
2.3. Giải pháp ................................................................................................... 14
2.3.1. Về bản thân ......................................................................................... 14
2.3.2. Về gia đình .......................................................................................... 15
2.3.3. Về xã hội ............................................................................................. 15
Kết luận ................................................................................................................ 17
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 18


Phần I: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người cũng phải
hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời Acòng của những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng
của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của
phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây, giới trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng, ngày nay đã mạnh dạn và tự tin hơn trong thể hiện tình cảm của
mình so với những thế hệ đi trước. Các bạn trẻ cùng mục tiêu sống bùng cháy hết mình
và mang quan điểm tự do “bung lụa” nhưng không phải là buông thả.
Với tư tưởng ấy, hiện nay nhiều cặp đơi lựa chọn cho mình phương pháp sống
thử để trải nghiệm, để được tự do ở bên nhau nhưng chưa có sự chứng nhận của pháp
luật. Các bạn muốn sống với nhau để cùng nhau chia sẻ những buồn vui của cuộc
sống, cùng nhau trải qua những thăng trầm của tuổi trẻ nhưng không một ràng buộc và

một ngày nào đó cả hai đã vững chãi thì có thể chính thức kết hơn với nhau. Và để
hiểu rõ hơn về vấn đề “sống thử”, sau đây chúng em xin tiến hành nghiên cứu “ thực
trạng sống thử của sinh viên hiện nay”. Từ đó đưa ra những mặt tiêu cực và tích cực
của nó để có những cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khái quát hóa hệ thống khái niệm về sống thử và các vấn đề liên quan đến sống
thử.
Mô tả thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay.
Đưa ra được nguyên nhân dẫn đến việc sống thử, hậu quả của việc sống thử và
những kết thúc có thể xảy đến của việc sống thử.
Đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho “thực trạng sống thử của sinh viên hiện
nay”.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thống kê để đưa ra các số liệu phân tích
thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay.
Sử dụng phương pháp phân tích để đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và kết quả
của việc sống thử.
1


Phần 2: Nội dung
2.1. Khái niệm liên quan
2.1.1. Sống thử
Sống thử theo định nghĩa thông thường dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo
đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau mà không tổ chức hôn lễ cũng như khơng
đăng ký kết hơn1.
Nói một cách hàn lâm hơn thì sống thử được gọi là sống chung phi hôn nhân.
Các cặp đôi thường gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người
khác. Còn dưới góc độ của người học Luật, sống thử được định nghĩa là “Chung sống
như vợ chồng” theo đó thể hiện việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như

vợ chồng (Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
2.1.2. Quy định của pháp luật về sống thử
Hầu hết mọi người đều cho rằng “Sống thử” thiên về thỏa mãn và dục vọng, tình
cảm tức thời, “chán thì chia tay” chứ khơng đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm. So
với những cặp vợ chồng thực thụ, sống thử hay chung sống phi hôn nhân không được
pháp luật cũng như xã hội thừa nhận. Do đó, các cặp đơi tham gia khơng chịu bất kỳ
sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy
định của luật Hôn nhân.
Tuy nhiên, với những người học Luật, sống thử không đơn giản như thế. Mặc dù
chỉ sống chung với nhau như vợ chồng, khơng có đăng ký kết hơn nhưng pháp luật
Hơn nhân và gia đình vẫn điều chỉnh quan hệ này. Cụ thể, Điều 14 Luật Hôn nhân gia
đình quy định rõ về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn. Theo đó, “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn theo
quy định của Luật Hơn nhân gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng
đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền,
nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo
quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

1

Hải

Trần,

"Sống

thử-

Đời


nười

không

thể

làm

nháp

quá

nhiều

lần",

đăng tải ngày 24/05/2019.

2


Như vậy, mặc dù việc sống thử không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và
chồng tuy nhiên, vấn đề con cái hay tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của pháp
luật, nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp
pháp của phụ nữ và con.
Về quan hệ giữa cha, mẹ và con:
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được
giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Con sinh ra khơng phụ thuộc
vào tình trạng hơn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha
mẹ của mình (Khoản 2 Điều 68 Luật HNGĐ).

Cả nam và nữ trong quan hệ sống thử dẫn đến có con đều có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con, phải bồi thường thiệt hại do
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra và người
không trực tiếp nuôi con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Về quan hệ tài sản:
Với pháp luật, quan hệ tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường
hợp khơng có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Nhưng việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
phụ nữ và con; công việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung được coi như lao động có thu nhập.

