Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu Luận: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 9 trang )

SV: Nguyễn Duy Khải
Lớp TA24.10
MSV: 19126116

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề 2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam từ những bước đột phá về đổi mới
thế chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế. Cơ hội và thách thức đối với một sinh
viên và đối với chuyên ngành em đang học trong tương lai.


Mục Lục
A.
1.
2.

Mở Đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

B.
1.

Nội Dung
Cơ hội và thách thức của Việt Nam từ những bước đột phá về đổi mới thế
chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế
a. Cơ hội
b. Thách thức
Cơ hội và thách thức của sinh viên và ngành em đang học từ những bước đột
phá về đổi mới thế chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế
a. Cơ hội


b. Thách thức

2.

C.

Tổng Kết


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trước sự phát triển mạnh mẽ của tồn cầu hóa và cách mạng khoa học cơng
nghệ, các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn trong tồn cầu hóa
kinh tế. Q trình quốc tế hóa sản xuất và phân cơng lao động diễn ra ngày càng
sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành
yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và
hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.
Để theo xu thế chạy đua phát triển kinh tế, giải tỏa sự bao vây chống phá của
các thế lực thù địch và để Việt Nam không bị tụt hậu xa hơn về kinh tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện
và đột phá thể chế đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương
hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế, chủ động và tích Hội nhập quốc tế”. Chính những điều này đã mang lại
cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển về mọi mặt, thế nhưng bên cạnh đó
cũng có rất nhiều thách thức đối với Việt Nam nói chung và đối với sinh viên
nói riêng trong tương lai.

Vì những lý do trên, em chọn đề tài nghiên cứu: “Cơ hội và thách thức của
Việt Nam từ những bước đột phá về đổi mới thế chế đối ngoại, mở cửa hội
nhập quốc tế. Cơ hội và thách thức đối với một sinh viên và đối với chuyên
ngành em đang học trong tương lai”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Từ những bước đột phá về đổi mới thế chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc
tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khẳng định rõ những cơ hội và thách thức
về mọi mặt mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai, sâu hơn nữa là sinh viên
với chuyên ngành em đang học hiện tại là Ngôn ngữ Anh.


NỘI DUNG
1.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam từ những bước đột phá về đổi mới thế
chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế
a. Cơ hội
Việc Đảng và Nhà nước đã có những bước đột phá về đổi mới thế chế đối
ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát
triển về mọi mặt:
Về kinh tế
Kêu gọi được được vốn , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường; thúc đẩy tái cấu trúc nền
kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù
hợp với chủ trương cơng nghiệp hóa; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu
tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA). FDI và
ODA vào Việt Nam góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và

giải quyết các vấn đề xã hội (phát triển nguồn nhân lực, giải quyết lao động,
việc làm, an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập...).
Góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, hồn thiện mơi trường
kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta
trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh
bạch, dễ dự đốn hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc
tế, đồng thời đảm bảo ổn định và tăng tính hấp dẫn, thu hút đầu tư nước
ngồi.
Giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và
mạng lưới sản xuất khu vực, toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo
hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có
giá trị và hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
Về chính trị, an ninh, quốc phòng
Về quốc phòng - an ninh Việt Nam đã hội nhập từng bước và nâng cao
được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế bằng những tình huống cụ thể
như: Việt Nam tham gia hầu hết các diễn đàn an ninh trong khu vực (hội
nghị trong khuôn khổ ASEAN); Ở cấp độ toàn cầu Việt Nam tham gia tổ
chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol; Tháng 5/2014 Việt Nam đã chính
thức cử sĩ quan tham gia lực lượng giữ gìn an ninh của Liên Hiệp Quốc;


quan hệ quốc phòng với hơn 80 nước gồm tất cả các nước nằm trong Hội
đồng Bảo An Liên Hợp Quốc...
Về văn hóa - xã hội, mơi trường
Trong khn khổ ASEAN Việt Nam đóng góp tích cực vào việc xây dựng
cộng đồng văn hóa ASEAN, hướng tới sự “thống nhất trong đa dạng”. Ở cấp
độ toàn cầu, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các thể chế, diễn
đàn đa phương về văn hóa như Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo duc của
Liên Hợp Quốc (UNESCO), Cộng đồng Pháp ngữ, Ủy ban Di sản thế giới.
Không chỉ tham gia va thực hiện các cam kết mà Việt Nam cịn đóng góp

