Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

liệu pháp oxy trong lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.31 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
BỘ MÔN GÂY MÊ HỒI SỨC
----------

CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN LIỆU PHÁP OXY TRONG LÂM SÀNG

Học viên: SÙNG SEO XƯỚNG
Lớp:

BSNT – K13

Chuyên ngành: NGOẠI KHOA

Thái Nguyên, 11/2021



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
COPD

: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

FiO2

: Nồng độ oxy khí thở vào

PaCO2

: Áp lực riêng phần CO2 trong máu động mạch



PaO2

: Áp lực riêng phần Oxy trong máu động mạch

SaO2

: Độ bão hòa oxy máu động mạch

SpO2

: Độ bão hòa oxy mao mạch

BTS

: British Thoracic Society (Hội lồng ngực Anh)

ICU

: Intensive Care Unit ( Phòng chăm sóc đặc biệt)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH



6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Oxy liệu pháp là biện pháp cung cấp cho bệnh nhân khí thở vào nồng độ
oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (21%) áp dụng trên những bệnh nhân có thiếu
oxy. Năm 1727 Stephen Hale điều chế được oxy. Năm 1777 Priestly khám phá ra
oxy và nhận ra tầm quan trọng của nó. Năm 1780 - 1789 Lavoisier và cộng sự đã
chứng minh được rằng oxy được hấp thu qua phổi, chuyển hóa trong cơ thể và
thải ra ngồi thành CO2 và H2O. Từ đó đến nay oxy ln có vai trị quan trọng
trong q trình điều trị bệnh nhân [9].
Q trình hơ hấp cung cấp oxy từ bên ngồi vào đến trong tế bào có 4 giai
đoạn chính gồm: thơng khí, khuếch tán, vận chuyển và hơ hấp tổ chức. Các giai
đoạn nói trên đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong các giai
đoạn trên bị rối loạn đều dẫn đến rối loạn hơ hấp và đưa đến thiếu oxy cho tồn
cơ thể [1]. Mục đích của liệu pháp oxy là “cung cấp oxy cho nhu cầu chuyển hóa
của tế bào”.
Hiện nay oxy liệu pháp là biện pháp sử dụng thông thường mà thầy thuốc
cần làm được ở mọi tuyến y tế. Tuy nhiên, oxy thường được chỉ định theo cảm
tính. Sai lầm thường gặp là chỉ định oxy trị liệu rộng rãi quá mức cần thiết ngay
cả khi oxy máu ở mức bình thường. Sai lầm thứ hai là nhận biết không đầy đủ về
mối nguy của tăng oxy máu quá mức, đặc biệt trong các trường hợp suy hơ hấp
có tăng CO2 máu [4]. Để liệu pháp oxy đem lại hiệu quả, cần nắm rõ chỉ định và
những nguy hiểm khi sử dụng liệu pháp này.
Trong học phần Gây mê hồi sức của chương trình Bác sĩ nội trú Ngoại
Khoa em thực hiện chuyên đề Tổng quan liệu pháp oxy trong lâm sàng với 2
mục tiêu:
1. Trình bày sinh lý bệnh về oxy và các chỉ định liệu pháp oxy
2. Trình bày một số liệu pháp oxy sử dụng trong lâm sàng



7


8

NỘI DUNG
1. Đại cương về oxy và hệ hô hấp
1.1. Tính chất vật lý, dược lý của oxy
1.1.1. Tính chất vật lý
Oxy là một khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, trọng lượng phân tử 32,
trọng lượng riêng 1,105. Ở áp suất bình thường, oxy hóa lỏng ở -183°C, nhưng
với áp suất 50 atmosphere sẽ hóa lỏng ở -119°C.
Oxy rất dễ gây cháy nổ, những tai nạn xảy ra trong điều trị bằng oxy là do
sự bùng cháy của những vật liệu có thể oxy hóa được như vải, len cao su ... trong
một mơi trường có nồng độ oxy cao. Oxy lỏng có thể làm lạnh thành dạng rắn và
oxy rắn nóng chảy ở -218°C.
Với dầu bơi trơn hoặc mỡ, dưới áp lực có thể nổ, tia oxy xịt ra đột ngột
tiếp xúc với dầu mỡ gây ra nổ; do đó tránh dùng dầu mỡ với sự hiện diện của
oxy [7].
1.1.2. Tính chất dược lý
Oxy là một thành phần của khơng khí, chiếm khoảng 21% của khí thở vào.
Do đó áp suất riêng phần của oxy trong khơng khí là: 760 x 21% = 159,6 mmHg.
Khi khơng khí vào hệ thống phế quản, nó trộn lẫn với khí thở ra (có ít oxy), do
đó áp suất riêng phần của oxy ở phế nang chỉ còn 100 mmHg. Tuy nhiên vẫn đủ
tạo một lực giúp đưa oxy qua màng phế nang mao mạch để vào máu vì áp suất
riêng phần của oxy trong máu tĩnh mạch chỉ có 40 mmHg.
Phân áp oxy trong máu động mạch (PaO2): Bình thường PaO2 vào khoảng
80-100 mmHg. PaO2 khơng phản ánh sự oxy hóa tổ chức mà sự thu nhận oxy