3


2.2. Liên hệ thực tiễn
2.2.1. Tình trạng sống thử
Hiện nay, khơng khó để chúng ta bắt gặp các cặp nam nữ sống thử với nhau, đặc
biệt là trong các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Các cặp đôi ấy sống chung
khơng khác gì vợ chồng nhưng khơng cưới nhau và cũng khơng đăng kí kết hơn. Sau
một thời gian, nếu thấy hợp nhau về mọi mặt họ sẽ chính thức cưới nhau và đăng ký
kết hôn để trở thành vợ chồng hợp pháp theo pháp luật quy định. Còn nếu thấy khơng
hợp thì họ sẽ chia tay với nhau và không cần đến pháp luật.
Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng
1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Lan một sinh viên năm thứ 2 trường Đại học
Nông Lâm TPHCM cho biết “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước
hôn nhân”. Hay một bạn cơng nhân chia sẻ “Dãy phịng trọ của em có 10 phịng thì có
đến sáu phịng “góp gạo thổi cơm chung”1. Từ những thống kê và trích dẫn trên đều
cho thấy rằng hiện tượng sống thử ấy hay còn được gọi là “góp gạo thổi cơm chung”

ngày càng phổ biến hơn và trở thành mốt trong lối sống của giới trẻ hiện nay đặc biệt
là những công nhân hay sinh viên sống xa nhà.
Cùng với sự hội nhập kinh tế thì văn hóa phương Tây cũng được du nhập vào
nước ta. Giới trẻ ngày nay tiếp thu thứ văn hóa đó rồi dần dần cũng đi vào những cái
nhìn cởi mở, buông túng như lớp người trẻ Âu Mỹ, chỉ có một điều khác nhau là xảy
ra giữa hai bối cảnh xã hội khác nhau mà thôi. Trong xã hội mang đậm nét truyền
thống Á Đông như Việt Nam, sống thử vẫn chưa được đồng tình, nếu khơng muốn nói
là còn rất nhiều ý kiến phê phán.
Trong một cuộc bàn cãi về vấn đề sống thử được tổ chức trên mạng mới gần đây,
câu hỏi được đặt ra là "Theo bạn có nên sống thử khơng?". Theo kết quả thì có 13,611
người cho ý kiến, và 56.3% trả lời "có", 36.3% trả lời "khơng" và 7.4% khơng có ý
kiến. Phe ủng hộ (trực tiếc hay gián tiếp) cũng như phe phản đối đã đưa ra rất nhiều lý
do để bảo vệ cho quan điểm của họ về quan hệ tình dục trước hôn nhân2. Dựa vào
khảo sát trên chúng ta thấy rằng tuy sống thử đang trở thành một hiện tượng nhưng
1

Vũ Văn Trình, "Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay", />
de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, đăng tải ngày 03/03/2011.
Lý Lạc Long, “Sống thử: Cái vịng lẩn quẩn? Cái bẫy của hơn nhân?”, ,
đăng tải ngày 05/10/2020.
2

4


khơng phải bạn trẻ nào cũng thích lối sống đó. Cũng có nhiều bạn trẻ cương quyết
phản đối và coi nó là việc khơng tốt vì mạng lại nhiều hệ quả tiêu cực về sau.
Nhìn chung, sống thử đang có nguy cơ lan rộng như dịch bệnh nhưng chuyện
“sống thử” trước khi quyết định tiến tới hơn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để
tiến tới một cuộc hơn nhân hồn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi

trong lãnh vực hôn nhân?”. Câu hỏi này mỗi chúng ta có thể giải đáp được khi tìm
hiểu xong nguyên nhân, hệ quả của việc sống thử để rồi cân nhắc để có lối sống đúng
đắn, phù hợp với bản thân.
2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử.
Dễ thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sống thử nên nó mới ngày càng phổ
biến trong xã hội ngày nay và dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của việc sống
thử.
2.2.2.1. Nguyên nhân từ bản thân
Thứ nhất, sống thử với nhau “Vì cần nhiều thời gian bên nhau”, thõa mãn
nhu cầu bản thân
Khi mới yêu nhau, hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên
người mà mình yêu thương, họ gần gũi nhau ban ngày thơi chưa đủ, vì vậy mà đã dọn
về ở với nhau để được gần nhau suốt ngày. Lúc này các cặp đôi sẽ cảm thấy hạnh
phúc hơn rất nhiều vì được chia sẻ vui buồn với người yêu bất cứ lúc nào. Sự chia sẻ
ấy là trực tiếp chứ không thông qua những cái nhắn tin, hay những cuộc điện thoại vì
giờ đây những rào cản về mặt địa lý khơng cịn nữa. Khơng chỉ như vậy mà mọi nhu
cầu về mặt tình dục của các cặp đôi khi cần thiết cũng sẽ được thỏa mãn ngay lặp tức.
Điều này thực sự là điểm thu hút đặc biệt đối với những người có ham muốn cao về
mặt tình dục. Những điều trên cho thấy việc sống thử hầu như thõa mãn được phần
lớn những mong muốn, nhu cầu trong tâm lý và thể xác của những đơi lứa u nhau.
Thứ hai, muốn có hơn nhân dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc, tình yêu mạnh mẽ
khơng có rào cản
Một số bạn khơng thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể
để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Nên họ đã lựa chọn việc sống thử để thỏa mãn nhu
cầu và để tìm hiểu rõ hơn về đối phương trước khi tiến tới hôn nhân. Họ cho rằng sống
thử cũng là biểu hiện của tình u vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm,
5


sự chia xẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên. Sống thử lại không bị ràng buộc

