Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Trình bày định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.71 KB, 19 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “ Trình bày định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở
nông thôn hiện nay”


Mục lục
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................2
1.Mục tiêu,quan điểm của Đảng và Nhà nước về Cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa thời kì đổi mới..............................................................................2
1.1.Mục tiêu của Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa..................................2
1.2.Quan điểm về Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa...............................2
2. Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn gắn liền với phát triển
tri thức...............................................................................................4
3.Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay..................8
3.1. Giải quyết việc làm ở nơng thơn và vấn đề cần thiết....................8
3.2. Chính sách của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm ở nông thôn và thực
trạng giải quyết việc làm............................................................9
3.2.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong
những năm qua.......................................................................................9
3.2.2.. Giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước
ta...............................................................................................11
3.3. Liên hệ thực tế địa phương và đề xuất giải pháp tại huyện Gia Viễn – tỉnh
Ninh Bình......................................................................................13
KẾT LUẬN................................................................................................15


LỜI MỞ ĐẦU
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam hồn tồn được giải
phóng hồn tồn, Bắc Nam thống nhất một nhà thì nhiệm vụ quan trong trước
mắt của Đảng ta lúc này là tập chung xây dựng phát triển kinh tế đất nước để


đưa đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu vươn lên trở thành một đất nước
hùng mạnh, sáng ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN thì cái thiếu nhất là cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền sản xuất hiện
đại. Vì thế Đảng ta xác định cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung
tâm của suốt thời kỳ quá độ.
Vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: q trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã
hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động với công nghệ, phương tiện với phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa
trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra
năng xuất lao động xã hội cao
Nhờ áp dụng đúng đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, trong
suốt hơn 30 năm qua nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc,
phần lớn người nghèo sống ở nơng thơn nhờ đó đã cải thiện đời sống, đưa Việt
Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo với tốc độ
cao nhất trên thế giới. Vậy ‘Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn gắn với phát triển tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc
làm ở nông thơn hiện nay’, sau đây tơi xin trình bày quan điểm của mình về
vấn đề trên.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1.Mục tiêu của CNH, HĐH:
Để hiểu rõ hơn về luận điểm trên, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ mục
tiêu cốt lõi quan trọng của CNH, HĐH là gì?.

Vậy mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH là: “Cải biến nước ta thành một
nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN”. Từ
mục tiêu cơ bản trên chúng ta có thể rút ra được mục tiêu cụ thể của CNH,
HĐH thông qua Đại hội lần thứ X và XI như sau: “Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
1.2.Quan điểm về CNH, HĐH:
Trước tiên chúng ta hiển CNH, HĐH là q trình chuyển đổi căn bản,
tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã
hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động với công nghệ, phương tiện với phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa
trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra
năng xuất lao động xã hội cao.
Từ những mục tiêu trên, Đảng và nhà nước ta đã có nhưng quan điểm về
CNH, HĐH như sau:


Một là, cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài ngun, mơi trường. Đó chủ yếu là những
ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như: công nghệ thông tin, sinh học,
vật liệu mới… và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nhiệp, công
nghiệp, dịch vụ với điều kiện ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Song song
với tiến hành CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức cần phải bảo vệ tài nguyên
môi trường, như vậy, mới phát triển nhanh và bền vững.
Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập kinh tế quốc tế. CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi

thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo và được thực hiện chủ
yếu bằng cơ chế thị trường. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường
nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, đồng thời sử
dụng hiệu quả quá trình CNH, HĐH, hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, tiêu thụ sản phẩm mà
nước ta có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Để tăng trưởng kinh tế có 5 yếu tố cơ bản: Vốn; khoa học
và cơng nghệ; con người; cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước,
trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của CNH, HĐH cần đặc biệt phát triển giáo
dục đào tạo. Trong quá trình tiến hành CNH, HĐH, lực lượng cán bộ khoa học
và công nghệ, khoa học quản lý, đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc
biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đòi hỏi đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và
trình dộ, có khả năng nắm bắt, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến và sáng tạo công nghệ mới. Đại hội lần thứ XI chỉ rõ: “Phát triển và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một
đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ ”


Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH.
Khoa học và công nghệ có vai trị quyết định đến tăng năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế.
Muốn phát triển khoa học và công nghệ phải chọn lọc nhập công nghệ, mua
sáng chế kết hợp phát triển công nghệ nội sinh, nhất là công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, và công nghệ vật liệu mới.
Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Xây dựng CNXH ở Việt
Nam thực chất là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng,

văn minh. Vì vậy, phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, mới có khả
năng xố đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với bảo vệ
tài nguyên môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
2. CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP NÔNG
THÔN GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN TRI THỨC
Ðể thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan
trọng về phát triển bền vững. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh
thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an tồn xã hội.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn là một chủ trương
lớn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề
chính trị - xã hội của đất nước, đưa nơng thơn nước ta tiến lên trình độ văn
minh, hiện đại.


Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta được hình
thành và phát triển khá sớm trong quá trình đổi mới đất nước, tuy nhiên đến
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) Đảng ta mới chỉ rõ:
“Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm
năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. Như vậy qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết của Đảng,
đã có những sự thay đổi để phù hợp hơn với hoàn cảnh và đường lối cụ thể
trong từng giai đoạn.

Và trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta xác định là: Xây dựng nền nơng nghiệp
phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thơn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố
dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nơng thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hồ giữa
các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng
dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong
khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nông thôn mới.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng đã xác định q trình CNH, HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta hiên nay phải tập trung vào các nội dung cơ
bản sau: Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao
dựa nhiều vào tri thức; coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế


trong mỗi bước phát triển của đất nước; xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và
hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ; giảm chi phí trung gian, nâng cao
năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực
có sức cạnh tranh cao.
Phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với kinh tế
tri thức bởi: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và
sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra
của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề lớn trong CNH của các nước
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. CNH là q trình thu hẹp khu

vực nông nghiêp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng và đô
thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công
nghiệp và thành thị, là thị trường lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn
chiếm đa số dân cư ở thời điểm bắt đầu CNH (khoảng trên 70%).
Hướng phát triển CNH nông nghiệp nông thôn sẽ là: Chuyển dịch theo
hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản
xuất. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp
và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Quy hoạch
phát triển nông thôn: là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp những nội
dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa liên
quan đến con người và các cộng đồng sống ở nơng thơn theo các tiêu chí của
q trình phát triển bền vững.Quy hoạch phát triển nông thôn đồng thời là quy
hoạch tổng thể trên một vùng nông thôn rộng lớn có động vật,sinh vật và con
người cùng sinh sống. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trưởng không ngừng
mức sống của con người và đảm bảo phát triển bền vững.


Mục tiêu của quy hoạch phát triển nông thôn là:
 Phải xuất phát từ thực trạng và tiềm lực trong tương lai.
 Phải nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết, từ vi mơ đến vĩ mơ, từ lợi ích
cục bộ đến lợi ích tồn bộ.
 Mục tiêu nêu ra phải mang tính kinh tế- xã hội - mơi trường, đảm bảo
tính bền vững và có tính khả thi cao.
 Tránh áp đặt ý nghĩ chủ quan của người làm quy hoạch.
 Tránh gị ép theo mục đích chính trị.
 Tránh vội vã, đốt cháy giai đoạn.
Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao

động nông thôn.
Thứ hai, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và
đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một
điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp
Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong
nơng nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mơ tích tụ ruộng đất theo hộ.
Thứ tư, cần kết hợp hài hịa giữa việc thu hồi đất nơng nghiệp của nơng dân
với việc chuyển đổi mơ hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào
thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn.
trường, vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đây
cũng là một trong những cách tích cực góp phần giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn nước ta trong thời gian tới.


3. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƠNG THƠN
HIỆN NAY
3.1.Giải quyết việc làm ở nơng thơn là vấn đề cấp bách cần thiết bởi:
+ Vì trình độ dân trí ở nơng thơn rất thấp
+ Nơng thơn nước ta có diện tích rộng, dân số đơng, số người trong độ tuổi
lao động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay cịn thiếu việc làm, hoặc có việc làm
nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và yêu cầu củng cố quốc phòng - an
ninh (QP-AN) của đất nước. Vì vậy, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông
thôn hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược, là địi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp
thiết đối với sự phát triển bền vững của nước ta.
Do kinh tế nông thôn về cơ bản là thuần nông, lao động theo thời vụ,
ngành nghề phát triển chậm, nên sau khi thu hoạch mùa màng, nhiều người
khơng có việc làm, phần lớn phải đi tìm việc ở các đô thị và khu vực tập trung
công nghiệp (có địa phương chỉ cịn 20 - 30%, trong đó chủ yếu là người già và

trẻ em). Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn (nhất là trong thanh niên nông
thôn) là một trong những nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây mất an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các thế lực xấu có thể lợi dụng chống
phá. Do số lượng thanh niên ở nông thôn ra các đô thị và khu vực tập trung
cơng nghiệp tìm việc làm tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng dân số cơ học tăng
nhanh và tăng cao, tạo nên sự quá tải, gây nên những bức xúc về nhà ở, điều
kiện sinh hoạt, làm nảy sinh nhiều tiêu cực ở các khu vực này... Tình hình đó
khơng chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của các địa phương, làm cho
việc huy động nguồn nhân lực theo yêu cầu của sự nghiệp củng cố quốc phịng
khơng kịp thời, mà cịn có tác động xấu đến việc giữ gìn an ninh nơng thơn ở
mỗi địa phương và cả nước.


3.2.Chính sách của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm ở nông thôn
và thực trạng giải quyết việc làm.
3.2.1.Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong
những năm qua
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết
việc làm cho lao động nơng thơn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách
như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nơng thơn, chính sách phát triển
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nơng
nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp và nơng thơn...
Thứ nhất chính sách đất đai: Người nơng dân ln gắn với đất đai bởi đó là tư
liệu sản xuất trực tiếp của họ. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến Luật Đất đai
năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã từng thực hiện việc giao đất cho nông dân.
Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nơng dân. Họ có quyền tự chủ với
đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nơng
thơn được giải phóng.
Thứ hai chính sách tín dụng nơng thơn: Vốn là u cầu thiết yếu cho phát
triển sản xuất nói chung và nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Đặc biệt nơng

dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn ngày càng cần thiết. nay, một cơ sở
kinh doanh được vay đến 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu
đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất
kinh doanh và tạo việc làm. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nơng thơn có
thể mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản thân và
giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, làng xã.
Thứ ba phát triển nơng nghiệp hàng hố, đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp
và nơng thơn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và trang trại, phát


triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Khoa học - công nghệ được
áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng tăng.
Thứ tư chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong
những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước
ngồi.. Điều đó góp phần quan trọng xố đói giảm nghèo và tạo việc làm mới
trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân
lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm
việc.
Thứ năm chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn:
Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể như: Nghị quyết 120/HĐBT
ngày 11/4/1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết
việc làm trong những năm tới. Từ chương trình này, nguồn vốn 120 được hình
thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ
trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm
tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp
nông thôn, quỳ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư
nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nơng
thơn. Chương trình 327 phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển nông lâm

kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền
vững.
Thứ sáu chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn: Ngày
27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là
Đề án 1956). Trong Quyết định này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: "Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp


ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Nhà nước
tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính
sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao
động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham
gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn" 4. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng
quát: "Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nơng
thơn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao
động nơng thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục
vụ sư nghiêp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiêp, nông thôn”
Công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn thực sự là một trong
những bước đột phá đáng kể trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
nông thôn. Trước đây, người lao động ở nông thôn hầu như không được đào
tạo, họ chủ yếu chỉ lao động bằng kinh nghiệm cá nhân, không có nhiều điều
kiện tiếp cận với những kỹ thuật, cơng nghệ trong sản xuất nên hiệu quả sản
xuất không cao, lao động manh mún, nhỏ lẻ. Ngày nay, nhờ có công tác đào
tạo nghề, một bộ phận không nhỏ lao động nơng nghiệp đã có thể tiếp cận
được với kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, có định hướng phát triển nghề
nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững.
3.2.2.. Giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thơn nước

ta
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao
động nông thôn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,
mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế
mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển


dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất,
kinh doanh nhằm thay đổi những tập qn sản xuất nơng nghiệp cịn lạc hậu
của nông dân.
Thứ hai, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và đào
tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nơng nghiệp là một
điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Việc
đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn
sản xuất của địa phương để nơng dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng
ngay vào sản xuất canh tác.
Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn và cơ giới hóa trong
nơng nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mơ tích tụ ruộng đất theo hộ. Có như vậy
mới áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lao động nông
thôn sẽ ngày càng tiến dần đến nền sản xuất hiện đại. Trong nơng thơn, lao
động trồng trọt có tính thời vụ rất rõ rệt, do đó hiện tượng thiếu việc làm thể
hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa
chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hố các sản phẩm nơng nghiệp.
Ngồi ra, cần chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ bằng cách phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung
của ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nơng nghiệp. Đó là những ngành
nghề góp phần giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập

cho người lao động.
Thứ tư, cần kết hợp hài hịa giữa việc thu hồi đất nơng nghiệp của nơng dân với
việc chuyển đổi mơ hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào thế
mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mơ lớn. Cần
phải kết hợp hài hịa giữa việc hiện đại hóa sản xuất với phát triển theo hướng
bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa phát triển được các


ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản xuất hiện đại. Đây cũng là
một trong những cách tích cực góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn nước ta trong thời gian tới.
3.3..Liên hệ thực tế địa phương và đề xuất giải pháp tại huyện Gia
Viễn – tỉnh Ninh Bình.
Những năm qua, cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện
Gia Viễn đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần khơng nhỏ vào cơng
cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Đồng chí Triệu Trọng Thanh, Trưởng Phịng Lao động, Thương binh và Xã
hội huyện Gia Viễn cho biết: Trung bình mỗi năm huyện Gia Viễn có hàng
trăm người đến tuổi lao động, trong đó phần lớn là lao động xuất thân từ nông
thôn. Nhiều năm qua, Gia Viễn đã xác định giải quyết việc làm cho lao động ở
nông thôn với thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định là nhiệm vụ chiến lược
trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Trong công tác giải quyết việc làm, huyện coi trọng đào tạo nghề, truyền
nghề dưới nhiều hình thức để người nơng dân có việc làm tại chỗ cũng như
được tuyển dụng vào làm việc ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ban
chỉ đạo giải quyết việc làm của huyện ln được kiện tồn, có sự phân cơng,
phân nhiệm rõ ràng, cụ thể. Các phịng, ban, ngành, đồn thể có trách nhiệm
phối hợp với các đơn vị tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho người lao động.
Bên cạnh đó, Gia Viễn cịn tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, mùa vụ, phát triển trang trại, khôi phục một số

nghề truyền thống, phát triển hệ thống chợ.... góp phần tạo thêm việc làm cho
người dân. Từ đầu năm đến nay, Gia Viễn đã tổ chức hàng chục lớp dạy nghề:
dịch vụ, du lịch; mỹ nghệ; công nghiệp (điện, may mặc); chuyển giao tiến bộ
KHKT về trồng trọt, chăn nuôi... cho hàng trăm lượt người.