thay đổi tùy thuộc vào từng cơ quan. Nói chung bệnh nhân địi hỏi phải thở oxy
khi có PaO2 từ 60 mmHg trở xuống. Khi PaO2 dưới 30 mmHg bệnh nhân có thể
tử vong. Trong máu động mạch bình thường 100ml vận chuyển được 18,9 ml


9

oxy kết hợp với Hb và chỉ có 0,3ml oxy hịa tan trong huyết tương. Số lượng oxy
hịa tan khơng nhiều nhưng rất quan trọng vì qua đó oxy mới gắn kết hoặc tách
rời khỏi Hb để đến mô. Khi một người được cung cấp oxy dưới áp suất 2-3 atm,
lượng oxy hòa tan đủ đáp ứng nhu cầu oxy cho các mô mà không cần Hb (ứng
dụng dùng oxy cao áp điều trị ngộ độc CO).
Độ bão hòa của oxy với Hb (SaO2): Bình thường SaO2 khoảng 95-100%.
Độ bão hòa của oxy với Hb tùy thuộc phần lớn vào áp suất của oxy trong máu
(PaO2). Những yếu tố khác làm thay đổi độ bão hòa oxy với Hb là nhiệt độ và
pH máu. Ở tốc độ chuyển hóa bình thường, cơ thể có thể lấy khoảng 5ml oxy từ
mỗi 100ml máu [1].
1.2. Hệ hô hấp
1.2.1. Các cơ quan tham gia hơ hấp
Lồng ngực đóng vai trị quan trọng trong q trình thơng khí, được cấu tạo
như một khoang kín:
- Phía trên là cổ, gồm các bó mạch thần kinh lớn, thực quản và khí quản.
- Phía dưới là cơ hồnh, một cơ hơ hấp rất quan trọng, ngăn cách với ổ
bụng.
- Xung quanh là cột sống, 12 đôi xương sườn, xương ức, xương đòn và các
cơ liên sườn bám vào, trong đó quan trọng là các cơ hơ hấp.
Khi các cơ hô hấp co giãn, xương sườn sẽ chuyển động làm kích thước của
lồng ngực thay đổi và phổi co giãn theo, nhờ đó mà thở được [1].
Đường dẫn khí là một hệ thống ống, từ ngồi vào trong gồm có: mũi, họng,
thanh quản, khí quản, phế quản, phế quản đi vào hai lá phổi. Trong lá phổi, các

phế quản chia nhánh nhiều lần, tiểu phế quản tận, tiểu phế quản hô hấp, cuối
cùng nhỏ nhất là ống phế nang dẫn vào các phế nang.


10

Ngồi chức năng dẫn khí, đường dẫn khí cịn có các chức năng quan trọng
khác:
- Điều hịa lượng khơng khí đi vào phổi
- Làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi
- Bảo vệ phổi

Hình 1. 1. Các cơ quan hệ hơ hấp
Các chức năng là nhờ đường dẫn khí có những đặc điểm cấu tạo sau đây :
Niêm mạc có hệ thống mao mạch phong phú để sưởi ấm cho luồng khơng
khí đi vào, có nhiều tuyến tiết nước để bão hịa hơi nước cho khơng khí. Khơng
khí được sưởi ấm và bão hòa hơi nước sẽ làm tăng tốc độ trao đổi khí ở phổi.
Niêm mạc mũi có hệ thống lông để cản các hạt bụi lớn, niêm mạc phía
trong có những tuyến tiết ra chất nhầy để giữ lại các hạt bụi nhỏ, đường dẫn khí
càng vào trong càng hẹp và gấp khúc nên bụi dễ bị giữ lại hơn. Ngoài ra, các tế
bào niêm mạc của khí phế quản cịn có hệ thống lơng rung, chúng lay động theo
chiều từ trong ra ngồi, có tác dụng đẩy bụi và chất dịch ứ đọng trong đường hô


