Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BAI TAP VO CO SANG TAO va phattrienhuonggiaibaitapdienphandungdich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176 KB, 15 trang )

Sáng tạo và phát triển hướng giải bài tập điện phân
dung dịch
Câu 1. : Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất là 100%) dung dịch X chứa 0,02 mol CuCl2; 0,02
mol CuSO4 và 0,005 mol H2SO4 trong thời gian 32 phút 10 giây với cường độ dòng điện khơng đổi I = 2,5A
thì thu được 200 ml dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y là
A. 1,08.
B. 1,00.
C. 0,70.
D. 1,78.
Câu 2. : Hòa tan hỗn hợp chứa 24,0 gam Fe2O3 và 4,8 gam Cu vào dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4
2M thu được dung dịch X chỉ chứa các muối. Tiến hành điện phân dung dịch dung dịch X bằng điện cực trơ
với cường độ dòng điện I = 9,65A trong thời gian 1450 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung
dịch sau điện phân đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh Fe ra thấy khối lượng
A. tăng 0,8 gam.
B. giảm 0,8 gam.
C. tăng 1,6 gam.
D. giảm 1,6 gam.
Câu 3. : Cho 62,5 gam muối khan CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng 11,52 gam thì dừng điện phân.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, sau khi kết thúc các phản ứng, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận
và cân lại thấy khối lượng giảm m gam. Giá trị m là
A. 7,28 gam.
B. 4,48 gam.
C. 2,80 gam.
D. 3,92 gam.
Câu 4. : Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1,2M bằng điện cực trơ với cường độ
dòng điện I = 5A trong thời gian 7720 giây thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện
phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thốt ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam hỗn hợp rắn. Giá
trị m là
A. 29,12 gam.
B. 28,00 gam.


C. 30,24 gam.
D. 29,68 gam.
Câu 5. : Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch chứa CuSO4 2,5M và AgNO3 1M bằng điện cực trơ tới khi
khối lượng catot tăng 23,6 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, sau khi kết
thúc các phản ứng lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng giảm m gam. Biết rằng sản phẩm
khử duy nhất của NO3– là khí NO. Giá trị m là
A. 10,8 gam.
B. 7,6 gam.
C. 8,7 gam.
D. 14,0 gam.


Câu 6. : Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ tới khi khối
lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân. Cho 9,5 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản
ứng thu được 1,12 lít khí NO thốt ra (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và cịn lại 5,7 gam hỗn hợp rắn không
tan. Giá trị của m gần nhất với
A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 7. : Tiến hành điện phân dung dịch Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ với cường độ dòng
điện I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,4 gam thì dừng điện phân. Cho 11,8 gam bột Fe vào dung
dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thốt ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 7,08 gam hỗn
hợp rắn. Thời gian điện phân là
A. 7141.
B. 6755.
C. 7720.
D. 8106.
Câu 8. : Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và CuCl2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường
độ dòng điện I = 5A tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân; thấy khối lượng dung dịch

giảm 20,815 gam. Cho 3,52 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol 2 : 1 vào dung dịch sau điện phân, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 18,16 gam muối và 268,8 ml khí Y duy nhất (đktc). Thời gian điện
phân là
A. 4053.
B. 8106.
C. 5790.
D. 8685.
Câu 9. : Cho 33,638 gam tinh thể Cu(NO3)2.nH2O vào nước dư thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân
dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dịng điện khơng đổi trong thời gian t giây, ở anot thốt ra 0,075
mol khí (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 0,311 mol. Giá trị n là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10. : Tiến hành điện phân 150 ml dung dịch chứa CuSO4 1M và NaCl xM bằng điện cực trơ, màng ngăn
xốp trong thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 7,68 gam. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể
tích khí thốt ra ở cả 2 cực là 6,048 lít (đktc). Giá trị x là
A. 1,2.
B. 1,4.
C. 1,6.
D. 1,8.
Câu 11. : Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,75M và NaCl xM bằng điện cực trơ, màng ngăn
xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch X và 3,36 lít (đktc) khí thốt ra ở anot. Nếu thời gian điện phân
là 2t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Nhúng thanh Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy
khối lượng thanh Mg giảm 2,8 gam. Giá trị của x và m lần lượt là
A. 0,25 và 30,35.
B. 0,2 và 26,75.


