Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá chất lượng axít amin của bột phụ phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) sản xuất tại Tiền Giang và An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.86 KB, 9 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG AXÍT AMIN CỦA BỘT PHỤ PHẨM CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) SẢN XUẤT TẠI TIỀN GIANG VÀ
AN GIANG
Lý Hữu Toàn1*, Khin Thiri Khit2, Phạm Duy Hải1, Trần Thị Lệ Trinh1,
John H. Bavor3, Nguyễn Văn Nguyện1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khảo sát thành phần các axít amin của bột cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) được sản xuất từ nguồn phụ phẩm chế biến cá tra. Mẫu bột cá tra phụ phẩm được
thu từ các nhà máy chế biến bột cá tại Tiền Giang và An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy bột phụ
phẩm cá tra ở hai tỉnh có hàm lượng protein từ 55,19 - 58,27% và hàm lượng các axit amin tổng số
dao động từ 54,07 - 57,40%. Trong đó, bột phụ phẩm cá tra chứa hàm lượng một số các axit amin
thiết yếu khá cao như methionine (1,03 - 1,12%), lysine (3,62 - 3,68%), arginine (3,84 - 4,11%).
Mặc dù khi so sánh với bột cá biển có cùng mức protein trên thị trường, bột phụ phẩm cá tra có hàm
lượng các axit amin thiết yếu thấp hơn. Nhưng qua đánh giá giá trị hoá học (CS) và chỉ số axit amin
thiết yếu (EAAI), kết quả phân tích cho thấy bột phụ phẩm cá tra là một nguồn protein chất lượng
(EAAI từ 0,92 đến 1,01), có giá trị tiềm năng trong việc trở thành nguyên liệu sản xuất thức ăn trong
chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là đối với hai đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam là cá rô phi và tơm sú.
Từ khố: axít amin, bột cá, cá tra, phụ phẩm, protein.

I. MỞ ĐẦU
Theo VASEP, năm 2020, diện tích nuôi
thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha, trong đó
tổng diện tích ni cá tra ước khoảng 600.000
ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), đạt sản lượng 1,5 triệu tấn
và giá trị xuất khẩu mang lại hơn 1,77 tỉ USD.
ĐBSCL có đến gần 100 nhà máy chế biến thuỷ
sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 1,4 triệu


tấn, tùy vào mục đích chế biến mà lượng phụ
phẩm thải ra có thể lên đến hơn 60% sinh khối
cá (Bechtel, 2017). Do đó khối lượng phụ phẩm
từ ngành công nghiệp chế biến cá tra là rất lớn.
Lượng phụ phẩm cá tra thải ra ở khu vực
ĐBSCL vào khoảng 710 tấn/ngày. Theo khảo
sát trong quý 3/2015, An Giang và Tiền Giang

lần lượt là hai tỉnh có lượng phụ phẩm cá tra thải
ra cao nhất và thấp nhất (119.000 tấn và 27.000
tấn). Trong đó, 53% được sử dụng làm bột cá
khô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, 42% được sử
dụng làm bột cá ướt cho nuôi thuỷ sản, khoảng
5% còn lại được tận dụng tạo sản phẩm gia tăng
cho con người (Nguyễn Thị Thuỷ và ctv., 2017).
Phụ phẩm của quá trình chế cá tra bao gồm đầu,
ruột, xương, da và một phần nhỏ máu và vây.
Nguồn phụ phẩm này chủ yếu được sử dụng để
sản xuất ngun liệu cho thức ăn chăn ni. Có
hai phương pháp thường được sử dụng để xử
lý phụ phẩm cá là sấy khô để thu nhận bột phụ
phẩm cá và dầu hoặc phương pháp thuỷ phân để
thu nhận dịch protein.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
Trường Đại học Cần Thơ
3
Trường Đại học Western Sydney, Úc
* Email:
1