11

hấp ra ngoài. Một trong các chất liệt cử động lơng là khói thuốc lá, do đó dễ gây
nhiễm khuẩn phổi.
Khí quản và phế quản cấu tạo bằng những vịng sụn, nhờ đó đường dẫn khí
ln rộng mở khơng khí lưu thơng dễ dàng. Ở các phế quản nhỏ, có hệ thống cơ

trơn (cơ reissessen), các cơ này có thể co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự
động làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để điều hịa lượng khơng khí đi
vào phổi, thần kinh giao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm làm co cơ.
Khi lớp cơ trơn này co thắt sẽ gây cơn khó thở [1].
Phổi là một tổ chức rất đàn hồi, được cấu tạo cơ bản bởi các phế nang. Đây
là nơi chủ yếu xảy ra quá trình trao đổi khí. Cả hai phổi có khoảng 300 triệu phế
nang. Tổng diện tích mặt bên trong của các phế nang rất lớn, khoảng 70m2 90m2 và đó là diện tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch phổi.
Xung quanh các phế nang được bao bọc bởi một mạng mạch máu rất phong
phú. Thành phế nang và thành mạch máu bao quanh tạo nên một cấu trúc đặc
biệt đóng vai trị quan trọng trong việc khuếch tán khí giữa máu và phế nang gọi
là màng hô hấp. Màng hô hấp rất mỏng, trung bình 0,5 µm, nơi mỏng nhất chỉ
khoảng 0,2 µm. Màng hơ hấp có 6 lớp :
- Lớp dịch lót phế nang chứa chất hoạt diện (Surfactan) làm giảm sức căng
mặt ngồi của dịch phế nang.
- Biểu mơ phế nang là những tế bào biểu mô dẹt.
- Màng nề biểu mô.
- Khoảng kẽ rất hẹp giữa biểu mô phế nang và mao mạch.
- Màng nền mao mạch, có những đoạn hồ lẫn với màng nền biểu mơ.
- Lớp nội mạc mao mạch.
Như vậy, cấu tạo của phổi có các đặc điểm phù hợp hồn tồn với chức
năng trao đổi khí: diện trao đổi lớn, mạch máu phân bố phong phú, màng hô hấp


12

rất mỏng. Lượng máu chứa trong hệ mạch phổi khoảng 60 - 140 ml, đường kính
mao mạch chỉ 0,5 µm, như vậy hồng cầu đi qua phải tự kéo dài và màng hồng
cầu quẹt sát vào màng mao mạch, do đó khí khuếch tán rất thuận lợi [1].
1.2.2. Máu vận chuyển Oxy
Phân áp oxy trong máu động mạch là 95 mmHg, thể tích oxy được vận

chuyển là 19,8 O2/dl máu ở dưới hai dạng : dạng hoà tan và dạng kết hợp với
hemoglobin. Trong đó dạng kết hợp với Hb là 19,5 ml chiếm 97% thể tích oxy
chở được.
Dạng hịa tan: Bình thường PO2 máu động mạch 95 mmHg thì có khoảng
0,3 ml oxy tan trong 100ml máu trong đó có 0,17 ml nhường cho mơ, so với 5 ml
do Hb đem đến cho mơ thì q ít. Lượng oxy hoà tan tỉ lệ thuận với áp suất riêng
phần oxy phế nang.
Dạng kết hợp với Hemoglobin: Đây là dạng vận chuyển chủ yếu của O2 ở
trong máu. Hemoglobin vận chuyển O2 bằng cách gắn O2 vào nguyên tử Fe++ của
nhân Hem tạo nên Oxyhemoglobin (HbO2). Phản ứng gắn này rất lỏng lẻo nên
O2 có thể gắn vào hoặc tách ra dễ dàng:1 gam Hb có thể vận chuyển 1,34 ml O2.
Trong 100 ml máu có khoảng 15 gam Hb nên 100 ml máu có thể vận
chuyển tối đa 20 ml O2, nhưng thực tế chỉ có khoảng 97( Hb kết hợp với O 2, tức
là có khoảng 19,5 ml O2 được Hb vận chuyển trong máu động mạch.
Ở phổi PO2 cao, oxy kết hợp thành HbO2, đến mô PO2 thấp, oxy lại tách khỏi
hemoglobin.
Như vậy, ngoài chức năng vận chuyển oxy, hemoglobin cịn có chức năng
đệm oxy giúp PO2 trong máu không bị biến động, mặc dù PO 2 phế nang thay đổi
lớn.

