Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

VẤN đề tôn GIÁO TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.06 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ QUÁ TRÌNH GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
1. Nguyễn Ngọc Thanh Vân 20140036
2. Ngơ Ngọc Hân 20140054
3. Đào Phương Anh 20140009
4. Lê Quang Toàn 20141568
5. Đoàn Minh Hậu 19104011
6. Dương Thị Hoàng Lam 20124130
7. Trịnh Nguyễn Phương Trang 19136091

GVHD: PGS.TS: Đồn Đức Hiếu
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021

6) NGUYỄN VĂN DUY- 20142298


HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022
Nhóm: 1
Tên đề tài: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ quá trình
giải quyết vấn đề tôn giáo của Việt Nam hiện nay
STT HỌ VÀ TÊN


MÃ SỐ

TỈ LỆ

SINH VIÊN

THAM GIA

GHI CHÚ

1

Nguyễn Ngọc Thanh Vân

20140036

100%

14DT

2

Dương Thị Hồng Lam

20124130

100%

05DT


3

Trịnh Nguyễn Phương Trang

19136091

100%

05DT

4

Ngơ Ngọc Hân

20140054

100%

05DT

5

Đào Phương Anh

20140009

100%

05DT


6

Lê Quang Toàn

20141568

100%

05DT

7

Đoàn Minh Hậu

19104011

100%

05DT

Nhận xét của Giáo viên:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2021
Giáo viên chấm điểm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 2
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI ...................................................................................................................................... 3
1.1 Chủ Nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo ............................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm về tôn giáo ................................................................................................. 3
1.1.2 Bản chất của tôn giáo ................................................................................................. 3
1.1.3 Nguồn gốc của tơn giáo .............................................................................................. 4
1.1.4 Tính chất của tơn giáo ................................................................................................ 6
1.2 Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .......................... 7
1.2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ............ 7
1.2.2 Các vấn đề tồn tại của tôn giáo ................................................................................... 9
1.2.3 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .. 10
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ Q TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TƠN GIÁO CỦA VIỆT
NAM HIỆN NAY .............................................................................................................. 11
2.1 Tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 11
2.2 Chủ trương đường lối tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ............................ 15
2.3 Phương hướng giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới ................. 16
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU VÀ LINK THAM KHẢO ................................................................................ 19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống những ngày mà Xã hội lồi người đã có những bước tiến vô cùng
to lớn trong tất cả mọi mặt : Kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Trong một
xã hội như vậy có một bộ phận khơng thể thiếu được, bởi nó chính là một bộ phận cấu
thành nên thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đó chính là tôn giáo.
Tôn giáo một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó ln ln
mới mẻ . Cũng bởi vì tơn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng
với sự thay đổi của lồi người mà tơn giáo cũng có những sự biến đổi dù là về nội dung hay
chỉ là về hình thức . Tơn giáo - một hiện tượng xã hội phức tạp , chỉ có thể giải thích nó
một cách khách quan khoa học dựa trên những quan niệm của nền tảng Triết học duy vật
về lịch sử ,cũng như nhận thức duy vật khoa học. Tôn giáo là một hình thức phản ánh hư
ảo , xuyên tạc đời sống hiện thực và đã ra đời cách đây hàng chục nghìn năm nhưng ngày
nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới , tơn giáo dường như
vẫn có sự phát triển đa dạng về hình thức và rộng lớn về quy mơ . Vì vậy dường như khơng
thể giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đơn thuần về mặt nhận thức xã hội.
Mặt khác vai trị của tơn giáo trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện rõ nét , tôn giáo
tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần , các tôn giáo lớn thường không chỉ
ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ mà tầm ảnh hưởng cịn mang tính
quốc tế.
Một số học giả phương Tây còn cho rằng trong thế kỉ tới cuộc đấu tranh trong ý thức
hệ không cịn nữa mà chuyển sang đấu tranh tơn giáo.
2. Nội dung nghiên cứu đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáo hiện nay đã được
Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểm khách quan hơn, khơng xố bỏ
một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìn nhận trên quan điểm phát huy những mặt tích
cực, gạt bỏ những mặt tiêu cực trong các tôn giáo. đặc biệt là các chỉ thị về tôn giáo, hay
quan điểm của các tôn giáo hiện nay là: sống tốt đời đẹp đạo.
1


3. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử. Cùng với đó là sự vận dụng và kết
hợp các phương pháp khác như: khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử và logic, phân tích
và tổng hợp,… để làm sáng tỏ vấn đề.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Chủ Nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1.1 Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và
những nghi lễ để thể hiện sự sùng bái ấy. Tơn giáo cịn là niềm tin vào các lực lượng siêu
nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua
lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia.
Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa
lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những
nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh
một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Qua sự phản ánh của tôn giáo những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều
trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian trở thành sức mạnh của siêu thế gian.
1.1.2 Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Trong các tác
phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không
sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của lồi người nhưng lại là
một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện.
Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tơn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên

các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục
đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những
nghi thức, những sự kiêng kỵ…
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và
lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản
ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.
3


Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý
của xã hội.
Tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. C. Mác và
Ph. Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử, một lực
lượng xã hội trần thế. Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tơn giáo có thể bao
hàm mọi quan niệm của con người về tơn giáo nhưng có thể thấy rõ ràng khi nói đến tơn
giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa
chúng khơng có sự tách bạch.
Về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật mác xít và thế giới quan tơn
giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mác xít
khơng bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp
pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin và những người cộng sản, chế độ xã
hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân.
Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và "thiên đường" mà các tôn giáo thường
hướng tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo, "thiên đường" không phải là hiện thực xã hội
mà là ở "thế giới bên kia", trên "thượng giới" (tức là cái hư ảo). Còn những người cộng sản
chủ trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện thực,
do mọi người xây dựng và vì mọi người.
1.1.3 Nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, hoàn thiện và biến đổi
cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Sự xuất hiện và biến đổi

đó gắn liền với các nguồn gốc sau:
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người
cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gán cho tự
nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hố những sức mạnh đó. Đó là hình
thức tồn tại đầu tiên của tơn giáo.
Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh
của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát hoặc của thế
4


lực nào đó của xã hội. Khơng giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp
bức bóc lột, tội ác, v.v., và của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người thường hướng
niềm tin ảo tưởng vào "thế giới bên kia" dưới hình thức các tơn giáo. Như vậy, sự yếu kém
của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, thất
vọng, bất lực trước những bất công xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:
Các nhà duy vật trước C. Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tơn giáo.
Cịn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc
kinh tế - xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin không phủ nhận nguồn gốc
nhận thức của tơn giáo mà cịn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc đó.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân
mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phá những điều chưa biết.
Song, khoảng cách giữa biết và chưa biết ln ln tồn tại; điều gì mà khoa học chưa giải
thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.
Sự xuất hiện và tồn tại của tơn giáo cịn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người.
Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hoá
thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái qt hố, trừu tượng hố đến
mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện
thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của

chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo
tưởng, thần thánh hoá đối tượng.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh". V.I. Lênin
tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự phá sản "đột
ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính
là nguồn gốc sâu xa của tơn giáo hiện đại.
Ngồi sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo làm nảy sinh
những tình cảm như lịng biết ơn, sự kính trọng, tình u trong quan hệ giữa con người với
tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực của tín ngưỡng, tơn giáo.
5


