Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TRÌNH BÀY CHỦ TRƯƠNG KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC CỦA ĐẢNG. LIÊN HỆ VỚI NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỒNG THỜI HAI NHIỆM VỤ KÉP LÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID19 TRONG TÌNH HÌNH COVID HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.03 KB, 15 trang )

Câu hỏi tiểu luận:
“TRÌNH BÀY CHỦ TRƯƠNG KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC CỦA ĐẢNG. LIÊN HỆ VỚI
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH
ĐẠO THỰC HIỆN ĐỒNG THỜI HAI NHIỆM VỤ KÉP LÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
PHỊNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH COVID HIỆN NAY”

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2
A. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng.....................................................2
I/ Bối cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8/1945...................................................2
II/ Nội dung chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng chiến kiến quốc”
25-11-1945.............................................................................................................3
III/ Triển khai chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng chiến kiến
quốc”......................................................................................................................4
1.Nội chính..........................................................................................................4
2. Kinh tế tài chính:.............................................................................................4
3.Văn hóa (Diệt giặc dốt)...................................................................................4
4. Quân sự - ngoại giao.......................................................................................5
IV/ Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm....................5
B. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng chống dịch
bệnh Covid-19 hiện nay.............................................................................................6
I/ Nguồn gốc đại dịch Covid-19.............................................................................6
II/ Trái ngọt từ sự kiên trì thực hiện mục tiêu kép.................................................7
III/ So sánh kết quả của chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” và “mục tiêu kép” mà
Đảng đề ra..............................................................................................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................11


Tài liệu tham khảo:..................................................................................................12

2


3


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng là một trong những báo cáo khoa học
nhỏ, qua đó nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích và
giải quyết các vấn đề khoa học được đặt ra, cũng như nắm được đường lối và chính
sách của Đảng Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã đứng trước
những thách thức tưởng chừng khó vượt qua: thù trong, giặc ngồi và những khó khăn
về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội,...do chế độ thực dân phong kiến để lại. Vận mệnh
dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành
Đảng cầm quyền, đứng trước tình thế phức tạp, buộc Đảng lại phải rút vào hoạt động bí
mật (dưới hình thức tuyên bố "Tự ý giải tán" từ ngày 11-11-19451), nhưng vẫn duy trì
phương thức lãnh đạo "khơn khéo", "kín đáo". Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng
phải có hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời
công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 25-11-1945, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị phân tích những
thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh, nhận định lực
lượng hồ bình, dân chủ thế giới đã mạnh hơn lực lượng chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của đảng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kì nước ta mới ra
đời. Để hiểu thêm về công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kì này, chúng em xin
nghiên cứu đề tài: “Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày
25/11/1945”.


1


PHẦN NỘI DUNG
A. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
I/ Bối cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8/1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải
đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế
quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam
(Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ
tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội
Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay
cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức,
thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó cịn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân
Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho
quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động.
Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối,
cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng chống lại
chính quyền cách mạng và địi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên
cộng sản phải từ chức. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân
treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy!
Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng
suốt phân tích tình thế với 2 khả năng:
2



+ Đành mất chính quyền quay về kiếp sống nơ lệ.
+ Củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ
Từ chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh
mới của dân tộc là cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ vững chính
quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.
Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp bách
nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Ngày
25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị nhận
định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách
lớn lao của cách mạng nước ta. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra 4 nhiệm vụ chủ
yếu của nhân dân cả nước ta lúc nay là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân"(4).
II/ Nội dung chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng chiến kiến
quốc” 25-11-1945.
Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt
Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là: “dân tộc trên hết, tổ quốc
trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông
Dương và chỉ rõ “ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung
ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần
khẩn trương thực hiện là: “ củng cố chính quyền, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ
nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên kì nguyên tắc thêm
bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ Hoa -Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới
Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
3


III/ Triển khai chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng chiến kiến
quốc”.

1.Nội chính
+ Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hơm đó đều dành vị trí trang
trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự
Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo
Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam
nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng
vào hội đầu tiên của nước ta.”
+ Ra hiến pháp 9/11/1946: ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và
xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đồn kết tồn dân, khơng phân biệt giống nịi, gái trai, giai cấp, tơn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
2. Kinh tế tài chính:
+ Diệt giặc đói:
+ Phát động “tuần lễ vàng”, “ tuần lễ đồng” ủng hộ quỹ độc lập.
3.Văn hóa (Diệt giặc dốt)
Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong tồn dân, được Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945
(sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào

4


này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam
lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc đói").
4. Quân sự - ngoại giao.
+ Đội Việt Nam giải phóng quân thành lập ( 5 - 1945 ) được chuyển thành Vệ quốc
đoàn ( 9 - 1945 ) và thành Quân đội quốc gia ( 22 - 5 - 1946 ).
+ Cuối 1945, lực lượng tự vệ ở xã, huyện phát triển với số lượng hàng vạn người.

