Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Da và các sản phẩm của da ở lớp Chim (Aves) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.08 KB, 8 trang )


Da và các sản phẩm của da
ở lớp Chim (Aves)


Cấu tạo da
Có hai lớp điển hình, phân hoá theo
lối sống:
- Lớp biểu bì mỏng, tầng sừng ở ngoài
cùng, có bề dày thay đổi tuỳ theo vị
trí của cơ thể (nơi có cọ xát nhiều
thì dày hơn). Trong cùng của biểu
bì là tầng manpighi có sắc tố, chủ
yếu là sắc tố đen và vàng nên da thú
có màu.
- Lớp bì dày hơn biểu bì, gồm mô liên
kết có nhiều mạch máu và các vi thể
cảm giác.

Cấu tạo da thú (theo Raven)
A. Lớp biểu bì; B. Lớp bì; C. Hạ bì
(đệm)
1. Lông; 2. Thụ cảm xúc giác; 3. Cơ
lông; 4. Thể Pacini (áp lực); 5. Gốc
lông; 6. Đầu mút thần kinh tự do; 7.
Mỡ; 8. Mô liên kết; 9. Động mạch;
10. Tĩnh mạch; 11. Tuyến mồ hôi; 12.
Thần kinh;
Trong tầng bì sâu có lớp hạ bì chứa
nhiều tế bào mỡ, tập hợp thành đám
hay thành lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ


này có khi rất dày như ở cá voi, hải
cẩu, lợn… là nơi dự trữ năng lượng,
chống rét, làm cho cơ thể nhẹ (hình
10.1). Về chức năng thì lớp biểu bì là
lớp bảo vệ còn lớp bì là nơi nuôi
dưỡng và làm chỗ dựa cho lớp biểu
bì.
2. Sản phẩm của da
- Lông mao là sản phẩm sừng rất đặc
trưng của thú có nguồn gốc từ biểu bì,
chỉ có một số ít loài gần như không có
lông mao. Cấu tạo gồm 2 phần: Thân
lông ở ngoài da và chân lông cắm ở
trong da. Giữa thân lông có tủy, chứa
sắc tố vàng và đen. Chân lông có
nhiều tế bào sống có nhiều mạch máu.
Lông mao có 2 loại chính: Lông phủ
dài, ở ngoài và lông nệm ngắn ở
phía trong, có nhiệm vụ giữ nhiệt
và không thấm nước. Lông có thể
thay thế theo chu kỳ 2 lần trong 1
năm. Lông có thể biến đổi theo chức
năng như thành ria mép (mèo, hổ ),
lông cứng (gậm nhấm ), trâm cứng
và dài (nhím, đơn ). Màu sắc lông
thú ít sặc sỡ như lông chim, thường
màu sẫm, vằn hay trắng
- Tuyến da có 4 loại:
+ Tuyến mồ hôi có hình ống, xoắn ở
gốc thành quản cầu, mồ hôi được lọc

từ máu, thành phần giống nước tiểu
nhưng lượng nước nhiều. Tuyến mồ
hôi có vai trò bài tiết chất cặn bã và
điều hòa thân nhiệt.
+ Tuyến xạ (tuyến thơm) có cấu tạo
phức tạp, chất tiết có mùi đặc biệt, là
chất đánh dấu và liên quan đến hoạt
động sinh dục và bảo vệ lãnh thổ.
Tuyến này ở các vị trí khác nhau: Gần
hậu môn (cầy, cáo ), trước ổ mắt
(hươu, nai, trâu, bò…), giữa 2 ngón
chân (thú có sừng).
+ Tuyến sữa vừa là nội vừa là ngoại
tiết, có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi.
Có hình ống (ở các loài thú thấp) hay
hình chùm (ở các loài thú cao). Có thể
tập trung thành vú, số lượng vú thay
đổi từ 2 - 14 cái. Chất tiết là sữa có
thành phần bao gồm protein, đường
lactoza, muối khoáng ).
+ Tuyến bã có hình chùm, phát triển
mạnh ở thai nhi.
- Vuốt là sản phẩm sừng của vỏ da, có
chức năng bảo vệ các ngón chân hay
là bộ phận để tấn công kẻ thù của
nhiều loài thú (họ mèo). Móng là
phần phụ đặc trưng của bộ khỉ hầu.
Guốc phát triển ở các loài di chuyển
bằng đầu ngón chân trên đất cứng, đó
là các tấm sừng cuốn thành ống hay

phần nệm hoá sừng.
- Vảy chỉ có ở một số loài thú như ở
tê tê, ta tu có vảy phủ toàn thân, hải ly
và chuột chỉ có phần đuôi.
- Sừng và gạc: Thú có 3 loại sừng:

Sự sinh trưởng hàng năm của sừng
hươu, nai (theo Hickman)
A. Sừng bắt đầu mọc vào cuối mùa
xuân; B. Xương phát triển mạnh; C.
Da màng ngoài (màng nhung) bị chết
và bong ra; D. Sừng phát triển cực
đại bắt đầu mùa sinh sản
+ Sừng trâu, bò (còn được gọi là sừng
thật) là lớp sừng hình ống, ôm lấy lõi
xương mọc lên từ sọ, không rụng và
không phân nhánh, gắn với sọ rất
cứng.
+ Sừng hươu nai (hay được gọi là
gạc) thường đặc, phân nhánh, khi già
toàn bộ hoá xương, thay thế và phân
nhánh hằng năm. Cấu tạo gồm một trụ
xương đặc từ trung bì, có da và lông
bọc ngoài, chứa nhiều chất dinh
dưỡng. Thuộc loại này còn có sừng
hươu cao cổ, nhưng không rụng hàng
năm.
+ Sừng tê giác có nguồn gốc hoàn
toàn từ biểu bì, không có trục xương,
do các sợi sừng kết lại rất chặt, có thể

thay thế khi bị gãy.
Quỳnh Hoa

×