Máu lấy Oxy ở phổi: Khi máu tĩnh mạch đến phổi, do chênh lệch phân áp
O2 giữa phế nang và máu (100 mm Hg/ 40 mm Hg), gây khuếch tán O 2 sang mao


13

mạch phổi, sẽ tiếp tục khuếch tán vào hồng cầu và kết hợp với Hb tạo thành
Oxyhemoglobin, tổng lượng O2 của máu tăng lên, máu chứa khoảng 19,8 ml
O2 trong 100 ml máu, trở thành máu động mạch, rời phổi để đi đến tổ chức.
Máu mao mạch nhường oxy cho tổ chức: Khi máu động mạch đến tổ chức,

do chênh lệch PO2 giữa máu và tổ chức (95 mm Hg/<40 mm Hg), O2 khuếch tán
nhanh qua tổ chức làm PO2 trong huyết tương giảm xuống chỉ còn 40 mm Hg, khi
đó HbO2 ở trong hồng cầu sẽ phân ly và O 2 đi ra huyết tương rồi đi vào tổ chức.
Dung tích O2 của máu giảm xuống, chỉ cịn chứa 15 ml O 2 trong 100 ml máu, trở
thành máu tĩnh mạch rời tổ chức đi đến phổi.
Như vậy, cứ 100 ml máu sau khi đi qua tổ chức đã trao cho tổ chức một
lượng O2 là: 19,8 ml - 15 ml = 4, 8 ml .
Hiệu suất sử dụng O2 của tổ chức là:Hiệu suất sử dụng O2 phụ thuộc vào
tình trạng hoạt động của các cơ quan. Khi hoạt động mạnh, hiệu suất sử dụng
O2 tăng lên có thể đến 75% [1].
1.2.3. Điều hịa hơ hấp
Hơ hấp là một q trình khơng tự ý nhờ sự điều khiển tự động của trung
tâm hô hấp ở hành tuỷ và cầu não. Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt
động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ pO2, pCO2, pH máu chỉ
thay đổi trong giới hạn hẹp. Trung tâm hô hấp được điều chỉnh kịp thời tuỳ theo
tình trạng của cơ thể theo hai cơ chế: cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh.
Trung tâm hô hấp rất nhạy cảm đối với sự thay đổi nồng độ khí CO2, oxy,
pH và cả nhiệt độ của máu qua não. Đặc biệt là nồng độ CO2 khi nồng độ
CO2 trong máu tăng lên thì hơ hấp tăng lên về tần số và biên độ để tăng đào thải
khi thừa. Khi thiếu oxy trung tâm sẽ phát ra tín hiệu báo hiệu cần cung cấp oxy [1].
1.2.4. Q trình hơ hấp


14

Q trình hơ hấp gồm có 4 giai đoạn: thơng khí, khuếch tán, vận chuyển và
trao đổi ở tổ chức.
+

Thơng khí là giai đoạn mà khơng khí từ mơi trường đi vào phế nang và các khí đi


+

từ phế nang ra ngồi.
Khuếch tán là q trình trao đổi khí giữa phế nang với hồng cầu thông qua mao

+

mạch.
Vận chuyển là quá trình đưa oxy từ máu mao mạch phế nang đến tổ chức nhờ

+

hồng cầu.
Trao đổi ở tổ chức: là giai đoạn cuối cùng mà oxy từ ngoài tế bào vào trong tế
bào.
Các giai đoạn nói trên đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Một
trong các giai đoạn trên bị rối loạn đều dẫn đến rối loạn hơ hấp và đưa đến thiếu
oxy cho tồn cơ thể [1].
2. Sinh lý bệnh về oxy và các chỉ định liệu pháp oxy
2.1. Sinh lý bệnh về oxy

+

Suy hô hấp dựa vào paO2, paCO2 được chia 2 loại:
Suy hô hấp type I (hypoxemic): paO2 < 60 mmHg ( # SaO2 < 90%), paCO2

+

bình thường hoặc thấp.

Suy hơ hấp type II (hypercapnic): paCO2 > 45 mmHg, paO2 hoặc SaO2 thấp
hoặc bình thường [4] [11].
2.1.1. Hạ oxy máu (hypoxemia)
Là tình trạng giảm paO2 dưới mức bình thường và trong thực hành lâm
sàng, hạ oxy máu cịn được đo bởi SaO2. Ngưỡng chính xác của hạ oxy máu vẫn
còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả đồng thuận rằng paO2 < 60mmHg và/ hoặc
SaO2 < 90% được xem là hạ oxy máu. Đối với bệnh nhân hạ oxy máu mạn tính,
giảm SpO2 > 3% so với mức ổn định trước đây gọi là hạ oxy máu cấp [4].
2.1.2. Hạ oxy mô (hypoxia)