+ Thúc đẩy , động viên toàn dân cùng nhau tham gia kháng chiến .
IV/ Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.
1. Kết quả.
+ Về chính trị- xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới.
+ Về kình tế, văn hố: các lĩnh vực sản xuất cũ được phục hồi, sản xuất mới được
phát triển, đẩy lùi được nạn đói, bước đầu xây dựng được nền văn hố mới.
+ Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Chính quyền được đảm bảo an toàn trước
những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
2. Ý nghĩa.
+ Bảo vệ được nền độc lập, xây dựng được nền móng cho chế độ xã hội mới.
+ Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
3. Nguyên nhân thắng lợi
+ Đánh giá đúng tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
+Phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
4. Bài học kinh nghiệm.
+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào nhân dân để bảo vệ chính
quyền.
+ Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
5


+ Tận dụng khả năng hồ hỗn để xay dựng lực lượng, đồng thời ln sẵn sàng
ứng phó với mọi tình huống khi địch bội ước.
B. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng chống dịch
bệnh Covid-19 hiện nay
I/ Nguồn gốc đại dịch Covid-19
Đại dịch COVID-19, hay còn được gọi là Đại dịch virus corona, là một đại dịch bệnh
truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành
phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc
viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ
đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán
buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân
lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là
2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới
79,5%. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm
2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng
1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao
gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm
virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh
vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết
định phong tỏa Vũ Hán, tồn bộ hệ thống giao thơng cơng cộng và hoạt động xuất nhập khẩu đều bị tạm ngưng. Nhiều thông tin cho rằng việc Virus Sars-Cov-2 bắt nguồn
từ phịng thí nghiệm ở Vũ Hán nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thơng tin
chính thức, cũng có thể dịch từ hoang dã và lây lan ra thành dịch. Ngày 11 tháng 3 năm
6


2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch tồn
cầu". Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên tồn cầu, bao gồm: hạn chế đi
lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến
hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đơng người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phịng
bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngồi khi khơng cần thiết, đồng thời chuyển đổi mơ
hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví
dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của
Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương
pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới

những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các
trường học cũng đã phải đóng cửa trên tồn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc
gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên tồn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3
năm 2020. Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao
gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại
và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông
tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
II/ Trái ngọt từ sự kiên trì thực hiện mục tiêu kép
Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế
thế giới và trong nước, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các bộ, ngành và địa phương là
thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Việc
chống dịch bệnh được coi như là việc chống giặc được người dân cả nước hường ứng
và đồng lịng thực hiện. Nhìn về lịch sử, trải qua các cuộc chiến đấu chống quân thù,
đặc biệt là cuộc chiến chống thực dân Pháp năm 1945, nhà nước đưa ra chỉ thị “Kháng
7


chiến kiến quốc” với khẩu hiệu là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết". Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc nêu ra 4 nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước ta lúc nay là "củng cố
chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho
nhân dân”. Nếu coi dịch bệnh Covid-19 như việc thực dân Pháp xâm lược thì nhà nước
cần phải có những biện pháp thứ nhất là ổn định long dân cùng với đó phịng chống
dịch bệnh một cách kịp thời và chính xác. Bối cảnh khơng hơn loạn giống như trong
kháng chiến chống pháp, nhà nhân dân luôn đặt niềm tin vào Đảng và nhà nước chung
sức một lịng đẩy lùi dịch bệnh. Điều đó được nhìn thấy ở việc khi bất cứ một chỉ thị
nào được đưa ra, nhân dân chúng ta đều tuân thủ thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn tồn tại những mặt chưa tốt từ một số ít cá nhân hay tập thể không tuân thủ,
khai báo y tế không trung thực và thậm chí có những trường hợp chốn cách ly làm lây
lan dịch bệnh hết sức nguy hiểm.

Mặc dù vẫn cịn gặp khó khăn trong việc phịng chống dịch bệnh, nhưng trong 6 tháng
đầu năm, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,64%, trong đó, quý II có tốc độ khá
hơn, ước đạt 6,61% theo số liệu Tổng cục Thống kê mới công bố, so với dự báo có thấp
hơn một chút. Trong tình hình hiện nay, nhất là đợt dịch bệnh thứ 4 bùng phát tác động
rất lớn khơng chỉ đối với ngành dịch vụ mà cịn đến cả hoạt động sản xuất thì kết quả
tăng trưởng như vậy là rất thành cơng. Đóng góp chủ yếu, với tỷ lệ tới hơn 59% là khu
vực công nghiệp và xây dựng. Nơng nghiệp cũng có mức tăng trưởng khá, trong khi
dịch vụ có khó khăn hơn. Các chỉ số như xuất khẩu, thu ngân sách đều tích cực, đặc biệt
lạm phát trong tầm kiểm soát trong khi biến động giá cả rất nhiều, nhất là giá xăng dầu,
vận tải… Ngành dịch vụ, việc đóng cửa một số dịch vụ đô thị như vũ trường, sân golf,
quán ăn… không ảnh hưởng nhiều đến đóng góp vào GDP ngay. Tuy nhiên phải nhìn
ảnh hưởng ở góc độ lao động và thu nhập của người lao động, kéo theo đó là sức mua
trên thị trường. Để thực hiện mục tiêu kép, duy trì tăng trưởng, chúng ta dựa trên 3 trụ
cột, đó là tăng xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa và tăng đầu tư cơng. Ngồi làm
8