Tín ngưỡng, tơn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù
đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu
cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn
tin, vẫn bám víu vào. C. Mác đã nói, tơn giáo là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng
giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội khơng có tinh thần.
1.1.4 Tính chất của tơn giáo
- Tính lịch sử của tôn giáo:
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù tơn giáo cịn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một
phạm trù lịch sử. Tơn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người. Tôn
giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất
định. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng thời kỳ của lịch sử, tơn giáo có sự biến
đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tơn giáo
cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản
sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân
nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tơn giáo sẽ dần dần mất đi
vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi con người.Đương
nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ cịn là một quá trình phát triển rất lâu dài của xã hội lồi

người.
- Tính quần chúng của tơn giáo:
Tính quần chúng của tơn giáo khơng chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tơn giáo. Hiện nay
tín đồ của các tơn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếu chỉ tính các tơn giáo
lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tơn giáo). Mặt khác, tính
quần chúng của tơn giáo cịn thể hiện ở chỗ các tơn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần
của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con người niềm tin
vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó ln ln phản ánh khát vọng của những
người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái... Bởi vì, tơn giáo thường có tính
nhân văn, nhân đạo và hướng thiện. Vì vậy, cịn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau
của xã hội tin theo.
- Tính chính trị của tôn giáo:
6


Trong xã hội khơng có giai cấp, tơn giáo chưa mang tính chính trị. Tính chất chính trị của
tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích, các giai
cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình. Những cuộc chiến tranh tơn
giáo trong lịch sử và hiện tại, như các cuộc thập tự chinh thời trung cổ ở châu Âu hay xung
đột tôn giáo ở bán đảo Ban Căng, ở Pakixtan, ấn Độ, Angiêri, Bắc Ailen, Bắc Capcadơ
(thuộc Nga) ... đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi
dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Trong nội bộ các tơn giáo, cuộc
đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái... nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc
đấu tranh ý thức hệ, thì tơn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.
Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ thể
hiện tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia... mà cịn có tổ chức ngày
càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vi địa phương, quốc gia - đó là nhiều tổ chức quốc tế
của các tơn giáo với vai trị, thế lực khơng nhỏ trên tồn cầu và với những trang bị hiện đại
tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý... mà cả trong chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội. Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn

nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi
dụng cho thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của họ.
1.2 Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Nguyên nhân nhận thức:Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện
tượng của tự nhiên, xã hội và con người mà thế giới khoa học chưa thể lý giải được. Ngày
nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, với những
bước tiến lớn đã giúp con người có thêm những khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ
tự nhiên. Song, thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, nhận
thức của con người là một quá quá trình và có giới hạn. Những sức mạnh tự phát của tự
nhiên, xã hội đơi khi rất nghiêm trọng cịn tác động và chi phối đời sống con người. Do đó
con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm
sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên, tin tưởng vào Thần, Thánh ,
7


Phật....
- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu
vào trong tiềm thức của nhiều người dân. Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội, trong đó tơn giáo lại là một trong
những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tơn giáo đã in sâu vào đời sống
tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua
nhiều thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu của
cuộc sống. Cho nên, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội... thì
tín ngưỡng, tơn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã
hội mà nó phản ánh.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Trong các ngun tắc tơn giáo có những điểm cịn
phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó
là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tơn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân. Dưới chủ nghĩa xã hội, tơn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi

theo xu hướng "đồng hành với dân tộc" sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng
dân tộc"... Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức vơ cùng phức tạp; trong
đó, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tơn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.
Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tơn giáo, khủng bố,
bạo loạn, lật đổ... cịn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo...
cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại. . Chính vì vậy,
trong một chừng mực nhất định, tơn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận
quần chúng.
- Nguyên nhân kinh tế: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại
của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã
hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội những biến
động trong đời sống xã hội vẫn còn tồn tại và tác động tiêu cực đến dời sống vật chất và
tinh thần cảu nhân dân như những bất bình đẳng tiêu cực xã hội, bệnh tật hiểm nghèo, đã
mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, nhiều khi đẩy con người ta vào
tuyệt vọng bế tắc, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong
8


