Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo bé 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.43 KB, 11 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3- 4 tuổi đang ở những bước
phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngơn ngữ, tình cảm...Thế giới khách quan
xung quanh thật bao la rộng lớn có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn và cịn có bao
lạ lẫm, khó hiểu, trẻ tị mị muốn biết, muốn khám phá khoa học và xã hội là
việc làm thiết thực và phải được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch
nhằm hướng tới việc mở rộng nhận thức, phát triển các quá trình tâm lý và hình
thành các kỷ năng kỷ xảo cho trẻ. Trẻ được khám phá, trải nghiệm theo phương
thức “Học mà chơi, chơi mà học” trong đó trẻ là chủ thể của mọi hoạt động, cơ
giáo chỉ là người hướng dẫn. Cô phải là người linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, có
năng lực và chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động. Để có cơ sở cho trẻ học tốt
ở các lớp sau nên tôi đã mạnh dạn đề ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ
trong giờ làm quen với môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo bé 3- 4 tuổi”.
Qua đề tài nghiên cứu giáo viên có những định hướng phù hợp trong cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 3-4 tuổi. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp,
trị chuyện với những người xung quanh, thích đưa ra những câu hỏi và có nhiều
kiến thức mới, kinh nghiệm được sâu sắc trong trẻ.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Thực trạng của việc tổ chức tiết học cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh ở lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non

1


Trong thời gian đầu năm các giáo viên đã thực hiện đúng chương trình mà
ngành- phịng giáo dục đã qui định là tổ chức cho trẻ tham gia dầy đủ các hoạt
động làm quen với môi trường xung quanh theo các chủ đề. Giáo viên đã thực
hiện đầy đủ nội dung và đúng tình tự các bước, các phần đúng phương pháp và
cũng đã chuẩn bị đầy đồ dùng dạy học nhưng tôi thấy giờ học đạt kết quả không


cao. Trong giờ học trẻ không tập trung chú ý, trẻ có vẻ mệt mỏi , chán nản, uể
oải, khơng chú ý nghe cơ giảng bài, lười suy nghĩ, rất ít trẻ tham gia tích cực
vào các hoạt động, trẻ khơng hăng hái giơ tay phát biểu, trẻ không nắm được
kiến thức mà cơ truyền đạt. Có nhiều trẻ nắm bắt kiến thức không được chắc
chắn , hay quên, khi cô đặt câu hỏi thì trẻ khơng trả lời được hoặc trả lời ấp úng,
khơng chính xác.Với tình trạng trên, nên chất lượng giờ dạy của lớp rất thấp, các
tiết dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh của lớp được nhà trường dự giờ
đánh giá chỉ xếp loại đạt yêu cầu.
Qua thời gian suy nghĩ, tìm tịi bằng biện pháp quan sát , đàm thoại..Tơi đã
tìm ra được một số nguyên nhân:
- Đồ dùng trực quan của giáo viên chưa đẹp, chưa hấp dẫn, ít sử dụng vật
thật để dạy trẻ nên chưa thu hút sự chú ý của trẻ.
- Do trong quá trình dạy học, giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói
nhiều, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia hành động với đối tượng nên chưa
kích thích được sự tích cực hoạt động của trẻ.
- Các hình thức dạy học của giáo viên ít sử dụng hình thức mới lại , hấp dẫn.

2


Với những ngun nhân trên tơi đã tìm tịi, học hỏi , mạnh dạn nghiên cứu
thực nghiệm và đề ra “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm
quen với môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo bé 3- 4 tuổi”
1.2. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
- Ln được sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chun mơn của Phịng giáo dục,
sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường.
* Khó khăn
- Do khả năng nhận thúc của trẻ không đồng đều, một số trẻ lần đầu tiên mới
đến lớp nên nề nếp thói quen chưa có .

- Một số trẻ chưa có hứng thú tham gia vào các hoạt động tìm tịi, khám phá.
- Ngơn ngữ của trẻ chưa mạch lạc và còn nhút nhát nhất là trong giáo tiếp ,
trong các hoạt động trẻ chưa tập trung nghe cô hướng dẫn.
2. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tạo điều kiện cho tre thường xuyên tiếp xúc với vật thật
Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 3- 4 tuổi nói riêng có sụ tưởng tượng chưa
phong phú, kinh nghiệm sống trẻ cịn ít nên tôi thường sử dụng vật thật để dạy
trẻ . Trẻ được thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh
một các trực tiếp như: sờ, nắn, ngửi, nghe...chơi với chúng thì trẻ sẽ tích cực
hơn. Tiếp xúc với vật thật thì tơi thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một
cách rõ ràng nhất. Đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với sự vật hiện tượng và được
trải nghiệm nhiều nhất.

