Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đường truyền lây và mô đích tấn công của vi khuẩn Flavobacterium columnare trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.39 KB, 13 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY VÀ MƠ ĐÍCH TẤN CƠNG CỦA VI KHUẨN
Flavobacterium columnare TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus)
Nguyễn Ngọc Du1*, Nguyễn Thị Tuyết Mai2, Mã Tú Lan1,
Lê Thị Bích Thuỷ3, Đồn Văn Cường1

TĨM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đường truyền lây của vi khuẩn Flavobacterium columnare
trên cá tra giai đoạn cá hương. Phương pháp ngâm cho tỷ lệ chết cao nhất (86,6 - 100%) ở nồng độ
cảm nhiễm từ 2,5 x 103 - 104 CFU/mL. Phương pháp tiêm cho tỷ lệ chết từ 56,6 - 100% ở nồng độ
cảm nhiễm 2,5 x 105 - 106 CFU/cá. Ở phương pháp cho tiếp xúc cá bệnh - cá khỏe với tỷ lệ 10%,
20%, 30% tổng số nhóm cá thí nghiệm, tỷ lệ cá chết từ 11 - 45%. Không ghi nhận cá chết khi cảm
nhiễm bằng phương pháp cho ăn.
Phân tích mơ bệnh học thể hiện vi khuẩn bám nhiều trên lớp nhớt tiết bên ngồi da vùng đi và
phần cơ bị hoại tử. Phân tích các mẫu mơ thu từ cá bệnh bằng kỹ thuật PCR cũng cho thấy mơ đích
tác động của vi khuẩn F. columnare trên cá tra được xác định là cơ đi và mang. Ngồi ra vẫn có sự
hiện diện của vi khuẩn này trên mô thận với tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp hơn, tuy nhiên không phát
hiện vi khuẩn ở mô gan. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn gây bệnh ở các mơ có sự tương đồng giữa phương
pháp ngâm với cá bệnh tự nhiên nhưng có sự khác biệt giữa phương pháp tiêm và cá bệnh tự nhiên
(p < 0,05). Kết quả trên cho thấy cơ chế tấn cơng của vi khuẩn là từ bên ngồi vào, gây tổn thương
các cơ quan bên ngồi (đi và mang), trong đó phần cơ đi dễ bị tổn thương nhất, sau đó mới xâm
nhiễm vào các cơ quan nội quan.
Từ khóa: Flavobacterium columnare, cá tra, đường truyền lây, mơ đích.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nghề ni cá da trơn ở Mỹ,
Flavobacterium columnare là vi khuẩn phổ
biến thứ hai, sau Edwardsiella ictaluri (Hawke
& Thune, 1992), gây tổn thất hàng năm lên đến


30 triệu USD (Shoemaker và ctv., 2011). Trong
suốt hai thập kỷ gần đây, bệnh columnaris cũng
là mối đe dọa lớn nhất cho nghề nuôi cá hồi Đại
Tây Dương (Salmo salar), cá hồi nâu (Salmo
trutta), cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus
mykiss) ở vùng Fennoscandia, Phần Lan. Vi
khuẩn này cũng được coi là tác nhân gây bệnh
quan trọng trong nghề nuôi cá rô phi ở Brazil. F.

columnare cũng gây bệnh ở nhiều loài cá cảnh
nhiệt đới như cá molly (Poecilia sphenops), cá
platie (Xiphophorus maculatus) (Decostere và
ctv., 1998), cá da trơn Brazil và cá rô phi sông
Nile (Barony và ctv., 2015). Bệnh columnaris
được cho là nguyên nhân gây tổn thất nhiều
nhất ở các trang trại nuôi cá da trơn ở bang
Mississippi, Mỹ vào năm 2000. Khoảng thời
gian từ năm 2004 - 2007, tỷ lệ thiệt hại do bệnh
columnaris chiếm 18,33% (Cunningham và ctv.,
2012).
Bệnh do Flexibacterium columnaris lần
đầu được công bố vào năm 1922 và được xem

Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II
Trường Đại học Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh
3
Trường Trung cấp Kỹ thuật Nơng nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
* Email:
1
2


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

61


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cá tự nhiên
và cá nuôi. Năm 1944, Ordal và Rucker lần
đầu tiên phân lập được vi khuẩn này từ ổ dịch
trên cá hồi đỏ (Onchorhynchus nerka) ngoài tự
nhiên. Đến năm 1996, vi khuẩn này được đổi
tên thành Flavobacterium columnare và được
sử dụng cho đến nay. Vi khuẩn F. columnare
được tìm thấy chủ yếu trên các loại cá nước
ngọt. Đối với những trường hợp cấp tính, bệnh
do Flavobacterium có khả năng gây chết lên
đến 70%, hoặc có thể đến 100% (Suomalainen
và ctv., 2005). Những cá sống sót tăng trưởng
rất kém, cơ và vây bị ăn mịn và hoại tử, khung
xương bị biến dạng sau một thời gian dài nhiễm
bệnh (Austin & Austin, 1999). Các chủng vi
khuẩn có độc lực khác nhau có sự liên quan
với khả năng bám dính vào mang cá và những
yếu tố mơi trường cũng có ảnh hưởng đến khả
năng bám dính này (Decostere, 2002). Đây là
bước quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh
(Decostere và ctv., 1999). Cá nheo Mỹ 4 tháng
tuổi gây nhiễm thực nghiệm với các chủng F.