C. 0,25 và 26,75.

D. 0,2 và 30,35.
Câu 12. : Cho 18,15 gam tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào dung dịch NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện
phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 0,06 mol
khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì khí thốt ra 2 cực là 0,185 mol. Dung dịch Y hòa tan
tối đa m gam Fe, thấy khí NO thốt ra (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là
A. 1,26 gam.
B. 1,12 gam.
C. 1,54 gam.
D. 1,47 gam.
Câu 13. : Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.7H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở anot thốt ra
3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t, tổng thể tích khí thốt ra ở 2 cực là
8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thốt ra (sản phẩm khử
duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 12.
B. 14.
C. 16.
D. 18.
Câu 14. : Cho một lượng muối khan AgNO3 vào 250 ml dung dịch Cu(NO3)2 aM thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ ở thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 16,2 gam. Nếu thời
gian 2t giây thì khối lượng dung dịch giảm 23,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y (có màu xanh). Nhúng
thanh Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thốt ra (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng
thanh Fe giảm 5,1 gam so với trước phản ứng. Giá trị a là
A. 0,7.
B. 0,8.
C. 0,9.
D. 1,0.
Câu 15. : Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch X chứa CuSO4 x mol/l và NaCl y mol/l bằng điện cực trơ,
màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y (vẫn cịn màu xanh) và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp
khí thoát ra ở anot . Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thốt ra ở 2 cực là 5,6 lít (đktc). Cho

dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 73,69 gam kết tủa. Giá trị tỉ lệ x : y gần nhất với
A. 1,5.
B. 1,7.
C. 1,8.
D. 1,4.
Câu 16. : Tiến hành điện phân dung dịch NaCl và CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt
đầu thoát ra ở cả 2 cực thì dừng điện phân, ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân hịa tan
tối đa 8,1 gam ZnO. Khối lượng catot tăng là
A. 10,24 gam.
B. 19,20 gam.
C. 9,60 gam.
D. 20,48 gam.


Câu 17. : Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 1M và NaCl 0,75M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện I = 9,65A tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân. Dung dịch
sau điện phân hịa tan tối đa 4,08 gam Al2O3. Thời gian điện phân là
A. 3240 giây.
B. 2500 giây.
C. 3840 giây.
D. 3000 giây.
Câu 18. : Hòa tan 78,8 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl vào nước dư thu được dung dịch X. Tiến hành điện
phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện
phân, thể tích khí sinh ra ở anot gấp đơi thể tích khí sinh ra ở catot. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m
gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 20,4 gam.
B. 30,6 gam.
C. 10,2 gam.
D. 25,5 gam.
Câu 19. : Dung dịch X chứa Cu(NO3)2 1,5M và NaCl 1,0 M. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực

trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch
giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 13,6 gam Al2O3. Giá trị m là
A. 65,4 gam.
B. 73,2 gam.
C. 59,0 gam.
D. 52,6 gam.
Câu 20. : Tiến hành điện phân dung dịch NaCl 0,75M và CuSO4 1M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2
cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,08
gam Al2O3. Giá trị m là
A. 19,56 gam.
B. 19,32 gam.
C. 18,86gam.
D. 18,12 gam.
Câu 21. : Tiến hành điện phân dung dịch NaCl 1,5M và CuSO4 0,5M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2
cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8,16
gam Al2O3. Giá trị m là
A. 27,44 gam.
B. 24,74 gam.
C. 25,46 gam.
D. 26,45 gam.
Câu 22. : Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi nước bắt đầu điện
phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 19,12 gam. Dung dịch sau điện phân hòa
tan tối đa 4,08 gam Al2O3. Giá trị m là
A. 37,92 gam hoặc 38,73 gam.
B. 39,72 gam hoặc 38,73 gam.
C. 37,92 gam hoặc 37,83 gam.
D. 39,72 gam hoặc 37,83 gam.
Câu 23. : Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch chứa CuSO4 x mol/l và KCl y mol/l bằng điện cực trơ, màng
ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và ở anot thu được 2,688 lít khí duy nhất thốt ra. Nếu



thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thốt ra ở cả 2 cực là 8,96 lít. Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,16
gam Al2O3. Các khí đều đo đktc. Tỉ lệ giá trị x : y gần nhất với
A. 0,13.
B. 0,10.
C. 0,17.
D. 0,15.
Câu 24. : [A-11]: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn
xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi
không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là
A. KNO3 và KOH.
B. KNO3, KCl và KOH.
C. KNO3 và Cu(NO3)2.
D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.
Câu 25. : [A-11]: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ,
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol
khí ở anot. Cịn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245
mol. Giá trị của y là
A. 4,480.
B. 3,920.
C. 1,680.
D. 4,788.
Câu 26. : [A-12]: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dịng điện
khơng đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho
12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,8.
B. 0,3.
C. 1,0.
D. 1,2.

Câu 27. : [B-12]: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực
trơ). Khi ở catot bắt đầu thốt khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của q trình điện phân là
100%. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 11,20.
C. 22,40.
D. 5,60.
Câu 28. : [B-12]: Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ,
cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam
và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không
đáng kể)
A. 6,00%.
B. 5,08%.
C. 3,16%.
D. 5,50%.


Câu 29. : [A-13]: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện
cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được
dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hịa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 23,5.
B. 25,6.
C. 50,4.
D. 51,1.
Câu 30. : [A-14]: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dịng điện khơng đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện
phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân
100%, các khí sinh ra khơng tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,24.

C. 0,18.
D. 0,26.
Câu 31. : [ĐH 15]: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện
không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol
khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra khơng tan trong
nước. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
Câu 32. : Cho 21,25 gam muối AgNO3 vào 400 ml dung dịch Cu(NO3)2 xM thu được dung dịch X. Tiến hành
điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam thì dừng điện phân.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng lấy thanh Fe ra cân lại thấy khối lượng giảm
0,84 gam. Biết rằng sản phẩm khử duy nhất của NO3– là khí NO. Giá trị của x là
A. 0,2M.
B. 0,3M.
C. 0,4M.
D. 0,5M.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,05 mol ||→ đọc dung dịch ra: 0,02 mol CuCl2 và 0,005 mol CuO.
Tương quan: 0,005 mol O → có 0,01 mol H+ được tạo thêm.
||→ theo đó, ∑nH+ trong Y = 0,02 mol ||→ [H+]trong Y = 0,1M.
Vậy giá trị pHcủa dung dịch Y = 1,0.
Câu 2: B


♦1: bài tập kim loại, oxit tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng → đọc kết quả:
X gồm: 0,15 mol Fe2+; 0,15 mol Fe3+; 0,075 mol Cu2+ và 0,1 mol Cl–; 0,4 mol SO42–