về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. Vậy nên
lựa chọn sống thử khơng chỉ là sự hưởng thụ mà cịn để vun đấp sự thấu hiểu cho
nhau, khẳng định tình yêu dành cho nhau bằng thử thách và nếu tình yêu đủ lớn họ sẽ
kết hôn để trở thành vợ chồng hợp pháp.
Thứ ba, do tư tưởng cởi mở, lối sống phóng khống và sự thiếu thốn về mặt
tình cảm
Ngày nay có nhiều bạn trẻ đã lựa chọn sống thử, đặc biệt là các học sinh, sinh
viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà. Một phần là do khơng
được ở gần gia đình nên thiếu thốn cảm giác được quan tâm, chiều chuộng hay bảo
bọc. Vậy nên họ mới tìm một người để dựa dẫm, và cho họ cảm giác thân thuộc như
gia đình. Cũng một phần là do các bạn ấy có quan niệm cởi mở trong chuyện tình dục
và thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng khơng quan tâm tới dư luận xã hội, đề
cao lối sống bng thả mình, khơng tơn trọng chuẩn mực đạo đức cộng đồng hay luật
lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp và giáo luật mà còn
tự hạ thấp nhân phẩm của mình, khơng coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù
biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống và bị gia đình ngăn
cản nhưng vẫn cố tình bước vào.
Thứ tư, sống thử là vì tiết kiệm
Nhiều bạn trẻ cho rằng sống thử để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Họ cịn cho rằng
sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đơi bên cùng có lợi. Vì đa số
những người sống xa nhà sẽ có sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển của
kinh tế xã hội làm cho giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá
điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng… tạo ra sức ép to lớn về mặt kinh tế.
Chính vì thế có người chia sẻ gánh nặng kinh tế cũng là một việc hết sức hợp lý.
Nhưng liệu đây có phải là lý do chính đáng hay chỉ là biện minh? Câu hỏi này được
đặt ra là thay vì lựa chọn sống với người mình u, các bạn sinh viên hồn tồn có thể
tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó.
Thứ năm, sống thử do tư tưởng đua đòi theo bạn bè, theo phong trào
Nguyên nhân này thường gặp ở một số bạn học sinh, sinh viên trong độ tuổi mới
lớn. Vì ở độ tuổi này thường tâm lý các bạn thích khám phá bản thân, học đòi theo bạn

6


bè hay những người xung quanh. Có bạn sinh viên chia sẽ rằng: “Phịng em có ba
người ở, hai bạn của em có người yêu, em cảm thấy rất buồn và quyết định kiếm đại
một người yêu để vơi đi nỗi buồn. Nhưng sau thời gian khi chiếm được thân xác em,
anh ta đã cao chạy xa bay rồi”1.Đây chính là minh chứng cho việc sống thử do học đòi
theo bạn bè hay do tư tưởng muốn chạy theo trào lưu của xã hội mà không xem trọng
bản thân cũng không nghĩ đến hệ quả tiêu cực về sau.
2.2.2.2. Nguyên nhân từ gia đình
Theo các chuyên gia tâm lý chia sẻ: Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới
việc giới trẻ có lối sống bng thả, chạy theo mốt sống thử trước hôn nhân hiện nay là
do thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, hoặc giáo dục còn quá lỏng lẻo khi các
em đang trong độ tuổi mới lớn, bắt đầu có những rung động đầu tiên trong tình
cảm…Vậy nên do cha mẹ khơng quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình,
khơng động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao
chúng khơng hư hỏng? 2
Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền,
không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho
con là đủ mà cịn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững
biết yêu”.1
Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM
thì cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ
là do sự giáo dục của gia đình cịn q lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các
em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”.1
Qua những nhận xét, chia sẻ của các chuyên gia tâm lý nhóm chúng em nhận
thấy rằng gia đình đúng là nguyên nhân quan trọng bậc nhất trong cách sống sau này
của mỗi người bao gồm cả lối “sống thử”. Vì nếu một người sống trong gia đình có
1


Vũ Văn Trình, "Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay", />
de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, đăng tải ngày 03/03/2011.
2

Hoàng Hạnh , “Thực trạng, hậu quả của trào lưu sống thử của giới trẻ hiện nay”,

đăng tải
ngày 07/06/2018

7


cha mẹ hay cãi vả, xào xáo thậm chí cịn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau thì
sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người đó. Người trong hồn cảnh trên có thể sẽ có cái
nhìn tiêu cực về hơn nhân, mang tâm lý sợ hơn nhân vì cho rằng nó là sự ràng buộc,
cùm kẹp…và sẽ chọn “sống thử” thay vì kết hơn để thốt khỏi ràng buộc hay hạnh
phúc hơn bố mẹ mình. Bên cạnh đó có những gia đình mà cha mẹ chỉ lo kiếm tiền,
giành hết thời gian cho công việc mà không quan tâm đến nhau cũng không quan tâm
đến cảm nhận của con mình. Điều đó cho thấy cha mẹ đã vơ tình làm con mình mất
niềm tin vào tình yêu thương, cho rằng cuộc sống sau hôn nhân chỉ tẻ nhạt, dựa dẫm
nhau về kinh tế…góp phần khiến con họ muốn sống thử để trải nghiệm một điều gì đó
mới mẻ mà không cần thiết đến hôn nhân.
2.2.2.3. Nguyên nhân từ xã hội
Để tìm hiểu nguyên nhân sống thử do ảnh hưởng từ xã hội nhóm chúng tơi đã
tham khảo ý kiến của các tiến sĩ tâm lý. Tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho rằng “Việc các bạn
trẻ “sống thử” trước hôn nhân khơng chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn
do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”,
một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay cịn gọi “tình u tốc
độ”1.Thật vậy do đất nước ta đang trên đà hội nhập để phát triển kinh tế nên văn hóa
Phương Tây cũng tràn vào dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước

hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc
đó” là bình thường, khơng ảnh hưởng hay mất mát gì thậm chí nó cịn làm cho bản
thân thoải mái hơn, hưởng thụ hơn nên khơng việc gì khơng thử.
Hơn nữa, do phương tiện truyền thông và mạng xã hội phát triển như ngày nay
việc các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả
những trang web về tình dục là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là trong độ tuổi mới lớn,
tâm lý bước vào giai đoạn mới thì những gì họ được đọc, được nghe là đều rất hứng
khởi và mong muốn thực hành, trải nghiệm ngay để bản thân trưởng thành hơn.
Thêm vào đó, hiện nay, Việt Nam vẫn cịn xem nhẹ việc giáo dục giới tính cho
học sinh, sinh viên. Vậy nên vẫn chưa có chương trình giáo dục giới tính chính thức
1

Vũ Văn Trình, "Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay", />
de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, đăng tải ngày 03/03/2011.

8


trong chương trình học phổ thơng. Dẫn đến tình trạng mặc dù sinh viên đã lớn tuổi đời,
đã được tự do yêu đương nhưng kiến thức về giới tính để bảo vệ chính bản thân mình
các bạn vẫn chưa hiểu biết rõ, phần lớn còn nhiều sự e ngại và xấu hổ khi nghe đến nó.
Cịn những quốc gia phát triển phương Tây, tuy vấn đề tình dục được giới trẻ quan
điểm rất thoáng nhưng vấn nạn nạo phá thai rất ít vì họ được trang bị kiến thức giới
tính vững vàng, có khả năng tự làm chủ và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Sự khác biệt này đã bị nhiều bạn trẻ phớt lờ khi tiếp thu văn hóa phương Tây dấn đến
tình trạng họ ồ ạt sống thử rồi kéo theo những hệ lụy không mấy tốt đẹp.
Ngồi những ngun nhân cơ bản trên thì sống thử cũng có thể là một thói quen
của các bạn sinh viên khi họ đã vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng
ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn
cảnh đưa đẩy.

2.2.3. Hệ quả của việc sống thử
2.2.3.1. Tác động tích cực
Cho phép các cặp tìm hiểu sự hoà hợp lâu dài.
Khi sống chung với nhau, những thói quen sinh hoạt, những tật xấu, cả những
tính cách “bên trong” của mỗi người đều sẽ được thể hiện ra. Việc sống chung có thể
coi là cách hiệu quả để tìm hiểu nửa kia có thực sự phù hợp với mình hay khơng. Đối
với những cặp đơi có mối quan hệ nghiêm túc có ý định tiến tới lâu dài, thì sống thử
được xem như là một phép thử trước hơn nhân, là để xem để hai người có yêu nhau đủ
để có thể thoả hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân để có chỗ cho người kia khơng.
Tạo chỗ dựa tinh thần cho những người sống xa gia đình
Đối với nhiều người, mà nhất là sinh viên, việc sống xa gia đình là một thách
thức tinh thần cực kỳ lớn. Sống ở nơi người dưng đất lạ với nhiều nỗi lo toan bộn bề,
khơng có người thân để chia sẻ, dựa vào đã vơ tình tạo ra một khoảng trống lớn trong
tinh thần của những con người sống xa quê. Sống với người mình yêu thương mang
đến cho họ nhiều an ủi về mặt tinh thần. Nửa kia vừa như một điểm tựa vững chắc để
dựa vào vừa như động lực thúc đẩy, khiến cho cuộc sống xa q có ý nghĩa hơn. Nếu ở
một mình, có khi bạn ăn uống linh tinh, dở bữa, nhưng ở với ai đó, tự nhiên bạn ăn