2

70

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Trong năm 2019, sản lượng bột cá toàn cầu
giảm 27% so với năm 2018 dẫn đến giá sản
phẩm có xu hướng tăng (Tổng cục thuỷ sản,
2020). Tháng 2/2020, lượng bột cá nhập khẩu
của Việt Nam đạt 16,6 nghìn tấn, trị giá 20 triệu
USD, tăng 92,7% về lượng và 77,2% về trị giá
so với cùng thời điểm năm trước (Bộ Cơng
thương, 2020). Chính sự tăng lên về giá và nhu
cầu sử dụng bột cá, làm cho sản phẩm này trở
nên khan hiếm hơn trên thị trường, các nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thiếu hụt nguồn
nguyên liệu. Để giải quyết thực trạng này, bột
phụ phẩm cá tra được xem như là một nguyên
liệu thay thế chất lượng, dễ tiếp cận và giá thành
rẻ. Điều này dẫn đến tiềm năng kinh tế của bột
phụ phẩm cá tra ngày càng gia tăng.
Việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ công
nghiệp chế biến cá tra để sản xuất bột phụ phẩm
cá đã và đang được nghiên cứu và áp dụng tại
các nhà máy chế biến bột cá tra và thức ăn thủy
sản tại ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa

có nhiều thơng tin về giá trị sử dụng, đặc biệt về
chất lượng protein và hàm lượng các axít amin
của bột phụ phẩm cá tra được cơng bố. Vì vậy,
nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá thành
phần axít amin của bột phụ phẩm cá tra được
sản xuất tại các nhà máy chế biến ở hai tỉnh Tiền
Giang và An Giang.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm
Mẫu bột cá tra phụ phẩm được thu ở các
nhà máy chế biến cá tra ở Mỹ Tho, Tiền Giang
và Châu Thành, An Giang. Q trình phân tích
mẫu bột cá tra được thực hiện tại phịng Phân
tích Chất lượng Thực phẩm và Dinh dưỡng
Thủy sản thuộc Trung tâm Công nghệ Thức ăn
và Sau thu hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản II. 
2.2. Vật liệu
Mẫu bột phụ phẩm cá tra được thu nhận từ
các nhà máy chế biến bột cá trong 3 ngày liên
tiếp, mỗi ngày thực hiện thu mẫu 3 lần vào 8 giờ

sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Quy trình thu
nhận và đồng nhất mẫu được thực hiện dựa trên
TCVN 4325:2007. Quá trình trộn mẫu diễn ra
tại phịng thí nghiệm với thiết bị đồng nhất và
nghiền mẫu MF 10 basic (IKA, Đức).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
cơ bản

Mẫu bột phụ phẩm cá tra được áp dụng các
phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng thức
ăn như:  Hàm lượng ẩm (%) được xác định theo
phương pháp TCVN 4326:2001; đạm thô (%)
theo TCVN 4328:2007; béo thô (%) theo Folch
(Folch và ctv., 1957); tro (%) theo TCVN 43272007.
2.3.2. Phương pháp phân tích axít amin
Mẫu bột phụ phẩm cá tra được xử lý thuỷ
phân theo phương pháp của Jajic và ctv. (2013).
Một lượng mẫu 0,5 - 1g được cân vào ống thủy
phân chuyên biệt, thêm vào 10ml HCl 6M trước
khi tiến hành đuổi khơng khí trong ống để tránh
hiện tượng nổ ống trong quá trình thủy phân.
Tiến hành hàn kín miệng ống, đặt ống vào tủ sấy
chân không ở 110oC trong 24 giờ. Sau khi quá
trình thủy phân kết thúc, định mức dung dịch
mẫu bằng nước cất tiêu chuẩn đến một thể tích
xác định. Lọc mẫu qua màng lọc 0,22 µm. Dịch
mẫu sau khi lọc được bảo quản ở nhiệt độ 4oC
trước khi tiến hành phân tích.
Thành phần axít amin được xác định bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
(LV10VP, Shimadzu, Nhật Bản), với đầu dò
huỳnh quang RF được cài đặt ở bước sóng 350
và 450 nm. Hàm lượng các axít amin được
định lượng thơng qua q trình tạo dẫn xuất
với o-Phthalaldehyde (OPA). Hệ cột sử dụng
bao gồm cột Amino-Na và tiền cột ISC-30 Na
(Shimpack) được duy trì ở nhiệt độ 60oC trong
suốt q trình phân tích. Hệ pha động bao gồm

đệm sodium citrate – ethanol (pH 3,27), đệm
sodium citrate - axit boric (pH 10), dung dịch
NaOH 0,2M và nước cất tiêu chuẩn. Chu trình

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

71


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

pha động được cải tiến dựa theo phương pháp
của Gogami và ctv. (2011).
2.3.3. Đánh giá giá trị hố học (CS) và
chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI) của bột phụ
phẩm cá tra
Phương pháp tính tốn giá trị hố học (CS)
và chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI) của bột
phụ phẩm cá tra được mơ tả trong nghiên cứu
của Bunda (2015). Trong đó, giá trị CS và chỉ
số EAAI được đánh giá dựa trên nhu cầu về axít
amin thiết yếu của hai đối tượng nuôi phổ biến