15

Là tình trạng cung cấp oxy khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu oxy tại vị trí nhất
định trong cơ thể [4]. Có 4 ngun nhân hạ oxy mơ:
- Hạ oxy máu dẫn đến hạ oxy mô
- Thiếu máu (giảm Hb)
- Giảm lưu lượng máu (toàn thể hoặc cục bộ)
- Giảm sử dụng oxy tại mô (do ngộ độc…)
2.1.3. Tăng oxy máu quá mức (hyperoxemia)
Là tình trạng đối nghịch với hạ oxy máu khi lượng oxy trong máu cao hơn
mức bình thường, biểu hiện bởi PaO2 > 120mmHg, tuy nhiên chỉ số SaO2 khơng
thể hiện được tình trạng này vì không thể vượt quá 100% [4].
2.1.4. Tăng CO2 máu (hypercapnia)
Là tình trạng PaCO2 tăng cao hơn mức bình thường (> 45mmHg). Tăng
CO2 máu cấp tính liên quan đến suy hơ hấp týp II và thường dẫn đến toan hô
hấp. Tăng CO2 mạn tính với pH 7,4 thường gặp ở bệnh nhân COPD hoặc có
bệnh lý phổi mạn tính [4], [11].
Có 4 nguyên nhân gây tăng CO2 máu:
- Tăng nồng độ CO2 trong khí thở vào (ngộ độc khí CO)

- Tăng sản xuất CO2
- Kém thơng khí hoặc thơng khí khơng hiệu quả: giảm thơng khí phế nang,
tăng khoảng chết sinh lý do bất xứng V/Q trong COPD, các bệnh lý thành ngực,
bệnh cơ – thần kinh và ức chế TKTW
- Tăng khoảng chết ngoài
2.1.5. Thiếu oxy sau phẫu thuật
Là do kiểm sốt thơng khí khơng đầy đủ hoặc do sự thơng khí đường thở do
hậu quả của thuốc gây mê và/hoặc thuốc ức chế thần kinh cơ và tỷ lệ thơng khí
tưới máu khơng đủ gây ra chủ yếu là do vùng chọn lọc ở vùng phụ thuộc phổi.
Các nguyên nhân khác bao gồm cung lượng tim thấp, thiếu máu, run rẩy do
nhiệt, đau và kích động. Hầu hết tình trạng thiếu oxy máu xảy ra trong 15 phút
sau khi chuyển đến phịng chăm sóc hậu phẫu [4].


16

2.2. Chỉ định liệu pháp oxy
Định nghĩa: liệu pháp oxy là cung cấp oxy với nồng độ cao hơn oxy trong
khí quyển (21%) để làm tăng paO2 qua đó cải thiện paO2.
Oxy liệu pháp được dùng trong các trường hợp sau theo khuyến cáo của
BTS 2017 [4], [11]:
+ Điều trị các trường hợp bệnh lý cấp tính nguy kịch
+ Điều trị trong các trường hợp cần tăng oxy máu quá mức
+ Điều chỉnh hạ oxy máu nhằm ngăn ngừa các triệu chứng hoặc biểu hiện của

thiếu oxy mô (hypoxia).
2.2.1. Điều trị oxy liều cao trong các bệnh lý cấp tính nguy kịch
Oxy liều cao cần cho ngay lập tức ở những bệnh nhân rất nặng đe dọa tử vong.

Chỉ định:

- Ngưng tim hoặc cần hồi sức tim phổi: Cung cấp Oxy nồng độ cao nhất
cho đến khi tái lập tuần hoàn tự nhiên.
- Shock, nhiễm khuẩn huyết, chấn thương nặng, đuối nước, phản vệ, chảy
máu đường hô hấp nhiều, động kinh: đồng thời điều trị đặc hiệu cho bệnh chính.
- Chấn thương sọ não nặng: Đặt nội khí quản sớm và thơng khí nếu hơn
mê.
- Ngộ độc CO: Cung cấp càng nhiều Oxy càng tốt, bằng cách sử dụng
Mask-bóng có van một chiều. Kiểm tra nồng độ HbCO, SpO2 cao hoặc bình
thường nên bỏ qua vì máy đo SpO2 khơng phân biệt được HbCO và HbO2,
PaO2 cũng bình thường trong trường hợp này (mặc dù hiện diện của tình trạng
thiếu Oxy mô).
Cách dùng:
- Khởi đầu bằng oxy 15l/phút qua mặt nạ có túi dự trữ.
- Khi qua khỏi nguy cấp, giảm liều oxy với lưu lượng 1 – 6l/ph, SpO2 mục


17

tiêu 94 – 98% nếu tuần hoàn ổn định. Đối với bệnh nhân COPD và có nguy cơ
hypercapnia, SpO2 mục tiêu 88 – 92%.
2.2.2. Điều trị oxy trong các trường hợp cần tăng oxy máu quá mức
Chỉ định chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau
- Ngộ độc khí CO và cyanide.
- Tràn khí màng phổi tự phát lượng ít khơng có chỉ định đặt ống dẫn lưu
màng phổi (thở oxy 15l/phút qua mặt nạ giúp tăng hấp thu khí trong khoang
màng phổi gấp 4 lần).
- Cơn nhức đầu cluster (oxy 12l/ph qua mặt nạ giúp cải thiện nhức đầu
nhanh hơn thở khí trời).
- Một số trường hợp biến chứng hậu phẫu.
Cách dùng