9


uống đúng giờ hơn và có động lực để ăn uống lành mạnh hơn. Những việc tẻ nhạt như
đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều.
2.2.3.2. Tác động tiêu cực
Học hành sa sút
Một trong những hậu quả của việc sống thử chính là học hành sao nhãng, sa sút.
Việc chìm đắm quá nhiều trong tình u và tình dục khiến cho tâm trí học hành của
những người trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực như ghen tuông hay
những khi đơi bên cãi vã. Hơn nữa, có them một mối quan hệ là có thêm trách nhiệm.
Tuổi 19, 20 để lo cho cuộc sống của chính bản thân mình đã có nhiều trở ngại. Liệu

khi về sống thử, họ có đủ thời gian để vừa lo cho việc học, vừa lo cho cuộc sống của
nửa kia? Nếu không dành nhiều thời gian cho nhau hơn trước thì họ sẽ cảm thấy tình
cảm bị phai nhạt nên họ sẽ bỏ bê việc học hành để quan tâm cũng như đi chơi cùng
người yêu.
Sống thử thường không bền
Cuộc sống vợ chồng là cuộc sống đã có sự ràng buộc và bảo vệ của pháp luật và
gia đình hai bên cịn sống thử là cuộc sống chỉ có hai bạn chấp nhận sống với nhau,
khơng có bất kỳ sự ràng buộc nào. Vì vậy sống thử không thể bền vững như cuộc sống
vợ chồng. Khi đã là vợ chồng thì đơi khi có sự cãi vã, lục đục nhưng vì trách nhiệm, vì
ý thức xây dựng cuộc sống lâu dài, mà họ thường nhường nhịn nhau, cùng nhau vượt
qua những khó khăn. Nhưng sống thử thì ngược lại hồn tồn. Thời gian đầu, có thể
những người trẻ sẽ cảm thấy thú vị khi tìm hiểu những điểm tốt, điểm xấu của nhau,
nhưng khi xung đột xảy ra thì với tâm lý “ khơng hợp thì bỏ” thì khả năng tan vỡ của
các cặp đôi là rất lớn. Cụ thể: Theo thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hơn nhân,
đặc biệt là ở sinh viên, có trên 90% các cặp đơi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự
quyết định cuộc sống của mình, chưa có cơng ăn việc làm ổn định 1. Số liệu của Trung
tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng cho biết, chỉ 10-15% các cặp sống thử ở
Việt Nam là đi đến hôn nhân, và cuộc hôn nhân cũng thật mong manh2.
Vấp phải những vấn đề truyền thống, dư luận xã hội
1
2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cập nhật ngày 03/07/2021.
“Sống thử - Mốt và hậu quả”. Phapluatvn.vn. đăng tải ngày 1/10/2015.

10


Người dân nước ta từ trước đến nay ln có quan niệm rằng việc nam nữ kết hơn
danh chính ngơn thuận thì mới có thể về chung sống cùng nhau. Phụ nữ phải thủ tiết,

trinh nguyên trước khi về nhà chồng. Việc sống thử trước khi kết hôn là đi ngược lại
với những giá trị văn hóa truyền thống xưa nay của dân tộc. Một thống kê ở Việt Nam
năm 2015 cho thấy 85,7% sinh viên khi được hỏi đều nhận định sống thử ảnh hưởng
đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt 1. Chính vì vậy mà những người sống
thử, dặc biệt là nữ giới, thường bị chỉ trích, dị nghị. Khơng những thế gia đình của họ
cũng có thể sẽ bị tai tiếng, người đời rẻ khinh.
Về vấn đề sức khỏe và tâm lý
*Vấn đề bạo lực, bạo hành
Trên thực tế xảy ra khơng ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất
hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát, đánh đập
mà người con gái thường phải nhận thiệt về mình. Bản thân người con gái khi đã chọn
sống thử ở xã hội Việt Nam thì ít nhiều đã bị coi như việc trái với đạo lí. Khi bạo hành
xảy ra, họ chỉ có thể cắn răng mà chịu mà khó có thể mở lời để nhận sự che chở của
gia đình, xã hội, điều này sẽ gây nên những tổn thương tinh thần sâu sắc.
*Vấn đề nạo phá thai
Những ham muốn, tò mò của tuổi mới lớn cùng với sự thiếu hiểu biết về tình dục
cũng như những biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục trong sống thử sẽ làm gia tăng
các ca mang thai ngoài ý muốn. Và tất nhiên, việc phải làm những ông bố, bà mẹ ở độ
tuổi quá sớm, điều kiện kinh tế chưa ổn định là cú sốc và thử thách lớn đối với những
người trong cuộc. Nếu đôi bên cùng chịu trách nhiệm, tiến tới xây dựng hơn nhân gia
đình thì khơng có gì bàn cãi, nhưng nếu người trong cuộc, đặc biệt là người đàn ông
chối bỏ trách nhiệm để lại người phụ nữ phải chịu sự dèm pha, tủi nhục khi mà “ chưa
chồng mà chửa” thì nạo phá thai là biện pháp, có thể nói là “nhanh, gọn, lẹ” giải quyết
vấn đề. Số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết, mỗi năm cả nước có
gần 300 nghìn ca nạo phá thai mà chủ yếu rơi vào độ tuổi 15-19. Trong đó, có 20-30%
là phụ nữ chưa kết hơn, 60-70% mới chỉ là học sinh, sinh viên2 . Theo một điều tra tại
Trung Chuyên, “Nghiên cứu về sống thử”. đăng tải ngày 14/01/2012.
Ngọc Vy, “ 60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh”, , đăng tải
ngày 24/04/2021.
1