♦2: bài tập điện phân:ne trao đổi = 0,145 mol ||→ đọc các chất ra khỏi dung dịch:
anot ra: 0,1 mol Cl và (0,145 – 0,1) ÷ 2 = 0,0225 mol O (từ O đọc ra catot tạo 0,045 mol H+).
catot: vì 0,145 < 0,15 nên Fe3+ chưa bị điện phân hết, mới có 0,145 mol Fe3+ tạo Fe2+ mà thơi.
||→ dd sau điện phân có: 0,005 mol Fe3+; 0,295 mol Fe2+; 0,075 mol Cu2+ và 0,045 mol H+.
► cách 1: nhớ tỉ lệ phản ứng của Fe với các chất Fe3+; Cu2+ và H+, đọc ln:
ΔmFe tăng = 0,075 × (64 – 56) – (0,005 ÷ 2 + 0,045 ÷ 2) × 56 = – 0,8 gam.
► cách 2: chú ý anion duy nhất SO42– với 0,4 mol ||→ cuối cùng nằm trong chất duy nhất là FeSO4.
mà sẵn có ∑nFe trong dung dịch sau điện phân = 0,3 mol ||→ nthanh Fe tan = 0,1 mol.
Thêm nữa, Fe đẩy hết 0,075 mol Cu2+ ra và cũng là chất duy nhất làm tăng thanh Fe.
||→ Δmthanh Fe tăng = 0,075 × 64 – 0,1 × 56 = – 0,8 gam.
tóm lại, kết quả tăng – 0,8 gam cho biết thanh Fe đã giảm 0,8 gam.
Câu 3: D
X chứa 0,25 mol CuSO4 và 0,2 mol NaCl.
catot tăng 11,52 gam là do 0,18 mol Cu điện phân ra bám vào ||→ đi cùng lượng này là
0,1 mol CuCl2 và 0,08 mol CuO ||→ tương quan đọc ra dung dịch sau điện phân gồm:
0,07 mol CuSO4 (Cu còn lại); 0,08 mol H2SO4 (từ 0,8 mol O) và 0,1 mol Na2SO4.
Fe vào phản ứng với 0,07 mol CuSO4 và 0,08 H2SO4 ||→ mất 0,15 mol Fe và bù 0,07 mol Cu.
||→ Δmthanh Fe giảm = 0,15 × 56 – 0,07 × 64 = 3,92 gam.
Câu 4: A
ne trao đổi = 0,4 mol ||→ anot chỉ ra 0,2 mol O đi cùng 0,1 mol Ag2O và 0,1 mol CuO.
||→ đọc ra dung dịch sau điện phân còn 0,14 mol Cu(NO3)2 và tạo thêm 0,4 mol HNO3.


Quan sát:
||→ BTKL kim loại có: m + 0,14 × 64 = 0,29 × 56 + 0,75m → m = 29,12 gam.
Câu 5:

.
Câu 11: A
Chuỗi suy luận biến đổi khi mà các bài toán nhỏ đã trở nên quen thuộc và thuần thục:

Xem nào! thanh Mg giảm → chứng tỏ trong X có chứa H+ (vì nếu chỉ Cu2+ thì đã tăng)
→ có O2 bên anot (thành cặp rồi 2H với 1O) → 0,15 mol khí ra ở anot là hỗn hợp khí Cl2; O2.
Mà Cl2 có 0,2x mol → O2 là (0,15 – 0,2x) mol → tương ứng (0,6 – 0,8x) mol H+.
Xem tiếp, dung dịch X bây giờ có: (0,6 – 0,8x) mol H+; 0,4x mol Na+ và 0,3 mol SO42–
||→ theo bảo tồn điện tích cịn có 0,2x mol Cu2+ nữa.
Vậy ΔmMg giảm = 24 × (0,3 – 0,4x) – 0,2x × (64 – 24) = 2,8 → x = 0,25.
|| t(s) anot ra: 0,05 mol Cl2 và 0,1 mol O2 → ne trao đổi = 0,5 mol
||→ 2t (s) thì ne trao đổi = 1,0 mol → dung dịch ra 0,05 mol CuCl2; 0,25 mol CuO và 0,2 mol H2O.
Vậy giá trị của m = m dung dịch giảm = 30,35 gam.
Câu 12: D
♦ t(s): Y + Fe có khí NO chứng tỏ có HNO3. có H+ → anot có ra O2.