vào những lực lượng siêu nhiên.
- Nguyên nhân về văn hố: Trong thực tế, sinh hoạt tơn giáo đã đáp ứng ở mức độ
nào đó nhu cầu văn hố ,tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có
ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng,đạo đức phong cách, lối sống của cá nhân
trong cộng đồng. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá của nhân loại, trong đó
có đạo đức tơn giáo là cần thiết. sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất
phát từ nhu cầu văn hố tinh thần, tình cảm tư tưởng của họ. Từ những nguyên nhân trên
đã dẫn đến sự tồn tại của tơn giáo trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng
cần nhận thức được rằng tơn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những
điều kiện kinh tế-xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.
1.2.2 Các vấn đề tồn tại của tôn giáo
Do nhận thức khơng đầy đủ, đã có một thời kỳ chúng ta mắc phải những sai lầm

nghiêm trọng trong việc đấu tranh chống tơn giáo. Chúng ta đã q nơn nóng, cực đoan
trong ứng xử với các tôn giáo cũng như với các cơ sở thờ tự của tôn giáo. Nhiều nhà thờ,
chùa chiền, miếu mạo đã bị đập phá, các sinh hoạt tơn giáo bị ngăn cấm, người có đạo bị
kỳ thị. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo khơng được đảm bảo. Chính sự nóng vội đó đã
dẫn đến hậu quả xấu về mặt chính trị, tư tưởng, là cơ sở để các thế lực phản động lợi dụng
chống phá cách mạng nước ta. ở điểm này, rõ ràng chúng ta đã không vận dụng tốt những
quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, theo
chúng tôi, trước hết cần phải nhận thức rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, những điều
kiện tồn tại của tơn giáo vẫn cịn; vì vậy, sự tồn tại của nó vẫn là một tất yếu khách quan.
Những điều kiện đó là: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật
còn thấp nên khả năng cải tạo thế giới chưa cao; trình độ nhận thức còn hạn chế nên chưa
cho phép giải thích đầy đủ, khoa học những hiện tượng tự nhiên, xã hội; trình độ phát triển
kinh tế cịn thấp nên đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn; thời kỳ quá độ với
những quan hệ sản xuất cũ và mới đan xen nhau nên chưa thể xoá bỏ những hiện tượng bóc
lột, bất bình đẳng trong xã hội… Thêm vào đó, chiến tranh, đặc biệt là thiên tai, vẫn xảy ra
khiến cho con người cảm thấy không yên tâm và vì vậy, một bộ phận người dân vẫn sẽ có
9


nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo như một tất yếu. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần có thái độ như
thế nào đối với tôn giáo.
Thứ hai, cần phải nhận thức rõ rằng, đối tượng đấu tranh trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo không phải là mọi tôn giáo và những sinh hoạt tôn giáo hay tất cả những tín đồ
tơn giáo nói chung, mà chỉ là những bộ phận người lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín
dị đoan hoặc chống phá cách mạng, gây rối trật tự trị an, đi ngược lại với lợi ích của quốc
gia dân tộc.
Thứ ba, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, không thể dùng mệnh
lệnh hành chính hay tuyên truyền giáo dục đơn thuần mà phải chú trọng đến việc cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tơn giáo, bởi
vì: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống
xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh
vực của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể
khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Thứ hai là khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội củ, xây dựng xã hội mới. điều đó nói lên rằng: muốn thay đổi ý thức
xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh
trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống
những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có
ảo tưởng. Điều cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực khơng có áp
bức, bất cơng, nhèo đói và thất học… cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội
Thứ ba là tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng
tơn giáo của nhân dân. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật. Quyền ấy khơng chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực
tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các Đảng. Tuy nhiên, đi đôi với việc tơn
trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng phải chống lại những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng
10


để chống phá cách mạng.
Thứ tư là cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tính ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tính ngưỡng
tơn giáo. Vì có sự phân biệt được 2 mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong
quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tơn giáo. Nhu cầu tính
ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ cịn tồn tại lâu
dài, phải được tôn trọng và bảo đảm. Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với tư tưởng
của chủ nghĩa Mác – Lênin.


CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TƠN
GIÁO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch
sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tơn giáo
khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống u nước,
truyền thống văn hóa và ln đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân
tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chính vì
thế, trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ trương,
chính sách nhất qn là tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và tự do khơng
tín ngưỡng tơn giáo của đồng bào các dân tộc.
Trên thực tế, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo
vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuyệt nhiên không một
tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các
tơn giáo ln gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân tộc và
CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn
bổn phận của tín đồ đối với tơn giáo, vừa hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng tồn
dân đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, CNH,HĐH phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tiễn sinh động đó đã, đang được khẳng định qua những thành tựu đã đạt và được
11


nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Trong những năm qua, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thực hiện một
cách toàn diện từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc triển khai thực hiện việc bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân. Các bản hiến pháp của nước Việt Nam
đều có các điều, khoản về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân; Quốc hội Khóa
XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo; Chính phủ đã ban hành Nghị định
22/2005/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo.
Điều đáng chú ý là, cùng với các quy định về tín ngưỡng, tơn giáo của Nhà nước, Nghị

quyết Đại hội XI của Đảng còn nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của các tơn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo,
tham gia đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, quan
điểm nhất quán của Đảng ta khơng chỉ tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo
hoặc khơng theo một tơn giáo nào mà cịn đánh giá cao vai trị, vị trí của các tơn giáo đối
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Điều này đã phản bác các luận điệu xuyên tạc cho
rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là vô thần và chủ trương diệt trừ tôn giáo.
Không chỉ dừng lại ở việc hồn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã
cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào hiện thực cuộc sống.
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu
thừa, Hịa Hảo…, một số nhánh Kitơ giáo như Cơng giáo Rôma, Tin Lành, tôn giáo nội
sinh như Đạo Cao Đài, và một số tơn giáo khác. Nền tín ngưỡng dân gian bản địa cho tới
nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam
Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đơng đảo nhất. Theo
thống kê dân số năm 2009 thì số tín đồ Phật Giáo là 6.802.318 người trong đó 2.988.666
tín đồ ở thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nơng thơn.
Cơng giáo Rôma (hay Thiên Chúa giáo La Mã), lần đầu tiên tới Việt bởi những nhà
truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp.
Theo thống kê năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín đồ Cơng giáo trong đó có
1.776.694 tín đồ ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nơng thơn, địa phương có
đơng đảo tín đồ Cơng giáo nhất là tỉnh Đồng Nai với 797.702 tín đồ, và khoảng 6.000 nhà
12


thờ tại nhiều nơi trên đất nước.
Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ. Theo thống kê năm 2009 có khoảng
1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo khiến tơn giáo này trở thành tơn giáo có số tín đồ đơng
thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc
biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hịa
Hảo đơng nhất cả nước)

Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô
Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa
Thánh Tây Ninh. Theo điều tra Ban Tơn giáo chính phủ, có 3 triệu người tự xem mình là
tín đồ Cao Đài phân bố tại 39 tỉnh thành cả nước.
Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Năm 2009, số tín đồ Tin Lành ở
Việt Nam là 734.168 chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc và là tơn giáo
chính của nhiều dân tộc thiểu số. Tỉnh có đơng đảo tín đồ Tin Lành nhất là Đăk Lăk với
149.526 tín đồ.
Hầu hết tín đồ Hồi giáo và Hindu giáo tại Việt Nam là người Chăm. Người ta cho
rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người
Chăm. Năm 2009, tại Việt Nam có khoảng 75.268 tín đồ Hồi giáo.
Ngồi ra, ở Việt Nam cịn có một số tơn giáo khác nhưng nó nhỏ lẻ khơng đáng kể
và cịn có một số người khơng có tơn giáo.
Đến nay, theo số liệu thống kê, cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so với năm
2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu
tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Trong đó, tín đồ Phật giáo 14 triệu, Thiên Chúa giáo 6
triệu, Tin lành 1,5 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh độ Cư sĩ
Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78.000 và Hồi giáo 67.000,… Riêng trên địa bàn Tây
Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000 người/200 thơn, làng theo đạo Tin lành, đến nay, đã là
hơn 500.000 người/18.000 thôn, làng. Bên cạnh đó, việc học tập, đào tạo của các tơn giáo
cũng được phát triển nhanh. Từ chỗ chỉ có 22 trường cao đẳng, trung cấp Phật học (năm
1993), đến nay, cả nước đã có 4 học viện Phật giáo và 49 trường cao đẳng, trung cấp, sơ
13