2

11


TP HCM, sang chấn tâm lý sau khi phá thai, nhất là ở độ tuổi vị thành niên là rất
khủng khiếp. Trong đó, nhiều nhất là sang chấn dưới dạng suy nhược tinh thần chiếm
tỷ lệ 27,5%1. Khơng chỉ có thế, việc này còn dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ bị
suy giảm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vơ sinh sau này. Hơn nữa, theo góc độ tâm
linh, dù khía cạnh này vẫn chưa được khoa học chứng minh, nhưng từ thực tế cuộc
sống xung quanh bản thân, có một điều chắc rằng mỗi đứa trẻ bị mất đi ngay từ trong
bụng mẹ, linh hồn của chúng vẫn sẽ mãi đi theo người cha, người mẹ của mình. Đặc
biệt, nếu chúng bị mất đi do sự chủ ý của cha mẹ, chúng sẽ gây nên cảm giác ám ảnh,
tội lỗi và những vấn đề sức khỏe không thể lí giải được suốt đời người cha, người mẹ
ấy.
Di chứng tương lai
*Vấn đề về hạnh phúc, hôn nhân.
Những người đã từng trải qua cuộc tình mặn nồng, sống thử với nhau, “trao thân
gửi phận cho nhau” nhưng cuối cùng lại đi vào tan vỡ, ít nhiều để lại những vết thương
tinh thần, mất dần niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc. Nhiều phụ nữ trong quá khứ đã
“từng trải” sẽ rất dễ phải đối mặt với vấn đề trinh tiết với chồng và gia đình chồng.Từ
đó phát sinh tâm lý tự ti, mặc cảm suốt cuộc đời. Chưa kể, chính q khứ từng trải đó
sẽ có thể trở thành công cụ để “người cũ” đe dọa tống tiền, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống hôn nhân sau này.
*Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ “lỡ” bị tạo ra trong một cuộc sống thử tan vỡ
Cái tai hại hơn và khơng đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể
chúng sẽ khơng được thấy ánh dương mặt trời của sự “nhẫn tâm và tàn nhẫn” của cha
mẹ. Hay nếu được sinh ra thì cũng sẽ tổn thương ít nhiều vì thiếu vắng sự ấm áp từ
tình thương của cha hoặc mẹ. Nghiêm trọng hơn, đứa trẻ con vơ tội ấy lại sẽ có thể

nhận lấy sự khinh miệt, rẻ rúng của xã hội và những người xung quanh. Và như thế,
đứa trẻ đó sẽ lớn lên với những tổn thương tin thần không thể nào bù đắp được…, ảnh
hưởng rất lớn đến thế hệ sau này.

Lê Phương-Khánh Hằng, “Việt Nam chỉ đứng sau 2 cường quốc dân số về nạo phá thai”,
đăng tải ngày 11/08/2018.
1

12


Thiếu sự bảo vệ của pháp luật
Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể tiềm ẩn
nguy cơ phát sinh các hành vi phạm tội, vấn đề về con cái, quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con (trong trường hợp có con), giải quyết các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và
hợp đồng…Tuy nhiên, sống thử là nam nữ sống chung như vợ chồng khơng có đăng
ký kết hơn, nghĩa là giữa họ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Pháp luật về
hơn nhân gia đình, mà hiện hành là luật hơn nhân gia đình 2014 khơng có quy định
bảo vệ cho loại quan hệ tiền hôn nhân này. Bởi vậy khi có tranh chấp phát sinh từ
“Sống thử” thì mối quan hệ giữa nam nữ sẽ khơng được pháp luật bảo vệ
Như vậy, đứng từ góc độ trung lập, nhóm em thấy rằng sống thử có thể mang lại
hạnh phúc, ấm áp cho những người trẻ tuổi trong những năm tháng tuổi xn mà
khơng bị gị bó, ràng buộc, là công cụ để giúp kiểm tra “nửa kia của mình” nhưng nếu
quá sa đà vào sống thử mà khơng nhận thức được những hậu quả có thể ập đến thì
những người trẻ có thể sẽ trả giá rất đắt bởi sống “thử” nhưng người “thật”, việc
“thật”, hậu quả “thật” và khơng bao giờ có thể xóa bỏ được…

