A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) không phải là tạo ra một phương pháp
khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay cuộc cách mạng trong khoa học
giáo dục thực chất là tạo ra một tiền đề cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có
cơ hội phát triển, đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có.
Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh (hs) làm theo
một điều nào đó, thì PPDH mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở
đây là PPDH cũ đã phần nhiều “ bỏ quên hs” nên hs thụ động trong việc tiếp nhận
kiến thức. Còn PPDH mới lại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs.
Phát huy tính tích cực của hs thơng qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản
chất của PPDH mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong
muốn hành động được nảy sinh từ phía hs, được biểu hiện ra bên ngồi của sự hoạt
động. Nhờ phát huy tính tích cực mà hs khơng cịn bị thụ động. Hs trở thành các cá
nhân trong một tập thể mang khát vọng được được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy,
điều khó khăn nhất với giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những
hs khá, giỏi cũng được thỏa mãn nhu cầu tri thức, cịn những hs yếu nhất cũng khơng
thấy bị bỏ rơi, các em cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học phải chú trọng, phát huy tính tích cực của hs, sử dụng nhiều PPDH
tích cực, với nhiều đồ dùng trực quan, sinh động. Hs với tâm lí lứa tuổi, đã có những
hiểu biết nhất định về thế giới bên ngoài, muốn được tham gia nhiều hơn vào các hoạt
động học tập trên lớp nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng PPDH như thế nào để phát
huy tính tích tích của hs. Một trong những PPDH mới hiện nay là việc sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Vì vậy, việc sử dụng
BÐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ
não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục
mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lơ-gích, dễ
hiểu. Sử dụng BÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào
dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác
nhau. Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó
chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả
- nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng
Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn nói chung, Phân mơn Hình nói
riêng và phát huy tính tích cực của hs, tơi mạnh dạn viết chuyên đề :” Sử dụng Bản
đồ tư duy trong dạy học bộ mơn Hình 8”. BĐTD có nhiều vai trị trong các hoạt
động giáo dục trong và ngồi nhà trường, song trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi
chỉ xin đề cập đến vấn đề sử dụng BĐTD trong việc dạy học phân mơn Hình học 8.
2, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu những ưu điểm, tác dụng, cách lập và phương pháp sử dụng BĐTD
trong dạy học môn Hình 8 để từ đó sử dụng BĐTD trong dạy học các môn học khác.
3, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề: Cách
lập BĐTD- TS Trần Đình Châu, Bộ GD&ĐT; Lập BĐTD – TS Đặng Thu Thủy, Viện
Khoa học GD Việt Nam, SGK, SGV Hình học 8, Đổi mới PPDH- NXB GD 2005.
b, Phương pháp quan sát sư phạm
Thực hiện dự giờ, trao đổi với các GV trong trường và các trường bạn có sử dụng
BĐTD trong dạy Tốn và các bộ mơn khác: Vật lí, hóa , sinh, Lịch sử...
c, Phương pháp điều tra:
Thăm dò ý kiến của học sinh, giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD của GV
trong dạy học bộ mơn Hình học.
d, Phương pháp thực nghiệm:
- Bản thân trực tiếp giảng dạy có sử dụng BĐTD trong các tiết Hình học 8, 9
4, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
a, Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ tư duy trong dạy học Toán 8 - THCS
b, Khách thể nghiên cứu: Hs khối 8 THCS.
5, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PPDH Toán 8
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY
1.1. Khái niệm bản đồ tư duy (BĐTD)
BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm
tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ,
chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ
một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng
một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách
riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người,
không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh mà cịn góp phần đổi mới và làm
phong phú các phương pháp giáo dục.
Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não.
Có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ
đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở
rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ
đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).
Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả. Nó khơng chỉ mơ tả các
dữ kiện mà cịn mơ tả cả cấu trúc tổng thể của chủ đề và tầm quan trọng của việc
liên kết những chi tiết rời rạc trong đó. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ
giữa các ý tưởng, đây là điều mà bạn khó có thể làm được ở cách ghi chép thông
thường.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng (các nhánh). BĐTD là cơng cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, vì
vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau
mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương...