ở Việt Nam là tôm sú (Penaeus monodon) và cá
rô phi (Nile tilapia).
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel 2016.
III. KẾT QUẢ
Kết quả phân tích sinh hóa, thành phần axít

amin của bột cá tra được thể hiện ở các Bảng 1,
2, 3 và 4 và các Hình 1 và 2.
3.1. Thành phần sinh hoá của bột phụ
phẩm cá tra

Bảng 1. Thành phần sinh hóa của bột phụ phẩm cá tra thu tại hai tỉnh Tiền Giang và An Giang.
Ẩm (%)

Tro (%)

Đạm thô (%)

Béo thô (%)

Tiền Giang

6,56 ± 0,45

25,49 ± 0,62

55,19 ± 0,26

8,49 ± 0,44

An Giang

6,56 ± 0,35

24,99 ± 1,69


58,27 ± 1,82

10,02 ± 0,83

Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lập lại.

Thành phần sinh hoá của bột cá từ phụ hàm lượng béo thô dao động từ 8,49 – 10,02%.
phẩm cá tra ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang Ngoài ra, hàm lượng tro dao động từ 24,99 –
tương đối đồng đều nhau, hàm lượng đạm thô 25,49% và hàm lượng ẩm không vượt quá 10%.
cao, dao động từ 55,19 – 58,27%. Bên cạnh đó,
3.2. Thành phần axít amin của bột phụ phẩm cá tra
Bảng 2. Thành phần axít amin (g/100g mẫu) của bột phụ phẩm cá tra thu tại hai tỉnh
Tiền Giang và An Giang.

Aspartic acid
Serine
Glutamic acid
Proline
Glycine
Alanine
Tyrosine
Cystine
Valine
Methionine
Isoleucine
Leucine
Threonine
Phenylalanine
72


Tiền Giang
Thành phần axít amin khơng thiết yếu
4,65 ± 012
2,35 ± 0,05
7,61 ± 0,19
4,15 ± 0,08
7,50 ± 0,11
4,30 ± 0,06
1,46 ± 0,04
0,35 ± 0,03
Thành phần axít amin thiết yếu
2,29 ± 0,09
1,03 ± 0,05
1,89 ± 0,09
3,45 ± 0,13
2,14 ± 0,06
1,94 ± 0,06

An Giang
4,86 ± 0,10
2,47 ± 0,05
8,00 ± 0,18
4,62 ± 0,10
8,24 ± 0,25
4,64 ± 0,13
1,49 ± 0,01
0,35 ± 0,01
2,41 ± 0,06
1,12 ± 0,03
1,99 ± 0,02

3,62 ± 0,08
2,23 ± 0,04
2,05 ± 0,05

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Lysine
Histidine
Arginine
Tryptophan
Tổng EAA*
Tổng NEAA**
Tổng FAA***
Tổng AA****

3,62 ± 0,13
1,06 ± 0,04
3,84 ± 0,08
0,44 ± 0,02
21,71 ± 0,71
32,38 ± 0,50
44,93 ± 0,88
54,08 ± 1,19

3,68 ± 0,08
1,08 ± 0,03
4,11 ± 0,09

0,44 ± 0,01
22,74 ± 0,47
34,66 ± 0,67
47,97 ± 0,98
57,40 ± 1,14

Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lập lại, đơn vị g/100g mẫu.
*EAA: tổng axít amin thiết yếu.
**NEAA: tổng axít amin khơng thiết yếu .
***FAA: tổng axít amin có vai trị tạo mùi, bao gồm các axít amin như aspartic axít, serine, glutamic
axít, proline, glycine, alanine, valine, methionine, leucine, tyrosine, phenylalanine, arginine, cystine
(Alves, 2020).
**** AA: tổng axít amin.

Kết quả phân tích cho thấy bột phụ phẩm
cá Tra ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang có giá
trị hàm lượng axít amin tương đối cao (54,08
và 57,40%). Trong đó, hàm lượng các axít amin

thiết yếu trong khoảng từ 21,71 đến 22,74%,
bao gồm các axít amin như methionine (1,03 –
1,12%), lysine (3,62 – 3,68%), leucine (3,45 –
3,62%).