columnare 94-081 và Matt gây chết từ 87% đến
100%, ở cá 6 tháng tuổi tỷ lệ chết lên đến 60%
trong vòng 8 ngày. Đối với những chủng 14394 và C56-1 mang độc lực thấp, có khả năng
gây chết cá với tỷ lệ thấp hơn (dưới 40%). Cá
bị tuột nhớt, có dấu hiệu lở tróc trên da hoặc
khơng. Dấu hiệu tuột nhớt càng cao, tỷ lệ cá
chết càng tăng (Soto và ctv., 2008). Ở cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus), liều gây chết
50% (LD50) trên cá giống từ khoảng 4 x 105 - 1,6
x 106 CFU/mL (Tien và ctv., 2012) bằng phương
pháp ngâm. Thí nghiệm cũng gây chết 100% ở
nồng độ 2 x 105 - 2 x 107 CFU/mL ở cá rô phi
(Dong và ctv., 2016).
Trên cá nhiệt đới nuôi ở Brazil, F. columnare
cũng được phân lập ở những cá có vùng da bị
mất màu, tạo đốm màu trắng xám ở một số
phần trên cơ thể như đầu, miệng, mang, vây và
thân, được bao quanh bởi vùng đỏ nhẹ do da
bị tróc, đi bị ăn mịn, da bị lở loét (Pilarski
62

và ctv., 2008). Ở Canada, bệnh do F. columnare
cũng được ghi nhận ở cá hồi trắng (Coregonus
clupeaformis) với những biểu hiện bệnh tích
như: các vùng nhạt màu trên cơ thể từ từ bị
tróc da và lở loét, các sợi mang bị hoại tử. Mẫu
soi tươi vùng hoại tử của da và mang có nhiều
vi khuẩn hình sợi chuyển động trượt (Scott &
Bollinger, 2014). F. columnare hiện diện nhiều
ở da và vây của cá koi bệnh do cảm nhiễm thực

nghiệm, khơng thường xun thấy ở mang, và ít
khi phân lập được ở các cơ quan khác như gan,
thận, lách (Tripathi và ctv., 2005). Tuy nhiên,
trong tự nhiên, biểu hiện hoại tử mang là dấu
hiệu thường thấy nhất khi dịch bệnh columnaris
xảy ra, làm cho cá chết trước khi xuất hiện
những dấu hiệu lở loét trên da (Decostere và
ctv., 2002). Vi khuẩn F. columnare chủ yếu được
quan sát ở lớp biểu bì, vùng bong tróc hoặc lở
lt ở cá nheo (Ictalurus punctatus) và cá ngựa
vằn (Danio rerio) (Bullard và ctv., 2011). Ngồi
ra, vi khuẩn cịn được thấy nhiều ở mang và phần
gốc đi trên các lồi cá nước ngọt như cá chép
(Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus
mykiss) (Declercq và ctv., 2015), cá mang xanh
(Lepomis macrochirus) (Bullard và ctv., 2013).
Phân tích sự hiện diện của F. columnare bằng
kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
trên các mơ cá có biểu hiện mang nhợt nhạt,
đi mịn, da mất màu, tuột nhớt, cá mất thăng
bằng… ở một số lồi cá nước ngọt ni ở vùng
Mymensingh (Bangladesh), West Bengal (Ấn
Độ), Lembuchera, Tripura (Ấn Độ) cho thấy F.
columnare chủ yếu tìm được ở mang và cơ, một
số trường hợp có ở thận và lách (Patra và ctv.,
2016).
F. columnare có thể lây truyền thơng qua
mơi trường nước và bùn đất trong ao nuôi. Bệnh
columnaris xảy ra khắp mọi nơi và vi khuẩn
xâm nhiễm vào tất cả các loài cá nước ngọt và

một số loài lưỡng cư. Cá hồi giống, cá da trơn
giống nuôi ở các trại sản xuất thường rất dễ bị
bệnh columnaris do được nuôi với mật độ cao,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

trong đó yếu tố môi trường là điều kiện quan
trọng gây phát sinh dịch bệnh. Khi kết hợp với
các yếu tố gây sốc như nhiệt độ tăng, mật độ
tăng, xây xát do vận chuyển…, F. columnare có
thể tấn cơng và gây bệnh cho cá. Các nghiên
cứu cho thấy F. columnare có thể lây truyền trực
tiếp từ cá sang cá thông qua môi trường nước
nhưng q trình phát bệnh có liên quan đến các
điều kiện gây sốc như chất lượng nước kém,
di chuyển cá trong q trình thả giống hay thu
hoạch. F. columnare có thể tạo thành dạng kén
(microcyst) tồn tại nhiều năm và đây có thể là
nguồn lây nhiễm tự nhiên. Vi khuẩn có khả năng
sống sót hàng tháng trong nước hồ đã được vơ
trùng và có thể sống trên những mơ cá chết.
Hơn nữa, F. columnare có thể di chuyển rất hiệu
quả từ cá chết sang cá sống, thậm chí cịn nhanh
hơn từ cá sống sang cá sống. Khả năng này làm
gia tăng sự phát sinh bệnh tiềm ẩn khi thay đổi
môi trường sống của cá. Thời gian ủ bệnh của F.
columnare có thể thay đổi tùy theo độc lực của

chủng và điều kiện của mơi trường. Chủng có
độc lực cao có thể gây dịch bệnh cấp tính trong
vịng 24 giờ, trong khi chủng có độc lực thấp có
thể cần nhiều thời gian hơn, từ 48 giờ cho đến
vài tuần (Warren, 1981).
Nghiên cứu này được thực hiện trên cá tra
dưới 2 tháng tuổi vì đây là giai đoạn mẫn cảm
của cá tra đối với tác nhân gây bệnh trắng đuôi,
thối đuôi. Việc xác định được đường truyền lây
của vi khuẩn vào cơ thể vật chủ nhằm hạn chế
khả năng lây truyền mầm bệnh, đồng thời dữ
liệu phân tích mơ đích bị xâm nhiễm bởi tác
nhân gây bệnh giúp tăng cường khả năng chẩn
đoán phát hiện mầm bệnh ở vật chủ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Cá thí nghiệm
Cá tra khoảng 40 ngày tuổi, trọng lượng
trung bình 0,8 - 1g, được sử dụng cho thí
nghiệm cảm nhiễm. Sử dụng cá biểu hiện bên