1.2. Tác dụng của BĐTD
a, Ý nghĩa của BĐTD trong dạy học
BĐTD giúp HS học được phương pháp học tập khoa học: Việc rèn luyện
phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn
học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần
trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã
học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng
trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thơng tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí
nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương
pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho
thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy
nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học
tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển
năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,
…), đường nét (đậm, nhạt, ngắn, dài, cong, mềm mại…), các em tự “sáng tác” nên
trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD
do các em tự thiết kế nên các em u q, trân trọng “tác phẩm” của mình.
BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết
kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết
nhất và lơgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có
hiệu quả.
- Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học là dễ áp dụng, dễ
nhân rộng. Giáo viên chỉ cần bảng đen và hộp phấn màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy
trắng và bút màu một đến nhiều màu mực. Với yêu cầu lập bản đồ tư duy, giáo viên
có thể để học sinh làm việc cá nhân hoặc tập thể (theo nhóm).
- BĐTD giúp HS lập dàn ý nhớ toàn bộ cốt lõi bài học mà không sa vào chi tiết, học
vẹt vừa học vừa chơi, thoải mái, không áp lực, không buồn ngủ nữa…
Qua thực tế cho thấy, bất kỳ môn nào giáo viên cũng có thể ứng dụng bản đồ tư
duy. Thực hiện bản đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học,
đặc biệt ghi nhớ được sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lịng máy móc. Một
hình thức giảm tải mà khơng giảm u cầu.
b, Lợi ích của việc sử dụng BĐTD với học sinh:
1. Sáng tạo hơn.
2. Tiết kiệm thời gian.
3. Ghi nhớ tốt hơn.
4. Nhìn thấy nội dung tổng thể.
5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của cá nhân.
6. Động não về một vấn đề phức tạp.
.......
1.3. Quy trình tạo một BĐTD
1) Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hoặc tên của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình
ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng
tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề
và làm cho chúng ta hưng phấn hơn. Nếu khơng, có thể sử dụng từ ngữ để diễn đạt
chủ đề, tập trung tư duy của hs vào đối tượng được đề cập.
2) Nên sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình
ảnh.
3) Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp
hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các
đường kẻ. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu nhỏ dần khi
toả ra xa.
Khi chúng ta nối các đường với nhau, hs sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ
não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
4) Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5) Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường , màu sắc,...)
6) Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ
chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
7) Bố trí thơng tin đều quanh chủ đề trung tâm.
*Lưu ý để vẽ BĐTD thật khoa học :
- Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong cách
ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính : chúng truyền đạt những dữ kiện,
thông tin trong một bối cảnh nhất định và làm cho dễ đọc hơn. Nhưng trong bản đồ tư
duy, những từ ngắn gọn, bắt mắt và những cụm từ đầy đủ ý nghĩa cũng có thể chuyển
tải những nội dung tương tự một cách hiệu quả. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ
thêm rối hơn.
- Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: vì những chữ viết tay không rõ ràng, nguyệch
ngoạc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn.
- Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau: Nó giúp bạn phân loại các ý
tưởng tốt hơn, dễ nhớ hơn và cũng dễ sắp xếp hơn.
- Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Nếu một biểu tượng hay hình ảnh nào đó có ý
nghĩa thì hãy sử dụng nó vì hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn là chữ viết.
- Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của bản đồ tư duy có thể liên
quan đến các phần khác. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên
quan đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy được sự liên kết giữa các phần khác nhau trong
chủ đề.
Để “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD:
1) Dùng từ khóa và ý chính;
Khi sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều khơng bị ràng buộc, do đó nó có
khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
2) Viết cụm từ, không viết thành câu dài;
Nếu trên mỗi nhánh viết đầy đủ cả câu thì như vậy sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên
tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thơng tin hồn
chỉnh. Vì vậy, trên mỗi nhánh chỉ viết một, hai cụm từ khóa mà thơi. Khi đó sẽ viết
rất nhanh và khi đọc lại, não của ta sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và
nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ.