13



2.3. Giải pháp
2.3.1. Về bản thân
2.3.1.1. Cải thiện bản thân
Bản thân các bạn nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình u, về hơn
nhân gia đình. Phần lớn giới trẻ thường trơi mình theo văn hố phương Tây và dần
qn đi văn hố Phương Đơng, bỏ qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người
Việt Nam. Khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, giới trẻ khó được tiếp xúc những kiến
thức quan trọng, nền tản về tình u, sống thử như mặt tích cực và tiêu cực của những
vấn đề này đối với bản thân. Nên trong quá trình phát triển bản thân, họ thường để cảm
xúc bản thân lấn át đi những tiêu chuẩn đạo đức và lãnh những hậu quả nghiệm trọng.
Hơn nữa, các bạn nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học
hỏi và nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề sống thử. Có trách nhiệm với quyết
định lựa chọn sống thử của mình. Việc sống thử dù nhằm mục đích gì cũng khơng
vượt qua khuôn khổ đạo đức và pháp luật.
2.3.1.2. Đặt ranh giới của bạn về vấn đề “sống thử”
Cho đối tác của bạn biết những gì bạn đang có và khơng thoải mái khi nói đến
những thứ như khơng gian cá nhân, khoảng thời gian hai bạn dành cho nhau. Việc này
khá có ích để người u của bạn hiểu bạn hơn. Nếu đối tác của bạn vẫn cố gắng vượt
qua ranh giới mà bạn đã đặt ra, chứng tỏ thứ mà người kia cần không phải là bạn mà
chỉ để thỗ mãn những ham muốn mà thơi. Nếu đối tác của bạn tơn trọng và tạo ra
khơng gian thỗ mãn nhu cầu của hai mà vẫn không xâm phạm tới khơng gian riêng tư
của bạn thì đây là một mối quan hệ đáng để duy trì.
2.3.1.3. Thay thế việc “sống thử” bằng các hoạt động ngoài trời hoặc làm việc cùng
nhau
Việc tham gia cùng nhau các hoạt động ngoài trời: như đi ăn, xem phim,hẹn
hò,đi chơi,tham gia các hoạt động tình nguyện,… sẽ khiến cặp đơi hiểu nhau hơn.
Thay đổi quan niệm “tình u tốc độ”1 mà thay vào đó hãy dùng thời gian. Thời gian
mới chứng minh tất cả, chỉ khi cả 2 phải cùng nhau trải qua thăng trầm, khó khăn trong
cuộc sống thì mới xác định được người bạn đời của bạn là ai. Làm việc cùng nhau
Vũ Văn Trình, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay” , 03/03/2011, tr.

1

14


cũng là một cách hữu hiệu để thấu hiểu điểm mạnh, yếu, cũng như sở thích của đối
phương. Khi đó, sự phân chia công việc cũng sẽ tương tự phân chia việc nhà khi trở về
sống chung. Vậy cớ gì chúng ta không thay thế việc “sống chung một nhà trước hôn
nhân” bằng các hoạt động làm việc cùng nhau, để có thể quan sát và hiểu đối phương
hơn. Sau khoảng thời gian dài, mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ thì chắc hẳn cánh cửa hơn
nhân sẽ cách đó không xa.
2.3.1.4. Cố gắng dành những khoảng thời gian rảnh của bản thân đi làm thêm,
kiếm thêm thu nhập
Nghe có vẻ vô lý nhưng việc này khá hữu hiệu để hạn chế việc “sống thử”. Đây
có thể là nguồn thu nhập thêm để trang trải cho cuộc sống của bạn. Đồng thời có thể
giúp bạn trải nghiệm nhiều chuyện trong cuộc sống, tiếp xúc với nhiều người, từ đó có
kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cũng như trong tình yêu.
2.3.2. Về gia đình
Vì cha mẹ đã cho con cái họ nguồn sống nên bản thân phụ huynh cũng phải giáo
dục cho con cái của mình. Do đó, họ phải nhận ra rằng họ là nhà giáo dục đầu tiên của
con cái. Cha mẹ phải giáo dục con cái một cách đúng đắn, nghiêm khắt, quan tâm đến
con cái, khơng ỷ lại, giao phó cho nhà trường. Làm gương để con cái noi theo, tránh
những tình trạng mâu thuẫn, lục đục, cãi vả với nhau trong gia đình, cố gắng xây dựng
hạnh phúc và vun đắp một gia đình hồ hợp.1
2.3.3. Về xã hội
Dưới góc độ văn hoá, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người
Việt Nam hiện đại gốc gác là những nơng dân, khó mà chấp nhận sống thử. Nhưng đó
là một thực tế “đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận 2. Nếu các bạn
trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ góc nhìn
văn hố phương Đơng để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng

triết học khoẻ mạnh của phương Tây. Xã hội nên bao dung hơn với những bạn trẻ đang
chung sống như vợ chồng, nên nhắc nhở, giúp đỡ để họ khơng đi vào ngõ cụt. Nếu có
phê phán chỉ theo hưởng một số người đã sống thái quá, dễ dãi, bng thả mình. Để
Phan Thị Ngọc Trâm,”Thuyết trình về vấn đề “sống thử” của giới trẻ hiện nay”,
09/11/2020, tr.
2
Như Trang, “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa”, ,
Truy cập ngày 26/7/2021.
1