Thở oxy liều cao 12 - 15l/ phút qua mặt nạ có túi dự trữ (trừ khi bệnh
nhân thuộc nhóm có nguy cơ tăng CO2 máu.
2.2.3. Điều trị oxy trong các trường hợp hạ oxy máu
Oxy trị liệu chỉ giúp cải thiện tình trạng hạ oxy máu chứ không điều
chỉnh các nguyên nhân gây hạ oxy máu. SpO2 nên được đo ở tất cả bệnh nhân
như là dấu hiệu sinh tồn thứ 5. Oxy trị liệu hạ oxy máu được sử dụng khi SpO2 <
94% hoặc giảm > 3% so với SpO2 trước đây .
Chỉ định các tình trạng sau đây cần thở oxy liều trung bình nếu có hạ oxy máu:

- Hạ oxy máu cấp tính (chưa chẩn đốn ngun nhân)
- Cơn hen cấp tính, viêm phổi, ung thư phổi
- Bệnh phổi kẻ hoặc xơ phổi diễn tiến xấu
- Tràn khí màng phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Thuyên tắc phổi


18

- Suy tim cấp
- Thiếu máu nặng
- Khó thở sau mổ
Lưu ý, các tình trạng sau đây khơng cần thở oxy trừ khi có hạ oxy máu:
-

Nhồi máu cơ tim và hội chứng vành cấp

-

Tai biến mạch máu não


-

Tăng thông khí hoặc rối loạn kiểu thở

-

Phần lớn ngộ độc và quá liều thuốc

-

Ngộ độc paraquat hoặc bleomycin

-

Rối loạn chuyển hóa và bệnh thận

-

Bệnh thần kinh và cơ cấp, bán cấp gây yếu cơ

-

Cấp cứu thai - sản

Cách dùng:
- Hạ oxy máu cấp tính khơng có nguy cơ tăng CO2 máu, khởi đầu bằng
cannula mũi với lưu lượng oxy điều chỉnh để đạt SaO2 mục tiêu 94 – 98%.
- Hạ oxy máu ở bệnh nhân COPD hoặc có nguy cơ tăng CO2 máu, khởi
đầu bằng cannula mũi với lưu lượng oxy điều chỉnh để đạt SaO2 mục tiêu là 88 –

92%.
- Nếu điều trị oxy liều trung bình với cannula mũi không đạt được SpO2
mục tiêu, chuyển sang mặt nạ hoặc mặt nạ có túi dự trữ.
- Đối với bệnh nhân có tiền căn suy hơ hấp type II, khởi đầu bằng cannula
mũi 1 – 2l/phút hoặc mặt nạ Venturi 24% với 2 - 3l/ph, điều chỉnh để giữ SpO2
trong khoảng 88 – 92%.
2.2.4. COPD và các bệnh lý có nguy cơ suy hơ hấp type II
Có khoảng 20 – 50% bệnh nhân COPD khi sử dụng oxy liều cao trong đợt


19

cấp dẫn đến nguy cơ tăng CO2 máu và toan hô hấp, một số bệnh nhân khác
không bị ảnh hưởng bởi biến chứng này. Trong thực hành lâm sàng, thường
không thể dự đoán những bệnh nhân COPD nào sẽ tăng CO2 trong đợt cấp, vì
vậy cần theo dõi sát nguy cơ này ở tất cả bệnh nhân COPD trung bình và nặng
cho đến khi kết quả khí máu ban đầu ổn định. Tránh dùng quá thừa oxy ở bệnh
nhân COPD vì nguy cơ suy hơ hấp type II dễ xuất hiện khi paO2 > 75mmHg.
Ngoài COPD, những bệnh lý sau đây thường có nguy cơ suy hơ hấp type II:
-

Tắc nghẽn luồng khí cố định kèm theo giãn phế quản

-

Bệnh xơ nang (cystic fifrosis)

-

Viêm cột sống cứng khớp, vẹo cột sống


-

Di chứng lao phổi cũ

-

Bệnh lý thần kinh – cơ

-

Bệnh béo phì (BMI > 40kg/m2

- Thơng khí nhân tạo tại nhà
Oxy trị liệu trong đợt cấp COPD
- Luôn khởi đầu với liều thấp: 1 – 2 l/ph qua cannula mũi hoặc mặt nạ
Venturi 24% 2 – 3l/phút, một số bệnh nhân thích hợp với liều oxy cao hơn.
- Nếu khí máu ổn định, mục tiêu SpO2 là 94 – 98; nếu có tiền sử suy hơ
hấp type II, SpO2 mục tiêu là 88 – 92%. Đo khí máu động mạch đánh giá lại khi
diễn tiến lâm sàng xấu đi.
- Nếu pCO2 tăng nhưng pH ≥ 7,35 & HCO3 >28mmHg, bệnh nhân có lẽ
tăng CO2 trước đó. Nên duy trì SpO2 88 – 92% và thử lại KMĐM theo dõi
pCO2 và pH. Nếu pCO2 > 45mmHg và pH < 7,35, xem xét chỉ định thơng khí
khơng xâm lấn.
- Vẫn tiếp tục thở oxy qua cannula mũi đồng thời trong khi phun khí dung
để duy trì SaO2 88 – 92%. Đánh giá lại SpO2 sau khi hồn tất phun khí dung.


