Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển kỹ năng di màu và tô màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Buổi sáng bé chào mẹ, chạy tới ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cơ, rồi sà vào lịng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn, trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con, là mẹ và cơ giáo”!
Đó là lời bài thơ “ Cơ và mẹ” do nhà thơ Trần Quốc Tồn viết nên để nói về
tình cảm u thương của bé với cơ như một người mẹ thứ hai của mình. Nhớ
những ngày đầu bé mới đến lớp còn lo lắng, sợ hãi. Mẹ dỗ giành con, cầm tay
con và đưa đến bên cô. Cô giang hai tay ra ôm lấy con vào lòng và dỗ giành con
như con là con của mẹ vậy. Con cảm nhận được tình yêu thương của một người
mẹ thứ hai dành cho con. Hàng ngày, mẹ chăm lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ,
mẹ còn quan tâm động viên mỗi khi con còn nhút nhát, thiếu tự tin. Mẹ là người
mẹ thứ hai của con, mặt trời bên con mỗi ngày!
Với tôi, là một người giáo viên mầm non và là một người mẹ thứ hai của bé
tơi sẽ dành tất cả tình thương để khi bé đến trường luôn cảm giác vui vẻ, hào
hứng và ngày ngày muốn được đến lớp. Dù công việc vất vả nhưng tôi nguyện
cống hiến cho sự nghiệp trồng người của mình.
Hoạt động tạo hình là hoạt động giáo dục tích hợp và được ứng dụng ở mọi
lúc, mọi nơi như: các trò chơi dân gian, các hoạt động học tập và vui chơi khi trẻ
ở trường mầm non. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển ngơn ngữ thêm
phong phú, mạch lạc, khả năng quan sát, sáng tạo và tưởng tượng. Ngồi ra,
hoạt động tạo hình cịn hình thành ở trẻ biết yêu thiên nhiên xung quanh trẻ, yêu
1


cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp và thể hiện thông qua các sản phẩm mà trẻ
tạo nên.
Theo tơi thấy, các phương pháp trong hoạt động tạo hình đang được sử dụng
hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng vốn có của trẻ, đồ dùng
nguyên vật liệu còn hạn chế và chưa phong phú về chất liệu sử dụng cho trẻ làm,


chưa có sự phong phú về cách tổ chức các tiết học làm sao thật lôi cuốn và hấp
dẫn trẻ. Làm các bé trở nên thích thú và coi đó như một mơn học luôn được
mong đợi. Tôi cảm nhận thấy ở trẻ lớp tơi rằng, trong các hoạt động tạo hình ở
lớp tôi luôn thấy trẻ không hào hứng, không tập trung vào bài học, còn chểnh
mảng, đùa nghịch nhau…Điều này làm tơi rất băn khoăn nên làm gì để giúp trẻ
lớp tơi có thể học tốt được hoạt động tạo hình.
Hiểu được điều này, là một giáo viên mầm non tôi ln ý thức được trách
nhiệm của mình.Tơi ln mong muốn làm sao trẻ có thể coi mơn học tạo hình
như một mơn học u thích và được mong đợi. Tơi hy vọng rằng, các bé được
phát triển toàn diện, phát huy hết khả năng, năng lực của mình, tính tích cực và
khả năng sáng tạo của mình thơng qua hoạt động tạo hình cả khi trẻ học tập, vui
chơi ở trường và khi trẻ ở gia đình.
Vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát
triển kỹ năng di màu và tô màu” làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Thực trạng lớp học:
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
2