ngồi khỏe mạnh, được ni thuần ít nhất 1
tuần trước khi thí nghiệm trong bể composite.
Cá được kiểm tra không nhiễm mầm bệnh F.
columnare bằng cách phết lam từ nhớt da bên
ngoài để kiểm tra vi khuẩn và cấy nhớt cá trên
môi trường TYES (Trypton Yeast Extract Salts).
Đồng thời, các mầm bệnh quan trọng khác
(Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri)

là những tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá tra
cũng được kiểm tra bằng cách cấy mẫu thận trên
môi trường thạch máu.
2.1.2. Chuẩn bị vi khuẩn cảm nhiễm
Chủng vi khuẩn F. columnare AG.07.19_8
được phân lập từ mẫu cá bệnh trắng đuôi, thối
đuôi thu ở An Giang và lưu giữ chủng ở nhiệt
độ -80ºC. Vi khuẩn được cấy trên đĩa môi trường
TYES ủ ở 30ºC trong 48 giờ. Khuẩn lạc đơn được
cấy chuyển sang nuôi trong môi trường TYES
lỏng ở 30ºC trong vòng 24 giờ để huyền dịch vi
khuẩn gốc đạt khoảng 108CFU/mL. Vi khuẩn
được pha loãng thành các nồng độ 2,5 x 106, 5
x 106, 107 CFU/mL và sẵn sàng cho cảm nhiễm.
2.2. Cảm nhiễm xác định đường truyền lây
Thực hiện thăm dò các đường truyền lây:
ngâm trong nước, tiêm, cho ăn, tiếp xúc cá
bệnh- khỏe.
Mỗi đường truyền lây được thực hiện ở 3
nồng độ và lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố
trí trong các bể nhựa, mỗi bể chứa 20 con. Ở
nghiệm thức ngâm, cá được ngâm trong bể 1
lít nước có chứa vi khuẩn nồng độ 2,5 x 103,
5 x 103, 104 CFU/mL trong vòng 1 giờ (1 mL
của vi khuẩn ở mỗi nồng độ 2,5 x 106, 5 x 106,
107 CFU/mL pha loãng trong 1 lít nước), sau đó
nâng mức nước lên 5 lít cho mỗi bể. Ở nghiệm
thức tiêm, mỗi cá được tiêm vào nồng độ 2,5 x
105, 5 x 105, 106 CFU/cá. Vi khuẩn cũng được sử
dụng trộn vào thức ăn trong nghiệm thức cho ăn,

trong đó 3 mL dung dịch vi khuẩn 2,5 x 106, 5 x
106, 107 CFU/mL được trộn với thức ăn và chia
đều thành 3 phần tương đương nhau cho 3 bể
của mỗi nghiệm thức (mục đích để cá của mỗi

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

63


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

bể được cho ăn với 1 mL vi khuẩn trộn trong
thức ăn, tương đương với lượng vi khuẩn đưa
vào mỗi bể trong nghiệm thức ngâm). Ở nghiệm
thức cho cá bệnh tiếp xúc cá khỏe, chọn những
con cá lờ đờ, có biểu hiện bệnh trắng đuôi, thối
đuôi cho vào bể cá khỏe với tỷ lệ 10%, 20%,
30% tổng số cá thí nghiệm trong bể. Những con
cá bệnh (đã chết) được vớt ra khỏi bể sau 24 giờ

cho tiếp xúc và tiếp tục theo dõi.
Trong thời gian cảm nhiễm không cho ăn
đối với các lô ngâm và tiêm. Theo dõi và ghi
nhận cá có biểu hiện của bệnh trắng đuôi, thối
đuôi, và cá chết trong vòng 1 tuần. Một số cá
lờ đờ hoặc vừa mới chết được lấy mẫu để kiểm
tra vi khuẩn F. columnare. Nồng độ và tỷ lệ gây
nhiễm được thể hiện ở Bảng 1.


Bảng 1: Bố trí thí nghiệm cảm nhiễm.
Đường truyền
lây
Nồng độ cảm
nhiễm

Ngâm (CFU/mL)

Tiêm (CFU/cá)

104
5 x 103
2,5 x 103

2.3. Phân tích mô bệnh học của cá bệnh
trắng đuôi thối đuôi
Cá bệnh (tự nhiên và sau cảm nhiễm) có
những biểu hiện trắng đuôi hoặc thối đuôi được
thu nguyên con và cố định trong dung dịch
formol 10%. Mẫu mô (đuôi, mang, thận) được
đúc parafin để cắt lát, sau đó xử lý loại parafin
bằng cồn và tiến hành nhuộm Wright – Giemsa,
Hematoxylin và Eosin (H&E) hoặc nhuộm
Gram.
Quan sát sự hiện diện của vi khuẩn trong
các mơ dưới kính hiển vi quang học.
2.4. Phương pháp kiểm tra mơ đích của
cá bệnh tự nhiên và sau cảm nhiễm
Cá bệnh (tự nhiên và sau cảm nhiễm) được
thu nguyên con và cố định bằng cồn 90% để

kiểm tra bằng phương pháp PCR. Mẫu mô
(đuôi, mang, gan, thận) được tách bằng panh và
kéo đốt khử trùng sau mỗi lần tách mô.
DNA được tinh sạch bằng Wizard genomic
DNApurification kit (Promega, USA) theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Đoạn gene đặc hiệu loài
được khuyếch đại bằng máy PCR (Biorad, USA)
trong hỗn hợp GoTag (Promega, USA) sử dụng
hai mồi ColF 5’CAGTGGTGAAATCTGGT3’
và ColR 5’GCTCCTACTTGCGTAGT3’ để
64

106
5 x 105
2,5 x 105

Tiếp xúc cá
Cho ăn (CFU/
bệnh: khỏe
bể thí nghiệm)
3:7 (30%)
107
2:8 (20%)
5 x 106
1:9 (10%)
2,5 x 106