cấp Phật học; Giáo hội Cơng giáo có 6 Đại Chủng viện với hàng nghìn chủng sinh,... Khơng
những thế, Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao
trình độ ở nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Việc in ấn, xuất bản
kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí, bản

tin, đáp ứng u cầu hoạt động của các tơn giáo. Chỉ tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi
năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo. Hằng năm, có khoảng
8.500 lễ hội tín ngưỡng, tơn giáo được tổ chức ở các quy mô khác nhau trên phạm vi cả
nước; trong đó, các sự kiện trọng đại của các tơn giáo đều được chính quyền các cấp tạo
điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương đều quan tâm, động viên, chúc
mừng. Năm 2011, đã diễn ra Đại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam với sự tham gia của hàng nghìn tăng ni, phật tử trong nước và trên 2.000 chức
sắc, tín đồ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của các tôn
giáo cũng được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ
chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Tịa thánh Va-ti-căng, góp phần làm cho
bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước
cũng như tình hình tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Việt Nam. Những con số biết nói nêu
trên là bằng chứng sinh động bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tơn
giáo tại Việt Nam. Thử hỏi rằng, nếu Việt Nam kỳ thị tôn giáo, hạn chế và đàn áp tơn giáo,
vi phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo như các luận điệu mà thế lực thù địch vẫn thường rêu
rao thì các tổ chức tơn giáo ở Việt Nam liệu có thể xác lập vị trí và phát triển ổn định như
hiện nay không; bức tranh tôn giáo ở Việt Nam không thể phong phú, đa dạng đến như vậy
hay khơng? Ơng Giơn Hen-pho, Đại sứ lưu động phụ trách tự do tơn giáo Mỹ có dịp đến
Việt Nam đã phải thốt lên rằng, “Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc
đẩy mạnh tự do tôn giáo”. Đồng quan điểm này, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Oép – Chủ tịch
Tiểu ban Đông Á - châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ
trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây đã đánh giá: cho dù vẫn còn những
quan điểm cá nhân về một vài việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng
không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt được, nhất là từ
năm 1991 đến nay, v.v.
14


Cần thấy rằng, tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề mang tính văn hóa, tư tưởng, sự vận
động và phát triển của nó gắn liền với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử, hệ tư

tưởng, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, nên khơng thể sao chép “tiêu chuẩn” tôn giáo
của quốc gia, dân tộc này cho quốc gia, dân tộc khác và càng không thể áp đặt theo ý muốn
chủ quan của một chủ thể nào đó từ bên ngồi. Hơn thế nữa, các tổ chức tôn giáo về thực
chất vẫn là một tổ chức xã hội, bao gồm nhiều tín đồ với các lứa tuổi, trình độ, thành
phần…, khác nhau, hoạt động và tồn tại trong khuôn khổ pháp luật nhất định; do đó, việc
một vài tín đồ tơn giáo vi phạm pháp luật, bị xử lý cũng là việc bình thường trên con đường
phát triển. Song, lợi dụng điều đó để vu cáo chính quyền đàn áp tơn giáo như đối với Việt
Nam là điều không thể chấp nhận được. Ngay ở các nước phương Tây, được coi là những
“quốc gia dân chủ nhất”, các giáo phái hoạt động trái pháp luật cũng đều bị nghiêm trị, liệu
đó có phải là hành động đàn áp tôn giáo không?
Nhân đây, cũng cần nhắc lại rằng, nhiều năm qua, vấn đề tự do tôn giáo luôn được
các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Nhân dân ta cũng quá hiểu những thủ đoạn này là nhằm xóa bỏ vai
trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Vì ý đồ đen tối đó, chúng
sẽ cịn xun tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật nhiều vấn đề khác nhằm bôi đen và hạ uy tín của
Việt Nam. Song sự thật về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam ln được tôn
trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất
đập tan những luận điệu xuyên tạc của chúng.
2.2 Chủ trương đường lối tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường
đoàn kết đồng bào các tơn giáo trong khối đại đồn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
15


Thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc, khơng phân biệt đối xử vì lý do

tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân khơng
phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công
tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu
nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính
sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phịng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân
dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo,
phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, cơng tác tơn giáo có liên
quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành.
Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình
và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
công nhận, hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo
chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tơn
giáo,.. của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt
động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo
tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, khơng được ép buộc người dân theo đạo.
Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái
phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2.3 Phương hướng giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của cơng cuộc đổi mới tồn diện, đồng bộ
đất nước và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức đan xen, việc giải quyết đúng
đắn vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà
16



nước, tới đây chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của hệ thống chính trị, nhất là đối với cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp về vị trí,
nhiệm vụ cơng tác dân tộc, cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.
Hai là: làm tốt cơng tác quy hoạch và đào tạo cán bộ theo từng vùng, từng dân tộc
cụ thể; có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc miền núi đặc biệt
khó khăn; xây dựng chính sách ưu đãi với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thơn (bản, phum, sóc) có đủ phẩm chất chính
trị, đạo đức và năng lực tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các chính sách, pháp
luật Nhà nước trên địa bàn.
Ba là: các ngành, các cấp cần rà soát, kịp thời bổ sung những chính sách đầu tư sát
hợp đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo; tổ chức thực hiện đồng
bộ, chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các loại vốn đầu tư thực sự có hiệu quả, tạo
điều kiện để đồng bào phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, hịa nhập với
tiến trình đi lên của đất nước.
Bốn là: thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; chủ động phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH
của nhân dân ta.
Năm là: làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ đội ngũ già làng, chức sắc,
chức việc, đội ngũ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đơng đồng bào theo
đạo. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo để chống
phá cách mạng, vi phạm chính sách, pháp luật Nhà nước.
Sáu là: đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền đối ngoại về dân tộc, tôn giáo, giúp cho
cộng đồng thế giới hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của Đảng và Nhà nước ta và thực tế tình hình cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

17



KẾT LUẬN
Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự
do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn
cho rằng ở Việt Nam người dân khơng có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Từ đó, chúng
dùng nhiều thủ đoạn để kích động đồng bào có đạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào
âm mưu “diễn biến hồ bình” vơ cùng thâm độc của chúng. Đó là những luận điệu sai lầm,
xun tạc chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng như xun tạc tình hình tơn giáo
và các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay mà chúng ta cần kiên quyết bác bỏ. Quan tâm
xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tơn giáo, bố trí đúng người làm cơng tác tơn
giáo; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tơn giáo và nghiệp vụ tơn giáo. Có kế
hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức sắc tôn giáo
để tạo mối quan hệ đồng thuận. Tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ làm công tác
tôn giáo hoạt động tốt, tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các
vấn đề có liên quan đến tơn giáo theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Có
thể nói, ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần vào thành cơng của cơng cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, đoàn kết
dân tộc và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Do vậy, cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng,
tơn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng,
vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân,
vừa hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển
bền vững đất nước.

18


TÀI LIỆU VÀ LINK THAM KHẢO
[1].Tài liệu học tập do giảng viên cung cấp: Chương 6, “VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TƠN
GIÁO TRONG THỜI KÌ Q ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”.
[2].tuatduonggia. Truy cập ngày 06/06/2021. Đường dẫn: />[3].tulieuvankien. Truy cập ngày 06/06/2021. Đường dẫn:

/>[4].tapchicongsan.Truy cập ngày 06/06/2021. Đường dẫn:
/>[5].tuyengiao.vn.Truy cập ngày 10/06/2021. Đường dẫn: />[6].tuyengiao.vn.Truy cập ngày 14/10/2018. Đường dẫn: />
19



×