Hình 1. Tỉ lệ nhóm axít amin thiết yếu và khơng thiết yếu (% axít amin tổng số) của bột phụ phẩm
cá tra thu ở Tiền Giang và An Giang.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

73



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 2. Tỉ lệ của nhóm axít amin tạo mùi (% axít amin tổng số) của bột phụ phẩm cá tra thu ở
Tiền Giang và An Giang.
Đặc biệt, kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ các glutamic axít (7,61 – 8,00%), alanine (4,30 –
axít amin tạo mùi trong bột cá tra tương đối cao, 4,64%), glycine (7,50 – 8,24%) đóng vai trị
lên đến trên 80% trong axít amin tổng số. Trong quan trọng như là chất hấp dẫn trong thức ăn
đó, các axít amin như arginine (3,84 – 4,11%), thuỷ sản.
3.3. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra
Bảng 3. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra được thu tại Tiền Giang.
(A/E bột phụ phẩm) / (A/E
nhu cầu đối tượng nuôi)
(%)

A/E*
Tiền
Giang

Nhu cầu của Nhu cầu của Penaeus
Nile Tilapia**
monodon **

Nile
Tilapia

Penaeus
monodon


Valine

10,08

11,9

9,71

84,74

103,85

Methionine

4,54

5,9

8,74

76,87

51,89

Isoleucine

8,32

11


8,5

75,66

97,91

Leucine

15,19

15,4

13,11

98,65

115,88

Threonine

9,42

8,9

8,74

105,88

107,82


Phenylalanine

8,54

10

17,23

85,42

49,58

Lysine

15,94

12,2

12,86

130,66

123,95

Histidine

4,67

4,2


5,1

111,13

91,52

Arginine

16,91

10,6

14,08

159,52

120,09

Tryptophan

1,94

2,6

1,94

74,52

99,87


EAAI

0,97

0,92

CS (%)

74,52

49,58

Ghi chú:
* A/E: tỉ số giữa axít amin thiết yếu thành phần với tổng axít amin thiết yếu
** Bunda (2015)
74

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra được thu tại An Giang.
A/E*
An Giang
Valine
Methionine
Isoleucine
Leucine
Threonine

Phenylalanine
Lysine
Histidine
Arginine
Tryptophan

10,60
4,93
8,75
15,92
9,81
9,01
16,18
4,75
18,07
1,93

Nhu cầu của
Nile Tilapia**
11,9
5,9
11
15,4
8,9
10
12,2
4,2
10,6
2,6
EAAI

CS (%)

Nhu cầu của Penaeus
monodon **
9,71
8,74
8,5
13,11
8,74
17,23
12,86
5,1
14,08
1,94

Ghi chú:
* A/E: tỉ số giữa axít amin thiết yếu thành phần với tổng axít amin thiết yếu
** Bunda (2015)

Giá trị hố học CS của bột phụ phẩm cá tra
ở Tiền Giang và An Giang đối với đối tượng
nuôi cá rô phi lần lượt là 74,52 và 74,42. Cịn
đối với đối tượng ni là tơm sú thì giá trị CS
của bột phụ phẩm cá tra ở Tiền Giang và An
Giang lần lượt là 49,58 và 52,32.
Ngồi ra, chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI)
của bột phụ phẩm cá tra của hai tỉnh đối với
cá rô phi và tôm sú dao động từ 0,92 đến 1,01.
Trong đó, bột phụ phẩm cá tra ở An Giang cho
kết chỉ số cao hơn hẳn ở cả hai đối tượng nuôi

(1,01 và 0,96).
IV. THẢO LUẬN
Qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu cơ bản, bột
cá từ phụ phẩm cá tra đạt chất lượng hạng 2 theo
yêu cầu về bột cá 10 TCN 984:2006 (protein
không nhỏ hơn 50% và béo khơng q 10%).
Có thể thấy, bột phụ phẩm cá Tra là một nguồn
nguyên liệu tiềm năng trong sản xuất thức ăn
thuỷ sản đáp ứng nhu cầu của thị trường với giá
thành phải chăng.