định danh F. columnare. Một hỗn hợp 25 μL
dung dịch cho phản ứng PCR chứa 1X green
Gotag reaction buffer, bao gồm 1,5 mM MgCl2,

10 nmole cho mỗi 200 μM dNTPs, 10 pmole
cho mỗi mồi, Taq DNA polymerase và 100 ng
DNA mẫu.
Chu trình PCR gồm có giai đoạn khởi đầu:
94ºC trong 2 phút (1 chu kỳ); nhân bản PCR (30
chu kỳ) gồm có bước biến tính: 94ºC trong 30
giây – bước gắn mồi: 54 ºC trong 1 phút – bước
kéo dài: 72ºC trong 1 phút; và giai đoạn kết thúc
kéo dài 72ºC trong 5 phút (1 chu kỳ). Dung dịch
sau PCR được điện di trên gel agarose 1,5%,
cho sản phẩm có kích thước 675 bp (Darwish
và ctv., 2004).
3. Phân tích thống kê
Kết quả được phân tích thống kê sử dụng
phần mềm SPSS 13.0 for Windows, phân tích
ANOVA 2 yếu tố sự khác biệt có ý nghĩa với độ
tin cậy 95% (giá trị p<0,05).
III. KẾT QUẢ
3.1. Cảm nhiễm xác định đường truyền
lây
Ở phương pháp ngâm, cá bắt đầu chết từ
giờ thứ 10 sau khi gây nhiễm. Cơ thể cá tiết nhớt
trầm trọng, nhớt bám vào mang và lớp da bên

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

ngồi, cá có biểu hiện mất thăng bằng (chúi đầu

xuống đáy bể). Cảm nhiễm với nồng độ cao, cá
chết nhanh trong vòng 24 giờ. Ở phương pháp
tiêm, cá chết chậm hơn bắt đầu từ ngày thứ 2
sau cảm nhiễm và rải rác cho đến ngày thứ 5.
Phương pháp cho tiếp xúc cá bệnh và cá khỏe,
cá chết chậm hơn hai phương pháp ngâm và
tiêm. Tuy nhiên ở phương pháp cho ăn, không
ghi nhận có cá chết. Biểu hiện bên ngồi của cá
bệnh cho thấy một số con bị cụt vây đi hoặc
có lớp nhầy trắng đục bám bên ngoài, tương tự
như biểu hiện ở những cá bệnh tự nhiên (Hình

1). Hơn nữa, ở những nghiệm thức cảm nhiễm
nồng độ vi khuẩn cao, mang và da cá tiết nhiều
nhớt, cá có biểu hiện suy giảm hô hấp.
Đối với lô cá cảm nhiễm bằng phương pháp
ngâm, cá chết tỷ lệ cao từ 86,6% đến 100%
khi cảm nhiễm nồng độ vi khuẩn 2,5 x 103 –
104 CFU/mL. Ở phương pháp tiêm, cá chết từ
56,6% đến 100% với nồng độ tiêm 2,5 x 105
– 106 CFU/cá. Khi cho tiếp xúc giữa cá bệnh và
cá khỏe, tỷ lệ cá chết từ trung bình từ 11% đến
43%, cao nhất ở tỷ lệ tiếp xúc cá bệnh với 30%
(Bảng 2).

Bảng 2: Tỷ lệ cá chết ở các phương pháp gây nhiễm khác nhau.
Phương pháp

Nồng độ


Ngâm (CFU/mL)

104
5 x 103
2,5 x 103
106
5 x 105
2,5 x 105
30%
20%
10%
107
5 x 106
2,5 x 106

Tiêm (CFU/cá)

Tiếp xúc cá bệnh và cá khỏe
(tỷ lệ)
Cho ăn (CFU/bể thí nghiệm)

Tổng số cá chết/
cá cảm nhiễm
60/60
60/60
52/60
60/60
60/60
34/60
18/42

18/48
6/54
0/60
0/60
0/60

Tỉ lệ cá chết (%)
100
100
86,6
100
100
56,6
43
37,5
11
0
0
0

Hình 1A: Cá bị bệnh trắng đuôi, thối đuôi tự nhiên. Cá bị hoại tử và ăn mòn nửa thân
dưới, gây cụt đi (1A, 1B). Lớp da bên ngồi ở vùng đi tiết nhiều nhớt, mất màu. Một
số vùng có màu vàng nhạt do vi khuẩn bám vào (Hình 1B, mũi tên).
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

65


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


Cá bị bệnh trắng đuôi, thối đuôi sau cảm nhiễm. Đuôi bị ăn mịn, hoại tử, lớp da bên ngồi tiết
nhiều nhớt, da mất màu (Hình 1C). Cơ đi bị hoại tử, ăn mịn đến xương (Hình 1D).
Hình 1: Biểu hiện bệnh tích của cá bị bệnh trắng đi, thối đi.

3.2. Phân tích mơ bệnh học của cá bệnh
trắng đi, thối đi
Phân tích mô bệnh học lát cắt mang và gốc
đuôi cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn hình
sợi ở mang, lá mang bị hoại tử, cấu trúc tế bào
mang bị phá vỡ, có chỗ kết dính. Ở lát cắt cơ
đi, nhiều vi khuẩn dạng hình sợi bám ở vùng

biểu mơ, đặc biệt ở phần đuôi bị hoại tử và vùng
nhớt trắng đục bên ngồi, một số vùng biểu bì
bên ngồi bị bong tróc ra khỏi lớp mơ bên trong
(Hình 2). Tuy nhiên, khơng thấy có sự thay đổi
cấu trúc hoặc tổn thương ở các cơ quan nội quan
(thận, gan).