vào việc sửa đổi, hồn thiện, xây dựng mới các chuẩn mực của các Tổ chức
đó.
Hội nhập văn hóa - xã hội giúp Việt Nam mở rộng khả năng tiếp cận các
nền văn hóa khác nhau, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, học tập những
kinh nghiệm về để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tận dụng các cơ hội để
quảng bá văn hóa và những giá trị văn hóa Việt Nam ra với thế giới. Đã tổ
chức có hiệu quả tuần văn hóa Việt Nam tại nhiều nước va tuần văn hóa của
nhiều quốc gia tại Việt Nam. Mở rộng giao lưu quốc tế về nhiều lĩnh vực
nghệ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa...
Hội nhập về môi trường, Việt Nam học tập kinh nghiệm bảo vệ mơi
trường và ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời nhận được sự hỗ trợ quan
trọng về vấn đề này.
Về Khoa học công nghệ
Tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên
nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa - xã hội… góp
phần đào tạo cho đất nước có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và
năng lực cao cả về chun mơn lẫn quản lý.
Về giáo dục
Giúp Việt Nam tiếp thu được khoa học công nghệ mới và kỹ năng quan lý
tiên tiến trong giáo dục; Góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ về cả
năng lực chun mơn lẫn quản lý; Tiếp nhận các chương trình học bổng từ
chương trình tài trợ, viện trợ khơng hồn lại ngày càng tăng lên về số lượng,
quy mô của nhiều quốc gia.


Hội nghị hợp tác Á - Âu (ASEM) về giáo dục sáng tạo và xây dựng
nguồn nhân lực vì sự phát triển bền vững là sáng kiến của Việt Nam với sự
đồng bảo trợ của 5 nước: Phần Lan, Ấn Độ, Indonisea, Nhật Bản và Hàn
Quốc.
b.


Thách thức

Mở cửa hội nhập quốc tế đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng
bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức:
Các hàng hóa sản phẩm của doanh nhân Việt Nam phải cạnh tranh quyết
liệt với các sản phẩm hàng hóa của nước ngồi khơng chỉ ở thị trường nước
ngồi mà cịn là ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi đó các
doanh nghiệp ở Việt Nam đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ cơng
nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh
nghiệp lớn, cơng nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm
có thương hiệu nổi tiếng thế giới. Có thể nói đây là một thách thức vơ cùng
lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu không đối mặt được các doanh
nghiệp đó có thể dẫn đến phá sản.
Tiếp đến là thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường. Tham gia WTO dù
mang lại những hiệu quả về kinh tế, mở ra cơ hội phát triển nền kinh tế xanh
nhưng trước mắt, Việt Nam đã có những tác động tiêu cực. Đó là việc gia
nhập WTO giúp đẩy mạnh hoạt động của các ngành kinh doanh, dịch vụ
khai thác khoáng sản, dầu mỏ nhưng cũng là nguyên nhân làm suy kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên do khai thác và sử dụng chưa hợp lý. Thêm
nữa, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc
gia trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tồn
cầu với nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước
phát triển, để các nhà đầu tư nước ngồi lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai
thác tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn ưu đãi,
khơng cịn có thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ, họ sẽ bỏ đi,
để lại nhiều gánh nặng mà nhà nước phải giải quyết…Nhiều doanh nghiệp
đầu tư với trình độ kỹ thuật thấp và ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên
sẵn sàng trốn tránh trách nhiệm, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường… Điều đó gây ra các sự cố mơi trường như Vedan, Miwon và

nặng nề nhất là sự cố Formosa xả thải trái phép ra biển miền Trung thời gian
qua. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Việt Nam, làm
sức khỏe của họ bị đe dọa với nhiều căn bệnh hiểm nghèo.


Trên lĩnh vực văn hố, q trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy
cơ bị các giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng
tiền), nhất là các giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản
sắc văn hoá dân tộc. Chưa bao giờ văn hoá nhân loại lại đứng trước một
nghịch lý phức tạp như trong kỷ ngun tồn cầu hố hiện nay: vừa có khả
năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá rất nghiêm trọng.
Thách thức khác đối với Việt Nam là trình độ khoa học - cơng nghệ rất
cao, rất mới, diễn ra trên diện rất rộng, hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế,
phạm vi tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để
nắm bắt được cơ hội, đòi hỏi phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu
đặt ra, đòi hỏi đất nước cũng phải có trình độ phát triển cao về khoa học cơng nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu không vượt qua được
những thách thức cụ thể này thì thách thức lớn nhất với Việt Nam sẽ là tụt
hậu xa hơn, so với các nước khác
2.

Cơ hội và thách thức của sinh viên và ngành em đang học từ những
bước đột phá về đổi mới thế chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế

Trong thời kì hội nhập quốc tế, nền giáo dục Việt Nam đã mở ra cho sinh
viên những cơ hội để tiếp cận với xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên
bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức yêu cầu sinh viên phải đẩy mạnh
những lợi thế và đồng thời tìm ra các giải pháp để giải quyết những thách
thức một cách hiệu quả
a.