3) Có thể dùng các từ viết tắt.
4) Có tiêu đề.
5) Đánh số các ý;
6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…
7) Ghi chép nguồn gốc thơng tin để có thể tra cứu lại dễ dàng.
8) Sử dụng màu sắc để ghi.
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên cũng khơng cần
phải sử dụng q nhiều màu sắc. Có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn
tiết kiệm thời gian.
Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, thử gạch chéo,
đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
9) Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thơi thì chưa đủ. Hãy thực
hành sơ đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó.
1.4 Vẽ BĐTD bằng gì ?
BĐTD một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện
cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa,
bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, … hoặc cũng có thể thiết kế trên
phần mềm BĐTD(vào trang web www.download.com.vn gõ vào ơ “tìm kiếm” cụm từ
Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional.)
II. SỬ DỤNG BĐTD TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
- BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các
nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, kiểm tra bài cũ,
củng cố kiến thức giao nhiệm vụ về nhà sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến
thức sau mỗi bài, mỗi chương, mỗi học kì..
- Một số cách lập và sử dụng BĐTD trong tiết học:
Cách 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Cách 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà
nhóm mình đã thiết lập.
Cách 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài
học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hồn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt
đến kiến thức của bài học.
Cách 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD
mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hồn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về
kiến thức đó.
Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một
kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét
vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần). BĐTD là một sản phẩm kiến thức + hội họa mang
tính cá nhân cao.
III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC HÌNH 8
1. Dạy phần kiểm tra bài cũ :
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu
cầu của giáo viên thường không q khó, khơng địi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…
để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung
bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ
vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vơ tình để nhiều học sinh rơi vào
tình trạng học vẹt, đọc thuộc lịng mà khơng hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi
trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm
tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc
học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử
dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh
đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu
học sinh điền các thơng tin cịn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh
thơng tin với từ khố trung tâm.
BĐTD giúp hs tái hiện lại kiến thức cũ trên cơ sở các chỉ dẫn trong BĐTD. Hs hệ
thống hóa được nội dung đã học một cách trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn. Sau khi kiểm tra
hs khái quát được những vấn đề đã học một cách có hệ thống. Thậm chí BĐTD có thể
dùng dưới dạng một câu hỏi trong kiểm tra viết 15 phút hoặc 1 tiết. Có nhiều hình
thức kiểm tra hs thơng qua bản đồ tư duy
Ví dụ:
-Ví dụ 1:
Ở tiết 20: Hình bình hành, khi kiểm tra bài cũ về Hình bình hành, gv có thể sử
dụng BĐTD để yêu cầu hs nêu lại các kiến thức về hình bình hành bằng 2 cách:
Cách 1. Yêu cầu hs lên bảng ghi tóm tắt kiến thức đã học về hình bình hành. sau đó
nhận xét bổ sung (nếu cần)
Cách 2. Giáo viên đưa ra gợi ý theo các bước sau:
- Bước 1: Đưa ra BĐTD với hình ảnh / từ khóa là Hình bình hành, có các nhánh là:
nhánh 1: Định nghĩa, nhánh 2: tính chất, nhánh 3: Dấu hiệu nhận biết.
- Bước 2: Gọi 2 hs lên bảng : một em ghi tiếp đinh nghĩa, tính chất, một em ghi các
dấu hiệu nhận biết.
Hình Bình
Hành
Thơng qua bản đồ tư duy ta có thể kiểm tra nội dung kiến thức của nhiều bài
với lượng thời gian rất ngắn mà vẫn đảm bảo nội dung và yêu cầu, từ đó có thể dẫn
dắt đặt vấn đề vào bài mới một cách hứng thú nhẹ nhàng cho học sinh.