3


Ví dụ: Tiết dạy về khám phá quả cam, tơi đã chuẩn bị một số quả cam để trẻ
được được quan sát và trải nghiệm. trẻ được quan sát biết màu sắc, hình dạng
của quả. Trẻ ngửi – nếm biết được mùi và vị quả cam. Từ đó trẻ có thể tự mình
nhận xét về đặc điểm của quả cam.

Biện pháp 2: Khám phá khoa học thơng qua thí nghiệm thực hành
Sự ham thích khám phá của trê là vơ tận, được tiếp xúc với vật thật rồi
nhưng lại thích mày mị tìm hiểu và thử nghiệm với các sự vật hiện tượng. Được
tự tay làm các thí nghiệm với trẻ quả là diều thích thú. Qua các thí nghiệm trẻ
được trải nghiệm và cuối cùng tìm đến một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú.
Từ đó trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và các kiến thức đó khắc sâu hơn.
Ví dụ : Cho trẻ làm thí nghiệm đường, muối , cát với nước: Những chất nào
có thể tan trong nước . Sau đó cho trẻ nếm thử nước đường có vị ngọt, nước
muối có vị mặn

Ví dụ: Tiết dạy khám phá khoa học” Đôi bàn tay kỳ diệu” tôi đã cho trẻ thực
hiện một chuỗi các thí nghiệm “ Nóng hay lạnh”, “ Mềm hay rắn “ như sau:
- Có hai túi vải : một túi đựng các viên sỏi- một túi đựng bơng
- Có hai chậu: Chậu màu đỏ đựng nước ấm- chậu trắng đựng nước đá
- Chia trẻ thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Túi đựng bơng- đựng đá: cho trẻ sờ và hỏi trẻ cảm nhận về từng
túi rắn hay mềm?
+ Nhóm 2: Cơ hướng dẫn trẻ cách chơi với nước, sau đó phát cho nhóm này
một chậu nước đá, một chậu nước ấm. cho trẻ sờ tay vào từng chậu nước và tự
4


nói lên được cảm nhận của mình: Nước ở chậu như thế nào? Nhờ có bộ phận gì
con biết được nước trong chậu đó nóng(lạnh)?
Từ đó rút ra kết luận: Tay giúp cơ thể biết được đồ vật đó nóng hay lạnh, đồ
vật đó mềm hay cứng.
Biện pháp 3: Gây hứng thú cho trẻ trong các tiết khám phá.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích những các mới lạ sinh động, việc gây hứng
thú cho trẻ để trẻ hướng tới các đối tượng cần khám phá. Các hình thức được
thay đổi linh hoạt để trẻ hướng tới các đối tượng cần khám phá. Các hình thức
được thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng đối tượng như: Chơi trị chơi, hát,
múa, đọc thơ, tạo tình huống bất ngờ..
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về một số đồ chơi của lớp, tơi có thể cho đồ
chơi vào chiếc hộp bí mật sau đó cho trẻ mở món q bí mật..
Hoặc là: Khi dạy tiết khám phá về “con mèo” tôi đã lồng một đoạn clip về
cách săn mồi của mèo cho trẻ xem. Trẻ rất thích thú trả lời các câu hỏi của cô
đặt ra. Kiến thức trẻ tự tìm ra trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn và hiểu sâu sắc hơn.
Biện pháp 4: Lồng ghép các trò chơi vào các hoạt động khám phá.
Đối với trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, phương châm của trẻ là
được “học bằng chơi, chơi bằng học” nên trong q trình trẻ làm quen với mơi

trường xung quanh cơ phải thường xun sử dụng trị chơi vào các tiết học nhằm
mục đích ơn luyện ,củng cố kiến thức, vừa được thỏa mãn nhu cầu chơi cho trẻ
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về “ con vịt” sau khi trẻ tự quan sát bằng trải
nghiệm và trả lời các câu hỏi cơ có thể nhấn mạnh về đặc điểm của con vịt qua
trò chơi bằng tay- chân- kết hợp tiếng kêu của vịt: Vịt kêu, vịt vỗ cánh, mỏ vịt,
5


chân vịt.. Hoặc là trò chơi đưa vịt về chuồng: Trẻ được tự xếp chuồng, đưa vịt về
chuồng qua yếu tố thi đua hai đội sẽ lôi cuốn; thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ có
có hứng thú tham gia vào trò chơi
Biện pháp 5: Cho trẻ hành động trực tiếp, tiếp xúc với sự vật hiện
tượng
Trẻ mẫu giáo có tính hiếu động, thích tị mị, khám phá đó chính là nhu cầu
thiết yếu của trẻ nên trong quá trình dạy trẻ bằng những đồ dùng trực quan cô
phải cho trẻ được hành động với đối tượng thông qua những việc làm cụ thể với
đối tượng vừa để thoả mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ sẽ có hứng thú. Mặt khác,
khi cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ
dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Ví dụ:

Khi cho trẻ làm quen với một số con vật. Muốn cho trẻ nhận biết

được về tập tính như sự đi lại, chạy, nhảy, cách ăn uống của con vật cơ có thể
chuẩn bị một số thức ăn cho con vật. Cô không nên cho con vật ăn mà cô cho trẻ
tự tay đưa thức ăn cho con vật( cho gà, cá ăn..). Khi trẻ được tự tay đưa thức ăn
cho con vật thì trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát xem con vật có ăn những
thức ăn đó khơng, nó ăn như thế nào và trẻ quan sát một cách kỹ lưỡng sẽ thấy
con cá ăn cơm bằng cách đớp mồi, con gà ăn thóc, gạo bằng cách dùng mỏ mổ
thức ăn. Những tập tính của con vật đã thể hiện ngay ra trước mắt trẻ, trẻ được

quan sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn.
Hoặc đối với tiết dạy về quần áo và đồ dùng của bé. Trong tiết học này cô
phải dạy cho trẻ biết cách mặc quần áo. Muốn trẻ nắm được các kỹ năng về sử
dụng quần áo và đồ dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng thì cơ nên tổ chức
6


cho trẻ tự mặc quần áo, lúc đó trẻ được tự tay cầm vào quần áo đẹp do cô chuẩn
bị, được tự mình cho tay, chân vào ống quần, tay áo, được tự cài cúc, chui đầu
qua sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Bằng các thao tác và hành động trẻ sẽ thấy thích
thú vì trẻ nhỏ rất thích được mặc quần áo đẹp, trẻ thấy vui sướng khi được thực
hiện nhiệm vụ do cơ u cầu từ đó trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ.
Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích
thú, khích thích được tính tị mị ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt
được những kiến thức mà cô truyền đạt.
Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp khám phá trong mọi hoạt động
Để trẻ có nhiều thời gian và nhiều cơ hội khám phá, tôi luôn chú trọng
lồng ghép các hoạt động cho trẻ khám phá ở mọi lúc mọi nơi vào tất cả các hoạt
động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường: Giờ đón trẻ, giờ trả trẻ,
hoạt động góc, hoạt động ngồi trời, hoạt động chiều, hoạt động lao động, giờ ăn
và trong các môn học khác. Trong các hoạt động đó trẻ khám phá qua mơn học
khác, các trị chơi, bài hát, bài thơ, các bài đồng giao, được làm các bài tập được
xem các clip và được hưỡng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Được tham gia khám phá, trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động
trẻ rất thích thú và có thêm kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
Ví dụ 1: Trong giờ đón trả trẻ tơi trị chuyện cùng trẻ về bản thân trẻ, gia
đình trẻ, cơng việc hàng ngày của trẻ, của mọi người xung quanh, các phương
tiện bố mẹ sử dụng hàng ngày, một số nghề phổ biến ở địa phương, các lễ hội và
xem tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh. Qua đó trẻ có thêm nhiều kiến thức
về xã hội.

7


Ví dụ 2: Trong tiết tạo hình “Nặn con gà” tôi cho trẻ quan sát bức tranh
con gà rồi đàm thoại để trẻ nêu lên được những đặc điểm nổi bật của con gà
như: đầu gà, mắt, mỏ, chân gà.. Từ đó trẻ sẽ được củng cố kiến thức về con gà,
trẻ sẽ nặn con gà có đầy đủ các bộ phận
Ví dụ 3: Trị chơi “Gieo hạt” trẻ biết được quá trình nảy mầm của hạt như
thế nào.
Biện pháp 7: Thái độ , cử chỉ của cô nhẹ nhàng, gần gũi trẻ
Vì trẻ mẫu giáo ưa nhẹ nhàng, tình cảm nên trong q trình dạy trẻ cơ phải
độ q mến gần gũi trẻ. Cô luôn cư xử công bằng với tất cả trẻ trong lớp, luôn
dịu dàng, yêu mến trẻ.
Trong q trình dạy trẻ, cơ phải nói nhẹ nhàng, tình cảm, cường độ giọng
điệu của cơ vừa phải, khơng nói q to hoặc q nhỏ. Lời nói của cơ phải diễn
cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ ánh mắt để thể hiện đúng nội dung câu nói, đúng
hồn cảnh.
Ví dụ: khi sử dụng lời nói trong phần trị chơi cơ nói với giọng vui tươi, sơi
nổi thể hiên sự vui nhộn của trị chơi. Khi cơ nói trong phần truyền đạt, cung cấp
kiến thức thì nói chậm rãi nhưng ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Trong quá trình dạy, cơ phải biết xử lý các tình huống khéo léo, tế nhị vì trẻ
mẫu giáo hay sợ sệt nhút nhát và rất thích khen ngợi nên cơ phải thường xun
khen và động viên trẻ.
Với lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, thái độ của cô sẽ lôi cuốn, thu hút sự tập
trung chú ý của trẻ vào việc khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt
được những kiến thức mà cô truyền đạt.
8