||→ 0,06 mol khí ra gồm x mol Cl2 và y mol O2 ||→ ne trao đổi = 2x + 4y = 0,12 + 2y.
♦ 2t (s): ne trao đổi = 0,24 + 4y mol. ||→ anot ra: (0,09 + ½.y) mol hỗn hợp Cl2 và O2.
Bên catot: ra hết 0,075 mol Cu → ra thêm (0,045 + 2y) mol H2 nữa.
||→ ∑nkhí ra ở cả 2 cực = (0,09 + ½.y) + (0,045 + 2y) = 0,185 mol ||→ y = 0,02 mol.
Từ x + y = 0,06 → x = 0,04 mol ||→ ban đầu có 0,075 mol Cu(NO3)2 và 0,08 mol NaCl.
Thởi gian t(s): đọc dung dịch sau điện phân Y gồm: 0,08 mol NaNO3 và 0,07 mol HNO3.
Cho Fe + dung dịch Y thì rõ chỉ HNO3 phản ứng và Fe chỉ lên Fe2+ thôi (do Fe dư).
||→ đọc ln kết quả: nFe bị hịa tan = 0,07 ì 3 ữ 8 ì 56 = 1,47 gam.
Câu 13: B
có 0,16 mol NaCl.
♦ thời gian t (s): anot ra 0,16 mol khí gồm 0,08 mol Cl2 và 0,08 mol O2 ||→ ne trao đổi = 0,48 mol.
♦ thời gian 2t (s): ne trao đổi = 0,96 mol → bên anot ra 0,08 mol Cl2 và 0,2 mol O2.
Mà tổng khí thốt ra ở cả 2 cực là 0,4 mol → catot ra 0,12 mol H2; từ ne trao đổi → nCu2+ = 0,36 mol.
||→ đọc dd Y sau điện phân t (s) gồm: 0,12 mol Cu(NO3)2; 0,16 mol NaNO3 và 0,32 mol HNO3

Quan sát:
||→ BTKL kim loại có: m + 0,12 × 64 = 0,24 × 56 + 0,6m ||→ m = 14,4 gam.

Câu 14: C
sẽ cần phải xét xem Ag ra hết trong thời gian t(s) hay 2t (s). Cụ thể:
♦ TH1: 2x mol AgNO3 cho ra hết Ag trong thời gian t(s) đầu.
Gọi số mol Cu ra thêm cũng trong t (s) này là y mol
||→ ne trao đổi = 2x + 2y mol và mcatot tăng = 2x × 108 + 64y = 16,2 gam.
Theo đó, 2t (s): ne trao đổi = 4x + 4y ||→ catot ra 2x mol Ag và (x + 2y) mol Cu.
||→ đọc dung dịch ra: x mol Ag2O và (x + 2y) mol CuO ||→ 232x + 80 × (x + 2y) = 23,4 gam.


Giải hệ được x = 0,075 mol và y = 0 mol. Điều này có nghĩa là trong thời gian
t (s) điện phân chỉ ra hết 0,15 mol AgNO3 → Ag; t (s) tiếp theo ra nốt 0,075 mol Cu(NO3)2.
||→ dung dịch Y (sau điện phân 2t (s)) gồm 0,3 mol HNO3 và z mol Cu(NO3)2.
Viết sơ đồ ra rồi dùng BTKL kim loại hoặc nếu đã quá quen thuộc thì tách từng q trình ra:
có 0,3 mol HNO3 làm mất 0,1125 mol Fe; z mol Cu(NO3)2 làm tăng 8z gam cho thanh Fe.
||→ z = 0,15 mol ||→ ∑nCu = 0,075 + z = 0,225 mol → a = 0,9 M.
♦ TH2 16,2 gam làm tăng catot chỉ là Ag trong t (s) và t(s) tiếp theo còn ra thêm một lượng Ag nữa. TH này thì
dễ hơn rất nhiều rồi (vì lúc đó biết ln được lượng ne trao đổi).Tuy nhiên sẽ là không cần thiết phải giải TH này
nữa vì đã tìm được đáp án từ TH trên. Thêm vào đó, dù có giải thì cũng sẽ thấy ngay rằng nAg trong t s tiếp = 0 mol
và nCu = 0,075 mol mà thơi. Vì đây là TH đề cho cũng khá đặc biệt.
Câu 15: B
catot ra hết Cu thì đến H2; anot ra hết Cl2 thì đến O2 nên
♦ thời gian t(s): anot mà ra 0,12 mol hỗn hợp khí thì đó rõ là 0,2y mol Cl2 và z mol O2 rồi.
bên catot vì dung dịch Y (sau điện phân) vẫn còn màu xanh (của ion Cu2+)
nên chỉ ra (0,2y + 2z) mol Cu (do trong thời gian t (s) có ne trao đổi = 0,4y + 4z mol).
||→ đọc dung dịch Y gồm: (0,4x – 0,2y – 2z) mol Cu2+; 0,4x mol SO42– và ... mol Na+; ... mol H+.
(chú ý thêm Ba(OH)2 dư và giả thiết về khối lượng kết tủa nên không cần quan tâm Na+ và H+).
||→ Ba(OH)2 dư + Y: mtủa = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 98 × (0,4x – 0,2y – 2z) + 93,2x = 73,69 gam.
♦ thời gian 2t (s): ne trao đổi = 0,8y + 8z mol
||→ anot ra: 0,2y mol Cl2 và (z + 0,1y + z = 2z + 0,1y) mol O2.
||→ catot ra: 0,4x mol Cu (ra hết) và (ne trao đổi – 2nCu ra hết) ÷ 2 = (0,4y + 4z – 0,4x) mol H2.