(A/E bột phụ phẩm) /
(A/E nhu cầu đối tượng
nuôi) (%)
Nile
Penaeus
Tilapia
monodon
89,06
109,15
83,48
56,35
79,56
102,95
103,37
121,43
110,19
112,20
90,15
52,32

132,65
125,84
113,08
93,12
170,51
128,37
74,42
99,74
1,01
0,96
74,42
52,32

Tuy nhiên, bột cá từ phụ phẩm cá Tra có
hàm lượng các axít amin thiết yếu thấp hơn
đáng kể so với bột cá biển có cùng mức protein
như khi so sánh với bột cá mịi có hàm lượng
protein thơ tương đương (61%) cho thấy loại
bột cá này có hàm lượng các axít amin thiết yếu
như methionine, lysine lần lượt là 1,64%, 4,53%
(Barlow và ctv., 2003), hay bột phụ phẩm cá
ngừ có hàm lượng protein thơ 57,1% chứa hàm
lượng các axít amin thiết yếu 32,90% (Oncul và
ctv., 2018) cao hơn nhiều so với bột phụ phẩm
cá tra. Đồng thời, hàm lượng axít amin thiết yếu
trong bột cá tra phụ phẩm (21,74 – 22,74%)
cũng thấp hơn khi so sánh với loại bột xương
thịt có 56,80% protein, chứa hàm lượng các axít
amin thiết yếu 30,13% (Hendriks và ctv., 2002).
Mặc dù hàm lượng các axít amin khơng cao

so với các sản phẩm các bột nguyên liệu cùng
mức protein nhưng một điểm nổi bật của bột
phụ phẩm cá tra chính là ở thành phần axít amin
tạo mùi chiếm hơn 80% tổng axít amin. Ngồi

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

75


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

ra, thơng qua kết quả đánh giá giá trị CS và chỉ
số EAAI trên cả hai đối tượng nuôi phổ biến ở
Việt Nam là cá rô phi và tôm sú, dễ dàng nhận
thấy bột phụ phẩm cá tra đáp ứng đa số nhu cầu
về axít amin thiết yếu cho hai đối tượng này. Ở
cá rơ phi, 7/10 axít amin đáp ứng đủ nhu cầu;
cịn ở tơm sú là 6/10 axít amin. Các axít amin
thiết yếu cịn lại thì có giá trị tương đương hoặc
gần bằng.
Bên cạnh đó, nguồn protein có chỉ số EAAI
trên 0,90 được đánh giá là tốt; trên 0,8 là hữu
dụng. Chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra ở
hai tỉnh Tiền Giang và An Giang đều trên 0,9
chứng tỏ đây là một nguồn protein chất lượng
cao trong chăn nuôi thuỷ sản, nhất là đối với hai
đối tượng nuôi là cá rô phi và tôm sú.
V. KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy bột cá từ phụ

phẩm cá tra có giá trị dinh dưỡng cao, hàm
lượng protein thơ có thể đạt tới 60,07%, tương
đương với một số sản phẩm bột cá biển trên thị
trường. Ngoài ra, bột cá từ phụ phẩm cá tra chứa
đầy đủ các loại axít amin thiết yếu và thành
phần các axít amin tạo mùi là khá cao, chiếm tới
trên 80%. Ngoài ra bột từ nguồn phụ phẩm cá
tra cịn đáp ứng đầy đủ nhu cầu axít amin thiết
yếu của vật nuôi thuỷ sản, đặc biệt là cá rô phi
và tôm sú, được đánh giá là một nguồn protein
chất lượng, giá rẻ.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng
to lớn của bột phụ phẩm cá tra trong sản xuất
thức ăn thuỷ sản trong bối cảnh bột cá ngoại
nhập đắt đỏ và liên tục tăng giá ảnh hưởng đến
tính bền vững trong ni trồng thủy sản. Tuy
nhiên, để thực sự chứng minh được giá trị của
bột phụ phẩm cá tra, bên cạnh việc đánh giá
thành phần axít amin, cịn phải có thêm những
nghiên cứu tiếp theo để đánh giá các thành phần
dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến vật ni
thuỷ sản như thành phần axít béo, vitamin và
các khống chất khác. Thêm vào đó, cũng cần
có những nghiên cứu về cải tiến quy trình sản
76