III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế tổ chức các hoạt

động chăm sóc giáo dục tại trường mầm non
Qua kiểm tra đánh giá quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghệm chứng tỏ
việc sử dụng các phương pháp trên giúp trẻ học môn làm quen với mơi trường
xung quanh có tiến bộ rõ rệt. Đối với bản thân qua nghiên cứu tài liệu, qua sự
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tơi đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức
trong giảng dạy. Là giáo viên tâm huyết với nghề ,yêu nghề mến trẻ, không
ngừng tham khảo tài liệu, tìm kiếm bài dạy điện tử, tham khảo những trị chơi,
các hình thức áp dụng thêm phong phú, nội dung chương trình dạy trẻ một cách
sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Tôi cảm thấy rất vui khi được
góp một phần nhỏ bé của mình vào sự đổi mới của giáo dục mầm non
Kết quả so sánh được biểu hiện qua bảng sau:
Quan sát, tìm ra Trẻ hứng thú tham
Số
Nội dung
trẻ

Khả năng nhận

đặc điểm và trả lời hoạt động tìm tịi

thức

câu
khám phá
Chưa %
Chưa %
Chưa %
Đạt %
Đạt %
Đạt %

đạt
đạt
đạt

Trước khi áp
2
dụng sáng

20

5

7

2

15

4

8
16

2
4

5

5


0

0

0

9

1

9

1

9

16

80

2

10

kiến
Sau khi áp
dụng sáng

20 18


2
0

18
0

2
0

kiến
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
9

18
0

0


- Việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài cho thấy việc cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh là một hoạt động học thông qua những hoạt động
thực tiễn khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh đã đem lại những kết quả
cao.
- Những biện pháp trên đã đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên, những
kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng và còn hơn thế giúp trẻ phát triển tư duy,
phát triển thẩm mỹ và nhân cách cho trẻ.
- Thực hiện quy trình nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ tiếp xúc với các sự
vật hiện tượng trong môi trường giáo dục tốt, khoa học và phù hợp với lứa tuổi
rất quan trọng. Mọi hoạt động hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ sẽ

giúp trẻ phát triển tất cả các lỉnh vực. Về cơ bản trẻ được tự khám phá thực hành
và trải nghiệm thông qua học mà chơi để nhận thức, có kiến thức tư duy của trẻ
sẽ được nâng cao.
2. Những kiến đề xuất:
a. Đối với nhà trường
Để thực hiện tốt đề tài này, là người làm công tác giáo dục trực tiếp giảng
dạy ở trên lớp ,tôi mong ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm thiết bị, đồ
dùng cho hoạt động khám phá khoa học và xã hội nói riêng và các hoạt động
khác để có thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú phục vụ tốt các hoạt
động.
b. Đối với giáo viên

10


- Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phát triển nhận thức cho trẻ trước
hết người giáo viên cần phải lựa chọn và thiết kế các hoạt động dựa trên khả
năng của trẻ ở lớp mình.
- Đặc biệt để đạt được hiệu quả giáo viên cần biết áp dụng linh hoạt các
hình thức, sử dụng nhiều phương pháp kích thích tính tự giác và ham học hỏi
của trẻ để trẻ cảm thấy mỗi giờ hoạt động là một điều mới lạ, hấp dẫn.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng
nghiệp lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm , phát
huy ưu điểm và khả năng sáng tạo của bản thân. Nâng cao khả năng sử dụng
máy vi tính làm các bài giảng điện tử phục vụ các tiết dạy.
Trên đây là “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với
môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo bé 3- 4 tuổi” do tơi đúc rút từ q
trình thực hành, trải nghiệm trong năm học 2020- 2021 ở lớp C4. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, của ban giám hiệu nhà trường để đề tài của
tơi được hồn thiện hơn.


11



×