Cơ hội
Sinh viên Việt Nam được tiếp cận với hệ thống các tri thức khoa học
mới, tiên tiến nhất của thế giới có hàm lượng thông tin cao đồng thời
cũng truyền vào những kinh nghiệm thực tiễn của khu vực và thế giới về
giảng dạy, đào tạo và phương thức quản lý giáo dục. Điển hình là trong
thời kỳ dịch bệnh Covid-19, phương pháp giảng dạy online là một minh
chứng cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam đã giúp sinh viên không
cần phải đến trường nhưng vẫn có thể tiếp thu được những kiến thức.
Việc hội nhập với quốc tế khiến các trường đại học có thêm nhiều
ngành đào tạo mới, nội dung đào tạo tiên tiến giúp cho sinh viên được đa
dạng hóa lựa chọn ngành nghề phù hợp mới mình, bên cạnh đó chất
lượng giảng dạy và trình độ giáo viên cũng được nâng cao, góp phần đào
tạo được các nguồn nhân lực chất lượng cao


Các trường đại học Việt Nam có được khả năng liên kết với những
trường đại học quốc tế danh tiếng về học thuật, nghiên cứu nhằm tăng
cường hơn nữa năng lực của các trường trong nước. tạo điều kiện cho
sinh viên về việc học tập, nghiên cứu tại chỗ không cần phải ra nước
ngồi mà vẫn có thể học được những kiến thức hiện đại, với hiệu quả
kinh tế cao.
Đối với những sinh viên ngành ngôn ngữ Anh như em, chúng em có
thể phấn đấu dành học bổng do các tổ chức trong và ngồi nước, chính
phủ tài trợ để có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngồi bằng chính tài
năng của mình. Hơn nữa việc hội nhập quốc tế còn đem lại cho chúng em
nhiều cơ hội về việc làm hơn với đa dạng các ngành nghề, với mức thu
nhập cao hơn so với mặt bằng chung.
b.

Thách thức

Khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu năng lực
của người lao động cần cao hơn để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nếu khơng
nâng cao được chất lượng lao động thì lao động Việt Nam nói chung và
sinh viên Việt Nam nói riêng, rất có thể sẽ thất nghiệp ngay chính trên
sân nhà vì khơng cạnh tranh được với các đồng nghiệp đến từ các nước
trong khu vực.
Mặc dù kỹ năng chuyên môn của sinh viên không phải là kém cạnh so
với các nước nhưng một trong những khó khăn hiện nay là kỹ năng ngoại
ngữ của sinh viên Việt Nam còn rất kém để có thể hội nhập được với nền
khoa học của khu vực và thế giới. Có thể nói rằng, mặc dù thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay đã tiến bộ hơn các thế hệ trước đây rất nhiều, song khả
năng tiếng Anh và giao tiếp của phần lớn sinh viên vẫn còn chưa tốt, nhất
là so với các nước trong khu vực. Do đó các sinh viên sau khi tốt nghiệp
cần phải có phương án nhằm có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản để hội
nhập.
Trong tương lai, sinh viên ngành ngơn ngữ Anh chúng em sẽ có nhiều
lựa chọn về ngành nghề cho mình, tuy nhiên chúng em vẫn có nguy cơ
khơng có việc làm do khoa học và công nghệ thế giới ngày càng phát
triển. Các chủ doanh nghiệp sẽ dần dần thay thế con người bằng robot,
những cỗ máy có khả năng làm việc năng suất con người, thông minh
hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.


TỔNG KẾT
Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và
thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn
nhau. Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ
thể, mà ở đó vai trị của nhân tố chủ quan có tính quyết định rất lớn, trước
hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của
Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Thực tế đã

chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối hội nhập quốc tế là sự lựa chọn
đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh tồn cầu hố sơi động hiện
nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập quốc
tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước
trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển,
cơng nghiệp hố, hiện đại hố thành cơng, hướng tới mục tiêu chiến
lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Là một sinh viên, chúng em cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ chun mơn để có thể chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội
nhập quốc tế; phấn đấu luôn luôn là lực lượng tiên phong trong việc áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu, áp dụng những tri
thức mới vào đời sống xã hội, mang lại hiệu quả cao trong quản lý và sản
xuất.
Lời kết, em xin cam đoan đề tài: “Cơ hội và thách thức của Việt Nam từ
những bước đột phá về đổi mới thế chế đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế.
Cơ hội và thách thức đối với một sinh viên và đối với chuyên ngành em đang
học trong tương lai” với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnh là một
sản phẩm mà em đã độc lập nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình học. Trong
bài có sử dụng một số tài liệu tham khảo. Em xin chân thành cảm ơn.



×