- Thuận lợi:
+ Về phía Ban giám hiệu nhà trường: BGH nhà trường luôn quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để cho trẻ học tập và vui chơi.
+ Động viên, khích lệ giáo viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất, tổ chức các tiết dạy mẫu cho giáo
viên dự giờ, thao giảng và cùng nhau trao đổi rút kinh nghiệm.
+ Về phía giáo viên: Giáo viên trong trường đều trẻ, có trình độ chun mơn
đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, u nghề, mến trẻ. Biết sử dụng cơng nghệ

thơng tin vào q trình giảng dạy.
+ Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình
đến trường, lớp.
+ Về phía trẻ: Đa số trẻ đều u thích hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều ý
tưởng tạo hình hay, thú vị. Sản phẩm của trẻ đầu năm tương đối tốt, có nhiều sản
phẩm đẹp, ấn tượng.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cũng cịn tồn tại một số hạn chế như sau:
+ Dịch covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền giáo dục nước ta nói
chung và trường Mầm non DPD nói riêng. Một số phụ huynh sợ dịch ảnh hưởng
đến con mình mà không cho trẻ đến lớp chuyên cần. Số lượng trẻ nhà trẻ đến
trường ít hơn so với mọi năm.
+ Giáo viên xây dựng chủ đề tiết học còn đang máy móc, chưa dựa trên nhu
cầu và mong muốn của trẻ.
3


+ Sản phẩm của trẻ chưa được quan tâm nhiều, chưa được tái sử dụng trong
những hoạt động khác.
+ Ngoài ra, trí tưởng tượng của trẻ cịn chưa phong phú, hay bị rập khuôn
theo ý của người lớn. Phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục
thẩm mĩ
+ Bản thân giáo viên chưa quan tâm tìm tịi nghiên cứu tài liệu. Bên cạnh đó,
tài liệu tham khảo về bộ mơn tạo hình cịn ít, khó tìm.
+ Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con, sự phối hợp giữa
giáo viên và phụ huynh chưa đạt hiệu quả cao.
2. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau:
a) Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ được thỏa mãn và rèn luyện kỹ
năng di màu, tô màu.
Đối với trẻ 24-36 tháng hoạt động chơi của trẻ là chơi cạnh nhau chứ không

chơi cùng nhau, thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn về việc dành đồ dùng đồ
chơi. Do đó, việc tạo mơi trường cho trẻ hoạt động và bố trí đồ dùng đồ chơi
trong lớp là một việc hết sức quan trọng. Chính vì vậy vào đầu năm học trước
khi nhận lớp bản thân tôi đã rất băn khoăn và trăn trở về việc sắp xếp đồ dùng
đồ chơi, tạo môi trường cho trẻ hoạt động sao cho hợp lý với đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ.
Đầu tiên tôi bố trí các góc chơi theo ngun tắc động tĩnh, góc tạo hình tơi
sắp xếp gần các góc tĩnh khác như: góc bé nghe kể chuyện, góc nhận biết và lựa
chọn khu vực có nhiều ánh sáng. Cách sắp xếp này giúp trẻ có khơng gian n
tĩnh, đủ ánh sáng để sáng tạo trong các hoạt động tạo hình
4


Tơi bố trí nhiều bàn thấp vừa tầm với trẻ, các nguyên vật liệu như giấy màu,
bút, sáp màu tôi để chia ra nhiều rổ, để vừa tầm để trẻ dễ lấy khi muốn chơi.
Ngoài ra để trẻ nhận biết được màu sắc tôi tạo ra các bảng màu treo ở những nơi
trẻ dễ quan sát và thao tác. Qua quá trình trẻ chơi với bảng màu bước đầu sẽ
giúp trẻ nhận biết được một số màu cơ bản như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
Trường tôi là một trường nơng thơn với điều kiện kinh tế cịn khó khăn hơn
ở các trường thị trấn rất nhiều nên các đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ trong các
hoạt động tạo hình cịn hạn chế, chưa phong phú. Chính vì vậy mà bản thân tơi
ln cố gắng tìm tịi, làm một số đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng di
màu, tô màu như:
Bảng màu đa năng
Cách làm: Với các nắp chai nước ngọt, nước suối đã bỏ đi thì tơi tận dụng
các nắp chai đó và dùng 1 cái bảng dán ngược các nắp chai, sau đó dùng giấy
trắng cắt và dán vào phía trong nắp.
Cách chơi: Đến giờ hoạt động góc tơi sẽ cho trẻ chọn màu tương ứng với
nắp để tơ kín khoảng giấy trắng đó. Giáo viên có thể u cầu trẻ tơ theo màu sắc