20


- Lưu ý không dùng nguồn oxy với lưu lượng > 6l/ph để phun khí dung vì
làm tăng nguy cơ thừa oxy và tăng nguy cơ suy hô hấp type II; trong trường hợp
buộc phải dùng thì khơng nên q 6 phút.
3. Liệu pháp oxy trong lâm sàng
Để sử dụng liệu pháp oxy trong lâm sàng thì cần có đầy đủ hệ thống oxy
bao gồm: nguồn cung cấp oxy và dụng cụ dẫn oxy [8].
Nguồn cung cấp oxy: Tại các cơ sở y tế, có thể dùng bình oxy nén với nhiều
kích cỡ khác nhau hoặc hệ thống oxy lỏng có hệ thống ống dẫn đến giường bệnh.
Dụng cụ dẫn oxy: hiện nay có nhiều loại dụng cụ dẫn oxy trong lâm sàng.
Tùy theo mục đích sử dụng mà dùng các loại dụng cụ dẫn oxy khác nhau. Liệu
pháp oxy trong lâm sàng được chia làm 2 nhóm chính theo khả năng cung cấp
oxy: oxy dòng thấp và oxy dòng cao[4] [7], [8].
3.1. Liệu pháp cung cấp oxy dòng thấp
Các thiết bị cung cấp oxy dòng thấp trong lâm sàng: cannula mũi, catheter
mũi (hiện nay ít sử dụng), mask đơn giản, mask thở lại, mask không thở lại.
Đặc điểm: đây là các phương pháp không thể cung cấp đầy đủ nhu cầu thở
vào của bệnh nhân; Oxy cung cấp pha lỗng với khí trời trong thì hít vào; FiO2
thay đổi tùy thuộc thể tích khí thở, tần số thở vào và động tác hít vào của bệnh
nhân.
3.1.1. Cannula mũi (gọng kính)
Dùng cho lưu lượng oxy từ 1 – 6l/phút với FiO2 ước tính khoảng từ 24 –
44%, tuy nhiên FiO2 thật sự còn bị ảnh hưởng bởi nhịp thở (nhịp thở chậm thì
FiO2 cao hơn), thơng khí phút và loại bệnh hô hấp của người bệnh. Với lưu
lượng > 4l/ phút, FiO2 còn thay đổi nhiều hơn.
Quy tắc số 4 tính gần đúng FiO2: Coi nồng độ Oxy khí trời là 20%. Mỗi 01
l/ph oxy cho thở thì FiO2 tăng thêm 4%.


21


FiO2 = 20 + 4n , với n là số lít
Cannula mũi có ưu điểm là rất thuận tiện cho người bệnh có thể vừa thở
oxy vừa nói chuyện hoặc ăn uống, một số ít có thể bị kích ứng niêm mạc mũi do
tiếp xúc. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay do rẻ tiền, dễ thực
hiện, giảm nhiễm trùng so với sonde mũi trước đây và có nhiều cải tiến linh hoạt
trong q trình sử dụng [11].

Hình 1. 2. Cannula mũi
3.1.2. Mask đơn giản và mask thở lại một phần
Khoang dự trữ tự nhiên thường rất hạn chế khi dùng Cannula hoặc catheter
mũi, rất khó để gia tăng FiO2. Khi đó sử dụng Mask thì sẽ làm rộng thêm
khoang dự trữ tự nhiên cung cấp oxy ổn định hơn cannula/catheter.
Mask đơn giản: dùng cho lưu lượng oxy 5 – 10l/ph với FiO2 đạt được 40 –
60%.
Mask thở lại một phần: dùng cho lưu lượng oxy 8 – 12l/ph với FiO2 đạt
được 50 – 70%. Mask khơng có gắn van 1 chiều nên có hiện tượng trộn lẫn oxy
và CO2 trong mặt nạ: khí hít vào là khí oxy từ nguồn và khí trong túi dự trữ, khi


22

người bệnh thở ra sẽ có 1/3 lượng khí đi vào túi dự trữ.
Ưu điểm của mặt nạ loại này là có thể dùng với lưu lượng oxy cao hơn
nhưng khơng thích hợp với người bệnh có nguy cơ tăng CO2.