Ngồi ra, huyện cịn chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng
chính sách xã hội, các phịng chức năng tiến hành rà soát, phân loại đối tượng
nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo
có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất. Trong tổng số 6.500 đối tượng bị mất đất
sản xuất nơng nghiệp đã có 2.300 lao động có việc làm thường xuyên với mức
thu nhập ổn định. Với sự cố gắng nỗ lực cao của các cấp, ngành cùng những
giải pháp hiệu quả trên, trung bình mỗi năm, Gia Viễn đã giải quyết việc làm
mới cho 4.000 người. Đã có sự thay đổi trong nhận thức của người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm. Người lao động không thụ động, chờ đợi
Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm mà họ đã chủ động tạo việc làm cho mình và
cho người khác. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, tồn huyện đã có thêm
2.534 lao động có việc làm mới, chủ yếu ở các ngành nghề xây, mộc, thêu
ren…, góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Thời gian tới, Gia Viễn tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giải
quyết việc làm cho người lao động, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tạo việc làm
mới cho khoảng 4.800 người trong năm 2009. Để thực hiện được mục tiêu này,
Gia Viễn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành chức năng và nhất là
các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
Theo thống kê sơ bộ, hiện số lao động trong các khu, cụm công nghiệp
trên địa bàn là người địa phương vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 900 lao
động). Lý do chính là trình độ tay nghề của người lao động chưa thể đáp ứng
yêu cầu của các doanh nghiệp. Trong khi đó, huyện lại chưa có Trung tâm dạy
nghề nên nhiều lao động phải gửi đi đào tạo tại các địa phương khác. Việc thu
hút lao động vào các doanh nghiệp ở các cụm cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế,

nhất là trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn lao động…
Giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách
nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Gia Viễn. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình, mỗi


công dân trong độ tuổi lao động cũng cần nhận thức đầy đủ về vấn đề việc làm,
khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chủ động phấn đấu vươn
lên trong học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một cơng
việc có thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giải quyết việc làm một cách bền
vững.


KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, chúng ta hiểu được vai trị của cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thôn gắn liền với phát triển tri thức và khoa học
cơng nghệ trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tăng cường xây
dựng cơ sở hạ tầng để nhanh chóng hội nhập với thế giới và khu vực, đặc biệt
là cơ sở hạ tầng về máy móc trang thiết bị mới ứng dụng vào phát triển kinh tế
nông nghiệp và cơ sở hạ tầng về giao thông đường xá để di chuyển được thuận
tiện hơn rút ngắn khoảng cách đi lại tiết kiệm được chi phí vận chuyển và hiệu
quả năng xuất hơn . Tri thức khoa học là một trong những vấn đề được nhân
loại quan tâm nhất trong thời gian đại ngày nay. Bởi lẽ, nếu không có khoa học
cơng nghệ th ìđã khơng thể có và sẽ khơng thể có phát triển của xã hội lồi
người, lịch sử xã hội là q trình con người khơng ngừng nhận thức và cải tạo
thế giới bằng khoa học cơng nghệ: khoa học cơng nghệ gắn bó chặt chẽ với sản
xuất, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối với Việt Nam - một đất nước nơng nghiệp thì tri thức khoa học cơng
nghệ đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định đối với sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, vừa là nền tảng vừa là động lực. Vì

vậy chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của tri thức và tri thức khoa
học để có thể định hướng được hướng phát triển của đất nước. Là một sinh
viênđang ngồi trên giảng đường đại học, là nhà kinh tế tương lai của đất nước,
ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải nhận thức rõ được vị trí của bản thân, xác
định đúng vị trí vai trị to lớn của tri thức khoa học trong sự nghiệp kiến thiết
đất nước. Để sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
gắn với phát triển tri thức ở Việt Nam thành công, để khoa học công nghệ trở
thành nền tảng đòi hỏi sự nỗ lực mọi mặt trong việc tiếp thu và phát triển nông
nghiệp công nghệ cao của tất cả chúng ta một cách hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
dong-nong-thon/d20090922025300000.htm
2.
/>3.
/>fbclid=IwAR2DI9TIpqL1VCoI9W2FJwYuPngIOc1IXwSLkSN1qQ3p_Sofs2
MtCB-pBik
4.
/>5.
/>6.
/>7.
/>8. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.



×