Ví dụ 2: Kiểm tra bài cũ khái quát chương diện tích đa giác để đặt vấn đề vào bài “
Diện tích hình thang” như sau :
-Bước 1: Vẽ BĐTD với từ khóa là “Diện tích hình đa giác” với các nhánh cấp 1 là
tên các đa giác : hình chữ nhật, hình vng, hình tam giác vng, hình tam giác
thường
-Bước 2: Yêu cầu 4 lên bảng vẽ tiếp BĐTD trên bằng cách viết công thức của các đa
giác. Mỗi em có thể sử dụng một màu phấn khác nhau để ghi cho sinh động.
-Bước 3: Giáo viên vẽ tiếp hai nhánh cấp 1 nội dung hình thang và hình bình hành và
nêu câu hỏi Từ cơng thức tính diện tích tam giác có tính được diện tích hình
thang hình bình hành hay khơng ? và đặt vấn đề vào bài.
S a 2
1
S a.b
2
S a.b
1
S a.h
2
Diện tích
đa giác
T cơng thức tính diện tích
tam giác có tính được diện
tích hình thang hay khơng ?
2. Dạy kiến thức mới :
2.1 Dạy lí thuyết
- Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình
vẽ bất kì trên bảng của lớp mà khơng ghi bài theo kiểu cũ và giáo viên cho học sinh
ngồi theo nhóm thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà để
đối chiếu với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm.
- Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hơm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 và
gọi học sinh học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn trên bảng
có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.
- Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh
thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... tương tự học sinh đã hoàn thành nội dung sơ đồ
tư duy của bài học mới ngay tại lớp. Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những
phần còn thiếu vào sơ đồ tư duy của từng cá nhân.
- Với đặc điểm nội dung mơn hình 8 có sự liên quan kiến thức giữa các bài. BĐTD
thực sự có hiệu quả và phát huy tính tích cực, sáng tạo cá nhân của hs trong việc tiếp
nhận kiến thức cũng như ghi nhớ những điều đã học trong hầu hết những dạng bài
trong chương 1 đều có đặc điểm chung như: Định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận
biết và ứng dụng của các hình tứ giác đặc biệt.
Chương 1: Tứ giác
Tiết 1: Tứ giác. tiết 2-4: Hình thang, tiết 11: hình bình hành, tiết 16: hình chữ nhật,
tiết 20: Hình thoi, tiết 22 : Hình vng.
Chương 2: Diện tích đa giác
Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thang, hình thoi, hình vng, bình hành ...
Chương 3: Tam giác đồng dạng
Định lí Talet trong tam giác, khái niệm hai tam giác đồng dạng, các trường hợp đồng
dạng của tam giác.
Chương 4: Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều
Tiết 55: Hình hộp chữ nhật, Tiết 59: Hình lăng trụ đứng, Tiết 63: Hình chóp đều và
hình chóp cụt đều
Ví dụ 1: Tiết 16 dạy học bài “Hình chữ nhật”
Đặc điểm của bài này là HS đã có biểu tượng về hình chữ nhật, biết một số tính chất
về cạnh, góc của hình chữ nhật từ các lớp tiểu học, mặt khác hình chữ nhật lại rất gần
gũi với các em trong cuộc sống. Hơn nữa, cấu trúc bài hình chữ nhật cũng tương tự
với các bài hình thang cân, hình bình hành mà các em vừa học trước đó, các bài này
đều có các đề mục như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vì vậy khi dạy học
bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với chủ đề chính là hình vẽ
một hình chữ nhật để HS thiết lập BĐTD, qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ
nhật, việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học.
Có thể tổ chức một số hoạt động sau đây:
Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm
hay cá nhân với các gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết
những tính chất về cạnh và góc mà em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa,
dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em,…
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các
nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt
động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em
khả năng thuyết trình trước đơng người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây
cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ
sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người
cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến
kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết
minh về kiến thức hình chữ nhật thơng qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở
bảng phụ hoặc ở bài giảng trên giáo án PowerPoint ), hoặc BĐTD mà các em vừa
thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hồn thiện. GV có thể giới thiệu BĐTD sau đây
(vì BĐTD là một sơ đồ mở nên khơng u cầu tất cả các nhóm HS có chung 1
kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến th ức v à góp ý thêm v ề
đường nét vẽ và hình thức- nếu cần).
Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu
sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thơng thường
thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.
VD 2: Tiết 22: Hình vng
Gv sử dụng một BĐTD cho toàn bộ nội dung kiến thức của bài như sau :
- Bước 1: Sử dụng từ khóa/ hình ảnh ở trung tâm là Hình vng
- Bước 2: GV giới thiệu bài gồm có 4 nội dung chính rồi vẽ 4 nhánh cấp 1 là: Định
nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết, ứng dụng.
- Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học để hs hoàn thiện các nội dung cơ bản liên
quan đến định nghĩa (có 1 nhánh cấp 2. tính chất (có ba nhánh cấp 2 là: tính chất về
cạnh, tính chất về góc, tính chất về đường chéo)
Bài 12: HÌNH VNG
Với bản đồ tư duy cịn giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phát hiện kiến
thức mới của từng phần trong bài học một cách dễ ràng .
Ví dụ 3 : Khi dạy về dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật giáo viên có thể đưa ra sơ đồ
như hình vẽ sau , rồi yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu nhận biết
Tiết 16 : Hình chữ nhật
3. Dấu hiệu nhận biết
Có ba góc vng
Tứ giác
Hình
thanh cân
Hình
bình hành
Có một góc vng
Hình chữ nhật
Có một góc vng
Có hai đường chéo bằng nhau
2.2 Dạy luyện tập
Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi thấy rằng loại bài luyện tập là rất quan trọng
nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng vận
dụng giải bài tập. Cấu trúc bài luyện tập có 2 phần :
-Phần 1: Kiến thức lí thuyết cần nhớ
-Phần 2: Các dạng bài tập
Cách viết của SGK ở phần 1 thường là hệ thống lại các kiến thức theo kiểu hàng
ngang nếu GV không biết vận dụng phương pháp tích cực thì dạy phần này tương đối
tẻ nhạt, đơn thuần GV ra câu hỏi HS trả lời, hiệu quả cách dạy này không cao.
Khi sử dụng BĐTD để hệ thống hóa các kiến thức trên một tờ giấy trong đó thể
hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trong mối liên hệ của chúng nên HS
dễ nhớ và có điều kiện nhớ lâu.
Để dạy phần 1 GV có hai cách để triển khai:
Cách 1: Cho HS lập một BĐTD ở nhà về nội dung kiến thức cần nhớ, khi dạy phần
này GV tổ chức cho HS nhận xét một vài bản đồ để chọn ra bản đồ hồn chỉnh nhất
sau đó GV có thể bổ sung ý kiến của mình vào để có một bản đồ chuẩn dùng cho HS
nắm các kiến thức của bài học.
Cách 2: Giáo viên đưa ra các từ khoá kiến thức để HS triển khai nội dung (Ghi và lưu
lại nội dung lí thuyết trên góc phải phía trên của bảng)
Sau đây là một số bản đồ tư duy chúng tôi đã cho học sinh xây dựng trong tiết
luyện tập :
Ví dụ 1. Ở tiết 21: Luyện tập khi kiểm tra bài cũ về Hình bình hành
Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Gv cho học sinh nên bảng vẽ sơ đồ tư duy về Hình bình hành, có các nhánh
là: nhánh 1: Định nghĩa, nhánh 2: Tính chất, nhánh 3: Dấu hiệu nhận biết.
- Bước 2: Nêu các dạng bài tập.
(Ghi và lưu lại nội dung sơ đồ tư duy trên góc phải phía trên của bảng)
- Bước 3: Tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh làm bài tập. Sau mỗi phần giáo
viên khắc sâu kiến thức và nêu vấn đề tìm cách giải khác. Khi đó hs có thể dựa vào sơ
đồ tư duy tìm ra cách giải khác. Từ đó giáo viên giúp hs nâng cao, phát triển bài toàn
một cách nhẹ nhàng hơn.