Cá bệnh tự nhiên, lát cắt mang (nhuộm H&E, x Cá bệnh tự nhiên, lát cắt đuôi (nhuộm Wright –
1500). Vi khuẩn quan sát thấy rải rác ở lá mang Giemsa, x 1500). Vi khuẩn quan sát thấy nhiều ở
lớp da bị tuột nhớt (mũi tên liền), lớp biểu bì bị
(mũi tên), mang bị hoại tử.
long tróc khỏi phần cơ (mũi tên đứt khúc).

Cá cảm nhiễm (nhuộm Wright – Giemsa), x1500. Vi khuẩn quan sát thấy nhiều ở vùng da và
vùng cơ đi bị hoại tử (mũi tên 2C, 2D).
66

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Cá cảm nhiễm (nhuộm Gram). Vi khuẩn quan sát thấy nhiều ở vùng da và vùng cơ đuôi bị hoại tử
(mũi tên 2E, x40). Nhiều vi khuẩn mảnh, dài, Gram âm ở vị trí N (Hình 2F, x1500).

Mơ thận (2G) và mơ gan (2H) từ cá bệnh. Cấu trúc mơ bình thường, khơng quan sát thấy vi
khuẩn có hình dạng dài, mảnh.
Hình 2: Phân tích mơ bệnh học cá bệnh trắng đi, thối đi.
3.3. Sự hiện diện của F. columnare trên đó là gốc đuôi và thận. Ở cá bệnh tự nhiên, tỷ
lệ nhiễm ở gốc đi và mang có tỷ lệ cao (90
các mô ở cá bệnh tự nhiên và cá cảm nhiễm
Phân tích sự hiện diện của vi khuẩn F. - 100%), ở thận nhiễm thấp hơn (50%). Tuy
columnare trên các mô lấy từ cá bệnh (tự nhiên nhiên, tương tự ở cá cảm nhiễm, vi khuẩn F.
và cảm nhiễm) bằng kỹ thuật PCR cho thấy ở columnare cũng không được tìm thấy ở mơ gan
mang có sự hiện diện nhiều vi khuẩn nhất, sau (Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm của F. columnare trên các mô ở cá bệnh.
Mô (tỷ lệ nhiễm/số mẫu cá; tỷ lệ nhiễm %)
Gốc đuôi

Mang

Thận

Gan

Cá bệnh sau cảm nhiễm
(phương pháp ngâm)


6/10 (60%)

7/10 (70%)

5/10 (50%)

0/10 (0%)

Cá bệnh sau cảm nhiễm
(phương pháp tiêm)

2/10 (20%)

6/10 (60%)

2/10 (20%)

0/10 (0%)

10/10 (100%)

9/10 (90%)

5/10 (50%)

0/10 (0%)

Cá bệnh tự nhiên

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


67


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 3: Hiện diện của F. columnare trên các mô ở cá bệnh.
Mức độ nhiễm trên các mô cho thấy cơ
đuôi và mang là những mơ đích quan trọng
(Hình 3, Hình 4) bị tác động đầu tiên bởi tác

nhân gây bệnh, còn cơ quan nội quan (thận) bị
xâm nhiễm sau.

Hình 4. Kết quả điện di sản phẩm PCR của các mẫu mô cá bệnh tự nhiên.
1: Cơ đuôi (cá 1); 2: Mang (cá 1); 3: Gan (cá 1); 4: Thận (cá 1);
5: Cơ đuôi (cá 2); 6: Mang (cá 2); 7: Gan (cá 2); 8: Thận (cá 2);
9: Cơ đuôi (cá 3); 10: Mang (cá 3); 11: Gan (cá 3); 12: Thận (cá 3);
13: Cơ đuôi (cá 4); 14: Mang (cá 4); 15: Gan (cá 4); 16: Thận (cá 4);
17: Cơ đuôi (cá 5); 18: Mang (cá 5); 19: Gan (cá 5); 20: Thận (cá 5);
21: Chứng dương F. columnare CF1-Thai; 22: chứng âm; 23: 100 bp ladder.
Kết quả phân tích ANOVA 2 yếu tố đánh
giá trên phương pháp gây nhiễm và mô đích tác
động cho thấy có sự khác biệt trong ảnh hưởng
tương tác của phương pháp gây nhiễm và sự hiện
68

diện của F. columnare lên các mơ được khảo sát
(p<0,05). Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm của vi
khuẩn lên các mô (p<0,05) giữa phương pháp

tiêm với cá bệnh tự nhiên, tuy nhiên tỷ lệ này

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

khơng có sự khác biệt giữa phương pháp ngâm
và cá bệnh tự nhiên.
So sánh tỷ lệ nhiễm F. columnare ở các
mô khảo sát cho thấy giữa cơ đuôi và mang, cơ
đuôi và thận là tương đương nhau. Tuy nhiên,
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mang và thận,
giữa gan và các mô khác (cơ đuôi, mang, thận)
(p<0,05).
IV. THẢO LUẬN
Các nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn F.
columnare thường sử dụng phương pháp tiêm
hoặc ngâm, trong đó đa số là phương pháp ngâm
với liều gây chết 100% từ 104 CFU/mL đến 107
CFU/mL ở cá nheo Mỹ (Declercq và ctv., 2015),
cá rô (Dong và ctv., 2016). Trong nghiên cứu
này chúng tôi bổ sung thêm phương pháp cho
tiếp xúc giữa cá bệnh và cá khỏe và phương
pháp cho ăn. So với các nghiên cứu khác, liều
gây chết 100% của các chủng chúng tôi sử dụng
tương đối thấp (5 x 103 CFU/mL ở liều ngâm, 5
x 106 CFU/cá ở liều tiêm), có thể do cá sử dụng
cho thí nghiệm cảm nhiễm có kích cỡ nhỏ hơn
nên dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. Phương