||→ ∑nkhí ra ở cả 2 cực = nCl2 + nO2 + nCl2 = 0,25 mol ⇄ – 0,4x + 0,7y + 6z = 0,25 mol
đủ hệ phương trình 3 ẩn, 3 giả thiết → giải: x = 0,675 M; y = 0,4 M và z = 0,04 mol.
Yêu cẩu: giá trị tỉ lệ x : y = 0,675 ÷ 0,4 = 1,6875.
Câu 16:


Câu 22: A
cần nhìn ra được bài này có 2 kết quả (dựa vào suy luận hoặc ngay ở đáp án đã thể hiện).
Gọi số mol NaCl là x mol và CuSO4 là y mol → m = 58,5x + 160y gam. Ta có 2 TH như sau:
♦ TH1: nếu x > 2y thì dung dịch ra trước khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực là y mol CuCl2
và (x – 2y) mol HCl ||→ tương ứng sinh ra trong dung dịch sau điện phân (x – 2y) mol OH–
dấu "–" của OH– đi về 0,08 mol AlO2 nên có x – 2y = 0,08 mol.
Lại thêm mdung dịch giảm = 135y + 36,5 × (x – 2y) = 36,5x + 62y = 19,12 gam.
||→ Giải hệ được x = 0,32 mol và y = 0,12 mol ||→ m = 37,92 gam.
♦ TH2: x < 2y ||→ dung dịch ra gồm ½.x mol CuCl2 và (y – ½x) mol CuO.
||→ tương ứng sinh ra trong dung dịch sau điện phân (2y – x) mol H+ hòa tan 0,04 mol Al2O3
||→ 2y – x = 2nO trong oxit = 0,04 × 3 × 2 = 0,24 mol.
Lại thêm mdung dịch giảm = 67,5x + 80 × (y – ½x) = 27,5x + 80y = 19,12 gam.
||→ giải hệ được y ≈ 0,1410 mol và y ≈ 0,1905 mol ||→ m = 38,73 gam.
Câu 23: A
có Cl– nên anot sinh khí duy nhất là 0,12 mol Cl2. Y hịa tan 0,08 mol Al2O3
là do 0,24 mol H2SO4 hoặc 0,16 mol KOH; mà nếu là H+ thì anot phải sinh O2↑ → mâu thuẫn.
♦ ||→ chốt lại trong thời gian t(s): ne trao đổi = nCl2 = 0,24 mol.