xuất bột phụ phẩm cá tra để cải thiện chất lượng,
cũng như gia tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh
tế của sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
TCVN 4325:2007, Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.
TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999), Thức ăn chăn
nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay
hơi khác.
TCVN 4328:2007 (ISO 5983-1:2005), Thức ăn chăn
nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng
protein thơ - Phần 1: Phương pháp Kjeldahl.
TCVN 4327 (ISO 5984:2002), Thức ăn chăn nuôi xác định tro thô.
10TCN 984:2006, Thức ăn chăn nuôi - Bột cá.
Tài liệu tiếng Anh
Alves, D.R.S., Oliveira, S.R., Luczinski, T.G.,
Boscolo, W.R., Bittencourt, F., Signor, A., &
Detsch, D.T., 2020. Attractability and palatability
of liquid protein hydrolysates for Nile tilapia
juveniles. Aquaculture Research, 51, 1681
–1688.
Barlow, S.M., 2003. Encyclopedia of Food Sciences
and Nutrition. FishMeal. 2486–2491.
Bechtel, P.J., Bland,J.M.,Bett-Garber, K.L.,Grimm,
C.C., Brashear, S.S., Lloyd, S.W., Watson, M.
A.,and Lea, J.M., 2017. Chemical and nutritional
properties of channel and hybrid catfish
byproducts. Food Sci Nutr. 5:981–988.
Bunda, M.G.B., Tumbokon, B.L.M. and Serrano Jr.,
A. E., 2015. Composition, chemical score (CS)
and essential amino acid index (EAAI) of the
crinkle grass Rhizoclonium sp. as ingredient for
aquafeeds. AACL Bioflux, 8(3): 411-420.

Folch, J., Lees, M., & Sloane Stanley, G.H., 1957. A
simple method for the isolation and purification
of total lipids from animal tissues. Journal of
Biological Chemistry, 226(1), 497–509.
Gogami, Y., Okada, K., & Oikawa, T., 2011.
High-performance
liquid
chromatography
analysis ofnaturally occurring d-amino axits in
sake.  Journal of Chromatography B, 879(29),
3259–3267.
Hendriks, W. H., Butts, C. A., Thomas, D. V., James,
K. A. C., Morel, P. C. A., and Verstegen, M. W.
A.,  2002. Nutritional quality and variation of
meat and bone meal. Asian-Aust. J. Anim. Sci.
15:1507–1516.
Jajic, I., Krstovic, S., Glamocic, D., Jaksic, S., &
Abramovic, B., 2013. Validation of an HPLC

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
method for the determination of amino axits in
feed.  Journal of the Serbian Chemical Society,
78(6), 839–850.
Nguyen Thi Thuy, Nguyen Tan Loc, Lindberg, J. E.,
and Ogle, B., 2007. Survey of the production,
processing and nutritive value of catfish byproduct meals in the Mekong Delta of Vietnam.
Livestock Research for Rural Development.

Volume 19.

Oncul, F. O., Aya, F. A., Hamidoghli, A., Won, S.,
Lee, G., Han, K. R., & Bai, S.C., 2018. Effects
of the dietary fermented tuna by-product meal on
growth, blood parameters, nonspecific immune
response, and disease resistance in Juvenile
Olive Flounder, Paralichthys olivaceus. Journal
of the World Aquaculture Society, 50(1), 65–77.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

77


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ASSESSMENT OF AMINO ACID PROFILE OF TRA CATFISH
(Pangasianodon hypophthalmus) BY-PRODUCT FISHMEAL
PRODUCED IN TIEN GIANG AND AN GIANG
Ly Huu Toan1*, Khin Thiri Khit2, Pham Duy Hai1, Tran Thi Le Trinh1,
John H. Bavor3, Nguyen Van Nguyen1
ABSTRACT
This study aims to evaluate the amino acid profile of fishmeal produced from the Tra catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) by-products. Samples were collected from the catfish fishmeal
production factories in Tien Giang and An Giang provinces. The results showed that catfish fishmeal
in the two provinces had protein content ranging from 55.19 – 58.27% and total essential amino
acids content ranging from 54.07 to 57.40%. In particular, catfish by-product meal contains quite
high levels of some essential amino acids such as methionine (1,03 - 1.12%), lysine (3.62 – 3,68%),
and arginine (3.84 – 4,11%). When being compared with marine fish meal with the same level

of protein on the market, catfish by-product meal has a lower content of essential amino acids.
However, through assessment of chemical index (CS) and essential amino acid index (EAAI), the
results show that by-product meal is a source of high-quality protein (EAAI from 0.92 to 1.01) and
thus can be a potential raw material for the production of feed in aquaculture, especially for the two
popularly cultured species in Vietnam, tilapia and black tiger shrimp.
Keywords: Amino acid,byproduct,catfish, fishmeal, protein.

Người phản biện: PGS. TS. Ngơ Hữu Tồn

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày nhận bài: 31/5/2021

Ngày nhận bài: 21/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 22/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Research Institute for Aquaculture No.2
Western Sydney University
3
Can Tho University
*Email:
1
2


78

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021



×