pháp cho ăn khơng quan sát thấy cá chết, có khả
năng do đường truyền lây khơng thích hợp hoặc
lượng vi khuẩn đưa vào chưa đủ hoặc khả năng
vi khuẩn bị giảm độc lực trong quá trình trộn
vào thức ăn.
Ở cá da trơn, da là bộ phận quan trọng để vi
khuẩn tấn công. Cơ thể cá tiết ra lớp chất nhầy
để bảo vệ vật chủ khỏi sự xâm nhiễm của tác
nhân bên ngoài, dẫn đến hiện tượng tuột nhớt,
làm mất màu phần da ở thân dưới hay cịn gọi
là bệnh trắng đi. Vi khuẩn được tìm thấy
nhiều ở phần gốc đi, nhờ cơ chế tiết enzyme
Chondroitin lyase phân giải protein làm cho
cơ bị phân hủy, dẫn đến hiện tượng cá bị mịn
đi, lở lt phần thân dưới. Ngồi ra, vi khuẩn
cịn được quan sát thấy nhiều ở mang bằng
kỹ thuật phết lam và ni cấy trên thạch, tuy
nhiên phân tích mơ bệnh học trên mang cá tra
bệnh phát hiện ít vi khuẩn. Hơn nữa, phần mô

mang cũng không bị nhiều tổn thương như ở
gốc đuôi. Ngược lại, theo một số nghiên cứu
về bệnh columnaris ở các lồi cá có vảy, F.
columnare được quan sát thấy nhiều ở mơ mang
và lớp da bên ngồi, mang thường là cơ quan
bị tổn thương nhiều nhất. Sự khác biệt này có
thể giải thích do lớp da mềm ở cá da trơn làm
cho vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh nhanh
hơn, cịn ở cá có vảy nhờ lớp vảy cứng bảo vệ
phần da bên ngoài nên mang trở nên dễ bị thâm

nhập hơn. Kết quả cảm nhiễm cho thấy phương
pháp ngâm có tỷ lệ cá chết cao nhất so với các
phương pháp còn lại, kết hợp với quan sát vi thể
lát cắt mô chứng tỏ vi khuẩn từ môi trường nuôi
tác động vào cơ thể cá thông qua việc xâm nhập
và gây tổn thương cho các mô bên ngoài. Cá
chết do bị mất thăng bằng và suy giảm hơ hấp.
Đồng thời, vi khuẩn bám vào da kích thích hệ
thống miễn dịch tiết nhiều chất nhầy có tác dụng
bao lấy vi khuẩn để bảo vệ cơ thể, tạo thành lớp
nhớt bao quanh bên ngoài da, đặc biệt thấy rõ ở
vùng đi. F. columnare có thể tiếp cận và bám
vào lớp bên trong của tế bào bằng cách sản sinh
ra biofilm trên bề mặt trong vòng 6 giờ và tạo
thành quần thể biofilm trong vòng 24 giờ (Cai
và ctv., 2013). Một số kết quả nghiên cứu cho
thấy vi khuẩn tạo thành màng biofilm trên bề
mặt mang, ức chế sự hấp thu oxy của mang, dẫn
đến tỷ lệ tử vong cao ở cá chép và cá hồi vân
(Declercq và ctv., 2015).
Các nghiên cứu về mơ đích tác động của F.
columnare trên cá nước ngọt cho thấy vi khuẩn
chủ yếu được tìm thấy ở mang và cơ (Bullard
và ctv., 2011) (Declercq và ctv., 2015), ngồi ra
vi khuẩn cịn được tìm thấy ở thận và lách bằng
kỹ thuật PCR (Patra và ctv., 2016), hoặc các cơ
quan nội tạng như gan, thận, lách nhưng ở mức
độ nhẹ bằng kỹ thuật lai in situ DNA (Dong và
ctv., 2015). Nghiên cứu của Suebsing và ctv.
2015 bằng kỹ thuật LAMP- casein trên cá rô

phi cho thấy F. columnare hiện diện trong nước
nuôi, tiếp xúc với cá thơng qua mang, sau đó đi

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

69


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

vào hệ tuần hồn và từ đó xâm nhiễm vào cơ
quan sinh sản, trứng phơi, và cá bột (Suebsing
và ctv., 2015).
Việc phân tích sự hiện diện của vi khuẩn
trên các mô của cá tra bệnh bằng kỹ thuật PCR
cho thấy mang và gốc đi có tỷ lệ nhiễm cao.
Đối với cơ quan nội tạng, thận có bị nhiễm F.
columnare nhưng tỷ lệ thấp hơn và sản phẩm
khuyếch đại từ PCR cũng ít hơn so với mang
và cơ, có khả năng mơ thận bị nhiễm sau do
cơ chế tác động của vi khuẩn từ bên ngồi
vào hoặc lượng mơ sử dụng để phân tích mẫu
không tương đương nhau (do cỡ cá nhỏ). Mô
gan không cho thấy có hiện diện của vi khuẩn
này, chứng tỏ gan khơng phải là mơ đích quan
trọng của F. columnare. Như vậy vi khuẩn F.
columnare tác động mạnh nhất vào các cơ quan
bên ngoài, phân hủy protein gây hoại tử mô (cơ
và mang). Đối với cá da trơn, vùng gốc đuôi đặc
biệt bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng mất màu

da ở nửa thân dưới và vùng đi (hay cịn gọi là
trắng đi) ở trường hợp chết cấp tính. Trường
hợp bệnh tiến triển chậm hơn, phần đuôi của cá
bị ăn mịn hoặc gốc đi bị đứt gãy, nửa thân
dưới bị lở loét.
V. KẾT LUẬN
Phương pháp cảm nhiễm bằng cách ngâm
cá trong dịch vi khuẩn cho kết quả cao nhất
(từ 86,6 - 100% ở nồng độ cảm nhiễm từ 2,5
x 103 - 104 CFU/mL) so với phương pháp tiêm
và phương pháp cho tiếp xúc cá bệnh - cá khỏe.
Hơn nữa, cá trong các nghiệm thức ngâm chết
nhanh hơn so với các nghiệm thức khác, cho
thấy con đường xâm nhập từ bên ngoài vào tác
động đến cá nhiều hơn thâm nhập từ bên trong
cơ thể.
Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm của vi
khuẩn lên các mô giữa phương pháp tiêm với
cá bệnh tự nhiên, tuy nhiên tỷ lệ này khơng có
sự khác biệt giữa phương pháp ngâm và cá bệnh
tự nhiên. Phân tích mơ bệnh học cho thấy vi
khuẩn chủ yếu bám ở lớp biểu bì ngồi da, tập
70