5


của nắp trẻ chọn, kết hợp giúp trẻ nhận biết màu. Bảng màu này có thể cho trẻ
chơi gắp viên bi (bằng bơng) vào nắp có màu tương ứng.
Ngơi nhà sắc màu
Cách làm: Tơi sẽ tận dụng các thùng bìa cát tông như thùng sữa, thùng nước
suối, tạo thành khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác. Trên những khối này
tơi dùng bút dạ vẽ các hình như vng, trịn, chữ nhật, bơng hoa, bóng bay…
Cách chơi: Cho trẻ tơ màu, di màu vào các giờ hoạt động chơi-tập tự do.
Qua các buổi chơi di màu, tơ màu, trẻ hồn thành hết các hình trên các khối cho
trẻ xếp chồng tạo thành ngôi nhà.
b) Biện pháp 2: Sử dụng nhiều nguyên vật liệu rèn cho trẻ kỹ năng di
màu và tô màu
Trẻ ở độ tuổi 24-36th, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Trẻ rất tò
mò và hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi mới. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng
các nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ thực hiện hoạt động di màu và tơ màu trẻ
sẽ rất thích thú, hiệu quả của hoạt động này sẽ đạt kết quả cao. Tôi đã sử dụng
bút màu sáp, bút lông màu, phấn màu, màu nước để giúp trẻ rèn kỹ năng di màu
và tô màu. Với những nguyên vật liệu này chúng ta không chỉ cho trẻ di, tơ màu
trên giấy mà có thể thực hiện trên sân trường, dưới nền nhà, trên bảng, trên chai
nhựa…Các sản phẩm của trẻ trở nên sinh động, giúp trẻ thích thú với sản phẩm
của mình làm ra. Và chính sản phẩm này ngồi dùng để trưng bày cịn có thể sử
dụng trong việc trang trí hay các hoạt động khác.

6


Vd: Khi tôi cho trẻ dùng phấn màu tô đường đi cô kẻ sẵn dưới sân trường ở
hoạt động chơi. Cơ có thể sử dụng con đường đã được trẻ tô màu để cho trẻ đi

trong đường hẹp.

c) Biện pháp 3: Rèn kỹ năng di màu, tô màu cho trẻ thông qua các hoạt
động khác nhau
* Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Trong các hoạt động nghe kể chuyện, đọc thơ của trẻ cơ giáo có thể lồng
ghép cho trẻ tô màu 1 nhân vật hay 1 chi tiết nào đó có liên quan đến nội dung
câu chuyện. Với hình thức này vừa giúp trẻ rèn kỹ năng tô màu, di màu, vừa
giúp trẻ nhớ lâu hơn nội dung câu chuyện, bài thơ.
* Hoạt động nhận biết
Ở hoạt động nhận biết, giáo viên cũng với hình thức cho trẻ tô mài, di màu
các đối tượng mà trẻ đang nhận biết hơm đó. Hình thức này cũng giúp trẻ rèn kỹ
năng di màu, tô màu và cũng rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ tốt hơn về đối tượng
trẻ đang nhận biết.
Vd: Khi trẻ học nhận viết quả cam. Cơ sẽ cho trẻ tơ màu quả cam, q trình
trẻ tô màu cô sẽ nhắc đi nhắc lại từ quả cam, cho trẻ nhắc lại. Như vậy sẽ giúp
trẻ nhớ tốt hơn về hình dạng, màu sắc quả cam.
7