15


đạt được điều đó, xã hội cần đưa những nhận thức về sống thử đến gần hơn với đời
sống thường ngày bằng những biện pháp: Thường xuyên tuyên truyền, tổ chức các
buổi ngoại khóa, giao lưu chia sẻ về sống thử, để mọi ng có cái nhìn khách quan về
sống thử; Thành lập các trung tâm, trang web chính thống tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm,
các vấn đề nảy sinh khi sống thử để chuyện sống thử trở nên lành mạnh, chính đáng,
tránh gây những hậu quả vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật như tư vấn sức khỏe sinh
sản, kinh nghiệm chi tiêu tài chính, giữ mối quan hệ hài hịa giữa 2 người; Đưa giáo
dục về tình u, giới tính vào chương trình giáo dục chính thống.
Đối với việc giáo dục giới tính, nhiều thế hệ trước cho rằng đó là “Vẽ đường cho
hươu chạy” nên vấn đề này thường là vấn đề nhạy cảm, ít khi được nhắc đến trong
việc giáo dục con cái trong gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Đó không
may lại trở thành căn nguyên cho những lầm đường, lạc lối của khơng ít bạn trẻ sau
này. Thà rằng “Vẽ đường cho hươu chạy nhưng chạy đúng” còn hơn để “hươu” “tự
chạy nhầm đường”. Vì thế, tóm lại điều quan trọng nhất, theo nhóm em, đó chính là
mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả xã hội, hãy có ý thức hơn trong việc nâng cao nhận
thức của bản thân và mọi người xung quanh trong vấn đề tình u và tình dục, để mọi
người có cái nhìn trực diện, khách quan hơn về vấn đề này, từ đó điều chỉnh hành

động và cách xử sự sao cho phù hợp nhất, tránh đi những hậu quả đáng tiếc sau này.

16


Kết luận
Hiện tại, vấn đề “sông thử” đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Sinh viên
hiện nay thường có quan niệm suy nghĩ rất “thống” trong vấn đề tình u, hơn nhân
và gia đình. Đa phần sinh viên đều cho rằng “sống thử” là hành vi xấu, lệch chuẩn,
nhưng một số sinh viên lại cho rằng đó là một chuyện bình thường.Vậy, chúng ta có
nên sống thử hay khơng.
Đối với việc sống thử nói riêng và cuộc sống nói chung, chúng ta cần phải suy
nghĩ thật kĩ lưỡng, thấu đáo và nguyên túc trước khi đưa ra quyết định.Hãy đưa ra một
quyết định sáng suốt và có chừng mực, nhớ rằng, khi bạn đưa ra một quyết định sai
lầm thì bạn đã mất đi một phần rất lớn trong cuộc đời
Khi sống thử, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn. Bạn phải tập
gồng gánh trước áp lực cũng như chấp nhận hậu quả. Hãy tự lượng sức để bảo vệ
khơng chỉ tình u mà cịn là cuộc sống, là tương lai sau này.
Việc gì cũng có tính hai mặt của nó, cũng như hậu quả hay kết quả của việc
“sống thử”. Một khi đã lựa chọn, bạn không thể thay đổi được, đừng hối tiếc mà hãy
đứng lên giải quyết các vấn đê. Hãy coi lựa chọn của bạn là một trãi nghiệm, một kỷ
niệm cũng như kinh nghiệm để tích lũy trong cuộc sống sau này.
Việc sống thử tuy có nhiều hậu quả và lợi ích nhưng việc ngăn cản hay cấm đốn
thế hệ trẻ sống thử là một chuyện không mấy khả thi. Suy cho cùng, là sinh viên, ta
không nên tập trung quá nhiều vào chuyện tình yêu hay tình dục, ta nên để dành nhiều
thời gian cho việc học, việc ảnh hưởng trực tiếp và dễ thấy nhất trong tương lai của ta
sau này.
Sống thử không phải là việc không đáng bị lên án trong xã hội hiện nay, quan
trọng nhất là nhận thức và tránh nghiệm của mỗi người về vấn đề này. Đồng thời vấn
để về giáo dục giới tính cần được nhận thức đúng đắn và phổ biến rộng rãi.


17


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hải Trần, "Sống thử- Đời nười không thể làm nháp quá nhiều lần",
đăng tải ngày 24/05/2019.
2. Vũ Văn Trình, "Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay",

/>
đăng tải

ngày 03/03/2011.
3. Lý Lạc Long, “Sống thử: Cái vịng lẩn quẩn? Cái bẫy của hơn nhân?”,
,
đăng tải ngày 05/10/2020.
4. Báo cáo đề tài nghiên cứu môn Kỹ năng lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề,
trường Đại học Điện Lực năm 2014.
5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thử.,
03/07/2021.
6. Dương Thanh Hà, “Top 9 tác hại của việc sống thử”, ,
22/02/2021.
7. Hoàng Hạnh , “Thực trạng, hậu quả của trào lưu sống thử của giới trẻ hiện
nay”, đăng tải ngày 07/06/2018
8. “Sống thử - Mốt và hậu quả”. Phapluatvn.vn. đăng tải ngày 1/10/2015.
9.Trung Chuyên, “Nghiên cứu về sống thử”. đăng tải ngày
14/01/2012.
10. Ngọc Vy, “ 60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh”,

, đăng tải ngày 24/04/2021.

11. Lê Phương-Khánh Hằng, “Việt Nam chỉ đứng sau 2 cường quốc dân số về

nạo phá thai”, đăng tải ngày 11/08/2018.
12. Phan Thị Ngọc Trâm,”Thuyết trình về vấn đề “sống thử” của giới trẻ hiện

nay”, 09/11/2020, tr.

18


13. Như Trang, “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa”,

, truy cập ngày 26/7/2021.

19



×