Hình 1. 3. Mask có túi thở lại một phần

Khuyết điểm: Khá bất tiện vì bệnh nhân khơng thể nói chuyện và ăn uống,
khó ho, mặt nạ dễ tuột ra lúc ngủ, có thể gây ảnh hưởng trên vùng da dưới mặt
nạ (áp lực, độ ẩm...) [11].

3.1.3. Mask không thở lại (có túi dự trữ - có van một chiều)
Dùng cho lưu lượng oxy 8 – 15l/ph FiO2 95 – 100%. Mặt nạ có gắn van 1
chiều nên khí thở ra đi ra ngồi khơng vào trong túi dự trữ, thích hợp với người
bệnh có nguy cơ tăng CO2.
Ưu điểm: Có thể dùng với lưu lượng oxy cao nhưng hạn chế phần nào nguy
cơ tăng CO2. Lưu ý túi dự trữ phải căng phồng ít nhất 2/3 thể tích khi đang sử
dụng.
Khuyết điểm: Khuyết điểm chung của các loại mặt nạ thở oxy như bất tiện
vì bệnh nhân khơng thể nói chuyện và ăn uống, khó ho, mặt nạ dễ tuột ra lúc
ngủ, có thể gây ảnh hưởng trên vùng da dưới mặt nạ (áp lực, độ ẩm...) [11].


23

Hình 1. 4. Mask túi có van một chiều

3.2. Liệu pháp cung cấp oxy dòng cao
3.2.1. Venturi mask
Venturi mask cung cấp nồng độ oxy chính xác dù lưu lượng oxy ban đầu là
bao nhiêu. Nguyên lý hoạt động là oxy từ nguồn được pha lỗng với khí trời đi
vào mặt nạ qua các lỗ hút khí thiết kế trên mỗi loại mặt nạ và cho ra nồng độ oxy
chính xác.
Có 6 loại mặt nạ Venturi với các mức nồng độ oxy khác nhau: 24%, 28%,
31%, 35%, 40%, 60% tương ứng với 6 màu sắc khác nhau. Trên mỗi mặt nạ có
ghi nồng độ oxy và lưu lượng oxy đầu vào thấp nhất có thể sử dụng.
Lưu ý:
+ Chỉ có mặt nạ Venturi 24% và 28% thích hợp cho bệnh nhân có nguy cơ
tăng CO2.



24

+ Đối với bệnh nhân có nhịp thở > 30l/ph, nên để lưu lượng oxy ban đầu
cao hơn mức tối thiểu quy định trên mặt nạ. Nểu đang dùng Venturi 60%, chuyển
sang mặt nạ có túi dự trữ.

Hình 1. 5. Các loại venturi mask
Ưu điểm: Cung cấp nồng độ oxy chính xác, tuy nhiên độ chính xác này sẽ
giảm nếu mặt nạ đặt khơng đúng vị trí trên mặt bệnh nhân.
Khuyết điểm: Khuyết điểm chung của các loại mặt nạ thở oxy [2], [4], [8],
[11].
3.2.2. Liệu pháp oxy dòng cao qua ống thơng mũi (HFNC)
Liệu pháp oxy dịng cao qua ống thông mũi (High-flow nasal cannula
- HFNC) là một hệ thống cung cấp oxy được làm ấm và ẩm, với lưu lượng lên
đến 60 lít/phút.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là bệnh nhân được thở qua mũi với
tốc độ dịng khí cao hơn dịng hít vào theo nhu cầu của bệnh nhân. Máy tạo ra
được dịng khí rất cao đến 60 lít/phút, khơng khí đưa vào bệnh nhân được sưởi


25

ấm đến 37o C và làm ẩm đến 100% với nồng độ oxygen thở vào (FiO2 được điều
chỉnh từ 21-100% dựa theo nhu cầu của bệnh nhân). Trong HFNC, tất cả các cài
đặt đều được kiểm soát độc lập, cho phép kiểm soát tốt hơn việc cung cấp FiO2
và một số lợi ích khi sử dụng như cải thiện dung tích cặn chức năng, giảm sự ảnh
hưởng của khoảng chết [2].

Hình 1. 6. Cấu tạo hệ thống HFNC cơ bản
Lợi ích của HFNC: đáp ứng nhu cầu dòng thở vào, làm ẩm và ấm khí thở

vào, thay đổi khơng khí khoảng chết, tăng dung tích cặn chức năng, dễ dung nạp,
giảm nhịp thở, giảm công hô hấp.
HFNC được chỉ định trong một số trường hợp sau:
+ Suy hô hấp cấp thiếu oxygen máu và hoặc tăng carbonic
+ Viêm tiểu phế quản
+ Trẻ sơ sinh
+ Viêm phổi do covid-19


×