trung nhiều ở vùng gốc đuôi. Kiểm tra sự hiện
diện của vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR trên các
mô cơ (gốc đuôi), mang, gan, thận cho thấy vi
khuẩn có nhiều ở mơ cơ và mang, ở thận ít hơn
và khơng thấy có sự hiện diện ở gan. Mức độ
nhiễm trên các mô cho thấy cơ đi và mang là

những mơ đích quan trọng bị tác động đầu tiên
bởi tác nhân gây bệnh, chứng tỏ cơ chế tác động
của vi khuẩn lên cá là xâm nhiễm và tấn cơng
từ các cơ quan bên ngồi, còn cơ quan nội quan
(thận) bị xâm nhiễm sau.
LỜI CÁM ƠN: Nghiên cứu này được thực
hiện thuộc nội dung đề tài: “Nghiên cứu bệnh
trắng đuôi, thối đuôi trên cá tra giống và giải
pháp phịng trị” với nguồn kinh phí được cấp từ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chúng
tôi cũng chân thành cảm ơn TS. Đồng Thanh
Hà (Centex Shrimp – Trường đại học Mahidol,
Thái Lan) đã cung cấp chủng đối chứng dương
Flavobacterium columnare.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Austin, B., & Austin, D. A., 1999. Bacterial Fish
Pathogens: Disease of Farmed and Wild Fish
(Vol. XXVIII).
Barony, G. M., Tavares, G. C., Assis, G. B., Luz, R.
K., Figueiredo, H. C., & Leal, C. A., 2015. New
hosts and genetic diversity of Flavobacterium
columnare isolated from Brazilian native species
and Nile tilapia. Dis Aquat Organ, 117(1), 1-11.
doi: 10.3354/dao02931.
Bullard, S., McElwain, A., & Arias, C., 2011.
Scanning Electron Microscopy of “Saddleback”
Lesions Associated with Experimental Infections
of Flavobacterium columnare in Channel Catfish,
Ictalurus punctatus (Siluriformes: Ictaluridae),

and Zebrafish, Danio rerio (Cypriniformes:
Cyprinidae).
Journal
of
the
World
Aquaculture Society, 42. doi: 10.1111/j.17497345.2011.00527.x
Bullard, S. A., Mohammed, H., & Arias, C. R., 2013.
First record of the fish pathogen Flavobacterium
columnare genomovar II from bluegill, Lepomis
macrochirus (Rafinesque), with observations on
associated lesions. J Fish Dis, 36(4), 447-451.
doi: 10.1111/jfd.12005

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Cai, W., De La Fuente, L., & Arias, C. R., 2013.
Biofilm formation by the fish pathogen
Flavobacterium columnare: development and
parameters affecting surface attachment. Applied
and environmental microbiology, 79(18), 56335642. doi: 10.1128/AEM.01192-13
Cunningham, F. L., Jack, S. W., Hardin, D., & Wills, R.
W., 2012. Pond-level risk factors associated with
columnaris disease on Mississippi commercial
catfish farms. J Aquat Anim Health, 24(3), 178184. doi: 10.1080/08997659.2012.675932
Dalsgaard, I., 1993. Virulence mechanisms in
Cytophaga psychrophila and other Cytophagalike bacteria pathogenic for fish. Annual Review
of Fish Diseases, 3, 127-144. doi: https://doi.

org/10.1016/0959-8030(93)90032-7
Darwish, A. M., Ismaiel, A. A., Newton, J. C., &
Tang, J., 2004. Identification of Flavobacterium
columnare by a species-specific polymerase
chain reaction and renaming of ATCC43622
strain to Flavobacterium johnsoniae. Molecular
and Cellular Probes, 18(6), 421-427. doi: https://
doi.org/10.1016/j.mcp.2004.07.002
Declercq, A. M., Chiers, K., Haesebrouck, F., Van
den Broeck, W., Dewulf, J., Cornelissen, M., &
Decostere, A., 2015. Gill infection model for
columnaris disease in common carp and rainbow
trout. J Aquat Anim Health, 27(1), 1-11. doi:
10.1080/08997659.2014.953265
Decostere, A., 2002. Flavobacterium columnare
infections in fish: the agent and its adhesion to
the gill tissue. Verh K Acad Geneeskd Belg,
64(6), 421-430.
Decostere, A., Ducatelle, R., & Haesebrouck, F.,
2002. Flavobacterium columnare (Flexibacter
columnaris) associated with severe gill necrosis
in koi carp (Cyprinus carpio L). Vet Rec, 150(22),
694-695.
Decostere, A., Haesebrouck, F., Charlier, G.,
& Ducatelle, R., 1999. The association of
Flavobacterium columnare strains of high and low
virulence with gill tissue of black mollies (Poecilia
sphenops). Vet Microbiol, 67(4), 287-298.
Decostere, A., Haesebrouck, F., & Devriese, L. A.,
1998. Characterization of four Flavobacterium

columnare (Flexibacter columnaris) strains
isolated from tropical fish. Vet Microbiol, 62(1),
35-45.