tương quan: catot ra 0,08 mol H2 (từ 0,16 mol KOH) và 0,4x mol Cu
Theo đó suy ra 0,08 × 2 + 0,4x × 2 = ne trao đổi = 0,24 mol ||→ x = 0,1M.
dung dịch Y sau điện phân t(s): 0,16 mol KOH; 0,04 mol K2SO4 và (0,4y – 0,24) mol KCl.
♦ ||→ 2t (s): phân tích chút.! t(s) đầu thì ra như trên: 0,08 mol H2 và 0,12 mol Cl2.
t (s) tiếp theo nếu chỉ có KCl điện phân thơi (hay nói cách khác sau t(s) tiếp này vẫn cịn dư KCl)

thì tương ứng ra 0,24 mol HCl hay là 0,12 mol H2 ở catot và 0,12 mol Cl2 ở catot
||→ ∑nkhí = 0,44 > giả thiết.! → nghĩa là giả thuyết nếu trên sai.!
Nghĩa là KCl phải hết trong t(s) tiếp theo (⇄ dung dịch ra (0,4y – 0,24) mol HCl)
Nghĩa là các chất tan bị điện phân hết và có thêm z mol H2O điện phân ở cả 2 điện cực
Nghĩa là các khí thốt ra cịn có thêm z mol H2 và ½.z mol O2.
||→ ∑nkhí = 0,08 + 0,12 + (0,4y – 0,24) + 1,5z = 0,4 mol.
Trong t(s) tiếp theo, xét bên catot: ne trao đổi = (0,4y – 0,24) + 2z = 0,24 mol.
||→ giải hệ được y = 0,8M và z = 0,08 mol ||→ yêu cầu x : y = 0,125.
Câu 24: D
dung dịch điện phân: 0,1 mol KCl và 0,15 mol Cu(NO3)2.
dung dịch giảm 10,75 gam do 0,05 mol CuCl2 và 0,05 mol CuO.
||→ đọc ra dung dịch sau điện phân gồm 0,05 mol Cu2+ (còn lại);
0,1 mol H+ (tương quan 0,05 mol O); 0,1 mol K+; 0,3 mol NO3–
Câu 25: A
anot chỉ ra O2; catot thì ra hết M2+ sẽ đến H2 ra.
♦ thời gian t (s): anot ra 0,035 mol khí O2 → ne trao đổi = 0,14 mol.
♦ thời gian 2t (s): ne trao đổi = 0,28 mol ||→ anot ra 0,07 mol khí O2
mà tổng khí ở 2 cực là 0,1245 mol ||→ nH2 ra ở catot = 0,0545 mol.
||→ nM2+ = (ne trao đổi – 2nH2) ÷ 2 = 0,0855 mol ||→ MSO4 = 13,68 ÷ 0,0855 = 160


||→ M = 64 → M chính là kim loại Cu. Quay lại yêu cầu:
thời gian t (s): nCu ra bám vào catot = 0,14 ÷ 2 = 0,07 mol → y = Ans × 64 = 4,48 gam.
Câu 26: C
xem dung dịch Y: bảo toàn 0,15 mol anion NO3–; Fe + Y → hỗn hợp kim loại + khí NO
||→ Y chứa cation Ag+ và H+. Quan sát sơ đồ bài tập HNO3:

♦ BTKL kim loại: 12,6 + 108 × (0,15 – 4x) = 56 × (0,075 – ½.x) + 14,5 ||→ x = 0,025 mol.
||→ ne trao đổi = nH+ sinh ra = 4z = 0,1 mol ||→ thi gian t = 96500 ì 0,1 ữ 2,68 = 3600 (s) ⇄ 1 giờ.
Câu 27: D