gãy đổ đối với ngành du lịch, dịch bệnh còn ảnh hưởng lớn đến thương mại, nhất là tại
những thành phố lớn. Ngồi ra, cịn vấn đề xâm nhập của dịch bệnh vào các khu công
nghiệp trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam là chế biến, chế tạo gắn
với xuất khẩu. Tuy vậy, những nỗ lực và kết quả chống dịch xâm nhập vào các khu
công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang và gần đây nhất là TPHCM, Bình Dương và Đồng
Nai cho thấy tình hình đã ổn định, sản xuất đã được khôi phục. Cùng với đó, những chỉ
số của thị trường chứng khốn, hoạt động tài chính - ngân hàng, bất động sản khá ổn
định. Nếu đợt dịch thứ 4 này tiếp tục được kiểm soát hiệu quả, tăng trưởng kinh tế 6
tháng cuối năm sẽ đạt kết quả cao hơn và mục tiêu tăng trưởng GDP mức 6,5% trong
năm 2021 là có thể đạt được. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các đợt dịch trước đây,
những giải pháp hỗ trợ của Chính phủ cho người dân cần làm tốt hơn, nhất là trong đảm
bảo an sinh xã hội. Đối với các doanh nghiệp, dù có khó khăn thế nào cũng cần hạn chế
tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất bằng các chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, nhất là

những ngành then chốt của nền kinh tế, không phân biệt tư nhân hay nhà nước.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đã ra đời và
chúng ta đang triển khai tiêm phòng cho người dân. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến
chiều ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm 1.991.059 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó,
số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phịng COVID-19 là 89.833 người.Riêng trong
ngày 17/6 có thêm 200.263 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 51
tỉnh/Thành phố. Nhà nước vẫn đang tiếp tục tiêm vắc-xin cho người dân, đặc biệt là
những khu công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm, hướng tới miễn dịch cộng
đồng.
III/ So sánh kết quả của chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” và “mục tiêu kép” mà
Đảng đề ra

9


Về trính trị xã hội: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã xây dựng được nền móng cho
một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần
thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử.
Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính
quyền từ trung ương đến các làng, xã và các cơ quan tư pháp, tịa án, các cơng cụ
chun chính như Vệ quốc đồn, Cơng an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các
đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng
Cơng đồn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng.
Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập. Trong khi đó qua việc
thực hiện “mục tiêu kép”, chúng ta đã ổn định được đời sống của người dân thời kỳ
Covid đảm bảo việc làm cho mọi người và thực hiện việc tiêm phịng vắc-xin cho tồn
thể người dân
Về kinh tế văn hóa: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã phát động phong trào tăng
gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vơ lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%,
xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi. Cuối năm 1945, nạn

đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.
Tháng 11-1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức
khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước
đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân
học vụ được thực hiện sơi nổi. Cuối năm 1946 cả nước có thêm 2.5 triệu người biết đọc,
biết viết. Trong khi đó, việc thực hiện mục tiêu kép đã giúp nền kinh tế nước nhà đần
khôi phục và đi lên. Việc diễn biến Covid phức tạp không làm ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu của chúng ta. Bên cạnh đó kinh tế trong nước cũng đã khởi sắc, tình
trạng doanh nghiệp phá sản đã giảm thiểu.

10


KẾT LUẬN
Dù cho hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù là kháng chiến chống quân thù hay chống
dịch bệnh, việc Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng
và phát triển đất nước là mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước. Việc dịch bệnh
Covid như một lời cảnh tỉnh là kẻ thù chống phá nhà nước ln có mặt ở bất cứ
đâu, ln ln rình rập và đe dọa vì vậy việc xây dựng đất nước cần phải đi đôi với
việc bảo vệ. Chủ trương Kháng chiến kiến quốc đã đưa nước ta thốt khỏi nạn đói,
phát triển mọi mặt từ kinh tế văn hóa đến trính trị qn sự thì tương tự như vậy với
chính sách sang suốt của Đảng, việc thực hiện mục tiêu kép sẽ đưa nước ta thoát
khỏi vịng vây của Covid và trở lại cuộc sống bình thường, tiếp tục xây dựng nhà
nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

11


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. />
mui-vac-xin-phong-covid-19-ty-le-phan-ung-sau-tiem-duoi-20Vnexpress.net

12



×