* Hoạt động vận động
Cuối độ tuổi 24-36th, giáo viên có thể cho trẻ cùng phối hợp hồn thành một
sản phẩm tạo hình. Ở hoạt động vận động, giáo viên có thể lồng ghép vào việc
cho trẻ luyện tập vận động bằng hình thức thi đua, hoặc hợp tác sau khi thực
hiện vận động sẽ cùng tô màu, di màu một sản phẩm nào đó. Hình thức này giúp
trẻ hứng thú hơn trong quá trình luyện tập vận động.
Vd: Trẻ tham gia hoạt động “Đi trong đường hẹp”.Cô giáo lồng ghép ở phần
luyện tập là chia trẻ thành 2 nhóm. Mỗi trẻ sau khi đi trong đường hẹp phải cầm
bút tơ 1 hình trịn. Nhóm nào đi đúng trong đường hẹp và tơ được nhiều hình
trịn thì nhóm đó chiến thắng.

Chú ý việc cho trẻ hợp tác chỉ thực hiện vào cuối năm học vì trẻ 24-36 th vẫn
chủ yếu là chơi cạnh nhau và thực hiện riêng lẻ.
* Hoạt động chơi tập
Hoạt động chơi-tập tự do sẽ giúp trẻ có khơng gian và thời gian rèn kỹ năng
di màu và tô màu. Chỉ cần cô giáo tạo ra các đồ dùng, nguyên vật liệu để trẻ
thực hiện. Trẻ không chỉ tơ màu, di màu ở góc tạo hình mà trẻ có thể thực hiện ở
góc “Bé nghe kể chuyện”, “ Bé cùng nhận biết”…

8


Ở hoạt động này trẻ cịn có thời gian để hoàn thành những sản phẩm chưa
làm xong ở hoạt động có chủ đích.
Nhiệm vụ của giáo viên là khai thác không gian, sáng tạo về đồ dùng, gợi
mở cho trẻ thực hiện và quan sát để giúp trẻ khi trẻ cần.
d) Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ di màu, tô
màu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mang đến nhiều lợi
ích thiết thực, là bước đệm cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Chính vì vậy trong hoạt động tạo hình tơi đã áp dụng và ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động để giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động.
Mở đầu và kết thúc hoạt động tôi sử dụng các video, đoạn nhạc hay những
hành động sinh động trên máy tính để giúp trẻ khởi động đơi bàn tay của mình,
thu hút trẻ vào hoạt động chính hoặc kết thúc hoạt động.
Ở hoạt động trọng tâm có tiết tơi sẽ giới thiệu tranh mẫu qua màn hình vi
tính để gây hứng thú cho trẻ, làm cho trẻ đỡ nhàm chán. Tơi cịn sử dụng những
video hướng dẫn tô màu di màu được thiết kế bằng các phần mềm như
powerpoint hoặc photoshop. Khi trẻ thực hiện, tôi mở nhỏ nhạc không lời nhẹ
nhàng cho trẻ nghe nhằm kích thích thêm khả năng sáng tạo cho trẻ.
e) Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh.

Phụ huynh là nguồn động viên, khích lệ khơng thể thiếu trong mọi hoạt
động. Vì vậy, để có được những kết quả tốt thì khơng thiếu sự góp phần to lớn
của các bậc phụ huynh:

9


- Trao đổi với phụ huynh để tơi có thể nắm được tính cách, khả năng, tâm lý
của từng cá nhân trẻ.
- Đối với những trẻ có năng khiếu về tạo hình, tơi trao đổi với phụ huynh để
họ nắm được năng khiếu của con mình. Từ đó phát huy được năng khiếu của trẻ
ngay từ khi mới bước vào học mầm non.
- Với những trẻ còn yếu kém trong hoạt động tạo hình, chưa biết cách di
màu tơi thường xuyên trao đổi để hai bên cùng đưa ra những biện pháp đạt hiệu
quả.Gửi các bài tập cho trẻ thực hiện thêm ở nhà.
- Thơng báo về chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần để
phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ; vận động
phụ huynh hỗ trợ kinh phí và vật liệu mở cho hoạt động hội hoạ và tổ chức
các hoạt động tạo hình như: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng, chai nhựa,
quần áo cũ, dụng cụ hóa trang…
Để tun truyền sâu rộng tơi tạo góc tun truyền sản phẩm của trẻ ngoài
cửa và trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em họ mà có
biện pháp kết hợp cùng cơ giáo. Từ những trao đổi thường xuyên giữa cô giáo
và phụ huynh học sinh mà có sự kết hợp dạy trẻ cùng tiến bộ.
PHẦN III
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRONG THỰC
TẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TẠI CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON
* Đánh giá tác động của biện pháp trước và sau khi áp dụng các biện
pháp

10


Bảng khảo sát đầu năm
Mức độ
Tiêu chí khảo sát

Đạt
Số trẻ

Chưa đạt

-Trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình

17

SL
10

%
59

SL
7

%
41

- Trẻ có khả năng sáng tạo, tưởng tượng.


17

7

41

10

59

- Trẻ có kỹ năng di màu, tô màu

17

9

53

8

47

17

11

65

6


35

- Trẻ biết tạo ra sản phẩm của mình theo
u cầu của cơ

Bảng khảo sát giữa học kỳ sau khi áp dụng các biện pháp trên
Mức độ
Tiêu chí khảo sát

Đạt
Số trẻ

Chưa đạt

-Trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình

17

SL
15

%
88

SL
2

%
12


- Trẻ có khả năng sáng tạo, tưởng tượng.

17

11

65

6

35

- Trẻ có kỹ năng di màu, tơ màu

17

15

88

2

12

17

14

82


3

18

-Trẻ biết tạo ra sản phẩm của mình theo
u cầu của cơ
Từ bảng khảo sát trên ta có thể thấy rằng:
* Số trẻ đạt:
- Trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình: Tăng 5 trẻ chiếm 29%
- Trẻ có khả năng sáng tạo, tưởng tượng: Tăng 4 trẻ chiếm 24%
- Trẻ có kỹ năng di màu, tô màu: Tăng 6 trẻ chiếm 35%
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm của mình theo yêu cầu của cô: Tăng 3 trẻ chiếm
18%
11


- Trước khi áp dụng các biện pháp thì số trẻ hứng thú với hoạt động với tạo
hình rất ít. Sau khi trẻ đã có kỹ năng cơ bản, phương pháp và đồ dùng dạy học
ln được đổi mới thì số trẻ hứng thú đã tăng rõ rệt.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp
* Đối với giáo viên: Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tơi thấy
mình đã giảm bớt được áp lực trong các tiết dạy tơ màu nên tơi có thêm nhiều
thời gian để dành cho trẻ và trao đổi với đồng nghiệp về chun mơn nghiệp vụ
của mình.
* Đối với trẻ: Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế
của lớp tơi thì tơi thấy trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động tạo hình nói
chung và các giờ tơ màu nói riêng. Trẻ tô màu một cách thành thạo, đúng kỹ
năng. Các tiết học trở nên nhẹ nhàng và đạt kết quả cao hơn.
* Về phụ huynh: Phụ huynh đã rất phấn khởi khi thấy con mình có nhiều sản

phẩm tơ màu đẹp. Đồng thời nhiều phụ huynh đã nhận ra được tầm quan trọng
của việc cho con đến trường mầm non sớm.
2. Những kiến nghị và đề xuất sau khi thực hiện đề tài.
* Đối với phòng giáo dục: Mong các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường mầm non nhiều hơn
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên nhà trẻ nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ của mình.

12


- Sắp xếp, tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau và đi dự giờ các tiết mẫu của trường bạn.
Trên đây là một số biện pháp của tôi giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển kỹ
năng di màu và tô màu đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra để
Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp xem xét, góp ý cho bản kinh
nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

13



×