Dong, H., Nguyen, V., Phiwsaiya, K., Gangnonngiw,
W., Withyachumnarnkul, B., Rodkhum, C., &
Senapin, S., 2015. Concurrent infections of
Flavobacterium columnare and Edwardsiella
ictaluri in striped catfish, Pangasianodon
hypophthalmus in Thailand. Aquaculture, 448.
doi: 10.1016/j.aquaculture.2015.05.046
Dong, H., Senapin, S., LaFrentz, B., & Rodkhum, C.,
2016. Virulence assay of rhizoid and non-rhizoid
morphotypes of Flavobacterium columnare in
red tilapia, Oreochromis sp., fry (Vol. 39).
Hawke, J. P., & Thune, R. L., 1992. Systemic
Isolation and Antimicrobial Susceptibility of
Cytophaga columnaris from Commercially
Reared
Channel
Catfish.
Journal
of
Aquatic Animal Health, 4(2), 109-113. doi:
10.1577/1548-8667(1992)004<0109:SIAASO>
2.3.CO;2
Morrison, C., Cornick, J., Shum, G., & Zwicker,
B., 1981. Microbiology and histopathology of
‘saddleback’ disease of underyearling Atlantic
salmon, Salmo salar L (Vol. 4).

Patra, A., Sarker, S., Banerjee, S., Adikesavalu,
H., Debadyuti, & Abraham, T. J., 2016. Rapid
Detection of Flavobacterium columnare
Infection in Fish by Species-specific Polymerase
Chain Reaction. Journal of Aquaculture
Research & Development, 7. doi: 10.4172/21559546.1000445.
Pilarski, F., Rossini, A., & Ceccarelli, P., 2008.
Isolation and characterization of Flavobacterium
columnare (Bernardet et al., 2002) from four
tropical fish species in Brazil. Brazilian Journal
of Biology, 68, 409-414.
Scott, S. J., & Bollinger, T. K., 2014. Flavobacterium
columnare:
an
important
contributing
factor to fish die-offs in southern lakes of
Saskatchewan, Canada. Journal of Veterinary
Diagnostic Investigation, 26(6), 832-836. doi:
10.1177/1040638714553591
Shoemaker, C. A., Klesius, P. H., Drennan, J. D.,
& Evans, J. J., 2011. Efficacy of a modified
live Flavobacterium columnare vaccine in fish.
Fish Shellfish Immunol, 30(1), 304-308. doi:
10.1016/j.fsi.2010.11.001
Soto, E., Mauel, M., Karsi, A., & Lawrence, M. L.,
2008. Genetic and virulence characterization of
Flavobacterium columnare from channel catfish

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


71


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
(Ictalurus punctatus) (Vol. 104).
Suebsing, R., Kampeera, J., Sirithammajak,
S., Withyachumnarnkul, B., Turner, W., &
Kiatpathomchai, W., 2015. Colorimetric
Method
of
Loop-Mediated
Isothermal
Amplification with the Pre-Addition of Calcein
for Detecting Flavobacterium columnare and
its Assessment in Tilapia Farms. Journal of
Aquatic Animal Health, 27(1), 38-44. doi:
10.1080/08997659.2014.966212
Suomalainen, L. R., Tiirola, M. A., & Valtonen,
E. T., 2005. Effect of Pseudomonas sp. MT5
baths on Flavobacterium columnare infection of
rainbow trout and on microbial diversity on fish

72

skin and gills. Dis Aquat Organ, 63(1), 61-68.
doi: 10.3354/dao063061
Tien, N. T., Dung, T. T., Tuan, N. A., & Crumlish,
M., 2012. First identification of Flavobacterium
columnare infection in farmed freshwater

striped catfish Pangasianodon hypophthalmus.
Dis Aquat Organ, 100(1), 83-88. doi: 10.3354/
dao02478
Tripathi, N. K., Latimer, K. S., Gregory, C. R., Ritchie,
B. W., Wooley, R. E., & Walker, R. L., 2005.
Development and evaluation of an experimental
model of cutaneous columnaris disease in koi
Cyprinus carpio. J Vet Diagn Invest, 17(1), 4554. doi: 10.1177/104063870501700109

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

INFECTED TRANSMISSIONS AND TARGET TISSUES ATTACKED
BY Flavobacterium columnare ON TRA CATFISH (Pangasianodon
hypophthalmus)
Nguyen Ngoc Du1*, Nguyen Thi Tuyet Mai2, Ma Tu Lan1,
Le Thi Bich Thuy3, Doan Van Cuong1
ABSTRACT
The study was to determine the infected transmissions of the bacteria Flavobacterium columnare
causing white and tail rot disease in striped catfish fingerling. Bath immersion challenge presented
the highest mortality rate (86,6 – 100%) with 2,5 x 103 to 104 CFU/mL of bacteria. Injected challenge
had 56,6 to 100% of mortality at the bacterial concentration from 2,5 x 105 to 106 CFU/fish. The
diseased – heathy contact challenge at the rate of 10%, 20%, 30% of total experimental fish resulted
mortality from 11 to 45%. However, there was no dead fish in oral challenge experiments.
Histopathological examinations of lethally infected fish revealed that the bacteria were adhered
the most in the mucous of caudal tail and necrosis tissues. The PCR analysis of tissues taken from
diseased fish has detected F. columnare most in tail and gill. The bacteria was also found in kidney
but not as frequency as in the other tissues, yet never been identified in liver. The bacteria infected

tissues were the same in immersed infection group and naturally infected group, but significantly
different beetween injected infection and naturally diseased fish (p<0.05).
Keywords: Flavobacterium columnare, striped catfish, infected transmission, target tissues.

Người phản biện: TS. Trần Thị Tuyết Hoa

Người phản biện: TS. Lý Thị Thanh Loan

Ngày nhận bài: 10/10/2020

Ngày nhận bài: 10/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 31/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 10/11/2020

Ngày duyệt đăng: 05/12/2020

Ngày duyệt đăng: 05/12/2020

Research Institute for Aquaculture No.2
International University, HCMC
3
HCM Agricultural technical college
* Email:
1
2

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


73



×