thứ tự điện phân ở catot: Fe3+ + 1e → Fe2+ || Cu2+ + 2e → Cu || 2H+ + 2e → H2↑ || ...
À, như vậy đến lúc bắt đầu HCl điện phân thì xuất hiện khí ở catot ||→ dừng điện phân lúc này.
Có nghĩa là ∑ne trao đổi = nFe3+ + 2nCu2+ = 0,5 mol
||→ nCl2 thoát ra bên anot = 0,25 mol ||→ V = 5,6 lít.
Câu 28: D
ne trao đổi = It ÷ 96500 = 1,0 mol.
Xem xét quá trình điện phân: có thể coi NaOH chỉ đóng vai trò dẫn điện,
còn chất bị điện phân là H2O (đúng ra OH– của NaOH sẽ bị điện phân trước
nhưng sau bên catot 2H2O + 2e → 2OH– + H2 lại tạo ra OH– nên có thể quy đổi như trên).
Phương trình điện phân rút gọn: 2H2O → 2H2 (– 4e) + O2 (+ 4e)
Theo đó: ||→ nH2O bị điện phân = ne trao đổi ÷ 2 = 0,5 mol
||→ mdung dịch NaOH ban đầu = 100 + 0,5 × 18 = 109 gam.
Lại để ý mchất tan = mNaOH không đổi = 100 × 0,06 = 6 gam.
||→ Yêu cầu: C%NaOH ban đầu = 6 ÷ 109 ≈ 5,50%.


Câu 29: D
bên anot đầu tiên ra khí Cl2, hết sẽ ra O2 (do H2O điện phân).
bên catot đầu tiên ra Cu (bám vào anot), hết Cu thì đến H2 (của H2O điện phân) là khí thốt ra.
Al2O3 là oxit lưỡng tính ||→ sẽ có 2 khả năng xảy ra:
♦ TH1: hòa tan 0,2 mol Al2O3 hay 0,6 mol O là do 1,2 molH+
⇄ tương quan có 0,3 mol O2 sinh ra ở anot ||→ nCl2 sinh ở anot = 0 ??? → loại.!
♦ TH2: hòa tan 0,2 mol Al2O3 là do 0,4 mol OH– (dùng "–" đi về 0,4 mol AlO2–)
⇄ tương quan có 0,2 mol H2 sinh ra ở catot và 0,3 mol khí ở anot chỉ là Cl2
||→ ne trao đổi = 2nCl = 0,6 mol ||→ ở catot: nCu = (ne trao đổi – 2nH2) ÷ 2 = 0,1 mol.
Vậy ban đầu m gam hỗn hợp gồm 0,1 mol CuSO4 và 0,6 mol NaCl
||→ Yêu cầu giá trị của m = 0,1 × 160 + 0,6 × 58,5 = 51,1 gam.
Câu 30: A
dung dịch X gồm a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl. Bài tập thời gian t và 2t giây:
♦ thời gian t (s): anot ra 0,11 mol gồm 0,1 mol Cl2 và 0,01 mol O2 ||→ ne trao đổi = 0,24 mol.

♦ thời gian 2t (s): ne trao đổi = 0,48 mol.
anot ra 0,1 mol Cl2 và từ ne trao đổi → có 0,07 mol O2;
mà ∑nkhí 2 cực = 0,26 mol → nH2 bên catot = 0,09 mol.
||→ xét bên catot: nCu = (ne trao đổi – 2nH2) ÷ 2 = 0,15 mol.
a = 0,15 mol chính là yêu cầu chúng ta đang tìm
Câu 31: A
anot chỉ ra khí O2 (do H2O điện phân).
♦ thời gian t(s): a mol khí ở anot là O2 → ne trao đổi = 4a mol.
♦ thời gian 2t(s): ne trao đổi = 8a mol; anot ra gấp đơi là 2a mol khí O2.
từ tổng khí là 2,5a mol ||→ catot ra 0,5a mol H2 ||→ nM2+ = (8a 0,5a ì 2) ữ 2 = 3,5a mol.
Quan sát đáp án, thấy ngay: có O2 ra ⇄ có H+ trong dung dịch say điện phân → C đúng.


0,5a mol H2 sinh ra ở anot như tính tốn trên cũng nói ln rằng B đúng.! Cịn A và D.
► tại thời điểm t (s): ne trao đổi = 4a mol → mới có 2a mol (trong 3,5a mol) ion M2+ bị điện phân
Tức là D đúng. Theo đó đáp án cần chọn cịn lại là A thơi.



×